Đánh giá tác động môi trường trang trại lợn

5/5 – (1 vote)

Trong quá trình xây dựng và vận hành khu chăn nuôi của dự án, ông Nguyễn Thành Chinh áp dụng các biện pháp tổ chức chăn nuôi hợp lý và an toàn các tác động tiêu cực sau có thể tránh, không gây ảnh hưởng tới môi trường khu vực, đặc biệt là môi trường không khí, nước và đất:

+ Trong quá trình xây dựng Trang trại Yên Tâm, số công nhân xây dựng tập trung đông nếu không được tổ chức sinh hoạt và quản lý tốt sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp, xuất hiện các dịch bệnh dễ lây lan và gia tăng mức độ ô nhiễm không khí, đất và nước trong khu vực.

+ Trong quá trình chăn nuôi, khu chuồng trại hoạt động không có sự kiểm soát và xử lý phân, nước tiểu của lợn có thể làm phát thải các khí sinh học như H2S, CH4. CO2, hợp chất sulfua. Nguồn nước thải nếu không được thu gom và xử lý triệt để sẽ có tác động lớn tới chất lượng nước mặt và nước ngầm trong vùng, từ đó ảnh hưởng đến môi trường đất.

+ Ảnh hưởng gián tiếp tới người tiêu dùng thông qua chuỗi thức ăn nếu con giống và thịt thương phẩm của dự án không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng giống vật chăn nuôi.

1 Tác động trong giai đoạn xây dựng

1.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí

Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính trong quá trình triển khai xây dựng dự án là bụi đất, đá; các loại hơi khí độc hại như khí SO2, NOx, CO, CO2, các hợp chất hữu cơ bay hơi, dung môi hữu cơ v.v.. phát sinh từ các loại máy xây dựng (máy đóng cọc, máy ủi, máy đầm, máy đào, máy xúc, cần trục, máy trộn bêtông…), máy phát điện, các phương tiện giao thông vận tải, từ công đoạn phun sơn, phun nhựa đường, đánh bóng vật liệu.  Ngoài ra còn có các loại khói, hơi kim loại phát sinh từ các máy cắt, máy hàn kim loại, v.v.

C¸c ho¹t ®éng x©y dùng ví cường độ cao dẫn đến tăng lượng phát thải khí do việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị sản xuất vào khu vực và do các hoạt động trực tiếp tại công trường xây dựng trại.

Trong giai đoạn san nền, do phải sử dụng nhiều máy xây dựng, khối lượng đất đá phải đào và vận chuyển khá lớn do địa hình lồi lõm nhiều nên mức độ phát sinh các chất ô nhiễm không khí ở giai đoạn này khá lớn, đặc biệt là bụi. Vật liệu san nền chính là cát nhưng cát san nền là cát thô nên hàm lượng silic tự do thường rất thấp.

            Trong quá trình xây dựng, các nguồn ô nhiễm không khí chính là bụi, khí thải từ công đoạn hàn kim loại, các máy xây dựng, máy phát điện và các phương tiện GTVT. Tóm lại, giai đoạn xây dựng gây ô nhiễm: bụi, khí thải, tiếng ồn phát sinh từ:

  • San lÊp mÆt b»ng, đào móng xây dựng
  • Xe cộ đi lại nhiều để chuyên chở vật tư, nguyên liệu
  • Quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng
  • Tập kết máy móc thiết bị

Tác động và dự báo tải lượng ô nhiễm các nguồn ô nhiễm không khí chính kể trên có thể được lượng tính như sau:

1.2 Bụi phát sinh trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và xây dựng

            Trong quá trình san nền, tổng lượng bụi phát tán sẽ được ước tính từ tổng khối lượng đất đá cần san lấp với hệ số bụi phát tán là 0,01%.

Biết tổng thể tích đất cần san lấp  có thể dự báo được tải lượng bụi phát sinh trong quá trình san nền

      Bảng 1:    Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình san nền và xây dựng

Hạng mục Hệ số phát sinh bụi Lượng bụi phát sinh đơn vị [kg/1000km.xe] Tổng lượng bụi phát sinh [kg] Tải lượng phát thải trung bình ngày [kg/ngày]
5000 m3 đất san nền 0,01% 106 17,3
Giao thông 21f 168 108

[Nguån: Kü thuËt m«i tr­êng-T¨ng V¨n §oµn, TrÇn §øc H¹-NXB Gi¸o dôc]

  Ghi chó:

f là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường, có công thức tính b»ng  (v lµ vËn tèc trung b×nh cña xe, M lµ t¶i träng trung b×nh cña xe, n lµ sè b¸nh xe trung b×nh).

            Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình chuồng nuôi, nguồn phát sinh bụi chủ yếu là bụi thứ cấp phát sinh do các phương tiện giao thông vận tải (GTVT) vận chuyển nguyên vật liệu và phế thải trên đường đất không lát. Lượng bụi này có thể ước tính theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với giả thiết vận tốc trung bình của các xe là 30km/h, tải träng trung b×nh lµ 10 tÊn, sè b¸nh xe trung b×nh cho mét xe lµ 10 c¸i, sè l­îng xe vËn chuyÓn trung b×nh trong ngµy lµ 10 c¸i, qu·ng ®­êng trung b×nh mçi xe ®i trong ngµy t¹i khu vùc Dù ¸n lµ 10 km.

            Các kết quả tính trên cho thấy lượng bụi gây ra do các phương tiện GTVT trên đường vận chuyển tại công trình trong thời gian thi công xây dựng rất lớn, cần phải có biện pháp giảm thiểu để tránh gây ô nhiễm.  Tuy nhiên, hầu hết các loại bụi này có kích thước lớn nên không phát tán xa mà chủ yếu gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực, nhất là ở khu vực cuối hướng gió, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân tham gia thi công.  Thời gian thi công san nền và xây dựng dự án kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 2 tháng, nên mảng tác động này được coi là tạm thời.

1.3 Khí thải từ các phương  tiện GTVT

Ở cả hai giai đoạn, san nền và xây dựng cơ sở hạ tầng đều phải sử dụng rất nhiều xe vận tải vận chuyển đất đá và nguyên vật liệu.  Khi hoạt động, các phương tiện giao thông vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như cacbua hydro, NO­x, CO, CO2,…Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài một chuyến đi, phân khèi ®éng c¬, lo¹i nhiªn liÖu, c¸c biÖn ph¸p kiÓm so¸t « nhiÔm.

Bảng 3.2:  Tải luợng ô nhiễm phát thải của xe tải trọng lớn ước tính theo đơn vị là 1000km đường xe chạy hoặc 1 tấn nhiên liệu tiêu thụ

Động cơ <100 cc, 2 kỳ Đơn vị Bụi

kg/đv

SO

kg/đv

NOx

kg/đv

CO

kg/đv

HC

kg/đv

1000km 0,9 4,29S 11,8 6,0 2,6
Tấn nhiên liệu 4,3 20S 55,0 28 12
Động cơ > 100cc, 4 kỳ 1000km 0,76S 0,3 20 3
Tấn nhiên liệu 20S 8 525 80
Ôtô, xe tải nhỏ <3,5 tấn 1000km 0,07 1,94S 0,25 1,49 0,19
Tấn nhiên liệu 0,72 20S 2,57 15,39 1,93

[Nguån: Kü thuËt m«i tr­êng-T¨ng V¨n §oµn, TrÇn §øc H¹-NXB Gi¸o dôc]

Ghi chú: S là tỷ lệ phần trăm của lưu huỳnh có trong nhiên liệu.

Thông thường, trong xăng có chứa 0,039 – 0,15 % và trong dầu diesen có chứa 1-1,5%.

Như vậy có thể ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện GTVT trong hai giai đoạn san nền và xây dựng hạ tầng, các công trình kiến trúc, biết rằng mỗi xe tải trọng 15 tấn tiêu thụ khoảng 58kg dầu diezen trong một ngày và xe 10 tấn tiêu thụ 40kg dầu diezen trong một ngày. Trong giai đoạn san nền, để vận chuyển 5.000 m3 cần khoảng 300 xe loại 10 tấn và trong giai đoạn xây dựng cần khoảng  2 xe tải trọng 10 tấn trong một ngày.

Lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ khí thải của các phương tiện GTVT trung bình trong ngày trong giai đoạn san nền và xây dựng được tính toán dự báo trên bảng 3.3 trang bên là không nhiều, đây cũng là giai đoạn phải sử dụng nhiều xe tải trọng lớn để vận chuyển đất đá và chất thải.


   Bảng 3:  Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện GT

 

 

Giai đoạn san nền

Giai đoạn xây dựng

Bụi

(kg/ngày)

SO2

(kg/ngày)

NOx

(kg/ngày)

CO

(kg/ngày)

HC

(kg/ngày)

2,6 1,6 3,96 2,76 4,20
2,1 1,2 2,80 1,12 3,16
1.4  Tác động do tiếng ồn

Trong các giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, san nền, xây dựng cơ sở hạ tầng trại, ngoài các chất ô nhiễm không khí kể trên, tiếng ồn cũng là một yếu tố, mang bản chất vật lý, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí khu vực. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận tải, các máy xây dựng như đã kể trên, máy phát điện dự phòng (trường hợp mất điện lưới), các hoạt động cơ điện, máy bơm nước, v.v…

Tiếng ồn đặc trưng bởi độ lớn của mức áp suất âm thanh. Bảng 3.4 dưới đây là giá trị mức áp suất âm thanh của một số nguồn ồn thường gặp

         Bảng 4:  Mức tiếng ồn của một số nguồn thường gặp

Các loại nguồn ồn Mức tiếng ồn
 – Tiếng nói chuyện vừa 60 – 70 dBA
 – Máy nghiền 86 – 94 dBA
 – Cưa vòng 94 – 98 dBA
 – Máy đầm bê tông 75 – 80 dBA
 – Máy đóng cọc diezel, đo cách 10 m 90 – 108 dBA
 – Máy phát điện 75 kVA, đo cách 3 m 80 – 95 dBA
 – Máy khoan đá dùng khí nén, đo cách 1 m 104 – 110 dBA
 – ô tô vận tải 70 – 80 dBA

[Nguồn: Kỹ thuật môi trường-Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ-NXB Giáo dục]

            Như vậy, trong quá trình triển khai xây dựng dự án Trang trại Yên Tâm các máy xây dựng có khả năng gây tiếng ồn ở mức trung bình trong phạm vi hoạt động của người lao động (82 ¸90dBA). Tuy nhiên, do tiếng ồn lan truyền trong không khí tắt nhanh theo khoảng cách (theo hàm logarit), diện tích khu qui hoạch dự án rộng trên 11 ha nên mức độ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh hầu như không đáng kể.  Tuy nhiên, dự án sẽ có các biện pháp để hạn chế mức độ ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến sinh hoạt của dân cư trong khu vực.

Các phương tiện giao thông vận tải, mặc dù mức tiếng ồn không cao bằng các máy xây dựng nhưng tần số hoạt động cao hơn. Mức ồn của các phương tiện giao thông vận tải được đưa ra trong bảng 3.5. Số liệu trong bảng này có thể sử dụng cho cả khi đánh giá ô nhiễm tiếng ồn trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động chăn nuôi.

            Bảng 5:      Mức ồn của các loại xe gắn máy

Loại xe Tiếng ồn chung (dBA)
Xe du lịch 77
Xe minibus 84
Xe thể thao 91
Xe vận tải 93
Xe mô tô 4 thì 94
Xe mô tô 2 thì 80

[Nguồn: Kỹ thuật môi trường-Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ-NXB Giáo dục]

Phương pháp xác định mức tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải gây ra:

  1. Đối với xe chạy độc lập (Phương pháp của Cộng đồng Châu âu)

            Vị trí đánh giá mức tiếng ồn của xe ôtô là ở khoảng cách 7,5m tính từ trục của xe và ở độ cao 1,2m tại một khu đất trống.

            Đối với xe ôtô con, mức tiếng ồn khi xe chạy ở chế độ ổn định với vận tốc là ‘v’ được tính theo công thức sau:

L (dBA) = 20 + 30log(v)

            Đối với xe tải tải trọng trên 3,5 tấn chạy dầu diesel, mức tiếng ồn khi xe chạy ở chế độ ổn định với vận tốc ‘v’ được tính theo công thức sau:

L (dBA) = 30 + 30log(v)

            Ở chế độ tăng tốc để đạt vận tốc 50km/h, mức tiếng ồn của xe ôtô con là 83 dBA và của xe tải là 90 dBA, với sai phương là 4 dBA.  Nhìn vào hai công thức trên, có thể thấy nếu chạy với cùng một vận tốc, xe tải luôn có mức tiếng ồn cao hơn xe ôtô con là 10 dBA, có nghĩa là xe tải có mức tiếng ồn tương đương 10 xe ôtô con.

  1. Mức tiếng ồn chung

            Có rất nhiều mô hình toán học để ước tính mức tiếng ồn của một đoạn đường giao thông có xe chạy liên tục. Mức tiếng ồn này phụ thuộc vào lượng xe qua lại, vận tốc xe, tỷ lệ xe tải trọng lớn, địa hình, tình trạng gió,… Những mô hình này rất có ý nghĩa trong việc dự báo mức tiếng ồn dọc theo trục đường mà dự án làm đường trong quá trình xây dựng.  Đây là một mô hình tính đơn giản của Liên Xô trước đây:

                  LAtđ = LA7 + SD LAi (dB)                   Trong đó:

  • LAtđ – Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe (ở độ cao 1,5m và cách trục dòng xe 7,5m);
  • LA7 – Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe ở điểm cao 1,5m và cách trục dòng xe 7,5m trong điều kiện chuẩn là xe chạy trên đoạn đường thẳng và bằng phẳng, khi dòng xe có 60% xe tải và xe khách, với vận tốc chạy trung bình là 40km/h được đưa ra ở bảng 3.6 trang bên
  • SD LAi – Tổng các số hiệu chỉnh cho các trường hợp khác với các điều kiện trên:

+ Tăng hoặc giảm 10% lượng xe tải và xe khách thì SD LAi= ±0,8dB;

+ Tăng hoặc giảm tốc độ xe chạy trung bình ±10km/h thì SD LAi= ±1,5dB

+ Khi đường phố có chiều rộng trên 60m thì SD LAi= – 2dB

Sử dụng phương pháp trên ta có thể dễ dàng ước tính được mức tiếng ồn chung ở khu vực do các phương tiện xe cơ giới gây ra trong từng giai đoạn.

Bảng 6:  Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe với điều kiện chuẩn

Lưu lượng dòng xe (xe/h) 40 50 60 80 100 150 200 300 400 500
Mức ồn LAtđ 68 68.5 69 69.5 70 71 72 73 73.5 74
Lưu lượng dòng xe (xe/h) 700 900 1000 1500 2000 3000 4000 5000 10000
Mức ồn LAtđ 75 75.5 76 77 77.5 78.5 79 80 81

[Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – GS,TS Trần Ngọc Chấn-NXB KH&KT]

+ Giai đoạn xây dựng

Mức tiếng ồn tương đương trung bình do các phương tiện xe cơ giới là khoảng 72,9dB với các thông số đầu vào như sau:

  • Lượng xe đi qua trong 1 giờ: 10 xe, ta có LAtđ = 72dB
  • Tỷ lệ xe tải trọng lớn trên công trường: 90%, SD LAi = + 2,4dB
  • Vận tốc xe trung bình: 30km/h, SD LAi = -1,5 dB

Như vậy, tiếng ồn do các phương tiện GTVT sử dụng để vận chuyển vật liệu và phế thải thấp hơn so với tiếng ồn gây ra bởi các thiết bị, máy móc xây dựng.

+ Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

 Mức tiếng ồn dọc theo đường đất hiện tại vào khu dự án là khoảng 60 dB với các thông số đầu vào như sau:

  • Lượng xe đi qua trong 1 giờ: 20 xe/h (số lượng xe lấy trung bình khi khảo sát thực tế tại xã Yên Tâm trong 0,5 giờ tại 3 thời điểm khác nhau) và coi tốc độ tăng xe trung bình là 5%/năm), ta có LAtđ = 81dB;
  • Tỷ lệ xe tải trọng lớn trên đường: 40%, ta có SD LAi = – 1,6dB;
  • Vận tốc xe trung bình: 40km/h, ta có SD LAi = + 4,5dB;
  • Đường ở khu vực có chiều rộng hơn 6 m, ta có SD LAi = -2dB

Như vậy mức tiếng ồn do các xe cơ giới gây ra dọc trục đường khu dự án có khả năng vượt tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân nằm sát dọc đường. Tuy nhiên, theo các số liệu quan trắc tiếng ồn thực tế tại đây đã cho thấy, việc trồng hai dải cây xanh cách ly sẽ giảm đáng kể sự lan toả của tiếng ồn ra khu vực xung quanh. Trong các khu vực nội thị, tiếng ồn do giao thông sẽ nhỏ hơn nhiều do không có các xe tải trọng lớn qua lại.  Với những việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn thích hợp thì sự ảnh hưởng của tiếng ồn do xe cơ giới đến sinh hoạt cộng đồng tại các khu vưc được cải thiện đáng kể.

c. Ảnh hưởng của tiếng ồn đến môi trường

Tiếng ồn tác động đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng và hạ thấp chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu, điều tra ở các cộng đồng dân cư sống gần các sân bay, các cơ sở sản xuất, các công trường đang xây dựng, các trục đường giao thông chính,…  cho thấy, dân cư ở đó than phiền rất nhiều về sự khó chịu do tiếng ồn gây ra. Tiếng ồn làm cho người ta khó ngủ, ngủ không sâu, thỉnh thoảng lại bị đánh thức bởi tiếng ồn dẫn đến trạng thái tâm lý mệt mỏi, khó chịu, cáu bẳn. Tiếng ồn làm ngăn cản quá trình làm việc, học tập, sự trao đổi thông tin, giải trí,… của cư dân trong thời gian nghỉ ngơi. Trong thời gian làm việc, người công nhân tiếp xúc với tiếng ồn cao và lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm thính lực và nặng hơn là dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.  Như đã đề cập đến ở trên, trong giai đoạn xây dựng, tiếng ồn hầu như không khả năng ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân, sau khi dự án đi vào hoạt động, với các biện pháp áp dụng, có thể nói không những dân ở khu vực xung quanh trang trại mà ngay cả môi trường trong hàng rào trại cũng không bị chịu tác động của tiếng ồn.

1.5 Khí thải từ các máy phát điện

  • Ó cung cÊp ®iÖn cho c¸c m¸y x©y dùng dïng ®iÖn (m¸y c¾t, khoan, m¸y hµn…) trong quá trình xây dựng hạ tầng và các công trình chuồng nuôi, các dự án nói chung và dự án xây dựng Trang trại Yên Tâm nói riêng sử dụng điện lưới tại khu vực. Trong trường hợp bất khả kháng do mất điện dự án sử dụng loại máy phát điện với công suất 50 KVA cho kịp tiến độ. Nhiên liệu sử dụng là dầu diezen. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, có thể ước tính được tải lượng ô nhiễm sinh ra trong khí thải máy phát điện khi hoạt động và nồng độ ô nhiễm tương ứng theo các điều kiện sau:
– C«ng suÊt m¸y ph¸t: 50KVA
– L­îng dÇu tiªu thô: 7,6 Kg dÇu/h
– Hµm l­îng cacbon, hydro vµ l­u huúnh trong dÇu: 86,6%, 12,5%, 1,2%
– Lượng khí thải khi đốt 1kg dầu ở điều kiện tiêu chuẩn và lấy hệ số khí dư là 1,2: 8,5 Nm3/kg dÇu
– Lưu lượng khí thải: 74 Nm3/h

[Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – GS,TS Trần Ngọc Chấn-NXB KH&KT]

    Bảng 7:     Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm [kg/tấn dầu] Tải lượng ô nhiễm (g/s) Nồng độ chất ô nhiễm (mg/Nm3) TCVN 6992:2001

(mg/Nm3)

TCVN 5939:2005 (mg/Nm3)
Bụi 0,576 0,004 30,97 400
SO2 17S 0,12 90,25 300 500
NOx 7,2 0,051 386,.99 600 850
CO 1,68 0,012 90,30 300 1.000
VOC 0,6 0,0043 32,8

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát phát điện với tiêu chuẩn khí thải TCVN 6992:2001 áp dụng cho các nguồn thải có lưu lượng <5000m3/h, công nghệ cấp B, hoạt động tại các vùng đô thị và TCVN 5939-2005 áp dụng cho các cơ sở mới (loại B), cho thấy hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, máy này hoạt động không liên tục, quá trình xây dựng ngắn (khảng 02 tháng), diện tích thi công của dự án nhỏ nên mức độ ảnh hưởng không lớn, nhất là khi so sánh với tải lượng ô nhiễm của các xe vận tải. Tuy nhiên dự án sẽ áp dụng những biện pháp để giảm thiểu mức độ phát sinh khí này.

3.3.1.6 Khí thải từ các công đoạn cắt hàn kim loại

Trong quá trình cắt hàn các kết cấu thép, các loại hoá chất chứa trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người công nhân. Trong bảng 3.8 dưới đây cho tỷ lệ ô nhiễm trong quá trình hàn điện các vật liệu kim loại. Khi biết khối lượng và chủng loại que hàn sử dụng sẽ dễ dàng tính được tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ công đoạn hàn.

Bảng 8: Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại (mg/1quehàn)

 

Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác)

Đường kính que hàn, mm
2,5 3,25 4 5 6
285 508 706 1.100 1578
CO 10 15 25 35 50
NOx 12 20 30 45 70

[Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – GS,TS Trần Ngọc Chấn-NXB KH&KT]

Có thể ước tính được lượng chất khí ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn điện trong giai đoạn xây dựng các công trình, biết tổng diện tích sàn, lượng que hàn cần dùng trung bình cho mỗi mét vuông sàn là 0,45kg. Giả thiết sử dụng loại que hàn đường kính 4mm, ta có mỗi kilogam có khoảng 25 que.

Ta có tải lượng ô nhiễm trung bình ngày do hàn điện như sau:

– Khói hàn: 0,15 kg/ngày
– CO: 0,190 kg/ngày
– NOx: 0,18 kg/ngày

Tải lượng này không cao, nhất là khi so sánh tải lượng khí CO và NOx với khí thải phát sinh từ các xe vận tải, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân đang thi công xung quanh và thợ hàn trực tiếp. Nếu không có các phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp, người thợ hàn khi tiếp xúc với các loại khí độc hại có thể bị những ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, thậm chí ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính.

1.7 Khí thải từ các máy xây dựng

            Trong cả hai giai đoạn san nền và xây dựng hạ tầng, các công trình kiến trúc, Dự án phải sử dụng một số các máy xây dựng. Các máy sử dụng dầu diezel trong quá trình làm việc phát thải ra các chất ô nhiễm như bụi, khí CO, SO2, NOx. Hầu hết các thiết bị máy móc này đều là máy tải trọng lớn nên có thể ước tính được tải lượng phát thải tương tự như các xe vận tải trọng lớn theo phương pháp tính nhanh của WHO với các hệ số gây ô nhiễm tương ứng.

Các kết quả tính toán cho thấy, nhìn chung tổng  tải lượng phát thải là nhỏ, thời gian thi công ngắn, nồng độ không lớn, mức độ ảnh hưởng chỉ mang tính cục bộ tại khu vực dự án. Tuy nhiên, dự án sẽ có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phát sinh từ khí thải máy xây dựng và các phương tiện GTVT, máy phát điện, công đoạn hàn cắt kim loại v.v…được trình bày trong Chương 4 nhằm bảo vệ ô nhiễm môi trường và cộng đồng dân cư khu vực.

  1. b) ¤ nhiÔm m«i tr­êng n­íc

Kh¶ n¨ng g©y « nhiÔm cho nguån n­íc khu vùc lµ do n­íc mưa chảy tràn và nước phục vụ cho quá trình thi công xây dựng, lau rửa máy móc thiết bị và vệ sinh của công nhân. Lượng nước này kéo theo nhiều tạp chất có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực, chảy lan tràn ra khu vực thi công, lan ra đường giao thông g©y mÊt vÖ sinh chung vµ c¶nh quan.

N­íc th¶i sinh ho¹t t¹i c«ng tr­êng

 Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, thường xuyên có từ 10 -15 cán bộ và công nhân làm việc trên công trường sẽ tạo ra lượng nước thải sinh hoạt khoảng 15-20m3/ngày (50l/người.ngày- theo 20TCN 33-85). Nồng độ các chất bẩn của nước thải, về lý thuyết phụ thuộc vào lượng thải, lượng chất bẩn đơn vị tính trung bình cho một người/ngày và đặc điểm, tính chất của các công trình và thiết bị vệ sinh.

Đối với công trường xây dựng: lượng bẩn đơn vị lấy bằng 25% lượng bẩn đơn vị theo 20TCN 51- 84 (Bộ Xây Dựng), hệ số sử dụng thiết bị vệ sinh k=0,2 theo TCVN 4513-1988, TCVN 4474-1987. Khi đó có thể ước tính nồng độ bẩn chung của nước thải sinh hoạt theo một số chỉ tiêu đánh giá như trong bảng 3.9.

Bảng 3.9:   Ước tính mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt

Chỉ tiêu ô nhiễm Nồng độ

(mg/l)

TCVN  6772-2000
Mức III Mức IV
Chất rắn lơ lửng (SS) 55 – 65 60 100
Nhu cầu oxy hoá sinh học (BOD5) 35 – 40 40 50
Nitơrat (NO3) 8 40 50
Photphat (PO43-) 1,7 10 10

[Nguồn: Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học -P GS,TS Lương Đức Phẩm -NXB Giáo dục]

So sánh với TCVN 6772-2000 ở mức III và IV, là mức chấp nhận được đối với nước thải sinh hoạt từ các công trường xây dựng, nhận thấy: nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất ô nhiễm xấp xỉ với TCCP. Tuy mức độ ô nhiễm thuộc loại thấp, nhưng vẫn cần phải có biện pháp xử lý làm sạch sơ bộ thích hợp trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận nước thải.

N­íc m­a vµ n­íc th¶i thi c«ng

Lưu lượng nước mưa trong khu vực thực hiện dự án được xác định theo phương pháp cường độ giới hạn. Trong điều kiện khí hậu tỉnh Thanh Hoá với chu kỳ ngập lụt P=1, lưu lượng mưa Q (m3/s) là:

   ( m3/s)

Trong đó: F: Diện tích khu vực dự án: 118.039 m2 ;

       L­u l­îng n­íc m­a sÏ lµ:   Q= 1,07 m3/s                 t: Thêi gian tËp trung n­íc m­a trong khu vùc dù ¸n kho¶ng 15phót

                : Hệ số dòng chảy, =0,3 (đối bề mặt phủ là đất)

Do địa hình khu vực nghiên cứu nhìn chung không có độ dốc theo các hướng độc lập với các lưu vực xung quanh. Khu vực dự án được tiêu nước theo 2 hướng chính như hiện trạng đang có là tiêu về một số ao điều hoà và tiêu ra mương nước hiện tại, đảm bảo tốt trong quá trình thi công xây dựng, không ngập úng.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hoá năm 2006 cho thấy về chất lượng nước mưa thì nói chung nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa khá thấp: chất rắn lơ lửng 10-20mg/l;  COD từ 10-15mg/l, Nitơ tổng số (NTS) 0,5-1,0mg/l, Phốt phát (P2O5) 0,004-0,02mg/l. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt phủ sẽ lôi cuốn theo một lượng nhất định đất cát, nguyên vật liệu xây dựng rơi vãi vào dòng chảy. Tuy nhiên trong quá trình thi công chuồng trại và khu nhà điều hành nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa gây ô nhiễm khu vực dự án ở mức thấp, qui mô nhỏ và không lâu dài.

Trong quá trình xây dựng, Dự án có lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước thi công và được kiểm soát bằng van, khoá. Nhìn chung lượng nước thải tạo ra từ thi công xây dựng không nhiều, không đáng lo ngại. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải là đất cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Vì thế khả năng gây tích tụ, lắng đọng bùn đất vào mương nước hiện tại nhìn chung chỉ ở mức độ thấp. Đất, cát, đá,…trong quá trình xây dựng nói chung sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến nước mương thoát nước mà biểu hiện chủ yếu là làm tích đọng đất cát, thu hẹp dòng chảy và qua đó làm hạn chế khả năng tiêu thoát nước. Mức độ gây ảnh hưởng tuỳ thuộc vào kỹ thuật và quản lý thi công. Các loại vỏ bao, mảnh gỗ vụn, vỏ thùng,… đều được thu gom và tận dụng lại cho hoạt động xây dựng nên sẽ không gây ảnh bất lợi đến nguồn nước mặt.

Khai thác nước ngầm và các hoạt động thi công nền móng, cÊp tho¸t n­íc

Dự án dùng giếng khoan để cấp nước thi công và cho sinh hoạt của công nhân (sau khi đã xử lý tập trung bằng: làm thoáng cao tải, lắng và lọc cát) ở độ sâu khoảng 60-70m (tầng nước qp2-qp1). Trong giai đoạn đầu của hoạt động dự án, giếng khoan ở độ sâu khai thác 30m và hoàn thiện xử lý nước cấp (bổ sung hệ thống lắng lọc và khử trùng) để cấp nước tạm thời cho công nhân. Nhìn chung, do nằm trong vùng được đánh giá “giàu nước” và thuộc đất canh tác, cách xa khu dân cư tập trung, lượng nước khai thác trong quá trình thi công không lớn (khoảng < 20m3/h) và không thường xuyên, liên tục nên không gây ảnh hưởng đến lưu lượng nước của các giếng khoan trong khu vực dân cư. Trong quá trình sử dụng, nếu để các loại nước thải, chất thải xâm nhập vào giếng khai thác thì sẽ làm nhiễm bẩn giếng khoan và tầng chứa nước ở đây. Do vậy, dự án sẽ thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh cho giếng khoan để hạn chế thấp nhất khả năng gây nhiễm bẩn tầng chứa nước. Khi kết thúc xây dụng, dự án sẽ tiến hành hoàn thiện giếng theo đúng các quy chuẩn xây dựng về vệ sinh bảo vệ nguồn nước.

  1. c) ¤ nhiÔm chÊt th¶i r¾n

     Chất thải rắn trong xây dựng thường là đất cát rơi vãi, gạch vỡ, vữa, tre gỗ

háng, bao b×, chÊt th¶i sinh ho¹t do c«ng nh©n x©y dùng hµng ngµy th¶i ra.

Trong giai đoạn xây dựng phải kể đến những tai nạn lao động và các sự cố nguy hiểm có thể xẩy ra như sự cố về đi lại, máy móc cơ giới hoạt động tần xuất cáo, vật liệu xây dựng rơi vào người, bụi vào mắt khi trộn ximăng-cát, cháy hoặc chập điện v.v…

R¸c vµ chÊt th¶i r¾n trong qu¸ tr×nh x©y dùng

            Rác và chất thải rắn trong quá trình xây dựng chủ yếu là các loại phế thải xây dựng như đất, đá, xà bần, cát, coffa, sắt thép, bao bì v.v…và rác thải sinh hoạt của công nhân trên công trường. Phế thải xây dựng, một phần được sử dụng lại trong công việc san nền cho một số khu vực, phần còn lại sẽ được vận chuyển đến nới tập kết các phế liệu xây dựng để xử lý theo đúng quy định.

Chất thải rắn sinh hoạt trên công trường mặc dù lượng không nhiều nhưng đây lại là nguồn thải có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong thời gian thi công ước tính sẽ có khoảng 10-15 lượt người (tại thời điểm tập trung cao nhất) sẽ tạo ra khoảng 10kg/ngàyđêm chất thải rắn mỗi ngày. Lượng chất thải này sẽ được thu gom, vận chuyển đến nơi quy định.  Trên công trường cũng cho lắp đặt nhà vệ sinh kiểu tự hoại di động để đảm bảo vệ sinh môi trường nên các tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường trong giai đoạn thi công có thể coi là không đáng kể.

Với các biện pháp thu gom, chứa và vận chuyển như  trên kết hợp những biện pháp quản lý đề xuất trong chương 4 sẽ hạn chế sự ảnh hưởng của các loại rác và chất thải rắn trong quá trình xây dựng đến môi trường.

    Nh×n chung các tác động kể trên là tác động tạm thời, có thể khắc phục bằng các biện pháp quản lý và kỹ thuật.

.2 Các tác động môi trường khi traii đi vào họat động chăn nuôi

 Các tác động đến môi trường không khí trong quá trình chăn nuôi lợn và nuôi trồng thuỷ sản là quá trình phân huỷ phân và nước tiểu. Một số yếu tố gây ô nhiễm chính:

+ Mùi hôi, thối khó chịu từ dãy chuồng nuôi

+ Tiếng ồn chuồng trại,

            + Các khí độc: CH4, VOC, H2S, CO, SO2, NOx, khí phân huỷ chất hữu cơ từ khu chuồng nuôi và khu lân cận bể bioga, hoạt động giao thông vận tải, chạy máy phát điện dự phòng…

+ Nước thải sinh hoạt chung và nước thải từ chuồng trại

            Xử lý triệt để mọi nguồn phát thải này, cô lập, phân loại và xử lý triệt để các loại chất thải rắn v.v…là vấn đề cần lưu tâm trước tiên của chủ đầu tư

3.3.2.1 Tác động do mùi khó chịu (hôi, thối) tại khu ch¨n nu«i

Trại chăn nuôi đã lựa chọn đầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến, đồng bộ từ Công ty CP, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi theo tiêu chuẩn. Trại chăn nuôi áp dụng chế độ vệ sinh môi trường nghiêm ngặt, nhiệt độ, độ ẩm và độ thoáng khí đạt các tiêu chuẩn chăn nuôi dành cho lợn nái nhập ngoại. Theo công nghệ này, phân thải được thu dọn, làm vệ sinh và khử trùng thường xuyên. Phân khô được cất giữ ở nơi tập kết và dùng làm thức ăn cho cá hoặc bón cho vườn cây trồng, chuồng trại được vệ sinh bằng dòng nước bơm áp mạnh và làm khô bằng hệ thống quạt thông gió nên mùi hôi thối từ chuồng trại chăn nuôi hầu như được hạn chế tối đa. Hơn nữa, hệ thống chuồng nuôi được thiết kế ở vào cuối hướng gió chủ đạo (Cuối hướng gió Đông Nam), lượng mùi khó chịu không khắc phục được sẽ được phát tán lên cao nhờ gió và thế đất do vậy các tác động về mùi khó chịu được khắc phục tốt và không gây tác động đáng kể cho môi trường. Đây là đặc điểm thiết kế chuồng nuôi của Công ty CP Vina – Thái Lan, Trung tâm công nghệ xử lý môi trường-BTL Hoá học-Bộ Quốc phòng đã tiến hành quan trắc môi trường tại nhiều trang trại nuôi gia công lợn giống ngoại cho Công ty CP đều có chung nhận xét về mặt cảm quan môi trường xunh quanh chuồng trại hầu như không có mùi đặc trưng chăn nuôi.

2.2 Tác động do tiếng ồn chuồng trại

            Tiếng ồn ở đây bao gồm tiếng kêu cộng hưởng của đàn lợn trong các dãy chuồng khi cho ăn và tiếng gió rít của các quạt thổi gió công nghiệp làm thông thoáng chuồng trại chăn  nuôi.

            Cơ quan tư vấn là Trung tâm công nghệ xử lý môi trường đã tiến hành đo đạc điều kiện vi khí hậu, bụi và tiếng ồn tại một số khu trại chăn nuôi lớn và nhỏ trên phạm vi miền Bắc, nơi đang nuôi gia công lợn giống ngoại cho Công ty CP. Kết quả đo được tổng hợp trên bảng 3.10 dưới đây.

        Bảng 10:      Kết quả đo đạc tiếng ồn tại một số trang trại nuôi lợn

tên cơ sở chăn nuôi đơn vị Kết quả đo tiếng ồn/năm đo
Dãy chuồng phía Đông – Công ty C.P dB 78¸ 82, max: 84 / 2005
Dãy chuồng lợn nái – Công ty JAFA dB 74¸ 80, max: 82 / 2005
Trại lợn Đinh Xuân Thuỷ – Thạch Thất. HT dB 76¸ 83, max: 85 / 2006
Trại lợn Nguyến Thị Vân, thôn Vĩnh Lộc, xã Cổ Đông . HT dB 72¸ 78, max: 80 / 2006
Trại lợn Nguyễn An Linh (Kim Sơn) dB 70¸ 78, max: 82 / 2006
Trại lợn Nguyễn Minh Phi (Xuân Khanh) dB 74¸ 77, max: 78 / 2006
Trại lợn Lê Minh Phượng – Thôn Đồng Mô, Xã Vân Hoà, Huyện Ba Vì. HT dB 76¸ 80, max: 82 / 2006
Trại lợn Nguyễn Đình Thuận, thôn Phú Trụ, Xã Lại Thượng, Huyện Thạch Thất.HT dB 74¸ 78, max: 80 / 2006
Trại lợn Việt Tín – Hồng Kỳ, Sóc Sơn, HN dB 70¸ 76, max: 78 / 2007

[Nguồn: Trung tâm công nghệ xử lý môi trường-BTL Hoá học-Bộ Quốc phòng]

            Qua số liệu thực tế đo đạc tại một số khu trại chăn nuôi này (qui mô khoảng 1000 con) nêu trên có thể thấy dự báo mức ồn chung tại Trang trại Yên Tâm luôn ở mức cho phép. Thực tế này ở các trại chăn nuôi gia công lợn giống ngoại cho Công ty CP đang hoạt động ổn định trong nhiều năm, tác động của tiếng ồn chung từ khu trại đến môi trường khu vực là không đáng kể

2.3 Tác động của các chất ô nhiễm trong không khí như CH4, VOC, H2S, CO, SO2, NOx, khí phân huỷ chất hữu cơ từ khu chuồng nuôi và khu bể bioga

             Ô nhiễm không khí từ quá trình chăn nuôi lợn và nuôi trồng thuỷ sản là các khí độc như CO, SO2, NO2 , H2S, CH4 phát sinh từ sự phân huỷ chung các chất thải (phân và nước tiểu) trong dãy chuồng và khu vực lân cận các bể bioga và hồ điều hoà.  Đây là nguồn phát tán và sinh khí liên tục, ngoài ra còn một số sinh ra từ hoạt động giao thông vận tải khi nhập xuất con giống, thương phẩm và thức ăn, hoạt động giao tiếp hàng ngày của trại, hoạt động của máy phát điện dự phòng khi mất điện lưới. Các yếu tố này có tác động ít nhiều đến môi trường xung quanh, sức khoẻ của cán bộ và công nhân của trại. Để có một cách nhìn tổng thể về ảnh hưởng của các tác nhân trên, xem xét đến tính chất vật lý và hoá học của các chất khí, cụ thể:

  1. Khí oxit cacbon

             Oxit cacbon có công thức hoá học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, không vị, tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu có chứa cacbon như xăng, dầu các loại, than…, có ái lực mạnh với hemoglobin và chiếm chỗ oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể con người. Tiếp xúc với khí CO có thể gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất và rối loạn nhịp tim. ở nồng độ CO cao (khoảng 250mg/m3) có thể gây tử vong. Người lao động nếu làm việc liên tục ở khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính, người thường xanh xao, gầy yếu. Giới hạn cho phép CO trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 20 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư theo TCVN 5937-2005 là 30 mg/m3.

  1. Khí lưu huỳnh dioxit

             Khí lưu huỳnh dioxit hay SO2 là một chất khí kkhông màu, có vị cay, mùi khó chịu, gây kích thích mạnh, co giật cơ trơn, tăng tiết dịch, viêm và các chứng bệnh khác của đường hô hấp. Khi cháy, thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với oxy và tạo thành lưu huỳnh oxit, trong đó 99% là SO2 và 0,5-2% SO3. Ngoài ra nó còn gây rối loạn chuyển hoá prôtein và đường, gây thiếu vitamin B và C, ức chế enzym cholinesteraza. Tiếp xúc lâu dài với khí SO2 ở nồng độ cao có thể bị bệnh ở hệ tạo huyết vì khi đó hemoglobin tạo ra sẽ tăng cường quá trình oxy hoá Fe2+ thành Fe3+. Giới hạn cho phép khí SO2 trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 5 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư theo TCVN 5937 -2005 là 0,35 mg/m3.

  1. Tổng hydrocacbon

             Đây là các hợp chất giữa cacbon và hydro thường gồm 3 loại: no, không no, thơm. Nó là thành phần cơ bản của khí tự nhiên, không màu, không mùi. Khi có mùi là có lẫn thành phần sulfua. Các khí metan-CH4, etan, anilin, azốt…thuộc loại này, là những chất gây ngạt đơn thuần Tuỳ thuộc và khối lượng phân tử mà các hợp chất này có thể tồn tại dưới dạng khí, lỏng, rắn ở nhiệt độ thường. Hỗn hợp của hơi hydrocacbon với không khí hoặc oxy ở một tỷ lệ nhất định có thể gây nổ. Nói chung các hợp chất hydrocacbon đều độc đối với cơ thể người, đặc biệt là các hợp chất hydrocacbon thơm, chúng gây suy hô hấp, gây dị ứng da và gây ung thư. Giới hạn cho phép tổng hydrocacbon trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 300 mg/m3.

  1. Khí nitơ dioxit

             Khí NO2 được xem là hợp chất chủ yếu trong chuỗi phản ứng cực tím với hydrocacbon trong khí thải của máy móc tiêu thụ nhiên liệu dẫn đến hình thành muội khói có tính oxy hoá mạnh. Khí NO2 được biết đến như một chất gây kích thích viêm tấy và có tác động đến hệ thống hô hấp. Hiện nay khí NO2 ở nồng độ thường gặp trong thực tế có thể được xem là chất độc hại tiềm tàng gây bệnh viêm xơ phổi mãn tính, tuy nhiên chưa có số liệu định lượng về vấn đề này. Giới hạn cho phép khí NO2 trong không khí khu vực sản xuất TC 3733/2002/BYT-QĐ là 5 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư TCVN 5937-2005 là 0,2 mg/m3.

  1. Tác nhân H2S

             H2S là khí không màu nhưng có mùi trứng thối đặc trưng và dễ nhận ra ở nồng độ thấp, hoạt động rất mạnh nguy hiểm cho người tiếp xúc và làm cho hư hỏng các thiết bị kim loại. Nặng hơn không khí nên có xu hướng lắng chìm tập trung dưới thấp. H2S có thể cháy và tạo hỗn hợp nổ với không khí. Hít phải hay tiếp xúc với H2S rất nguy hiểm. Trong tự nhiên có H2S là do chất hữu cơ, rau cỏ thối rữa, phân rác đang phân huỷ, cống rãnh… H2S làm rụng lá cây, suy giảm sinh trưởng cây trồng

H2S ở nồng độ nhỏ hơn 10ppm: không gây nguy hiểm cho người làm việc trong khoảng 8 giờ.

H2S ở nồng độ khoảng 15ppm: nếu tiếp xúc trong 15 phút không gây hại gì

H2S ở nồng độ khoảng 50ppm: Mất cảm giác về mùi, gây đau đầu choáng váng.

H2S ở nồng độ khoảng 100ppm: Gây chảy nước mắt, hắt hơi, mất cảm giác về mùi và có thể bị ngạt nếu tiếp xúc trong khoảng 1 giờ.

H2S ở nồng độ khoảng 200ppm: Ngạt thở, cay mắt. cay mũi ngay tức thì, tiếp xúc trong 1 giờ có thể gây tử vong.

H2S ở nồng độ khoảng 700ppm: Gây tử vong nếu không cấp cứu ngay, dù tiếp xúc trong thời gian ngắn do H2S xuyên qua màng phổi và đi vào mạch máu

H2S ở nồng độ khoảng 1000ppm trở lên: gây tử vong trong vài phút.

Theo TC 3733/2002/BYT-QĐ nồng độ cho phép đối với H2S t¹i n¬i lµm viÖc nhá h¬n 0,008 mg/m3.

            Về mặt lý thuyết lượng phát thải các loại khí nói trên ở Trang trại Yên Tâm là có thể tính toán dự báo được khi cụ thể hoá các thành phần tính toán. Tuy nhiên trong thực tế quá trình phát thải các chất ô nhiễm này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (điều kiện vi khí hậu, mặt thoáng bề mặt bay hơi, nồng độ các chất hữu cơ trong nước và chất thải rắn, vị trí phát thải…) mà tính toán lý thuyết không phải lúc nào cũng qui ra mô hình một cách đầy đủ và chính xác, do đó biện pháp tốt và hữu hiệu nhất vẫn là dựa vào khảo sát, đo đạc thực tế tại các trang trại có qui mô và hình thức đang chăn nuôi tương tự Trang trại Yên Tâm rồi tổng kết mang tính thống kê để từ đó có những dự báo phù hợp và sát thực nhất.

            Trung tâm công nghệ xử lý môi trường trong thời gian qua đã tiến hành đo đạc quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm tại một số khu trại chăn nuôi gia công lợn giống ngoại cho Công ty CP qui mô khoảng 1000 con, đồng thời các trang trại này cũng có kết hợp trồng cây ăn quả lâu năm và chăn thả cá ở các ao điều hoà. Kết quả đo kiểm được tổng hợp trên bảng 3.11 dưới đây.

Bảng 11     Chất lượng môi trường không khí xung quanh một số trại

       Thời gian đo kiểm:  Ngày 10 tháng 10 năm 2007

          Tr¹i gµ bè mÑ Thuû Xu©n Tiªn – CP3

                      công ty charoen Pokphad việt Nam (Chương mỹ – Hà Tây)

                                       Ngày 24 tháng 12 năm 2007

          Tr¹i lîn gièng ngo¹i ®ång t©m

                      (xã đồng tâm – huyện mỹ đức – tỉnh Hà Tây)

           Đặc điểm thời tiết khu vực:   Trời nắng nhẹ, tốc độ gió trung bình     

TT Chỉ tiêu Đơn vị TCVN 5937-2005 Kết quả phân tích
K1 K2 K3 K4 K5 K6
1 Nhiệt độ oC 27 27 28 24 24 25
2 Độ ẩm % 74 76 75 66 67 68
3 Tốc độ gió m/s 0,6 0,8 1,0 1,0 1,2 0,6
4 Tiếng ồn dBA 66 68 72 59 66 70
5 Bụi lơ lửng mg/m3 0,30 0,24 0,26 0,26 0,24 0,24 0,28
6 CO mg/m3 30 1,15 1,45 1,75 1,45 1,45 1,95
7 NO2 mg/m3 0,2 0,08 0,06 0,10 0,06 0,04 0,14
8 SO2 mg/m3 0,35 0,10 0,12 0,14 0,08 0,12 0,10
9 CH4 mg/m3 0,04 0,06 0,15 0,06 0,08 0,12
10 Hơi hữu cơ mg/m3 0,82 0,84 0,98 0,78 0.72 0,96

    Ghi chú: “ –  “ Không qui định

      TCVN5937-2005: Tiªu chuÈn ViÖt Nam về chất lượng không khí xung quanh

K1:      Trước khu khử trùng và để xe của nhân viên – CP3

K2:      Cổng vào khu chuồng trại chăn nuôi – CP3

            K3:      Khu xử lý khí bioga và cạnh ao nước điều hoà nuôi cá CP3

K4:      Khu văn phòng, sân chờ – Trại Đồng Tâm

K5:      Cổng vào chuồng trại chăn nuôi – sát máng thức ăn – Trại Đồng Tâm

            K6:      Khu bể bioga, cạnh bếp ăn ca – Tr¹i §ång T©m

            Qua số liệu thực tế đo đạc trên có thể dự báo chất lượng môi trường không khí tại Trang trại Yên Tâm luôn ở mức cho phép với điều kiện chăn thả và c«ng nghÖ nu«i do C«ng ty CP chuyÓn giao.

2.4 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vệ sinh chuồng nuôi và nước thải sinh hoạt chung

             Nước thải hàng ngày từ toàn bộ hệ thống chuồng nuôi theo ước tính của dự án Trang trại Yên Tâm khoảng 100 m3/ngày. Do toàn bộ lượng phân khô được thu gom sử dụng trong chăm bón cây trồng và nuôi cá nên đã hạn chế được lượng chất thải hữu cơ rất lớn từ chất thải chuồng nuôi vào nước thải vệ sinh chuồng trại.

             ChÊt th¶i h÷u c¬ trong n­íc th¶i vÖ sinh chuång trại bao gồm nước tiểu lợn, phân lợn (lượng còn lại sau thu dọn phân khô) và cám ăn thừa bám dính trên máng ăn. Nước thải chưa xử lý từ chuồng nuôi đã thu gom, dọn rửa phân lợn có nồng độ ô nhiễm trong khoảng giá trị như trong bảng 3.12 đưa ra.

Bảng 3.12:  Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

                  chuồng nuôi và tải lượng tương ứng của trại chăn nuôi

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nồng độ trước xử lý Tải lượng tương ứng (kg/ngày)
1 Nhiệt độ oC < 40
2 pH 6,5-7,5
3 BOD5 mg/l 500-1000 7,5-15
4 COD mg/l 1000-2000 15-30
5 SS mg/l 900-1800 13,5 – 26,5
6 Tổng N mg/l 100-250 1,5-3,75
7 Amoni mg/l 60-90 0,75-1,2
8 Tổng Coliform MPN/100ml 106-1010

[Nguồn: Lý thuyết và mô hình hoá quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học – Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải – NXB KH &KT]

Quá trình vệ sinh, chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho nhân viên trại tạo ra nguồn nước thải có đặc trưng BOD,COD, SS cao do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn lại trên rau quả…Nước thải khu nhà ăn ca có đặc trưng giàu chất đạm do thức ăn thừa, bổ sung các chất dinh dưỡng vào thủy vực nhận nước thải. Khi hàm lượng nitơ, phốt pho trong nước quá lớn, dư thừa so với nhu cầu sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng đặc biệt là tại các thủy vực tĩnh thì khả năng tự làm sạch kém như lưu lượng nước trao đổi thấp. Theo lý thuyết của Stumm và Morgan như phương trình quang hợp của tảo dưới đây thì nitơ và phốt pho đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của các loài tảo lam.

 106CO2+ 16NO3 + HPO42- + 122H2O + 18H+           C106H263O110N16P + 138O2

Sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ làm cho nước trở nên đục và có màu xanh lục. Tảo dư thừa, chết và phân hủy gây nên mùi khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến các thủy sinh vật và môi trường không khí xung quanh.

Quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ và tảo cũng sẽ làm giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước. Khi nồng độ oxy hoà tan xuống thấp, các loài thủy sinh vật sẽ giảm. Tại khu vực có nồng độ oxy hoà tan xuống quá thấp do các chất hữu cơ phân hủy mạnh thì thường xẩy ra quá trình phân hủy kỵ khí lớp bùn đáy, phát sinh mùi hôi thối. Đây là môi trường không thuận lợi cho các sinh vật sống dưới nước. Ngược lại, nấm và vi khuẩn phát triển mạnh nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ làm tăng hàm lượng NH4+.

Ngoài ra, sự phân hủy các chất hữu cơ cũng sinh ra lượng lớn ion sunphát trong nước. Trong điều kiện hiếm khí, sunphát bị phân hủy sinh học giải phóng khí hydrosunfua H2S. Khí H2S phát sinh mùi khó chịu và độc hại cho con người.

Cïng víi nh÷ng t¸c ®éng do các yếu tố hoá lý nói trên, nguồn nước thải còn là phương tiện lan truyền các vi sinh vật gây bệnh. Nguồn nước ngầm dùng trong sinh hoạt và ăn uống cũng ẩn chứa một số tác nhân gây bệnh.

  1. Vi khuÈn:

Vi khuẩn thường ở dạng đơn bào. Tế bào có cấu tạo đơn giản so với các sinh vật khác. Vi khuẩn trong nước uống có thể gây nên các bệnh lị, viêm đường ruột và các bệnh tiêu chảy khác.

  1. Virut:

Virut không có hệ thống trao đổi chất (không có khản năng chuyển hóa thức ăn thành các thành phần cần thiết cho cơ thể mình) nên không sống độc lập được. Chúng thường chui vào tế bào của các loại cơ thể khác rồi lái sự tổng hợp các chất của tế bào chủ theo hướng cần thiết cho sự phát triển của virut. Virut trong nước có thể gây bệnh viêm gan và viêm đường ruột.

  1. Nguyªn sinh ®éng vËt:

Nguyên sinh động vật là những cơ thể đơn bào chuyển động được trong nước. Chúng gồm các nhóm amoebas, flagellated protozoans, citiates và sporozoans. Nguyên sinh động vật gây bệnh ở người là Giardia lamblia, Entamoeba hystolytica, Cryptosporidium và Naegleria flowler. Trong số này đáng chú ý nhất Giardia lamblia, chúng gây bệnh giardiase.

  1. T¶o:

Tảo đơn bào thuộc loại quang tự dưỡng. Chúng tổng hợp được các chất cần cho cơ thể từ chất vô cơ đơn giản (NH4+, CO2, H2O) nhê ¸nh s¸ng mÆt trêi. Tảo không trực tiếp gây bệnh cho người và động vật nhưng có thể sản sinh ra các độc tố.

Trong thực tế, các bệnh lây lan qua môi trường nước là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển. Nước thải chứa các vi khuẩn gây bệnh đổ trực tiếp xuống thủy vực thì qui mô lây lan sẽ rất rộng. Như vậy, nếu không được tập trung và xử lý thì nguồn nước thải sinh hoạt hàng ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước bề mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ bị phân huû g©y ra mïi h«i thèi.

L­îng n­íc th¶i cña kho¶ng 65 nh©n viªn tr¹i ­íc kho¶ng 8,4m3/ngày, bếp ăn và nhà vệ sinh có các rãnh thoát nước xuống hệ thống thu gom, không thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. Trang trại đã có các biện pháp để xử lý nguồn nước thải của mình đạt mức TCVN cho phép.

             Nước thải chuồng nuôi và nước thải sinh hoạt chung của Trang trại Yên Tâm sau khi được xử lý tại hệ thống bể (bể Biogas đối với nước thải chăn nuôi và bể tự hoại với nước thải sinh hoạt) sẽ tiếp tục được xử lý tại hồ sinh học với nhiều cấp đảm bảo đạt tiêu chuẩn Việt Nam về chất lư­ợng n­ước thải công nghiệp TCVN 5945-2005 loại B. Căn cứ vào nồng độ ô nhiễm và lưu lượng thải trong điều kiện cụ thể khi Trại chăn nuôi đi vào hoạt động, Chủ đầu tư, Ông Nguyễn Thành Chinh cùng các cộng tác viên xây dựng dự án sẽ thực hiện đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định của Nhà nước.

3.3.2.5 T¸c ®éng do chÊt th¶i r¾n

Các nguồn phát sinh

Phân tích hoạt động của dự án cho thấy, Trang trại Yên Tâm có các nguồn phát sinh chất thải rắn như sau:

            + Phân lợn khô trong quá trình chăn nuôi,

            + Rác thải sinh hoạt, bao gói, thức ăn thừa, rác thực phẩm,…do sinh hoạt chung và nhà bếp.

 Tính toán tải lượng

  1. a) Chất thải rắn chăn nuôi

Chủ đầu tư, Ông Nguyễn Thành Chinh cùng các cộng tác viên xây dựng dự án Trang trại Yên Tâm với chu trình khép kín của lợn nái sinh sản bằng phương pháp phối giống trực tiếp, kết hợp với thụ tinh nhân tạo với quy mô 1.200 lợn nái, lượng phân lợn thu gom ước tính là 500.000 kg/năm (số liệu thực tế từ các trại đang chăn nuôi) tương đương 1500 kg/ngày. Lượng phân thải này không gây ra ô nhiễm do được dùng làm phân bón (ủ) cho cây trồng và làm thức ăn cho cá. Trang trại Yên Tâm thiết kế nhà chứa phân (kích thước 8,5 x 18,5m) chuyên dùng trong thu gom, ủ và chuyển sang dùng cho cho cây trồng và làm thức ăn cho cá.

  1. b) Chất thải rắn sinh hoạt

 Chất thải rắn sinh hoạt đ­ược tính cho số lư­ợng rác thải phát sinh hàng ngày do sinh hoạt của toàn bộ nhân viên. Ư­ớc tính trung bình mỗi ng­ười thải 0,4 kg rác/ngày, khối lượng rác của toàn bộ nhân viên là:

   65 người  x 0,4 kg rác/ngày.người » 26 kg/ngày.

Toàn bộ số rác thải này đ­ược phân loại, thu gom và tạm thời chôn lấp hợp vệ sinh tại hố rác thải. Khi địa phương có đội vệ sinh môi trường, Chủ dự án sẽ làm hợp đồng vận chuyển tới bãi rác thải tập trung theo quy định.

2.6 Tác động từ nuôi trồng thủy sản

NTTS là một ngành sản xuất động thực vật thuỷ sinh trong điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoặc như người ta vẫn thường nói, NTTS là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước. Nuôi trồng thuỷ sản gồm  các hoạt động trong môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ.

Trước đây, khi con người sử dụng thuỷ sản, người ta thường nghĩ đến các sản phẩm khai thác từ biển hoặc các sông hồ. Nghề nuôi cá ở các ao hồ cũng có từ lâu nhưng chiếm vị trí quá nhỏ bé so với nghề đánh cá. Nhưng trong thời gian từ vài thập kỷ trở lại đây, NTTS liên tục tăng mức đóng góp vào sản lượng thuỷ sản trên thế giới, từ chỗ chỉ chiếm 7,3% sản lượng trong năm 1970, hiện nay đã lên tới 43,92% (trong tổng số 242,1 triệu tấn thuỷ sản thế giới sản xuất được trong năm 2004, NTTS đạt 78,42 triệu tấn, khai thác thuỷ sản đạt 93,65 triệu tấn).

Mục tiêu của NTTS là sản xuất ra thực phẩm cho con người. Tuy nhiên, có một số đối tượng NTTS không trực tiếp cung cấp thực phẩm cho con người như nuôi cá cảnh, nuôi để góp phần tái tạo nguồn lợi v.v… NTTS đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới, đặc biệt ở các nước nghèo, nơi mà nông nghiệp đóng vai trò chính trong nền kinh tế quốc dân. Sản lượng NTTS của các nước đang phát triển chiếm tới 91,2%, cụ thể là trong năm 2004, các nước nghèo đã sản xuất tới 40.515.504 tấn. Thành tựu trong NTTS đã góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập cho dân cư ở những nước nghèo.

            Kể từ hơn 2 thập kỷ qua, Việt Nam cũng từng bước tham gia vào phong trào phát triển NTTS của thế giới và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Năm 2003, sản lượng NTTS đạt 1.110.138 tấn và nhiều khả năng tăng hơn nữa trong các năm tới.

Tuy nhiên, đứng về góc độ môi trường, ngành NTTS thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Nếu những người NTTS không có được những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả và đồng nhất thì không thể phát triển NTTS bền vững được. Ngoài các vấn đề về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống để có thể nâng cao năng suất và chất lượng thuỷ sản nuôi, đa dạng hoá đối tượng nuôi, loại hình nuôi, phát triển công nghệ sinh học trong NTTS, sản xuất thức ăn phù hợp, các biện pháp phòng trị bệnh, phương pháp bảo quản sau thu hoạch,v.v…vốn là các vấn đề mà nghề nuôi truyền thống yêu cầu còn rất nhiều vấn đề mà bất cứ một nhà quản lý, nghiên cứu về NTTS nào cũng phải nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của chúng. Đó là sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của các hoạt động nuôi do tình trạng nhiễm hoá chất và kháng sinh trong thuỷ sản nuôi làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu thụ, tình trạng lan truyền mầm bệnh ở các vùng nuôi do hoạt động di giống, nhập giống thuỷ sản trên toàn cầu, tình trạng cấp thoát nước bừa bãi,.sự phát triển vùng nuôi thiếu quy hoạch và đầu tư lâu dài đã trở thành một nguy cơ trước mắt đối với nhiều nước phát triển NTTS quá nhanh; Và trên hết là sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường đòi hỏi các nước sản xuất phải liên tục tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn giữ được sự phát triển bền vững, đồng thời lại phải hết sức nhanh nhạy trong công tác xúc tiến thương mại để chiếm lĩnh thị trường.

Chương trình NTTS của dự án Trang trại Yên Tâm được thực hiện với hai đối tượng nuôi là cá các loại và baba. Nuôi cá thực hiện trên 4 ao với diên tích lần lượt là 2453 m2, 5.348 m2, 7265,8 m2 và 38805,8 m2. Nuôi baba trên 2 ao với diên tích lần lượt là 1981 m2 và 2156,65 m2. Đặc điểm nuôi baba bằng nước sạch, công nghệ nuôi rất hạn chế tháo nước, chỉ tháo khi vào thu hoạch từ tháng 11-12 và tháng 1 dương lịch. Từ khâu nhập giống, phòng trị bệnh và thức ăn cho baba được chọn lựa và lên kế hoạch cụ thể do giá trị kinh tế cao.

Nuôi cá các loại gồm cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi ấn Độ, cá rôphi, cá chim trắng, cá rôphi đơn tính, cá chép lai, tôm càng xanh với nguồn thức ăn là phân lợn thải từ chăn nuôi lợn nái siêu nạc, cho ăn thêm ít thức ăn tổng hợp chế biến như ngô, khoai và 25% đạm cho cá chóng lớn.

Từ công nghệ NTTS nói chung và công nghệ nuôi của Trang trại Yên Tâm có thể nhận thấy nguồn chất thải từ chăn nuôi lợn sau khi được xử lý qua bioga và phân ủ được tận dụng làm thức ăn cho cá, các nguồn nước thải từ khâu vệ sinh máng ăn baba, vệ sinh dọn sạch cỏ rác thừa nơi cá ăn đã hầu như không phát tán bất kỳ loại ô nhiễm nào ra môi trường. Sử dụng hoá chất tẩy ao và kháng sinh trong thuỷ sản nuôi được trại quan tâm và sử dụng đúng liều lượng và thời gian, hạn chế tối đa sử dụng dài ngày nên kiểm soát được tình trạng nhiễm hoá chất và kháng sinh trong thuỷ sản nuôi không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu thụ.

2.7 Tác động của dự án đến môi trường sinh thái

Như trên đã trình bày, khu vực đất thực hiện dự án chủ yếu là đất ruộng canh tác nông nghiệp (chiếm hơn75%) nên những tác động đến hệ sinh thái khi triển khai xây dựng dự án là không thể tránh khỏi. Những tác động tới hệ sinh thái bao gồm:

  • Chuyển đổi gần 12ha diện tích lúa nước ảnh hưởng đến các động thực vật sống cộng sinh trong diện tích bị phá huỷ này.
  • Làm biến đổi lớp phủ thực vật tự nhiên là các loại thảm cỏ thấp, tập đoàn cỏ thuỷ sinh, các lùm cây bụi xung quanh các vị trí thi công.
  • Làm thay đổi số lượng các loại chân khớp, thành phần các nhóm giun và hệ côn trùng trong khu vực và tác động trực tiếp tới chất lượng nước các thuỷ vực, đặc biệt là hàm lượng các chất lơ lửng và chất hữu cơ trong thuỷ vực tăng, mật độ và sinh khối sinh vật nổi tăng, gây hiện tượng phù dưỡng tại các thuỷ vực nếu không áp dụng mô hình xử lý nước thải phù hợp.

ViÖc x©y dùng dù ¸n Trang tr¹i Yªn T©m, Chñ ®Çu t­, Ông NguyÔn Thµnh Chinh cïng c¸c céng t¸c viªn x©y dùng dù ¸n, tuy có yếu tố tác động tới hệ sinh thái nhưng sẽ không tác động xấu đến môi trường sinh thái khu vực mà ngược lại, việc quy hoạch tổ chức không gian mở (mặt nước ao, hồ, vườn cây xanh tập trung…) cho cả khu trang trại trong khu vực giới hạn giữa trục đường xã và đường liên huyện Yên Định với chiều dài khoảng 2 km và khu vực trang trại kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái được tổ chức càng làm cho m«i tr­êng sinh th¸i cña khu vùc thªm phong phó vµ ®­îc c¶i thiÖn ngµy mét tèt h¬n.

3.3.2.8 Tác động của dự án đến môi trường kinh tế- xã hội- nhân văn

Sự hình thành và đi vào hoạt động của dự án Trang trại Yên Tâm có ý nghĩa kinh tế – xã hội rất quan trọng cho khu vực xã Yên Tâm.  Xây dựng trại tạo lập một khu môi trường sinh thái hấp dẫn theo xu hướng bền vững, đặc biệt phù hợp với yêu cầu bảo vệ hành lang an toàn giao thông và cảnh quan khu vực. Dự án làm tăng trưởng kinh tế trong khu vực, đáp ứng nhu cầu về thịt lợn và thuỷ sản thương phẩm cho khu vực và từng bước chuyển hoá lao động nông nghiệp sang dịch vụ nuôi trồng công nghiệp.

Dự án đã cung cấp một số lượng việc làm không những cho người dân quanh vùng, tăng thu nhập cho người lao động và việc làm ổn định, tạo cảnh quan phục vụ vui chơi giải trí cho dân cư; hình thành một kiểu trang trại có quy hoạch hoàn chỉnh, kèm theo hệ thống kỹ thuật hạ tầng hiện đại, tuần hoàn, tiết kiệm góp phần nâng cao chất lượng sống cho nhân dân trong khu vực. Dự án góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế của huyện nhà. Dự án kích thích sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ thương mại khác trong vùng, thúc đẩy sự đầu tư vốn của các doanh nghiệp trong nước và có thêm kinh nghiệm trong đầu tư và mô hình quản lẩttng trại hiện đại. Chi phí đền bù GPMB được tính toán vào chi phí đầu tư. Khi thu hồi đất nông nghiệp thì người bị thu hồi đất được hưởng các khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo các quy định hiện hành của Nhà nước và địa phương, khoản kinh phí này người có đất bị thu hồi được trực tiếp nhận bằng tiền. Khi diện tích đất trên bị thu hồi sẽ tạo ra trên địa bàn một lực lượng lao động dư thừa, thất nghiệp nhưng do được tuyển làm trong trại nên không gây ảnh hưởng tới tình hình kinh tế-xã hội tại khu vực. Tại khu vực mặt bằng xây dựng dự án còn tồn tại khoảng hơn 10 ngôi mộ nằm rải rác trong phần đất canh tác nông nghiệp, cần thiết phải thu gom di chuyển đến khu nghĩa trang tập trung của xã. Đây là một vấn đề nhậy cảm, liên quan đến tôn giáo, truyền thống gia phong, tập tục của người dân nên cần có những biện pháp xử lý thấu đáo. Bên cạnh đó, chủ dự án có các chương trình làm việc với chính quyền, các tổ chức xã hội địa phương nhằm đưa ra các giải pháp thấu tình, đạt lý, hợp lòng dân. Việc thực hiện tốt các chính sách và các chương trình này chắc chắn thúc đẩy tốt công tác giải phóng mặt bằng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế – xã hội.

4 CÁC RỦI RO MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

            Phân tích hoạt động của dự án cho thấy, sự cố về mặt chăn nuôi dịch bệnh như các bệnh lở mồm long móng, tai xanh được dự án khống chế qua cách vệ sinh chuồng trại, ao nuôi hàng ngày, hợp vệ sinh, kiểm tra thú y định kỳ. Các sự cố gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của dự án có thể là rò rỉ khí sinh học (chủ yếu là khí mêtan) từ khu bể bioga, sản phẩm phân huỷ các chất hữu cơ trong bể Biogas, phát tán mùi đặc trưng từ khu chuồng nuôi và sự cố cháy nổ do khí gas hoặc chập điện.

            Ảnh hưởng của sự cố dò rỉ khí từ hầm bioga có thể dẫn đến làm tăng nồng độ chất hữu cơ bay hơi trong khu vực (khu vực bể và đường ống dẫn khí tới các điểm tiêu thụ), sự cố cháy nổ gây ô nhiễm bụi, khói và khí cháy ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực xung quanh. Trường hợp này được gọi là ô nhiễm sự cố. Đó là các ô nhiễm do khói bụi của đám cháy, sự bẩn thỉu, đổ nát của công trình. Sau khi dọn dẹp xong là tạm ổn nhưng ảnh hưởng của nước thải gây ra có thể sẽ lâu dài, nếu đám cháy lớn và lượng nước tiêu thụ nhiều. Do vậy cần có các biện pháp đề phòng, ngăn giữ nước do cứu hoả thải ra.

Để đề phòng khả năng xảy ra những sự cố trên, Trang trại Yên Tâm đã phối hợp cùng Phòng chuyên trách của Công an huyện Yên Định lập phương án phòng chống cháy nổ, Chủ đầu tư, «ng Nguyễn Thành Chinh trang bị tại các dãy chuồng các bình cứu hoả CO2 và các phương tiện phòng và chữa cháy khác như xô chuyên dùng chữa cháy, thang, câu liêm, đồng thời treo biển tiêu lệnh chữa cháy, nội quy phòng chống cháy nổ ở các vị trí cần thiết như các kho thức ăn, dụng cụ chăn thả… Mọi công nhân tại trại được tham gia lớp tập huấn về phòng cháy, chữa cháy. Bố trí các lối đi nội bộ thông thoáng chạy vòng quanh khu chuồng đảm bảo cho xe chữa cháy có thể tiếp cận tới từng nơi xảy ra sự cố. Vị trí Trang trại Yên Tâm của «ng Nguyễn Thành Chinh nằm ngay gần đường liên xã rất thuận lợi cho xe cứu hoả ra vào tiếp nước khi có tình huống.

Trong khu vực của dự án nằm cách xa khu dân cư nên không có các công trình văn hoá, lịch sử cần phải lưu giữ, bảo tồn. Trong các thôn của xã Yên Tâm không có chùa chiền nằm xen lẫn trong khu dân cư nên việc xây dựng dự án không gây ảnh hưởng gì.

   Tóm lại, dự án đầu tư xây dựng Trang trại Yên Tâm của Ông Nguyễn Thành Chinh có nhiều tác động tốt về mặt kinh tế-xã hội. Những tác động tiêu cực đến môi trường không khí, môi trường nước, đất và sức khoẻ cộng đồng đều ở mức thấp, phạm vi ảnh hưởng rất nhỏ. Chủ đầu tư, Ông Nguyễn Thành Chinh cùng các cộng tác viên xây dựng dự án Trang trại Yên Tâm cam kết thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, biến các tác động xấu thành các tác động tích cực đến môi trường, gắn liền sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững.

[Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng Trang trại Yên Tâm Xã Yên Tâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, Cơ quan tư vấn lập báo cáo: Trung tâm công nghệ xử lý môi trường ,2008]

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *