Ô nhiễm không khí đã cướp đi 3,3 triệu người mỗi năm và có thể tăng gấp đôi vào năm 2050. Chất ô nhiễm nguy hại nhất đối với sức khỏe con người được gọi là PM 2,5 là các hạt bụi có kích thức nhỏ hơn 2,5 micromet. Các hạt bụi này được tìm thấy trong muội, khói, bụi và nằm sâu ở phổi gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như bệnh hen suyễn và bệnh phổi mãn tính.
PM 2,5 gây nên các vấn đề về sức khỏe cho con người khi có nồng độ hơn 35,5 µg/m3 không khí. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng PM 2,5 không nên cho phép vượt quá 10 µg/m3 không khí. Quá mức trên sức khỏe con người sẽ bị đe dọa.
Các thành phố ô nhiễm không khí nhất trên thế giới khi ở bất cứ nơi nào trong thành phố PM 2,5 gấp 9-15 lần giới hạn cho phép. Đa số các thành phố bị ô nhiễm không khí tồi tệ nhất vẫn nằm ở Ấn Độ, một trong những nước đang phát triển nhanh. Theo WHO. hiện có 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất gồm:
1. Thành phố Delhi ở Ấn Độ – Nồng độ PM 2,5 là 153 µg/m3
Theo WHO, Delhi là thành phố duy nhất có không khí “rất không trong lành” nếu tính theo mức PM 2,5 . Mức độ ô nhiễm cao ở thành phố này là do xe cơ giới và các nhà máy gần đó gây ra.
2. Thành phố Patna của Ấn Độ – Nồng độ PM 2,5 là 149 µg/m3
Patna là thành phố lớn thứ 2 ở miền đông Ấn Độ, đây cũng là một trung tâm thương mại sầm uốt trao đâỉ chủ yếu các sản phẩm nông nghiệp. Thành phố này phải gánh chịu mức độ ô nhiễm không khí cao do hoạt động của giao thông, các nhà máy nhiệt điện và các ngành công nghiệp khác. Mức PM 2,5 ở thành phố này là “không trong lành”.
3. Thành phố Gwalior ở Ấn Độ – nồng độ PM 2.5 là 144 µg/m3
Gwalior nằm trong top 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới và top 13 thành phố ô nhiễm ở Ấn Độ. Ô nhiễm không khí ở thành phố này là do hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, hoạt động của ô tô và do việc sử dụng năng lượng không hiệu quả trong gia đình.
4. Thành phố Raipur của Ấn Độ – Nồng độ PM 2.5 là 134 µg/m3
Raipur là thành phố ở miền trung Ấn Độ, là thành phố ô nhiễm không khí lớn thứ 4 của Ấn Độ dựa trên nồng độ PM 2,5. Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở thành phố này là do hoạt động của nhà máy nhiệt điện và hoạt động sản xuất nhôm, thép.
5. Thành phố Karachi của Pakistan – Nồng độ PM 2.5 là 117 µg/m3
Khí thải phát sinh từ xe cộ và công nghiệp kết hợp với đô thị hóa nhanh đã đặt Karachi là thành phố ô nhiễm không khí nhất ở Pakistan.
6. Thành phố Peshawar, Pakistan – Nồng độ PM 2.5 là 111 µg/m3
Với dân số 3,5 triệu người, Peshawar gia nhập vào danh sách 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới thường phát sinh do phát thải từ công nghiệp và giao thông cũng như từ hoạt động của các lò gạch trong thành phố.
7. Thành phố Rawalpindi ở Pakistan – Nồng độ PM 2,5 là 107 µg/m3
Rawalpindi là thành phố sinh đôi cùng với thủ đô Islamabad của Pakistan. Đây là thành phố bị ô nhiễm không khí cao vì thành phố này sử dụng quá nhiều phương tiên giao thông cá nhân. Rawalpindi vừa tung ra một hệ thống giao thông công cộng trong năm 2015, nên nó có thể sẽ được loại bỏ khỏi danh sách top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất trong tương lai không quá xa.
8. Thành phố Khorramabad ở Iran – Nồng độ PM 2,5 là 102 µg/m3
Khorramabad là một thành phố ở miền tây Iran, có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất ở Iran. Một trong những thành phố đông dân nhất ở Iran, Khorramabad là một trung tâm nông nghiệp và có khả năng góp phần vào ô nhiễm không khí.
9. Thành phố Ahmedabad ở Ấn Độ – Nồng độ PM 2,5 là 100 µg/m3
Ahmedabad là thành phố nằm ở phía tây của Ấn Độ bị ô nhiễm không khí chủ yếu do việc xây dựng.
10. Thành phố Lucknow ở Ấn Độ – Nồng độ PM 2,5 là 96 µg/m3
Lucknow là một thành phố ở miền bắc Ấn Độ, bắt đầu có thể ra khỏi top 10 thành phố ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới. Ô nhiễm không khí ở đây chủ yếu là từ khí thải ô tô.
Leave a Reply