Bụi có kích thước tử 0,1 – 2000 µm thải ra trong quá trình đập, nghiền, nổ, mài, khoan… các chất rắn như đá, quặng, than, kim loại… Một số bụi có dạng sợi như gốc hoá học, thực vật hoặc khoáng vật. Các bụi lớn, nặng thường lắng đọng do trọng lực, các bụi nhỏ, nhẹ thường lơ lửng trong không khí.
– Bụi lò đúc thường có đường kính từ 200 – 300 µm.
– Bụi đất 30 – 800 µm
– Bụi than 4 – 400 µm
– Bụi quặng lưu huỳnh 4 – 200 µm
– Bụi từ lò luyện kim 1 – 200 µm
– Bụi xi măng 10 – 150 µm
– Bụi đường phố 3 – 80 µm
Bụi có thể gây ra nhiều loại bệnh đối với người như các bệnh ngoài ra, mắt, đường hô hấp. Các bụi có đường kính lớn hơn 10 µm thường gây tác động đến đường hô hấp trên, đặc biệt là phần mũi và khí quản. Các hạt bụi có đường kính từ 1 – 5 µm tác động đến phổi và các mao mạch trong phổi. Các hạt có đường kính nhỏ hơn 1 µm thường tác động đến tới mang phổi. Các hạt trên lọt vào các hệ hô hấp thường bị thải ra thông qua ho, hắt hơi hoặc đôi khi nuốt vào theo đường tiêu hoá.
Các hạt mắc vào phần dưới của hệ hô hấp có thể sẽ được vận chuyển đến tận mang phổi, sự vận chuyển này phụ thuộc vào tốc độ vận chuyển của bạch cầu, các hoạt động của mao mạch và thành mạch máu của màng phổi và các yếu tố khác. Các hạt tan thấm qua màng phổi đi vào hệ tuần hoàn máu. Các hạt không tan được khuếch tán chậm hơn và vào đến được mạch máu thông qua hệ tuần hoàn của bạch cầu.
Lượng Amiăng lơn nhất được dùng làm vật liệu xây dựng dưới các dạng sản phẩm như:
– Tấm lát sàn Vinyl (Dùng Amiăng làm chất độn cho Polime, ví dụ PVC để làm các tấm sàn lát sân, ốp tường).
– Vữa lát tường.
– Tấm cách âm, vách ngăn (ép với xi măng).
– Lớp cách nhiệt.
– Lớp bảo vệ cho các đường ống dẫn nước, lớp cách nhiệt quanh các lò sưởi…
Hiện nay ở Việt Nam có trên 26 cơ sở với 30 dây chuyền đang sản xuất tấm lợp có sử dụng Amiăng với tổng công suất đạt xấp xỉ 40 triệu m3/năm. Theo số liệu điều tra của trung tâm y tế Bộ Xây Dựng, năm 1995, nồng độ bụi Amiăng Chrysotel tạo một số cơ sở sản xuất tấm lợp Fibroximăng và má phanh ô tô dao động từ 5 – 10 sợi/cm3 đến 80 – 100 sợi/cm3 không khí. Như vậy, sợi phát tán trong không khí vượt quá cao so với tiêu chuẩn ở nhiều nước (Canada 1 sợi/cm3, Philipin 2 sợi/cm3, Thailand 5 sợi/cm3). Tổ chức sức khoẻ Môi trường thế giới khuyến cáo áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất là 2 sợi/cm3 trong 8 giờ.
Amiăng chia thành 2 nhóm:
– Nhóm khoáng secpentin chủ yếu là Chrysotil (3MgO.SiO2.H2O) còn gọi là amiăng trắng, chiếm tới 90% sản lượng thế giới.
– Nhóm khoáng Amphibol gồm Actinolit (2CaO.4MgO.Fe2O3.8SiO2.H2O) còn gọi là Amiăng nâu; Anthophylit (7MgO.8Si2O.H2O), Crocidolit (Na2O.FeO2.H2O) hay Amiăng xanh.
Do dặc điểm cấu trúc, sợi Amiăng dễ bị gẫy (nhất là ở những cấu kiện xây dựng đã lâu năm) thành những sợi rất nhỏ, phát tán trong không khí. Sợi có kích thước chiều rộng < 3 µm, chiều dài thường gấp 3 lần chiều rộng. Qua đường hô hấp, sợi Amiăng thâm nhập vào phổi, tích đọng và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Asbestosis (Nhiễm bụi hoặc sợi Amiăng) là bệnh nghề nghiệp nguy hiểm. Tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến thời gian và hàm lượng tiếp xúc. Ở Việt Nam bệnh bụi phổi amiăng xếp vào một trong các bệnh nghề nghiệp theo quy chế an toàn lao động của nhà nước.
Leave a Reply