Nâng Cao Hiệu Quả Tuyên Truyền, Giáo Dục, Nâng Cao Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Trường

5/5 – (1 vote)

 

Lưu Quang Hưởng – Chi cục Bảo vệ môi trường Thái Bình

 ……………………………………………………………………………………………..

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

Hiện nay, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu cần sự phối hợp, chung tay của tất cả các quốc gia trên thế giới và cả loài người. Vấn đề ô nhiễm môi trường, lỗ thủng tầng ozôn, biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng …đang từng ngày, từng giờ tác động xấu đến cuộc sống, sinh hoạt của con người. Để phòng ngừa, ứng phó với những vấn đề trên, các quốc gia đã cùng nhau thảo luận, thống nhất đưa ra những quy định chung làm căn cứ để mỗi nước có nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ. Căn cứ vào luật pháp quốc tế và điều kiện thực tế về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, phong tục tập quán riêng của mỗi nước… đã xây dựng, ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức. Nhưng để các văn bản pháp luật mới ban hành đi vào cuộc sống thì cần phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người biết và thực hiện; khi hiểu rõ, hiểu đúng các quy định của pháp luật thì hành động mới đúng; tư tưởng có thông thì hiệu quả công việc mới cao (kinh nghiệm đã đúc kết rằng: tư tưởng không thông, vác bình tông không nổi). Nhận thức đúng về tầm quan trọng của tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nên Đảng và Nhà nước đã quy định cụ thể trong các chủ trương, đường lối, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể (Khoản 1 Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường 2005; Khoản 1 Điều 6 và Điều 154, Luật Bảo vệ môi trường 2014; giải pháp thực hiện trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…).

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và thu được một số thành quả khả quan góp phần nâng cao nhận thức của mọi người. Hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đã đa dạng hơn; nguồn lực đầu tư cho hoạt động nêu trên được tăng cường; sự phối hợp giữa địa phương và trung ương trong đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác trong lĩnh vực môi trường ngày càng chặt chẽ.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế : Thiếu cả về số lượng và còn hạn chế về kỹ năng truyền thông nên hiệu quả truyền thông còn hạn chế, kết quả chưa đạt được như mong muốn; triển khai các hoạt động tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, mới tập trung vào các dịp có ngày về môi trường; chưa chú ý đến chiều sâu, hình thức tuyên truyền chưa phong phú; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân và doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình né tránh đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; nhận thức của cộng đồng về sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên chưa cao, chưa quan tâm nhiều tới biến đổi khí hậu; chưa tạo được thói quen sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, năng lượng trong cộng đồng; hoạt động giám sát chấp hành luật pháp về môi trường hiệu quả chưa cao; hoạt động phối hợp tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường còn chưa thường xuyên, chưa có chiều sâu.

2015-10-28_233424

III. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI, HẠN CHẾ.

– Truyền thông môi trường là một công việc khó và hiệu quả khó định lượng (nói chưa chắc đã nghe; nghe chưa chắc đã hiểu; hiểu chưa chắc đã làm; làm rồi nhưng chưa chắc đã duy trì); sự chuyển biến về nhận thức của mỗi người trong công tác bảo vệ môi trường cần có thời gian, quá trình dài, phải tuyên truyền, tác động nhiều lần, thay đổi nhận thức dần dần.

– Do nguồn nhân lực và tổ chức truyền thông vừa thiếu, vừa yếu.

– Do nguồn lực về tài chính còn hạn hẹp nên chưa khuyến khích truyền thông môi trường.

– Chưa đổi mới nội dung, phương thức truyền thông môi trường.

– Thiếu kiểm tra, tổng kết, khen thưởng.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

2015-10-28_233513

– Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức chính trị- xã hội trong việc tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường. Hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình phối hợp đã ký kết của Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể; Sở Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên…).

– Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và chú trọng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ quan chức, người lãnh đạo để họ nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động truyền thông pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông môi trường cho tuyên truyền viên môi trường; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường thuộc Tổng cục môi trường với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương; tạo cơ hội tiếp cận thông tin, cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, tài liệu truyền thông môi trường thường xuyên, chính xác, kịp thời.

– Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên về môi trường trong mạng lưới tuyên truyền viên quốc gia: Củng cố đội ngũ, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, có cơ chế, chính sách cho đội ngũ báo cáo viên nêu trên.

– Tăng nguồn chi ngân sách hàng năm cho hoạt động truyền thông môi trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ truyền thông môi trường; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu các hoạt động truyền thông môi trường.

– Nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương thức truyền thông môi trường theo hướng thiết thực, hiệu quả, phong phú, hấp dẫn, phù hợp, đồng bộ với xu thế truyền thông Online hiện nay.

– Xây dựng các chương trình, Dự án, Kế hoạch truyền thông môi trường đảm bảo tính thiết thực, khả thi. Tìm kiếm nguồn tài trợ và hướng tới xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.

– Nghiên cứu, đưa nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường vào trong chương trình học của các cấp.

– Đối với cơ quan truyền thông đại chúng: Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về Môi trường và các tổ chức chính trị-xã hội để đưa tin về các hoạt động bảo vệ môi trường; xây dựng chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về môi trường, tăng thời lượng và bố trí thời gian phát sóng hợp lý; đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông môi trường; đưa tin chính xác, thường xuyên và kịp thời; phát hiện và kiên quyến đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường./.

………………………………………………………………………………………………

Ngun: K yếu Hi ngh môi trường toàn quc ln th IV, B tài nguyên và Môi trường, Hà Ni, 29/09/2015

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *