Các yếu tố, chỉ thị môi trường được tiếp cận và xác định thông qua mô hình khung ma trận Áp lực – Tình trạng – Phản hồi theo hình 1.
Có nhiều hệ thống xung quanh vấn đề các chỉ thị được thiết lập và phát triển, nhưng không có một hệ thống duy nhất nào khái quát các chỉ thị tạo ra cho mọi mục đích. Hơn nữa, các hệ thống có thể thay đổi theo thời gian cũng như những hiểu biết về khoa học đối với các vấn đề môi trường đang ngày một gia tăng và các giá trị xã hội đang tiến triển.
Trong phạm vi nghiên cứu môi trường, hệ thống khung cơ bản áp lực – tình trạng – phản hồi (PSR) thường được sử dụng và khung này chính là cơ sở cho khái niệm về tác động nhân quả (Nguyễn Đình Mạnh và cộng sự, 2007)
Hình 1. Mô hình Áp lực – Tình trạng – Phản hồi (theo OECD-1994)
Bên cạnh đó, mở rộng và chi tiết hơn ta có mô hình DPSIR: Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng (Dynamic – Pressures – State – Impacts – Response). “Đây là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực – D (phát triển kinh tế – xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) – Áp lực – P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) – Hiện trạng – S (hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động – I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái) – Đáp ứng – R (các giải pháp bảo vệ môi trường).
Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu.
Hoạt động sản xuất phát triển của con người gây ra “Áp lực” đối với môi trường và những thay đổi về mặt số lượng và chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kết quả của những hoạt động làm thay đổi tình trạng ban đầu của môi trường được thể hiện trong “Trạng thái”.Hoạt động của con người mang tính “Phản hồi” đối với những thay đổi môi trường trên phương diện kinh tế và các chính sách của vùng hay khu vực được coi là “phản hồi mang tính xã hội”.
Xem xét vấn đề ở quy mô rộng hơn ta thấy: Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của con người (Động lực – D) là nguyên nhân sâu xa của các biến đổi về môi trường Tạo ra các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường (Áp lực – P) Hiện trạng, tình trạng chất lượng môi trường (Tình trạng – S) Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ, hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái (Tác động – I) Các đáp ứng của nhà nước và xã hội để BVMT (Đáp ứng – R).
Các chỉ thị điều kiện môi trường (Indicator of Enviroment Conditions) tương đương hệ thống các vấn đề trạng thái trong khung (PSR). Chúng bao gồm chất lượng môi trường và các khía cạnh liên quan đến định tính và định lượng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các chỉ thị áp lực môi trường (Indicator of Enviroment Pressures) tương đương hệ thống các vấn đề áp lực trong khung (PSR). Chúng mô tả các áp lực đối với môi trường gây nên bởi các hoạt động của con người. Bao gồm các chỉ thị áp lực trực tiếp xẩy ra gần đây (những chỉ thị gây áp lực) và những chỉ thị áp lực gián tiếp (chỉ thị nền).
Các chỉ thị phản hồi (Response Indicators) tương đương hệ thống phản hồi trong khung PSR hay đáp ứng để bảo vệ môi trường trong khung DPSIR. Việc sử dụng các chỉ thị môi trường được nhận biết qua hình 2.
Hình 2. Khung sử dụng các chỉ thị môi trường
Phương pháp được áp dụng trong việc phân tích phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố, các áp lực từ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố để xác định trạng thái, tình trạng môi trường, áp lực sử dụng đất đến chất lượng môi trường, khả năng dung nạp, dự báo các phản hồi của môi trường, đáp ứng của xã hội đến các phương án phát triển.
Đồng thời cũng phân tích, phát hiện áp lực về môi trường đến đất đai, từ đó xác định trạng thái, khả năng của đất đai trước áp lực, tác động của vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và khả năng đáp ứng để bảo vệ môi trường và những phản hồi về mặt xã hội để có chính sách, phương án phù hợp.
Leave a Reply