Tác động môi trường từ hoạt động sản xuất chiếu tre

5/5 – (1 vote)

1. Tác động do khí thải
Nguồn gây ô nhiễm:
Các nguồn ô nhiễm không khí được dự báo, đánh giá trên các mặt sau:
– Khí thải do đốt nhiên liệu, bao gồm: các loại máy móc thiết bị như máy đánh bóng, lò đốt lấy nhiệt luộc oxi và sấy khô, máy phát điện dự phòng,… sử dụng nhiên liệu đầu mấu luồng sinh ra khí thải với thành phần chủ yếu là bụi, SOx, NOx, CO, CO2…tổng HC…
– Ô nhiễm từ dây chuyền công nghệ cắt phát sinh các loại bụi…
– Khí thải do đốt nhiên liệu của các phương tiện giao thông vận tải, trong khí thải có chứa các chất ô nhiễm chỉ thị như bụi, CO, CO2, SOx, NOx, tổng HC…Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng kỹ thuật xe qua lại và chất lượng hạ tầng đường giao thông.
Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí:
Tính toán tải lượng
Dựa trên đặc trưng hoạt động sản xuất của từng nhà máy và áp dụng phương pháp đánh giá nhanh bằng hệ số ô nhiễm của WHO tại các nước đang phát triển đối với từng loại hình công nghiệp, có thể ước tính tải lượng các chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong các khu công nghiệp.
Bảng 1. Hệ số ô nhiễm đối với một số ngành sản xuất công nghiệp
2015-11-04_000339
[Nguồn: Tổ chức y tế Thế giới (WHO) ; P***: Hàm lượng bụi (P = 0,4+1,32S)]
Tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí
Rất nhiều chương trình tính toán trên máy tính nhằm xác định nồng độ chất ô nhiễm trung bình theo thời gian ở các điểm cuối hướng gió so với nguồn thải.
Đối với cơ sở sản xuất chiếu tre Trịnh Xuân Sử, các nguồn ô nhiễm được coi là nguồn điểm. Hệ tọa độ không gian 3 chiều được thiết lập như sau:
– Vị trí nguồn thải: gốc tọa độ, tức là gốc 0 của hệ tọa độ (x=y=z=0)
– Trục x: hướng theo vệt khói (trục x trùng với hướng gió)
– Trục y: vuông góc với hướng gió
– Trục z: theo chiều đứng
Giải bài toán khuyếch tán này, thừa nhận một số điều kiện gần đúng sau:
– Lượng thải chất ô nhiễm do nguồn thải ra là hằng số theo thời gian
– Tốc độ gió không đổi theo thời gian và theo độ cao của vệt khói.
– Trong vệt khói không có sự bổ sung thêm chất ô nhiễm cũng như không xét đến trường hợp chất ô nhiễm giảm đi do phản ứng hóa hợp chuyển thành một hay nhiều chất khác.
– Địa hình bằng phẳng, không có vật cản.
Trên cơ sở các số liệu đặc trưng của nguồn thải, tải lượng của các chất ô nhiễm và điều kiện khí tượng thủy văn của khu vực cơ sở sản xuất Trịnh Xuân Sử, việc tính toán lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí của cơ sở sản xuất có thể sử dụng các mô hình tính toán sau:
Mô hình GAUSS

Phương trình khuyếch tán Gauss của nguồn điểm để xác định nồng độ chất ô nhiễm trung bình ổn định theo thời gian.

2015-11-04_000517

Khi xác định nồng độ chất ô nhiễm gần mặt đất (phạm vị con người sống và hệ sinh thái tồn tại), coi như z=0, thay trị số z=0 được phương trình:

2015-11-04_000553
Trường hợp đơn giản nhất là khi tính biến thiên nồng độ chất ô nhiễm ở gần mặt đất theo trục x (theo hướng gió thổi, y=z=0), thay các giá trị y=z=0 được phương trình sau:

2015-11-04_000637
Trong đó:
– C(x, y, z) : Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ x, y, z (mg/m3)
– C(x, y, z=0): Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ x, y với z=0 ở gần mặt đất (mg/m3)
– C(x): nồng độ chất ô nhiễm tại các điểm trên trục x với y=z=0 (mg/m3)
– x: khoảng cách tới nguồn thải theo phương x, theo phương gió thổi (m)
– y: khoảng cách từ điểm tính trên mặt ngang theo chiều vuông góc với trục vệt khói, cách tim vệt khói (m)
– z: Chiều cáo điểm tính toán (m)
– E: Lượng thải chất ô nhiễm từ nguồn thải (miệng ống khói) (mg/s)
– u: Vận tốc gió trung bình ở chiều cao hiệu quả (H) của ống khói (m/s)
– y: Hệ số khuyếch tán của khí quyển theo phương ngang (độ sai lệch chuẩn) phương y (m)
– x: Hệ số khuyếch tán của khí quyển theo phương đứng (độ sai lệch chuẩn) phương z (m).
Mô hình BERRLIAND
Mô hình BERRLIAND được sử dụng nhiều ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trước đây. Nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm tại mặt đất được tính bằng công thức

2015-11-04_000734

Mô hình SUTTON
Mô hình Sutton được sử dụng nhiều ở các nước phương Tây, nồng độ chất ô nhiễm tại mặt đất được tính theo công thức sau:

2015-11-04_000805
Trong đó:
– C (x, y, 0): Nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm trên mặt đất
– M (Mô hình Berliand) và Q (Mô hình Sutton): Lượng thải (mg/s)
– U1: Tốc độ gió ở độ cao z = 1
– U : Tốc độ gió trung bình tại miệng ống khói
– K1: Hệ số khuyếch tán rối ở mực z = 1 m (thường K1 = 0,1 ữ 0,2 m2/s)
– K0 = Ky/U: chỉ ra mối quan hệ giữa rối ngang và tốc độ gió được gọi là kích thước rối ngang (m).
– n : Đặc trưng cho chỉ số tầng kết, là đại lượng vô thứ nguyên, n thường bằng 0,14 trong điều kiện khí quyển bất ổn định đến n = 0,2 trong điều kiện khí quyển ổn định.
– h: Độ cao của ống khói
– H: Độ nâng của vệt khói
– H: Độ cao hiệu dụng của ống khói: H = h + h
– Cy, Cz: Các thông số khuyếch tán rối theo phương thẳng đứng và nằm ngang Sutton
– x: Khoảng cách xuôi theo chiều gió tính từ nguồn
– y: Khoảng cách theo chiều ngang
– z: Độ cao trên mặt đất
Có nhiều công thức tính độ nâng vệt khói, sau đây là công thức phổ biến nhất:

2015-11-04_000842

Trong đó:
Vs : Tốc độ phụt tại miệng ống khói; Ts : Nhiệt độ khí thải tại miệng ống khói
d : Đường kính miệng ống khói; T, U: Nhiệt độ và tốc độ gió
Cả ba mô hình nêu trên được được lập trình trên máy tính, dùng ngôn ngữ Pascal để nhập dữ liệu, được áp dụng để xác định nồng độ của chất độc hay bụi nhẹ trong môi trường không khí.
Phân tích lựa chọn mô hình tính toán khuyếch tán ô nhiễm không khí
Khu vực cơ sở sản xuất chiếu tre Trịnh Xuân Sử xã Hòa Phú, huyện Ưng Hòa, tỉnh Hà Tây mùa đông gió hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió hướng Nam và Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Khí thải vận chuyển theo dòng khí có thể đi rất xa do không bị ảnh hưởng bởi địa hình và các yếu tố khác. Trong mùa Đông, nhiều dòng khí xuất phát từ Mông Cổ, Trung Quốc có thể xâm nhập xuống miền Bắc nước ta nên khu vực dự án cũng chịu ảnh hưởng của các luồng khí này. Các dòng khí mang tính chất địa phương, đặc biệt các dòng khí phát sinh do địa hình như gió núi-thung lũng, gió sườn dốc không phổ biến tại khu vực dự án do địa hình bằng phẳng.
Ngoài vận chuyển theo dòng khí, chất ô nhiễm còn khuyếch tán trong không khí. Có hai quá trình khuyếch tán trong chất lỏng và chất khí, đó là khuyếch tán phân tử và khuyếch tán loạn lưu. Trong điều kiện khí quyển thực, khuyếch tán loạn lưu đóng vai trò chính. Trong quá trình khuyếch tán, chất ô nhiễm có thể hòa vào không khí theo mọi hướng. Khuyếch tán loạn lưu phụ thuộc vào phân tầng khí quyển, cụ thể là sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiệt độ và tốc độ gió, điều kiện bức xạ, mây. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khí tượng, độ phân tầng gió được chia làm 6 loại hình từ phân tầng bất ổn định mạnh (loạn lưu mạnh) đến nghịch nhiệt mạnh (loạn lưu yếu).
Trong quá trình lan truyền, chất ô nhiễm có thể được tăng cường hoặc suy giảm do các phản ứng hóa học hoặc quá trình lắng đọng trên các bề mặt. Vì vậy, đối với một số chất nhậy cảm phải xem xét đến hệ số suy giảm trong quá trình lan truyền chất ô nhiễm.
Địa hình, vật cản có ảnh hưởng lớn đến sự lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển. Địa hình, vật cản có thể làm thay đổi hướng gió. Song ứng với từng loại quy mô tính toán khác nhau, ảnh hưởng này phải xem xét khác nhau. Đối với tính toán quy mô của cơ sở sản xuất trên là nhỏ, xét cụ thể trong trường hợp khu vực cơ sở sản xuất này, địa hình bằng phẳng nên ảnh hưởng của quá trình khuyếch tán khí độc vào môi trường do địa hình không đáng kể.
Báo cáo khoa học của đề tài Nghiên cứu đáng giá hiện trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Nội (Báo cáo khoa học “Ô nhiễm môi trường vùng lân cận Nhà máy xi măng Hoàng Thạch” – Đề tài cấp Nhà nước 52Đ.05.01) cho kết quả so sánh giữa số liệu tính nồng độ khí SO2 phân bố trên trục gió thổi theo mô hình GAUSS và theo mô hình BERRLIAND với trị số đo thực tế tại Nhà máy xi măng Hoàng Thạch (ống khói cao 87m) và ở các nhà máy ở KCN Thượng Đình, Hà Nội (ống khói cao 20 – 30). Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức của BERRLIAND có thể sử dụng cho cả nguồn ô nhiễm cao (ống khói cao) cũng như nguồn ô nhiễm thấp (ống khói thấp), còn công thức tính ô nhiễm theo hàm GAUSS thường phù hợp hơn đối với nguồn ô nhiễm cao (ống khói cao), mô hình SUTTON rất ít được áp dụng tính toán ở Việt Nam.
Lựa chọn mô hình tính toán khuyếch tán ô nhiễm của BERRLIAND để tính toán khuyếch tán ô nhiễm không khí tại cơ sở sản xuất này
Cơ sở sản xuất chiếu tre Trịnh Xuân Sử, xã Hòa Phú, huyện Ưng Hòa tỉnh Hà Tây tiêu thụ trung bình 40kg luồng/ngày, đốt khoảng 10kg mấu luồng/ngày thì tải lượng ô nhiễm bụi, CO, SO2, NOx, HC do sản xuất và đốt nhiên liệu thải ra trong các ngày sản xuất được tính toán trên bảng 2
Bảng 2. Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất chiếu tre
2015-11-04_000959

Khí thải phát sinh từ các hoạt động khác
Hoạt động sinh hoạt của con người sinh sống tại khu vực cơ sở sản xuất chiếu tre Trịnh Xuân Sử trực tiếp hoặc gián tiếp cũng ít nhiều gây ô nhiễm môi trường không khí thể hiện qua các hoạt động như đốt dầu, than củi, đốt rác, thắp sáng… Các hoạt động gián tiếp như thải các chất thải, phân rác… vào môi trường. Do sự phân hủy các chất thải sẽ gây ra mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường như các hợp chất mercaptan, NH3, H2S… Đặc biệt là khí thải từ trạm xử lý nước thải tập trung, sân lưu chứa CTR.
Tác động của các chất ô nhiễm không khí đến môi trường và sức khoẻ con người
Các yếu tố này có tác động ít nhiều đến môi trường xung quanh, sức khoẻ của cán bộ và công nhân của trại. Để có một cách nhìn tổng thể về ảnh hưởng của các tác nhân trên, xem xét đến tính chất vật lý và hoá học của các chất khí, cụ thể:
A.Tác động của bụi
– Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi gây nên những bệnh hô hấp. Tùy theo bản chất từng loại bụi mà gây ra các bệnh bụi phổi khác nhau.
– Bụi than tạo thành trong quá trình đốt nhiên liệu có thành phần chủ yếu là các chất hydrocarbons đa vòng (ví dụ: 3,4 – Benzpyrene) là chất ô nhiễm có độc tính cao vì có khả năng gây ung thư. Một số báo cáo cho thấy những người công nhân quét ống khói bị ung thư do nhiễm bụi than.
– Bụi có chứa sắt… có thể gây bệnh bụi phổi Siderose… Ngoài ra, bụi còn gây nên những thương tổn cho da, giác mạc mắt và bệnh ở đường tiêu hóa.
– Bụi đất nếu có trên 2% silic tự do có thể phát sinh bệnh bụi phổi silic sau nhiều năm tiếp xúc. Tiêu chuẩn Việt Nam giới hạn nồng độ bụi (có chứa silic) tối đa cho phép trong không khí nơi sản xuất là 50 mg/m3 (đối với cơ sở mới sản xuất).
B. Tác động của các khí axít (CO, SOx, NOx, H2S, HCl, HF):
Khí oxit cacbon
Oxit cacbon có công thức hoá học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, không vị, tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu có chứa cacbon như xăng, dầu các loại, than…, có ái lực mạnh với hemoglobin và chiếm chỗ oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể con người. Tiếp xúc với khí CO có thể gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất và rối loạn nhịp tim. ở nồng độ CO cao (khoảng 250mg/m3) có thể gây tử vong. Người lao động nếu làm việc liên tục ở khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính, người thường xanh xao, gầy yếu. Giới hạn cho phép CO trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 20 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư TCVN 5937-2005 là 30 mg/m3.
Khí lưu huỳnh dioxit
Khí lưu huỳnh dioxit hay SO2 là một chất khí kkhông màu, có vị cay, mùi khó chịu, gây kích thích mạnh, co giật cơ trơn, tăng tiết dịch, viêm và các chứng bệnh khác của đường hô hấp. Khi cháy, thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với oxy và tạo thành lưu huỳnh oxit, trong đó 99% là SO2 và 0,5-2% SO3. Ngoài ra nó còn gây rối loạn chuyển hoá prôtein và đường, gây thiếu vitamin B và C, ức chế enzym cholinesteraza. Tiếp xúc lâu dài với khí SO2 ở nồng độ cao có thể bị bệnh ở hệ tạo huyết vì khi đó hemoglobin tạo ra sẽ tăng cường quá trình oxy hoá Fe2+ thành Fe3+. Giới hạn cho phép khí SO2 trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 5 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư theo TCVN 5937 -2005 là 0,35 mg/m3.
Tổng hydrocacbon
Đây là các hợp chất giữa cacbon và hydro thường gồm 3 loại: no, không no, thơm. Nó là thành phần cơ bản của khí tự nhiên, không màu, không mùi. Khi có mùi là có lẫn thành phần sulfua. Các khí metan-CH4, etan, anilin, azốt…thuộc loại này, là những chất gây ngạt đơn thuần Tuỳ thuộc và khối lượng phân tử mà các hợp chất này có thể tồn tại dưới dạng khí, lỏng, rắn ở nhiệt độ thường. Hỗn hợp của hơi hydrocacbon với không khí hoặc oxy ở một tỷ lệ nhất định có thể gây nổ. Nói chung các hợp chất hydrocacbon đều độc đối với cơ thể người, đặc biệt là các hợp chất hydrocacbon thơm, chúng gây suy hô hấp, gây dị ứng da và gây ung thư. Giới hạn cho phép tổng hydrocacbon trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 300 mg/m3.
Khí nitơ dioxit
Khí NO2 được xem là hợp chất chủ yếu trong chuỗi phản ứng cực tím với hydrocacbon trong khí thải của máy móc tiêu thụ nhiên liệu dẫn đến hình thành muội khói có tính oxy hoá mạnh. Khí NO2 được biết đến như một chất gây kích thích viêm tấy và có tác động đến hệ thống hô hấp. Hiện nay khí NO2 ở nồng độ thường gặp trong thực tế có thể được xem là chất độc hại tiềm tàng gây bệnh viêm xơ phổi mãn tính, tuy nhiên chưa có số liệu định lượng về vấn đề này. Giới hạn cho phép khí NO2 trong không khí khu vực sản xuất TC 3733/2002/BYT-QĐ là 5 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư TCVN 5937-2005 là 0,2 mg/m3.
Tác nhân H2S
H2S là khí không màu nhưng có mùi trứng thối đặc trưng và dễ nhận ra ở nồng độ thấp, hoạt động rất mạnh nguy hiểm cho người tiếp xúc và làm cho hư hỏng các thiết bị kim loại. Nặng hơn không khí nên có xu hướng lắng chìm tập trung dưới thấp. H2S có thể cháy và tạo hỗn hợp nổ với không khí. Hít phải hay tiếp xúc với H2S rất nguy hiểm. Trong tự nhiên có H2S là do chất hữu cơ, rau cỏ thối rữa, phân rác đang phân huỷ, cống rãnh… H2S làm rụng lá cây, suy giảm sinh trưởng cây trồng
H2S ở nồng độ nhỏ hơn 10ppm: không gây nguy hiểm cho người làm việc trong khoảng 8 giờ.
H2S ở nồng độ khoảng 15ppm: nếu tiếp xúc trong 15 phút không gây hại gì
H2S ở nồng độ khoảng 50ppm: Mất cảm giác về mùi, gây đau đầu choáng váng.
H2S ở nồng độ khoảng 100ppm: Gây chảy nước mắt, hắt hơi, mất cảm giác về mùi và có thể bị ngạt nếu tiếp xúc trong khoảng 1 giờ.
H2S ở nồng độ khoảng 200ppm: Ngạt thở, cay mắt. cay mũi ngay tức thì, tiếp xúc trong 1 giờ có thể gây tử vong.
H2S ở nồng độ khoảng 700ppm: Gây tử vong nếu không cấp cứu ngay, dù tiếp xúc trong thời gian ngắn do H2S xuyên qua màng phổi và đi vào mạch máu
H2S ở nồng độ khoảng 1000ppm trở lên: gây tử vong trong vài phút.
Theo TC 3733/2002/BYT-QĐ nồng độ cho phép đối với H2S t¹i n¬i lµm viÖc nhá h¬n 7,5 mg/m3.
· Đối với sức khoẻ
SO2, NOx là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. SO2, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 – 3 micromét sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SO2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amôniắc ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
Khí HF rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, ở nồng độ 1,5 mg/m3 sẽ gây nguy hiểm cho đường hô hấp. Khí HF gây ra các biến đổi rõ rệt trong cơ quan tiêu hóa, gây chảy nước mắt, nước mũi, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây ngạt thở, nôn mửa…
Khí HCl gây nguy hiểm cho sức khỏe ở nồng độ 0,05 – 0,075 mg/m3.
· Đối với thực vật
Các khí SO2, NOx, HF, HCl khi bị ô xy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axít gây tác hại xấu tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SO2 trong không khí khoảng 1 – 2 ppm có thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loại thực vật nhậy cảm giới hạn gây độc kinh niên khoảng 0,15 – 0,30 ppm. Nhạy cảm nhất đối với SO2 là thực vật bậc thấp.
· Đối với vật liệu
Sự có mặt của CO, CO2, SO2, NOx, HF trong không khí nóng ẩm làm tăng
cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông và các công trình xây dựng, nhà cửa.
· Đối với khí hậu
Các khí thải axít SO2, NOx, HF, HCl có thể tạo nên các cơn mưa axít gây hại cho khu vực lân cận hay các vùng xa, ngoài ra khí NOx góp phần gây ảnh hưởng xấu tầng Ozôn… gây ảnh hưởng xấu tới khí hậu, hệ sinh thái cũng như sức khỏe của con người.
Bảng 3. Thống kê các tác hại bệnh lý chung của một số hợp chất khí độc hại đối với sức khoẻ con người
2015-11-04_001251
2. Tác động do tiếng ồn
Tiếng ồn do các máy cắt ống, máy chẻ, cắt hạt, khoan lỗ, máy đánh bóng nước, máy đánh bóng khô…. ở khoảng cách 1m có giá trị:
+ Máy cắt ống : 111 dBA
+ Máy chẻ : 97 dBA
+ Máy cắt hạt : 108 dBA
+ Máy khoan lỗ : 77-83 dBA
+ Máy đánh bóng nước : 75-85 dBA
+ Máy đánh bóng khô : 83 dBA
Tiếng ồn do các thiết bị sản xuất sẽ xảy ra liên tục trong thời gian sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân lao động.
Tại các nhà phân khu sản xuất khác
Tại các phân khu sản xuất còn lại, tiếng ồn sẽ phát sinh từ các quá trình sản xuất do va chạm, chuyển động qua lại của các hạt chiếu, ma sát của các thiết bị, vận chuyển của công nhân và hiện tượng chuyển động rối của các dòng không khí. Đây là nguồn ồn không đánh kể trong các cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, tiếng ồn cũng có thể phát sinh do các phương tiện GTVT. Tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn do đóng cửa xe, tiếng rít phanh…
3. Tác động đến môi trường nước
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước
Nước thải sản xuất: Chủ yếu là nước thải công đoạn đánh bóng nước các hạt chiếu.
Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của cơ sở sản xuất chủ yếu do sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong quá trình hoạt động sản xuất. Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm cặn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N, P), chất hữu cơ (BOD), vi sinh
Nước mưa chảy tràn: Thành phần nước mưa chảy tràn là cặn lơ lửng, đất, cát, rác thải bị cuốn trôi theo dòng nước.
a. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, dinh dưỡng các chất tẩy rửa và vi sinh vật. Với số lượng nhân công làm việc trong cơ sở là 90 công nhân, tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh như sau:
Tổng lượng nước sinh hoạt = 90 x 150 (lit/ngày) = 13,50 m3/ngày
Theo các số liệu thống kê, đặc tính ô nhiễm của nước thải sinh hoạt được cho trong bảng sau.
Bảng 4. Đặc trưng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt ( nguồn WHO)
2015-11-04_001342

– Nước thải sinh hoạt phát sinh được dẫn xuống rónh thoỏt nước tạm được chảy xuống sông Đáy.
b. Nước rửa trôi trên bề mặt
Đối với cơ sở sản xuất đang hoạt động này, bề mặt thường rộng, có nhiều chất hữu cơ vụn từ các luồng sinh ra, chất thải, đất, cát v.v… Khi có mưa hoặc nước tràn, toàn bộ phần chất ô nhiễm trên bề mặt sẽ bị cuốn theo dũng nước và chảy xuống sông Đáy. Nếu không được kiểm soát tốt, đặc biệt là vào mùa mưa, dũng thải này sẽ gõy những tỏc động đáng kể tới dũng sụng Đáy.
– Gõy bồi lắng dũng sụng, ô nhiễm mùi, màu….
– Ngăn cản quỏ trỡnh khuếch tỏn oxy vào nước, làm cản trở lượng ánh sáng truyền qua môi trường nước.
Dự án được thực hiện trên diện tích 4.262m2, với lượng mưa trung bỡnh hàng năm là 133 mm/tháng. Do đó, tổng lượng nước rửa trôi trên bề mặt được tính như sau:
Tổng lượng nước chảy tràn = 4.262 x 0.133 567 m3/tháng
Không phải toàn bộ lượng nước mưa rơi xuống mặt cơ sở sản xuất đều chảy xuống sông Đáy do cú quỏ trỡnh thấm. Lượng nước thấm vào đất phụ thuộc rất nhiều vào thời gian mưa, lượng mưa và tính chất, thành phần hoá lý của bề mặt đất.
c. Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất của cơ sở sản xuất chủ yếu do công đoạn đánh bóng nước. Với tổng lượng nước dùng 0,5m3/bể, và khả năng sử dụng 02bể/ngày thỡ lượng nước thải trong ngày khoảng 01m3 cộng thêm khoảng 30kg cát hoặc bột đá lẫn trong nước được xả trực tiếp xuống sông Đáy.
Nguồn nước chứa các chất hữu cơ lơ lửng sinh ra từ hạt chiếu tre trong quá trỡnh đánh bóng cộng thêm cát hoặc bột đá. Nguồn nước này đang gây ra bồi lắng sông Đáy, ô nhiễm chất hữu cơ… do nó được xả trực tiếp xuống sông Đáy.
Tác động của nước thải tới môi trường và con người
Nước thải sinh hoạt
Trong giai đoạn thi công công trỡnh, nước thải sinh hoạt chủ yếu từ các lán trại của công nhân hoạt động trực tiếp trên công trường (nước tắm, giặt, nấu ăn, v.v…), tổng lượng thải phát sinh khoảng 7,5 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt gây nên những tác động khi xả vào nguồn tiếp nhận (sông Nhuệ):
* Ảnh hưởng của chất hữu cơ: Với nước thải sinh hoạt, các chất hữu cơ có khả năng bị phân hủy sinh học cao, do đó làm giảm độ oxy hũa tan trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thủy sinh vật. Nếu nguồn tiếp nhận là các khu vực nước tĩnh như hồ, ao… mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều lần do tốc độ khuếch tán oxy vào trong pha lỏng kém.
* Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng: Sự hiện diện của các chất rắn lơ lửng trong môi trường nước làm giảm độ trong của nước, làm giảm khả năng truyền quang của nước và ảnh hưởng tới các loại thực vật sống ở lớp đáy cũng như quá trỡnh di chuyển của động vật nước. Các chất rắn này cũng là giá thể tốt để các loài vi sinh vật phát triển. Ngoài ra, hiện tượng lắng đọng của chất rắn trên mương dẫn theo thời gian sẽ gây nên hiện tượng bồi lắng, trầm tích khiến khả năng vận chuyển nước của mương giảm sút.
* Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng (nitơ và phốt pho): Ảnh hưởng lớn nhất của nitơ và phốt pho là khả năng gây hiện tượng phú dưỡng ở các hồ, ao gây ảnh hưởng tới hệ thủy sinh vật. Hiện tượng phú dưỡng có thể khiến hồ bị chết và gây nên hiện tượng lấp hồ. Theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định, với nước thải loại B, nồng độ nitơ và phốt pho trong nước thải phải nhỏ hơn 30 mg/l và 4 mg/l.
* Ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh: Trong nước thải sinh hoạt luôn tiềm ẩn các vi khuẩn gây bệnh như tả, lị, thương hàn, v.v… Tùy vào điều kiện môi trường mà các vi khuẩn này có thể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn. Ví dụ, vi khuẩn thương hàn có thể sống trong nước giếng 4 ngày và 25 ngày trong nước sông hồ. Khi nhiễm vào nguồn nước, chúng sẽ có khả năng phát tán và gây bệnh dịch trên diện rộng.
* Coliform và E.coli: Có nhiều trong phân người và phân động vật là loại nội độc tố gây bệnh thông qua sự sản sinh các nội độc tố kém chịu nhiệt, nội độc tố chịu nhiệt, sự xâm thực tế bào và tạo khuẩn lạc dày đặc trên niêm mạc ruột.
Nước chảy tràn trên bề mặt công trường
Thực tế, nước mưa có độ sạch cao, tuy nhiên, khi rơi xuống bề mặt công trường đang thi công, ḍng nước này bị ô nhiễm bởi nó cuốn theo bụi, cát và một ít dầu mỡ vương văi trên bề mặt công trường. Ḍng nước thải này cần có phương án quy hoạch thu gom hợp lý nếu không sẽ gây các tác động xấu như:
– Lắng trên đường thoát nước, gây tắc dũng chảy, bồi lắng.
– Dầu mỡ có trong nước thải ngăn cản quá trỡnh khuếch tỏn oxy vào nước, làm cản trở lượng ánh sáng truyền qua môi trường nước, ảnh hưởng đến quá trỡnh sinh trưởng và phát triển của sinh vật nước.
4. Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sinh ra trong giai đoạn hoạt động của cơ sở sản xuất chiếu tre Trịnh Xuân Sử chiếm mọt tỷ lệ rất lớn (khoảng 3/4 nguyên liệu đầu vào) như đầu mấu luồng không dùng trong quá trỡnh sản xuất, mùn cưa sinh ra từ các máy cắt… Tuy nhiên, lượng chất thải rắn này được tận dụng rất hữu ích. Khoảng 10% sử dụng làm nhiên liệu đốt lấy nhiệt cung cấp cho các lũ sấy khụ, luộc oxi.
Vậy theo tính toán mỗi ngày cơ sở tiêu thụ khoảng 200kg luồng tương đương với lượng chất thải rắn là 150kg.
Ngoài ra cũn cú chất thải sinh hoạt như giấy, plastic, các đồ dùng văn phũng phẩm thải loại khác.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của khoảng 90 cán bộ công nhân viên có thể được ước tính:
Qchất thải rắn sinh hoạt = 90 (người) x 0,3 (kg/người/ngày) = 27kg/ngày

Chất thải từ hoạt động sản xuất hàng ngày được dùng để đốt lũ lấy nhiệt và bỏn cho dõn xung quanh cơ sở sản xuất. Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và vận chuyển đến bói đổ rác.
Nếu lưu trữ lâu, chất thải rắn sinh hoạt sẽ bị phân huỷ kỵ khí và sinh ra các khí độc như CH4, mecaptan, H2S.
5. Sự cố môi trường và tai nạn lao động
Sự cố môi trường: Các kho chứa nguyên vật liệu, kho chứa hạt chiếu là các nguồn có khả năng gây cháy. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hệ thống điện cung cấp cho các máy móc sản xuất và cho sinh hoạt có thể bị sự cố gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động.
Tai nạn lao động: Trong quỏ trỡnh hoạt động sản xuất, các yếu tố môi trường, cường độ lao động, mức độ ô nhiễm có thể tác động xấu tới công nhân gây choáng, ngất. Tai nạn cũng dễ xảy ra do sự thiếu ý thức, thiếu cẩn trọng của công nhân khi thực hiện những động tác cắt ống, cắt đoạn… Tai nạn cũng có thể xảy ra trong quỏ trỡnh vận chuyển nguyờn liệu.
Các tác động có lợi
– Các hoạt động sản xuất trong cơ sở sản xuất kích thích nông nghiệp trong huyện cũng như các vùng lân cận phát triển theo hướng sản xuất công nghiệp và kích thích các loại công nghiệp phụ trợ phát triển.
– Sản xuất, cung cấp sản phẩm chiếu tre, tiêu dùng cho thị trường trong nước phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
– Tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thuế.
– Cơ sở sản xuất tạo công việc ổn định cho khoảng gân 100 lao động. Sự hoạt động của cơ sở sẽ kéo theo sự hình thành những cơ sở hạ tầng, các công trình dịch vụ công cộng, trưòng học… góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên địa bàn toàn tỉnh.
– Sự phát triển của các hoạt động sản xuất của cơ sở nói chung kéo theo các điều kiện văn hóa tinh thần cũng được cải thiện. ý thức về sự văn minh xã hội cũng được nâng cao trong mỗi người dân.
Các tác động tiêu cực
Cùng với những lợi ích tăng trưởng kinh tế, xã hội thì sự hoạt động của cơ sở xản xuất cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, mâu thuẫn xã hội như: làm thay đổi điều kiện sinh hoạt, việc làm, thu nhập của nhân dân địa phương, gia tăng dân số cơ học trong khu vực, gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong văn hóa và trật tự trị an tại khu vực.
Tuy nhiên, khi các cơ quan chức năng cùng nhau phối hợp sắp đặt kế hoạch chung, đồng thời khẩn trương khắc phục các vấn đề phát sinh thì các tác động tiêu cực sẽ không còn đáng kể.

Tóm lại sự hoạt động của cơ sở sản xuất chiếu tre Trịnh Xuân Sử, xã Hoà Phú, huyện Ưng Hoà, tỉnh Hà Tây có nhiều tác động tốt về mặt kinh tế-xã hội. Những tác động tiêu cực đến môi trường không khí, môi trường nước, đất và sức khoẻ cộng đồng đều ở mức thấp, phạm vi ảnh hưởng rất nhỏ. Chủ cơ sở sản xuất cam kết thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, biến các tác động xấu thành các tác động tích cực đến môi trường, gắn liền sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững.

………………………………………………………………………………………………….

Nguồn: Bản cam kết bảo vệ môi trường cho cơ sở sản xuất chiếu tre Trịnh Xuân Sử , 2007

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *