Báo cáo đánh giá tác động môi trường “dự án khai thác mỏ sét xi măng”

5/5 – (1 vote)

Để đánh giá tác động của việc thực hiện dự án, chia ra làm 2 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục cơ bản của mỏ.

– Giai đoạn 2: Dự án đi vào khai thác.

Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng các hạng mục cơ bản của mỏ, các tác động tới môi trường chỉ mang tính cục bộ, ngắn hạn và có thể khắc phục được. Khi dự án đi vào hoạt động thì các tác động của nó tới môi trường là hết sức đáng quan tâm, nó có tính chất tích luỹ, trực tiếp và lâu dài. Việc xác định các nguồn thải, thành phần, thải lượng của các chất ô nhiễm, qua đó đánh giá mức độ tác động của chúng tới các thành phần môi trường, là cơ sở đưa ra các phương án giảm thiểu khả năng tác động xấu tới các thành phần môi trường.

  1. Giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục cơ bản của mỏ

Trong giai đoạn này gồm thi công các hạng mục công trình sau:

TT Hạng mục công trình Đơn vị Số lượng
1 Nhà điều hành sản xuất và ăn ca m2 100
2 Nhà vệ sinh m2 5
3 Bãi tập kết sét m2 1000
4 Sân bãi đỗ xe m2 1200
5 Bể nước m3 3
6 Nhà kho m2 20
7 Bạt ngọn m3 1850
8 Cải tạo đường vận chuyển:

–         Trong mỏ

–         Ngoài mỏ

 

m

km

 

478

3,5

Thời gian tiến hành các hạng mục trên dự định trong 02 tháng, quá trình thi công ngắn, chủ yếu là san ủi, xúc, vận chuyển gần như giống với quá trình trong giai đoạn 2 – dự án đi vào khai thác. Với quá trình thi công ngắn, các tác động gần như giống với giai đoạn 2, do vậy trong báo cáo này xin được đi sâu vào đánh giá các tác động trong giai đoạn 2 (cũng tương đương với tác động của dự án).

  1. Giai đoạn dự án đi vào vận hành khai thác

Những yếu tố tác động chính đến môi trường:

– Bụi do việc san ủi, vận chuyển sét, đất phủ.

– Tiếng ồn do các phương tiện vận hành, thi công.

– Khí thải của các phương tiện thi công và các phương tiện vận tải.

– Chất thải lỏng của các phương tiện, dầu mỡ thải,…

– Chất thải của công nhân vận hành thi công trên mỏ.

Những yếu tố này dẫn đến có thể tác động làm thay đổi hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái thuỷ sinh (làm mất các thảm thực vật, mất nơi sinh sống của các động vật, mất đất canh tác trồng trọt và thay đổi hệ sinh thái nông nghiệp), làm thay đổi chế độ thuỷ lực của dòng nước mặt, nước ngầm, làm suy thoái môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước mặt. Đối với với các mặt như kinh tế, chính trị- xã hội thì dự án có ảnh hưởng tiêu cực đến di sản lịch sử, văn hoá, cảnh quan, cản trở sự đi lại, sinh hoạt nếp sống bình thường và sản xuất của nhân dân trong khu vực.

2.1. Ô nhiễm môi trường không khí

  • Bụi

Trong suốt thời gian tồn tại của dự án, trên công trường mỏ luôn tập trung một lượng các phương tiện thi công san, ủi, xúc, vận chuyển. Đây chính là những nguồn, điểm gây ra lượng bụi phát sinh ra môi trường. Lượng bụi này gây ra sự hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển, giảm tầm nhìn dẫn đến gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông. Ngoài ra, nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người: gây trở ngại đối với bộ máy hô hấp, gây ra các bệnh về phổi.

 Nồng độ bụi ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ, công nhân thi công, ngoài ra còn ảnh hưởng tới các hộ dân cư ở dọc hai bên đường do các phương tiện giao thông vận chuyển đi lại.

Trong trường hợp khai thác vào những ngày thời tiết thời tiết hanh khô có gió mạnh thì lượng bụi sẽ phát tán đi xa, gây ô nhiễm nhẹ trên diện rộng.

  • Khí thải

Khí thải thoát ra từ các phương tiện thi công chuyên chở. Thành phần của khí thải gồm: bụi, CO, SO2, NOx, hơi xăng. Các máy san ủi sử dụng nguyên liệu là dầu diezel công suất lớn và hoạt động liên tục, khu vực dự án có địa hình thoáng, do đó khí thải phát tán trong không khí ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh, cần xem xét, tính toán mức độ lan truyền của các chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Dựa trên các nguồn phát thải, ta có thể chia nguồn thải thành:

– Nguồn đường (nguồn di động): là nguồn do các phương tiện thi công chuyên chở gây ra.

– Nguồn mặt, nguồn điểm (nguồn cố định): là nguồn phát sinh tại bãi, khu vực thi công do các thiết bị như: máy xúc, san ủi, phương tiện vận chuyển đi lại trong khu vực,… gây ra.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí như: yếu tố về khí tượng (tính ổn định của khí quyển, hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ của không khí, độ ẩm của không khí, lượng mưa,… ), yếu tố về địa hình và các công trình xây dựng trong khu vực (gò đất, đồi núi, khu vực bằng phẳng, độ cao của các công trình,…) và một yếu tố đặc biệt quan trọng khác đó là tải lượng của chất ô nhiễm trong không khí.

Trên thực tế nghiên cứu khu vực xây dựng dự án, các yếu tố khí tượng, địa hình trong khu vực, dựa trên mô hình tính khuếch tán chất ô nhiễm trong môi trường không khí đối với nguồn đường và nguồn điểm, nguồn mặt để xác định mức độ lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí.

Mức độ tiêu hao nguồn nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện tại khu vực mỏ sét Khe Mo:

– Xăng: 74.520 l/năm = 298,08 l/ngày.

– Dầu: 63.990 l/năm = 255,96 l/ngày.

– Nhớt, mỡ: 3.140 l/năm = 12,56 l/ngày.

Trên cơ sở nguồn nhiên liệu sử dụng, ước tính một cách định lượng thành phần, tải lượng của các chất ô nhiễm trong môi trường không khí như sau:

STT Loại khí thải Định mức thải ra đối với 1 tấn dầu

(kg/tấn dầu)

Định mức thải ra đối với 1 tấn xăng

(kg/tấn dầu)

Tổng lượng thải 1 ngày

(kg/ngày)

Tải lượng phát thải

(g/s)

1 CO 28 300 96,58 1,11782
2 SO2 0,1 0,05 0,04259 0,49.10-3
3 NOx 55 20 20,02 0,2317
4 VOC 2,6 30 9,61 0,11123

Để đánh giá mức độ lan truyền các tác nhân ô nhiễm ra môi trường xung quanh, dựa trên mô hình khuếch tán chất ô nhiễm do nguồn đường, nguồn điểm, nguồn mặt gây ra. Tuy nhiên, với tải lượng các chất ô nhiễm như trên là rất nhỏ, dự án khai thác lại ở trong khu vực có mật độ dân cư thưa thớt, lưu lượng giao thông qua lại trong khu vực không nhiều.  Lượng khí thải từ hoạt động của dự án là tương đối nhỏ, phân bố trên diện rộng và được pha loãng nhanh chóng trong môi trường.

  • Trấn động và tiếng ồn

Sét là loại nguyên liệu mềm nên không cần sử dụng thuốc nổ trong quá trình khai thác, do vậy không gây chấn động lớn đối với khu vực. Tuy nhiên, hoạt động của các loại máy móc, thiết bị trong quá trình khai thác cũng gây ra những chấn động và tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của nhân dân khu vực.

Trong suốt thời gian tồn tại của dự án, do sự hoạt động của các phương tiện thi công, giao thông vận chuyển sẽ gây ra tiếng ồn lớn. Tại khu vực mỏ tiếng vượt tiêu chuẩn từ 10 – 20 dB.

Để dự báo mức ồn ở môi trường xung quanh do các nguồn ồn gây ra trong khu vực thi công thường dựa vào tính toán theo các mô hình lan truyền tiếng ồn. Trong mô hình tính toán lan truyền tiếng ồn, chia nguồn ồn thành 3 loại: nguồn điểm (như tiếng ồn của một động cơ, một máy nổ, một loa phát thanh,…), nguồn đường (như là tiếng ồn của một dòng xe chạy liên tục,…), nguồn mặt (như là tiếng ồn của một khu vực hoạt động, thi công, của một phân xưởng cơ khí,…).

Tiếng ồn truyền ra môi trường xung quanh được xác định theo mô hình truyền âm từ nguồn ồn sinh ra và tắt dần theo khoảng cách, giảm đi qua vật cản cũng như cần kể đến ảnh hưởng nhiễu xạ của công trình và kết cấu xung quanh.

Mức ồn ở khoảng cách r2 sẽ giảm hơn mức ồn ở điểm có khoảng cách r1 là:

– Đối với nguồn điểm:

rL = 20.lg (r2/r1)1+a

– Đối với nguồn đường:

rL = 10.lg (r2/r1)1+a

Trong đó:       rL: Độ giảm tiếng ồn (dBA).

                                     r1: Khoảng cách cách nguồn ồn (r1 thường bằng 1 m đối với tiếng ồn từ máy móc, thiết bị công nghiệp (nguồn điểm) và bằng 7,5 m đối với nguồn ồn là dòng xe giao thông (nguồn đường))

                                     r2: Khoảng cách cách r1

a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trồng cỏ a = 0,1, đối với mặt đất trống trải không có cây a = 0, đối với mặt đường nhựa và bê tông a = – 0,1.

+ Với tiếng ồn phát ra từ nguồn điểm là các máy móc thi công với mức ồn tối đa là 90 dBA (hệ số a là 0,1) thì:

Với khoảng cách là 100 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:

                                    rL = 20.lg (r2/r1)1+a  = 20.lg(100/1)1,1 = 44 dBA

Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 90 – 44 = 46 dBA

            Với khoảng cách là 500 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:

                                    rL = 20.lg (r2/r1)1+a  = 20.lg(500/1)1,1 = 59,4 dBA

Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 90 – 59,4 = 30,6 dBA

+ Với tiếng ồn phát ra từ nguồn đường:

– Mức độ tiếng ồn của luồng xe bằng mức ồn của xe đặc trưng cộng với gia số mức ồn của luồng xe.

– Gia số mức ồn của luồng xe phụ thuộc vào:

. Số lượng xe chạy trong 1 giờ (Ni), Ni = 60 (các loại xe có động cơ đốt trong đi lại trên tuyến đường).

. Khoảng cách đặc trưng từ luồng xe đến điểm đo ở cạnh đường có độ cao từ 1,5-2m (r1), r1 = 7,5 m.

. Tốc độ dòng xe (Si), tốc độ xe đi trên công trường = 5 km/h

. Thời gian trung bình một xe chạy trên quãng đường đó (T = 0,08 h = 288 s)

 Gia số mức ồn được xác định theo công thức sau:

A = 10log(Nir1/SiT) = 10 log (60.7,5/1,39.288) = 11,2

Giả thiết tiếng ồn phát ra từ xe đặc trưng là 70 dBA thì mức độ tiếng ồn của luồng xe tối đa đo tại vị trí cách điểm phát tiếng ồn 7,5 m là 81,2 dBA.

Mức ồn giảm theo khoảng cách thực tế tính từ nguồn ồn được xác định như sau:

Với khoảng cách là 100 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:

                        rL = 10.lg (r2/r1)1+a  = 10.lg(100/7,5)1,1 = 12,4 dBA

Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 81,2 – 12,4 = 68,8 dBA.

Với khoảng cách là 500 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là: 20 dBA.

Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 81,2 – 20 = 61,2 dBA.

            Với địa điểm khu vực mỏ cách xa khu vực dân cư xung quanh nên tiếng ồn chủ yếu ảnh hưởng đến cán bộ công nhân thi công.

2.2. Ô nhiễm môi trường nước

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm:

– Dầu mỡ thãi hoặc rơi vãi trên công trường của các phương tiện thi công. Lượng chất thải này ít nhưng đặc thù ô nhiễm cao.

– Nước mưa chảy tràn: với diện tích bề mặt tương đối lớn, khi có mưa to lượng nước mưa chảy sẽ gây xói lở, bồi lấp các dòng chảy gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, khi nước mưa tràn trên công trường sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm trên công trường như  dầu mỡ, các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, …gây ô nhiễm nguồn nước mặt xung quanh khu vực dự án. Sự ô nhiễm này sẽ làm suy giảm hệ sinh thái dưới nước và ảnh hưởng đến lợi ích sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mục đích khác.

Trong quá trình khai thác nếu việc quản lý lớp đất phủ không tốt sẽ dẫn đến việc san lấp hết ao hồ, sông suối và ruộng rẫy của khu vực lân cận, cũng như hình thành các moong khai thác sâu làm tích tụ nước mặt, điều này có thể dẫn đến làm thay đổi diện tích nước mặt và mất cân bằng nước khu vực.

– Nước thải sinh hoạt: với số lượng công nhân tham gia thi công trung bình khoảng 20 người, sử dụng trung bình 50 lít nước. Khối lượng nước thải là 1 m3/ngày. Thành phần, tải lượng của nước thải sinh hoạt ước tính như sau:

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Tải  lượng (kg/ngày)
BOD5

COD

SS

åN

Amôni

åP

45 – 54

72 – 102

70 – 145

6 – 12

2,4 – 4,8

0,8 – 4,0

0,9 – 1,08

1,44 – 2,04

1,4 – 2,9

0,12 – 0,24

0,048 – 0,096

0,016 – 0,080

Ngoài ra, trong thành phần loại nước thải này còn có một lượng lớn các loại vi sinh vật gây bệnh như: coliform, fecal coliform, trứng giun sán…

– Tác động tới nước ngầm: trong giai đoạn sau của quá trình khai thác mỏ (khi tiến hành khai thác xuống sâu hoặc khi tháo khô mỏ) có thể dẫn đến mực nước ngầm bị biến đổi mạnh, làm khô cạn nguồn nước ngầm khu vực xung quanh.

– Thoát nước mỏ:

Trữ lượng sét khai thác của mỏ gần như nằm trên mức thoát nước tự chảy, tuy nhiên trong giai đoạn sau của đời mỏ (khoảng sau 10 – 15 năm hoạt động) có một phần trữ lượng nằm dưới mức thoát nước tự chảy, khi đó nước chảy vào khai trường gồm nước mưa (Qmưa), nước mặt (Qmặt) và nước dưới đất (Qndđ).

Lượng nước chảy vào mỏ:

            Qmỏ = Qmưa + Qmặt + Qndđ

Nước mưa được xác định theo công thức:

            Qmưa = Amax x F (m3/ngày)

Trong đó:  Amax = 173,8 mm = 0,1738 m là lượng mưa lớn nhất của một ngày.

                    F = 0,29 km2 = 290.000 m2 là diện tích công trường khai thác.

            Qmưa = 50.402 m3/ngày

Lượng nước mặt có thể chảy vào công trường khai thác = 0 (lượng nước mặt chảy ra ngoài moong khai thác).

Lượng nước dưới đất (chỉ khi khai thác dưới 22 m): Coi công trường khai thác là một giếng lớn, lượng nước chảy vào giếng lớn xác định theo công thức của Dupuyit:

            Qndđ =   (m3/ngày)

Khi hạ thấp mực nước đến đáy (S = H) ta có:

            Qndđ =   (m3/ngày)

Trong đó:      K = 0,05 (m/ngày) là hệ số them trùng bình của đất đá theo tài liệu múc nước thí nghiệm.

                        H = 25 m – là cột nước cần tháo khô trong moong (chiều cao dự kiến khai thác tính từ mực xâm thực địa phương).

                        R0 = R + r0 bán kính ảnh hưởng của giếng lớn.

            R =  

Khi hạ thấp mực nước đến đáy (S = H) ta có

            R =  = 46,1 m

                        r0 bán kính công trường khai thác

            r0 = , L = 600 m, B = 480 m, è r0 = 270 m

è R0 = 316,1 m è lượng nước dưới đất Qndđ = 521,9 m3/ngày

  Trong giai đoạn sau này, để công tác khai thác được thuận lợi và đảm bảo yêu cầu, việc tiến hành thoát nước, tháo khô mỏ phải được tiến hành thường xuyên. Để phục vụ cho công tác thoát nước cho mỏ, dự án sử dụng phương pháp thoát nước cưỡng bức bằng máy bơm.

2.3. Ô nhiễm đất và chất thải rắn

Dự án khai thác mỏ sét xi măng Khe Mo có thể dẫn đến những tác động đến môi trường đất như xung đột với địa phương về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mất diện tích đất, đất màu cho việc hình thành khu mỏ, bãi thải, bến bãi, khu lưu thông,…; biến đổi chất lượng đất do xói mòn, phong hoá và ô nhiễm.

Chất thải rắn trong giai đoạn này gồm: trong quá trình khai thác mỏ, công nhân không nghỉ ngơi và sinh hoạt cá nhân tại mỏ, do vậy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên mỏ hầu như không có. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai thác sét công nghiệp chủ yếu là lớp đất phủ, đất sét pha. Khối lượng này một phần được sử dụng vào việc san gạt tạo nền đường, phần còn lại được vận chuyển về bãi thải tạm ở mặt bằng trung tâm khu vực khai thác (trong những năm đầu). Khi tạo xong mặt bằng bãi thải trong – khai thác khu vực đầu tiên đến hết chiều dày tính trữ lượng, đất phủ sẽ được chuyển vào bãi thải trong và lượng đất phủ này sẽ được phục vụ trong công tác hoàn thổ.

2.4. Tác động đến môi trường sinh thái

Việc gây ra những tác động đến môi trường đất, nước, không khí trong qúa trình khai thác mỏ gây nên những biến đổi cơ bản về hệ sinh thái.

– Hệ sinh thái dưới nước: các tác động đối với hệ sinh thái dưới nước bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước do các loại nước thải của mỏ gây nên như hàm lượng chất lơ lửng cao ngăn cản độ xuyên thấu ánh sáng, hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm độ hoà tàn oxi trong nước,…Phần đa các hệ sinh thái rất nhạy cảm đối với môi trường, sự ô nhiễm môi trường nước có thể dẫn đến sự thay đổi hệ sinh thái thuỷ vực trong khu vực dự án.

– Hệ sinh thái trên cạn: ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước có những ảnh hưởng nhất định đến hệ sinh thái trên cạn. Hầu hết sự ô nhiễm này đều có tác động xấu đến thực vật và động vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và nghề trồng vườn, làm giảm sự đa dạng sinh học trong khu vực.

2.5. Tác động đến môi trường kinh tế – xã hội

– Đối với sức khoẻ cộng đồng: các nguồn ô nhiễm trong hoạt đông khai thác đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của con người trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án. Tuy nhiên, tải lượng các chất ô nhiễm không cao, mật độ dân cư trong vùng dự án thấp, do đó mức độ tác động đến sức khoẻ cộng đồng là không lớn.

– Kinh tế xã hội: quá trình hoạt động khai thác mỏ có một ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn cho khu vực nói riêng và cho đất nước nói chung. Trước tiên là việc góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, tạo lên cảnh quan mới với tiến trình đô thị hoá nhanh hơn, góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan, đóng góp sản phẩm cho xã hội,…

2.6. Các tác động khác

– Tăng mật độ giao thông trong khu vực, cản trở nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực.

– Gia tăng áp lực lên kết cấu đường, trong thời gian dài gây nên các biến dạng về kết cấu làm yếu nền đường, sụt lún nứt vỡ…làm giảm tốc độ lưu thông trên đường

– Gây bụi làm giảm khả năng qua sát đường của các lái xe khi tham gia giao thông.

– Gây ra các sự cố như cháy, nổ, tai nạn lao động, ngập úng lụt vào mùa mưa có thể kéo theo các hậu quả ô nhiễm do nước mưa chảy tràn tạo nên.

– Gia tăng các tai nạn:

+ Trong quá trình khai thác, các yếu tố môi trường, cường độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người công nhân như gây mệt mỏi, choáng váng và ngất.

+ Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu có thể gây ra tai nạn giao thông.

 [Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường “dự án khai thác mỏ sét xi măng Khe Mo” huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên – Thái Nguyên 2004]

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *