Nhiều quốc gia đã ban bố các đạo luật tạo khung pháp lí cho các nhà kinh doanh, khai thác nguồn năng lượng tái sinh. Các chính phủ xây dựng kế hoạch chiến lược sản xuất nguồn năng lượng tái sinh. Qui hoạch vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất.
– Tuyên truyền trong cộng đồng về ích lợi tiềm năng nguyên liệu tái sinh của mỗi nước ở phạm vi quốc gia, địa phương, những ảnh hưởng của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người. Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn cấp quốc gia, ở các địa phương về vấn đề năng lượng tái sinh.
– Đầu tư cho các Viện nghiên cứu, các trường đại học về kinh phí, bồi dưỡng đội ngũ các nhà khoa học, kĩ thuật để nghiên cứu nhằm khai thác và sử dụng năng lượng tái sinh một cách có hiệu quả.
– Huy động việc liên kết, phối hợp giữa Viện nghiên cứu, các công ty, các doanh nghiệp, các Hiệp hội, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc khai thác, sử dụng nguồn năng lượng tái sinh.
– Trao đổi kinh nghiệm, công nghệ sản xuất năng lượng tái sinh giữa các quốc gia, hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế, kĩ thuật, công nghệ khai thác và sử dụng năng lượng tái sinh.
– Đưa giáo dục sử dụng năng lượng tái sinh vào trong các cấp/bậc học trang bị cho học sinh một số kiến thức về năng lượng tái sinh: các nguồn, tiềm năng, khả năng khai thác và vai trò của năng lượng tái sinh đối với môi trường và sức khỏe con người. Từ đó HS có mong muốn sử dụng năng lượng tái sinh, góp phần bảo vệ môi trường.
Nhìn chung, các biện pháp thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái sinh đã được quan tâm ở các mức độ khác nhau. Hội nghị quốc tế Bonn, Cộng hòa Liên bang Đức tháng 6 năm 2004 đã đề cập đến việc sử dụng năng lượng tái sinh. Trong báo cáo đã kêu gọi các Chính phủ của các nước cần triển khai các chính sách nhằm tăng các nguồn năng lượng tái sinh. Cải cách các chính sách nông nghiệp nhằm hỗ trợ sản xuất nguồn nguyên liệu sinh khối, đẩy mạnh trồng cây năng lượng. Hội nghị cũng cam kết tăng tỷ lệ năng lượng tái sinh như năng lượng sinh khối trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Đặc biệt các nước EU phải là các nước đi đầu trong toàn cầu về việc thực hiện mục tiêu cung cấp 25% năng lượng tái sinh vào năm 2020.Chính phủ Anh cam kết sẽ sử dụng năng lượng tái sinh đạt 10% và chính phủ Scotland đạt 40% vào năm 2020.
Các nước ASEAN đã họp bàn về vấn đề năng lượng của khu vực. Các nước tiểu vùng Sông Mê kông đã đưa ra chiến lược xây dựng các nhà máy thủy điện và phát triển bền vững tại các địa phuơng.
Thái Lan khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất dầu Diezel sinh học cỡ nhỏ tại địa phương trong cả nước. Nước này cũng đã đầu tư 7,5 triệu USD đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dầu Diezel sinh học tại tỉnh Karabi. Đây là nhà máy thứ ba sản xuất dầu diezel của Thái Lan tính đến năm 2005. Trong kế hoạch phát triển nhiên liệu sinh học, theo đó dành 725 triệu USD để xây dựng 85 nhà máy sản xuất dầu diezel sinh học vào năm 2012.
Tại Mỹ đã lập các dự án nghiên cứu sản xuất năng lượng tái sinh thứ hai (Các loại cây: Khuynh diệp, lõi ngô, bã mía…) thay cho việc sử dụng nguyên liệu là Ngô và cây có dầu. Chính phủ Mỹ đã đầu tư cho các dự án này là 600 triệu USD. Dự kiến đến năm 2020 sẽ sản xuất ethanol từ các nguyên liệu này gấp 2 lần ethanol gốc bắp. Tương tự Úc sẽ đầu tư 15 triều đô la Úc vào sản xuất nhiên liệu sinh học. Điều này sẽ giải quyết được vấn đề bảo vệ môi trường mà không mất an ninh lương thực.
Hàn Quốc lên kế hoạch biến vành đai Tây Nam thành nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới. Tiên phong là nhà máy điện thủy triều ở Sihwa xây dựng năm 2004 và sẽ hoàn thành vào tháng 11/2009. Nhà máy có công suất thiết kế là 254.000 KWh (với 10 tuốcbin phát điện), sản lượng bình quân là 550 triệu KW. Nhà máy điện thủy triều này sẽ giúp Hàn Quốc tiết kiệm khoảng 39 tỷ Won chi phí nhập khẩu nhiên liệu và giảm khí CO2 xả vào khí quyển.
Việt Nam, trong kế hoạch phát triển nguồn năng lượng tái sinh, chính phủ đã có kế hoạch như phát triển thủy điện, xây dựng chương trình phát triển nhiên liệu sinh học giai đoạn 2005 – 2020 là từng bước phát triển công nghệ pha chế nhiên liệu sinh học. Phấn đấu từ năm 2020 đến 2025 sẽ sản xuất 4,5 triệu tấn diezel pha ethanol và diezel sinh học, chiếm 20% nhu cầu về xăng , với doanh thu khoảng 1,5 đến 1,7 tỷ đồng, thay thế được 90 đến 100% lượng xăng/diezel thiếu hụt. Trước mắt, đến năm 2010 sẽ sử dụng xăng /diezel pha ethanol chay các động cơ ở các đô thị và các khu đông dân cư. Nhà nước cần có qui hoạch vùng phát triển nguyên liệu sinh học.
Việt Nam đã bắt đầu thực hiện dự án “Hỗ trợ chương trình khí sinh học (KSH) cho chăn nuôi ở một số tỉnh VN” do Chính phủ Hà Lan tài trợ Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Mục tiêu của dự án sẽ xây dựng 12.000 hầm khí Bioga cho 12 tỉnh thành phố. Theo ước tính, mỗi năm giảm 8 tấn CO2 thải vào không khí. Giai đoạn hai sẽ xây dựng 100.000 hầm khí sinh học.
Leave a Reply