Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của một số mô hình sinh kê ở các tỉnh duyên hải miền trung

5/5 – (1 vote)

PGS.TS. Lê Văn Thăng, ThS.NCS. Nguyễn Đình Huy

Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Huế

Số 7, Hà Nội, thành phố Huế

Email: thanghue56@gmail.com

ABSTRACT

This paper has been developed and applied the criteria of 14 indicators in order to assess the adaptation possibility of the 16 livelihood models to climate change in the provinces in the Central, Vietnam. Based on quantitative calculation of the relevant parameters such as the weighted indicator, the actual score, and the major score of indicators, the general evaluation score of the models,… in order to respond to the math assessment. Evaluation results classify the adaptation possibility of the 16 livelihood models to climate change in the provinces in the Central, including 03 high-adaptive models, 08 relatively high-adaptive modelsmodels and 05 medium-adaptive models to climate change.

Key words: climate change, adaptation possibility, livelihood model.

TÓM TẮT

Bài báo này đã xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí gồm 14 chỉ tiêu đểđánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với 16 mô hình sinh kếcủa các tỉnh, thành ở miền Trung. Trên cơ sở tính toán một cách định lượng được các thông số liên quan như trọng số của chỉ tiêu, điểm số thực tế và điểm số chính thức của các chỉ tiêu, điểm số đánh giá chung của mô hình… để phục vụ cho bài toán đánh giá. Kết quả đánh giá đã phân hạng được khả năng thích ứng với BĐKH đối với 16 mô hình sinh kế ở các tỉnh, thành miền Trung, gồm có 03 mô hình thích ứng cao, 08 mô hình thích ứng khá cao và 05 mô hình thích ứng trung bình với BĐKH.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Khả năng thích ứng, Mô hình sinh kế.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. BĐKH đã tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành, lĩnh vực cũng như nhiều vùng, miền trên khắp nước ta. Trong đó, các tỉnh, thành ở miền Trung có đường bờ biển dài, cùng với điều kiện tự nhiên và chế độ khí hậu hết sức khắc nghiệt nên đã chịu những tổn thương nặng nề do BĐKH gây ra. Trước thực trạng đó, từ nhiều năm qua, người dân ở các tỉnh, thành miền Trung đã xây dựng được các mô hình sinh kế có khả năng thích ứng với BĐKH nhằm đảm bảo các điều kiện sản xuất, hạn chế thiệt hại và mang lại hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Qua quá trình điều tra, khảo sát thực địa tại 14 tỉnh, thành ở miền Trung, đã phát hiện và tổng kết được nhiều mô hình sinh kế có khả năng thích ứng với BĐKH của người dânnơi đây. Tuy nhiên, để biết được các mô hình đó có khả năng thích ứng với BĐKH ở ngang mức độ nào, thì đây là một vấn đề đang còn bỏ ngõ. Do vậy, để có được câu trả lời cho vấn đề đó thì cần thiết phải tiến hành đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH đối với các mô hình này. Đó chính là nội dung của bài báo này.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Tổ chức các tuyến thực địa đến 14 tỉnh, thành ở miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) để khảo sát chi tiết các mô hình, đồng thời tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp các chủ mô hình thông qua phiếu điều tra đã được in sẵn.

– Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tư liệu: Các tài liệu, số liệu liên quan đến các mô hình, cũng như liên quan đến địa bàn nghiên cứu được thu thập bằng nhiều hình thức khác nhau. Trên cơ sở đó, tiến hành xử lý và phân tích để phục vụ cho quá trình đánh giá.

– Phương pháp chuyên gia: Tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia cùng lĩnh vực trong quá trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá. Mặt khác, đã gửi phiếu xin ý kiến về mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đánh giá đến 15 chuyên gia để tính được trọng số của các chỉ tiêu đó.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng kết các mô hình sinh kế có khả năng thích ứng với BĐKH tại các tỉnh miền Trung

Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa về các mô hình có khả năng thích ứng với BĐKH tại 14 tỉnh thành ở miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), đã tiến hành tổng kết và phân loại khả năng thích ứng với từng yếu tố BĐKH đối với mỗi mô hình. Cụ thể được trình bày ở bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Tổng kết các mô hình sinh kế có khả năng thích ứng với BĐKH

TT Tên mô hình Địa chỉ Khả năng thích ứng Mã số mô hình
1 Mô hình sản xuất tổng hợp Phan Như Trang Xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Lũ lụt TH.01
2 Mô hình trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi Ngao Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Nước biển dâng TH.02
3 Mô hình trồng rau hành trên đất cát có sử dụng hệ thống tưới phun tiết kiệm nước Xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Hạn hán NA.01
4 Mô hình nhà vượt lũ Xã Đức Quang, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Lũ lụt HT.01
5 Mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học Xã Phù Lưu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Lũ lụt, rét HT.02
6 Mô hình sản xuất tổng hợp Ngọc Lễ trên vùng cát ven biển Xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Hạn hán QB.01
7 Mô hình chuồng lợn thích ứng với lũ lụt Xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình Lũ lụt QB.02
8 Mô hình sản xuất trái vụ trên vùng đất cát Xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Hạn hán QT.01
9 Mô hình trồng rau trên giàn Xã Quảng Thành (Quảng Điền), xã Hương Phong (Hương Trà), tỉnh Thừa Thiên Huế Lũ lụt TTH.01
10 Mô hình nuôi thủy sản xen ghép ven Phá Tam Giang Xã Quảng Công (Quảng Điền) tỉnh Thừa Thiên Huế Lũ lụt, nước dâng TTH.02
11 Mô hình nhà đa năng Xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng Bão, lũ lụt ĐN.01
12 Mô hình nuôi trồng thủy sản có vành đai rừng ngập mặn xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Nước biển dâng QNa.01
13 Mô hình trồng cỏ nuôi bò trên vùng đất cát ven biển Xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi Hạn hán QNg.01
14 Mô hình cà phê trồng xen cao su Xã EaBa, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên Hạn hán PY.01
15 Mô hình sản xuất rau trên vùng đất cát khô hạn Xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận Hạn hán NT.01
16 Mô hình trồng cây Trôm chịu hạn Xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận Hạn hán BT.01

Như vậy, 16 mô hình này là đối tượng để áp dụng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá nhằm xem xét và phân hạng khả năng thích ứng của nó với BĐKH.

3.2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH

Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và nguyên tắc đã được đề ra nhằm có được bộ tiêu chí để đánh giá được khả năng thích ứng với BĐKH đối với 16 mô hình đã được tổng kết ở trên. Tác giả đã lựa chọn và xây dựng được bộ tiêu chí, bao gồm 4 tiêu chí với 14 chỉ tiêu đánh giá được thể hiện cụ thể ở bảng 2:

Bảng 2: Bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH

Tiêu chí Chỉ tiêu đánh giá Mã chỉ tiêu
Khả năng thích ứng Vị trí và địa hình CT 1
Mùa vụ sản xuất CT 2
Đối tượng sản xuất CT 3
Cách bố trí các hợp phần CT 4
Kinh nghiệm sản xuất CT 5
Hiệu quả về kinh tế Tỷ suất lợi nhuận (Tổng thu/Tổng chi) CT 6
Thời gian thu hồi vốn CT 7
Hiệu quả về xã hội Tạo công ăn việc làm cho lao động CT 8
Phù hợp với chủ trương, chính sách của địa phương CT 9
Khả năng nhân rộng mô hình CT 10
Hiệu quả về môi trường Hạn chế phát sinh chất thải CT 11
Tái sử dụng chất thải CT 12
Tiết kiệm năng lượng CT 13
Cải thiện môi trường CT 14

3.3. Quy trình và kết quả đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH

Quá trình tiến hành đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH đối với 16 mô hình theo bộ tiêu chí đã được xây dựng, tác giả đã thực hiện theo quy trình và có được kết quả như sau:

3.3.1. Tính trọng số của các chỉ tiêu đánh giá

Đối với từng chỉ tiêu trong bộ tiêu chí đánh giá sẽ có mức độ quan trọng khác nhau đối với khả năng thích ứng với BĐKH của mỗi mô hình (chỉ tiêu có trọng số càng cao thì mức độ quan trọng của chỉ tiêu đó đối với khả năng thích ứng với BĐKH của mô hình càng lớn). Do vậy, để có một kết quả đánh giá chính xác, cần phải tính được trọng số của từng chỉ tiêu khi đánh giá.

Như vậy, để tính được trọng số của từng chỉ tiêu đánh giá, tác giả đã áp dụng phương pháp Delphy như sau:

– Lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực (15 chuyên gia) bằng cách gửi phiếu xin ý kiến đã in sẵn bộ tiêu chí đánh giá để các chuyên gia này cho điểm về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu. Thang điểm để các chuyên gia cho là từ 1 đến 10, tương ứng với chỉ tiêu có điểm càng cao thì mức độ quan trọng càng lớn.

– Sau khi có được phiếu lấy ý kiến của 15 chuyên gia, sử dụng kết quả cho điểm của từng chỉ tiêu để tính trọng số theo các bước với các công thức sau đây:

+ Bước 1: Xác định điểm xếp hạng của mỗi chỉ tiêu (mi) bởi công thức (1):

 2015-11-09_231153

+ Bước 2: Tính trọng số trung gian của mỗi chỉ tiêu (wi‘)

Chấp nhận mi cao nhất có wi’ bằng 1

Tính wi’ của các chỉ tiêu khác bằng công thức (2):

  2015-11-09_231228

+ Bước 3: Tính trọng số chính thức của mỗi chỉ tiêu bằng công thức (3):

2015-11-09_231306

Thực hiện theo quy trình như trên, đã tính toán được kết quả trọng số của các chỉ tiêu đánh, như bảng 3 sau đây:

Bảng 3: Kết quả tính trọng số của các chỉ tiêu đánh giá

Tiêu chí

 

Chuyên

gia

Khả năng thích ứng Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả             môi trường
CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 CT 6 CT

7

CT

8

CT

 9

CT 10 CT 11 CT 12 CT 13 CT 14
1 10 9 8 7 8 8 7 9 4 6 10 6 9 5
2 8 10 9 8 7 10 7 9 6 7 10 7 6 8
3 8 9 8 8 6 9 7 8 6 7 9 7 8 8
4 7 9 7 7 5 8 6 10 7 8 9 8 7 7
5 7 9 8 7 6 7 6 9 8 7 8 7 6 6
6 8 10 8 8 7 8 7 9 7 6 9 8 7 7
7 7 9 8 9 8 7 6 8 6 6 8 8 6 6
8 8 10 8 8 7 7 7 8 5 7 9 8 7 5
9 7 9 6 7 6 6 7 7 4 8 9 7 6 4
10 7 10 8 6 8 5 8 7 4 9 8 7 5 5
11 8 10 9 8 7 6 6 5 7 8 7 6 4 3
12 7 9 7 8 7 5 5 3 6 8 6 5 4 4
13 7 8 7 6 6 5 6 4 5 7 5 5 4 6
14 8 10 8 7 8 6 5 6 4 8 6 7 5 7
15 7 9 7 7 8 7 6 5 6 7 8 7 6 4
Tổng điểm 114 140 116 111 104 104 96 107 85 109 121 103 90 85
Điểmxếp hạng mi 7.6 9.3 7.7 7.4 6.9 6.9 6.4 7.1 5.7 7.3 8.1 6.8 6.0 5.7
Trọng số trung gian wi 0.81 1.00 0.83 0.79 0.74 0.74 0.68 0.76 0.61 0.78 0.86 0.74 0.64 0.61
Trọng số chính thức wi 0.077 0.094 0.078 0.075 0.070 0.070 0.064 0.072 0.057 0.074 0.082 0.070 0.060 0.057

3.3.2. Xác định điểm số thực tế(Bi) và tính toán điểm số chính thức (Ai) cho từng chỉ tiêu

Tùy theo mức độ phù hợp và tính hiệu quả của mỗi chỉ tiêu trong việc thích ứng với BĐKH  đối với từngmô hìnhmà điểm số thực tế (Bi) cho từng chỉ tiêu được xác định trong thang điểm từ 1 đến 5. Nghĩa là tương ứng với điểm số thực tế cho từng chỉ tiêu càng thấp thì mức độ phù hợp và tính hiệu quả trong việc thích ứng với BĐKH của mô hình càng thấp và ngược lại.

Như vậy, căn cứ vào thực tiễn của mỗi mô hình và theo cách xác định điểm cho từng chỉ tiêu đã được quy định, điểm số thực tế cho mỗi chỉ tiêu đối với 16 mô hình đã được xác định như bảng 4 sau đây:

Bảng 4: Xác định điểm số thực tế (Bi)cho mỗi chỉ tiêu đối với từng mô hình

Tiêu

chí

hình

Khả năng thích ứng Hiệu quả kinh tế Hiệu quả

xã hội

Hiệu quả môi trường
CT

1

CT

2

CT

3

CT

4

CT

5

CT

6

CT

7

CT

8

CT

9

CT

10

CT

11

CT

12

CT

13

CT

14

TH.01 2 3 3 2 3 3 2 2 3 3 2 3 2 2
TH.02 2 4 3 3 4 4 3 3 5 3 4 3 3 5
NA.01 4 5 3 4 5 4 4 4 5 4 3 3 3 3
HT.01 2 3 4 5 5 3 3 3 5 5 3 3 3 3
HT.02 2 2 3 2 3 3 2 2 4 2 3 3 2 3
QB.01 2 4 5 4 5 4 3 4 5 4 3 3 3 5
QB.02 2 3 3 3 4 3 3 2 3 2 2 3 2 2
QT.01 2 2 3 3 4 2 2 2 2 3 2 2 3 3
TTH.01 2 3 3 5 4 4 3 3 4 4 3 3 3 3
TTH.02 4 5 5 4 5 5 5 5 4 5 4 4 4 4
ĐN.01 5 3 3 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3
QNa.01 4 4 3 4 4 4 4 3 5 3 4 2 3 4
QNg.01 3 5 5 4 5 4 4 4 5 5 4 5 4 4
PY.01 3 3 2 3 3 3 3 3 3 2 3 2 2 4
NT.01 2 5 5 5 5 5 4 5 5 4 4 4 4 5
BT.01 3 4 3 3 4 4 4 4 4 3 3 3 2 4

Từ điểm số thực tế (Bi)của mỗi chỉ tiêu như bảng trên, điểm số chính thức (Ai) của các chỉ tiêu đó được tính toán theo công thức (4) sau đây:

Điểm số chính thức (Ai) = B­i  x wi(4)

Trong đó: B­i là điểm số thực tế của chỉ tiêu i, wi là trọng số chính thức của chỉ tiêu i

Theo cánh tính như trên, đã tính toán được điểm số chính thức của mỗi chỉ tiêu đối với 16 mô hình như bảng 5 dưới đây:

Bảng 5: Điểm số chính thức (Ai) của các chỉ tiêu đối với 16 mô hình đánh giá

Tiêu

chí

hình

Khả năng thích ứng Hiệu quả kinh tế Hiệu quả       xã hội Hiệu quả môi trường
CT

1

CT

2

CT

3

CT

4

CT

5

CT

6

CT

7

CT

8

CT

9

CT

10

CT

11

CT

12

CT

13

CT

14

TH.01 0.15 0.28 0.23 0.15 0.21 0.21 0.13 0.14 0.17 0.22 0.16 0.21 0.12 0.11
TH.02 0.15 0.38 0.23 0.23 0.28 0.28 0.19 0.22 0.29 0.22 0.33 0.21 0.18 0.29
NA.01 0.31 0.47 0.23 0.30 0.35 0.28 0.26 0.29 0.29 0.27 0.25 0.21 0.18 0.17
HT.01 0.15 0.28 0.31 0.38 0.35 0.21 0.19 0.22 0.29 0.37 0.25 0.21 0.18 0.17
HT.02 0.15 0.19 0.23 0.15 0.21 0.21 0.13 0.14 0.23 0.15 0.25 0.21 0.12 0.17
QB.01 0.15 0.38 0.39 0.30 0.35 0.28 0.19 0.29 0.29 0.27 0.25 0.21 0.18 0.29
QB.02 0.16 0.28 0.24 0.23 0.28 0.21 0.19 0.14 0.17 0.15 0.16 0.21 0.12 0.12
QT.01 0.16 0.19 0.24 0.23 0.28 0.14 0.15 0.14 0.15 0.22 0.16 0.14 0.18 0.18
TTH.01 0.15 0.28 0.23 0.38 0.28 0.28 0.19 0.22 0.23 0.27 0.25 0.21 0.18 0.17
TTH.02 0.31 0.47 0.39 0.30 0.35 0.35 0.32 0.36 0.23 0.37 0.33 0.28 0.24 0.23
ĐN.01 0.39 0.28 0.23 0.30 0.21 0.21 0.19 0.22 0.23 0.22 0.25 0.14 0.18 0.17
QNa.01 0.31 0.38 0.23 0.30 0.28 0.28 0.26 0.22 0.29 0.22 0.33 0.14 0.18 0.23
QNg.01 0.23 0.47 0.39 0.30 0.35 0.28 0.28 0.29 0.29 0.37 0.33 0.35 0.24 0.23
PY.01 0.23 0.28 0.16 0.23 0.21 0.21 0.19 0.21 0.17 0.22 0.24 0.14 0.12 0.23
NT.01 0.15 0.47 0.39 0.30 0.35 0.35 0.26 0.36 0.29 0.30 0.33 0.28 0.24 0.29
BT.01 0.23 0.38 0.23 0.23 0.28 0.28 0.26 0.29 0.23 0.22 0.25 0.21 0.12 0.23

3.3.3. Tính điểm số đánh giá chung(Xi) và phân hạng thích ứng với BĐKH của mô hình

Điểm số đánh giá chung của từng mô hình được tính toán theo công thức (5) như sau:

2015-11-09_231358

Trong đó: Ai là điểm số chính thức của chỉ tiêu i và Xi là điểm số đánh giá chung của mô hình i.

Sau khi tính được điểm số đánh giá chung của mô hình (Xi), tiến hành phân hạng thích ứng với BĐKH cho mô hình đó theo bảng phân hạng như sau:

Bảng 6: Bảng phân hạng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các mô hình

STT Điểm số đánh giá chung Phân hạng thích ứng với BĐKH
1 X £ 1 Ít thích ứng
2 1 < X £ 2 Thích ứng thấp
3 2 < X £ 3 Thích ứng trung bình
4 3 < X £ 4 Thích ứng khá cao
5 4 < X £ 5 Thích ứng cao

Như vậy, thực hiện theo cách như trên, đã tính toán được điểm số đánh giá chung của từng mô hình, từ đó cũng đã phân hạng được khả năng thích ứng với BĐKH của các mô hình đó. Kết quả tính toán điểm số đánh giá chung và phân hạng thích ứng với BĐKH của mô hình được tổng hợp ở bảng 7 dưới đây:

Bảng 7: Tổng hợp kết quả tính toán điểm số đánh giá chung (Xi) và phân hạng khả năng thích ứng với BĐKH  của 16 mô hình

TT Tên mô hình Mã số mô hình Điểm số đánh giá chung(Xi) Phân hạng thích ứng với BĐKH
1 Mô hình sản xuất tổng hợp Phan Như Trang TH.01 2.49 Thích ứng trung bình
2 Mô hình trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi Ngao TH.02 3.48 Thích ứng khá cao
3 Mô hình trồng cây hành trên đất cát có sử dụng hệ thống tưới phun tiết kiệm nước NA.01 3.86 Thích ứng khá cao
4 Mô hình nhà vượt lũ HT.01 3.56 Thích ứng khá cao
5 Mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học HT.02 2.54 Thích ứng trung bình
6 Mô hình sản xuất tổng hợp Ngọc Lễ trên vùng cát ven biển QB.01 3.82 Thích ứng khá cao
7 Mô hình chuồng lợn thích ứng với lũ lụt QB.02 2.66 Thích ứng trung bình
8 Mô hình sản xuất trái vụ trên vùng đất cát QT.01 2.56 Thích ứng trung bình
9 Mô hình trồng rau trên giàn TTH.01 3.32 Thích ứng khá cao
10 Mô hình nuôi thủy sản xen ghép ven Phá Tam Giang TTH.02 4.48 Thích ứng cao
11 Mô hình nhà đa năng ĐN.01 3.22 Thích ứng khá cao
12 Mô hình nuôi trồng thủy sản có vành đai rừng ngập mặn QNa.01 3.65 Thích ứng khá cao
13 Mô hình trồng cỏ nuôi bò trên vùng đất cát ven biển QNg.01 4.40 Thích ứng cao
14 Mô hình cà phê trồng xen cao su PY.01 2.84 Thích ứng trung bình
15 Mô hình sản xuất rau trên vùng đất cát khô hạn NT.01 4.36 Thích ứng cao
16 Mô hình trồng cây Trôm chịu hạn BT.01 3.44 Thích ứng khá cao

Như vậy, trong 16 mô hình sinh kế ở các tỉnh, thành miền Trung được đánh giá thì đã có 03 mô hình thích ứng cao với BĐKH , 08 mô hình thích ứng khá cao và 05 mô hình thích ứng trung bình, không có mô hình nào ít thích ứng hoặc thích ứng thấp.

4. KẾT LUẬN

Qua quá trình tiến hành đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH  đối với 16 mô hình sinh kế ở các tỉnh, thành miền Trung, có thể rút ra được các kết luận sau đây:

– Xây dựng được và áp dụng bộ tiêu chí đánh giá gồm 14 chỉ tiêu để đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH  đối với 16 mô hình sinh kế ở các tỉnh, thành miền Trung.

– Thực hiện theo quy trình đánh giá và phương pháp Delphy để tính toán một cách định lượng được các thông số liên quan như trọng số của chỉ tiêu, điểm số thực tế và điểm số chính thức của các chỉ tiêu, điểm số đánh giá chung của mô hình… để phục vụ cho bài toán đánh giá.

– Kết quả đánh giá đã phân hạng được khả năng thích ứng với BĐKH  đối với 16 mô hình sinh kế ở các tỉnh, thành miền Trung, gồm có 03 mô hình thích ứng cao với BĐKH , 08 mô hình thích ứng khá cao và 05 mô hình thích ứng trung bình.

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện được bài báo này, các tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước: “Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở miền Trung và đề xuất nhân rộng”, mã số BĐKH -18; Ban Chủ nhiệm và Văn phòng Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam 2012, NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ, Hà Nội.
  3. Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Huế (2013), Tổng hợp kết quả phiếu điều tra về các mô hình sinh kế ở 14 tỉnh thành miền Trung, Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài BĐKH -18, Huế.
  4. Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Huế (2014),Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng với lũ lụt đối với các mô hình sinh kế, Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài BĐKH -18, Huế.
  5. Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Huế (2014), Đánh giá khả năng thích ứng với lũ lụt của các mô hình sinh kế, Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài BĐKH -18, Huế.

………………………………………………………………………………….

Ngun: Trích dn t k yếu Hi ngh môi trường toàn quc ln th IV, B tài nguyên và Môi trường, Hà Ni, 29/09/2015

…………………………………………………………………………………..

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *