Xử lý nước thải quy mô hộ gia đình hiệu quả – giải pháp hiệu quả

5/5 – (1 vote)

Theo kết quả tổng quan điều tra dân số thì dân số nông thôn Việt Nam chiếm 76,5% tổng dân số cả nước. Tuy nhiên nếu tính cả dân số các đô thị loại V chiếm khoảng 7% thì địa bàn cấp nước và vệ sinh nông thôn phải phục vụ là hơn 83% hay khoảng 64 triệu người. Dự báo đến năm 2020 dân số nông thôn và các đô thị nhỏ khoảng 69 triệu người. Trong đó dân số tại các đô thị nhỏ là 19%. Đô thị nhỏ ở đây chủ yếu là đô thị loại V với dân số tới 30.000 người, là những thị trấn, thị tứ nhỏ nằm rải khắp và gắn bó mật thiết với các vùng nông thôn. Ngoài gần 9000 xã vùng nông thôn, còn có 520 thị trấn, đô thị nhỏ. Trong số các xã, xét theo địa lý có 2.061 xã vùng cao, 1763 xã vùng núi, 335 xã biên giới, 47 xã hải đảo, 556 xã ven biển, 800 xã ven đô.

Có thể nói, nông thôn nước ta là nơi cung cấp nhân tài, vật lực cho đất nước. Trong khi đó đời sống nhân dân nông thôn vẫn còn nghèo, gặp nhiều khó khăn, bao gồm cả vấn đề cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường.

Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân.

Hiện nay ý thức bảo vệ môi trường nông thôn chưa tốt, việc xả rác thải sinh hoạt hàng ngày xuóng các ao hồ tự nhiên vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây ô nhiễm, đe doạ đến chất lượng nguồn nước ngầm do lượng nước thải không qua xử lý thấm xuống các tầng nước ngầm và mất mỹ quan môi trường sống.

Nước thải sinh hoạt là nước được thải ra sau khi sử dụng trong hoạt động hàng ngày của gia đình, các công sở, trường học, các khu thương mại. Trong gia đình nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, nhà tắm, lau rửa nhà cửa…
– Đặc tính của nước thải sinh hoạt: Số lượng và mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào quy mô và điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình trong cộng đồng. Trung bình mỗi người xả thải khoảng từ 150-200 lít nước/ ngày. Căn cứ vào màu sắc, mức độ ô nhiễm, nước thải sinh hoạt chia ra 2 loại:
– Xử lý nước thải sinh hoạt: Thông thường, các dòng nước thải có nguồn gốc khác nhau được trộn lẫn cùng với nước mưa, được thu gom và cho chảy về trạm xử lý nước thải tập trung. Trạm này bao gồm:
+ Xử lý sơ cấp: Dùng các song chắn rác, lưới chắn…để chặn các vật chất thô tránh làm tắc dòng chảy, sau đó cho lắng đọng.
+ Xử lý thứ cấp: Dùng phương pháp sinh học, hoặc bùn hoạt tính, có bước tẩy trùng.
+ Sử dụng hệ thống đất ngập nước: Người ta cho nước thải sinh hoạt chảy vào bên dưới lớp đất mặt khoảng vài cm để tránh sự sinh trưởng của muỗi, giảm được mùi hôi và tiếp xúc với các loại nước khác.
+ Xử dụng các tầng đất: Cho nước thải sinh hoạt đi qua các lớp đất chưa bão hoà nước, nước thải thấm qua các lớp đất và được làm sạch, sau đó chuyển nước tới các giếng thu hồi.
+ Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình: Thông thường tiến hành xử lý nước thải đen bằng hệ thống lọc nhiều lớp đất, bao gồm một hộp chứa hỗn hợp các loại đất được xen kẽ với lớp khoáng chất zeôlit. Hỗn hợp này phải chứa các mảnh vụn, các viên sắt.Như vậy hệ thống có thể tách ra 2 vùng: hiếu khí và kỵ khí. Điều kiện kỵ khí trong lớp zeôlit. Hệ thống này có khả năng hấp phụ cao các chất bẩn.

2016-08-22_095028

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *