Hướng dẫn thí nghiệm keo tụ nước rỉ rác

5/5 – (1 vote)

Nước rỉ rác trước khi đưa vào hệ xử lý chính được tiền xử lý để loại bỏ chất rắn lở lửng và một phần chất hữu cơ bằng quá trình keo tụ.

*. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH nước rỉ rác và lựa chọn chất keo tụ: Các thí nghiệm chủ yếu là đánh giá ảnh hưởng của pH đến hiệu suất xử lý nước rỉ rác với ba loại chất keo tụ là Fe3SO4, Al3SO4.18H2O và PAC (polyaluminium chlorite). Từ đó xác định loại chất keo tụ tốt nhất và miền pH thích hợp cho giai đoạn tiền xử lý nước rỉ rác để thuận lợi cho quá trình xử lý tiếp theo bằng ozon.

Trình tự thí nghiệm:

1. Lấy 500 ml nước rỉ rác từ thùng chứa được đưa vào các cốc thủy tinh có thể tích 1.000 ml. Trước khi thí nghiệm, nước rỉ rác được lấy tại thùng chứa và phân tích các chỉ tiêu đầu vào: pH, màu, COD, SS.

2. Đưa cốc nước rỉ rác vào thiết bị khuấy Jar-Test. Bổ sung chất keo tụ vào mỗi cốc với hàm lượng là 2.000 mg/l. Khuấy nhẹ cho tan chất keo tụ và đo pH của nước rỉ rác trong cốc thí nghiệm. Sau đó, điều chỉnh pH của mỗi cốc thí nghiệm tương ứng là 5; 6; 7; 8; 9 và 10 bằng các dung dịch kiềm (NaOH 4M) hoặc axit (H2SO4 2,5 M). Lần lượt tiến hành thí nghiệm với từng loại chất keo tụ: Fe3SO4, Al3SO4.18H2O và PAC.

3. Tiến hành khuấy nhanh trong 3 phút với tốc độ 150 vòng/phút, bổ sung chất trợ keo (A101 – Acrylamic natri acrylat copolime) vào phút cuối của thời gian khuấy nhanh. Sau 3 phút khuấy nhanh là khuấy chậm trong 10 phút với tốc độ 50 vòng/phút.

4. Sau khi khuấy chậm kết thúc, các mẫu được để lắng từ 30 đến 60 phút, quan sát quá trình tạo bông, quá trình lắng, độ giảm mầu nước… Sau quá trình lắng phần nước trong ở các cốc mẫu được lấy ra, bảo quản và phân tích các chỉ tiêu SS, COD và màu.

*. Thí nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ: Các thí nghiệm này được thực hiện sau khi xác định được điều kiện pH thích hợp và lựa chọn được loại chất keo tụ phù hợp.

Trình tự thí nghiệm:

1. Lấy 500 ml nước rỉ rác từ thùng chứa được đưa vào các cốc thủy tinh có thể tích 1.000 ml. Trước khi thí nghiệm, nước rỉ rác được lấy tại thùng chứa và phân tích các chỉ tiêu đầu vào: pH, màu, COD, SS.

2. Đưa cốc nước rỉ rác vào thiết bị khuấy Jar-Test. Bổ sung chất keo tụ (đã xác định được ở các thí nghiệm ảnh hưởng của pH) vào mỗi cốc với hàm lượng tương ứng là 500; 1.000; 1.500; 2.000; 2.500; 3.000; 3.500 và 4.000 mg/l. Khuấy nhẹ cho tan chất keo tụ và đo pH của nước rỉ rác trong cốc thí nghiệm. Sau đó, điều chỉnh pH của mỗi cốc thí nghiệm nằm trong miền pH thích hợp (đã xác định được ở các thí nghiệm ảnh hưởng của pH) bằng các dung dịch kiềm (NaOH 4M) hoặc axit (H2SO4 2,5 M).

3. Tiến hành khuấy nhanh trong 3 phút với tốc độ 150 vòng/phút, bổ sung chất trợ keo (A101 – Acrylamic natri acrylat copolime) vào phút cuối của thời gian khuấy nhanh. Sau 3 phút khuấy nhanh là khuấy chậm trong 10 phút với tốc độ 50 vòng/phút.

4. Sau khi khuấy chậm kết thúc, các mẫu được để lắng từ 30 đến 60 phút, quan sát quá trình tạo bông, quá trình lắng, độ giảm mầu nước… Sau quá trình lắng phần nước trong ở các cốc mẫu được lấy ra, bảo quản và phân tích các chỉ tiêu SS, COD và màu.

Điều kiện thí nghiệm:

– Các chất keo tụ: Fe3SO4, Al3SO4.18H2O và PAC;

– Các thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng (25 ± 3oC);

– Sử dụng bộ thiết bị Jar-test với sáu cánh khuấy dạng mái chèo;

– Thể tích nước rỉ rác: 500 ml/mẻ;

– Hàm lượng chất keo tụ: 2.000 mg/l (thí nghiệm ảnh hưởng của pH), 500 – 4.000 mg/l (thí nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ);

– Hàm lượng chất trợ keo tụ: 2 mg/l.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *