XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ
I. Ý NGHĨA VỆ SINH
– Trong các nguồn nước thường có VK hiếu khí (VKHK).
– Tổng số VK hiếu khí bao gồm cả VK gây bệnh và VK không gây bệnh.
– Xét nghiệm tìm tổng số VK hiếu khí nhằm tìm hiểu độ nhiễm khuẩn nói chung của nước, qua đó đáng giá sơ bộ trạng thái vệ sinh nguồn nước.
– Về mặt dịch tễ, người ta không dựa vào số VKHK để kết luận nguồn nước đó có dùng được hay không.
II. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM
1. Chuẩn bị dụng cụ:
– Hộp lồng (hộp petri): 3 cái.
– Ống hút (pipet) 1 ml: 2 – 3 cái.
– Đèn cồn, bếp điện, bút viết kính.
– Tủ ấm 37 0C, nồi đun cách thuỷ.
2. Chuẩn bị môi trường:
– Môi trường thạch thường đựng trong bình cầu, mỗi bình 100 ml; hoặc trong ống nghiệm, mỗi ống 10 ml.
– Dung dịch muối sinh lý NaCl 0,85% để pha loãng nước kiểm nghiệm.
3. Các bước tiến hành:
– Đun chảy môi trường thạch thường trên nồi đun cách thuỷ.
– Pha loãng nước kiểm nghiệm ở các nồng độ 1/10, 1/100, 1/1000… tuỳ theo độ bẩn của nước.
* Chú ý:
– Trước khi pha loãng phải lắc đều mẫu nước.
– Cách pha loãng như sau:
+ Xếp 3 ống NaCl 0,85% (mỗi ống đóng 9 ml) đặt lên giá ống nghiệm.
+ Lắc đều chai nước mẫu, lấy 1 ml nước mẫu cho vào ống NaCl thứ nhất, ta có độ pha loãng là 1/10.
+ Lắc đều ống thứ nhất rồi lấy 1 ml cho sang ống nước muối thứ hai, ta được độ pha loãng 1/100.
+ Lắc đều ống thứ hai rồi lấy 1 ml cho sang ống nước muối thứ ba, ta được độ pha loãng 1/1000.
Bằng cách làm tương tự như vậy ta có thể pha loãng nước ở nồng độ bất kỳ. Sở dĩ phải pha loãng mẫu bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,85% vì nếu pha loãng bằng nước cất, thì ở các nồng độ quá nhỏ (VD 1/1000, 1/1000…) VSV sẽ không có chất dinh dưỡng để sống.
– Đánh số 3 hộp lồng theo 3 độ pha loãng liên tiếp của nước kiểm nghiệm
Ví dụ: nguyên mẫu (NM), 1/10, 1/100; hoặc 1/10, 1/100, 1/1000…
– Cấy nước vào hộp lồng: mỗi hộp cấy 1 ml nước kiểm nghiệm có nồng độ tương đương với số lần pha loãng ghi trên hộp, xoay nhẹ cho nước dàn đều.
– Dùng thạch đun lỏng để nguội đến 40 – 45 0C, lần lượt đổ vào từng hộp, mỗi hộp khoảng 15- 20 ml, chú ý động tác đổ thạch phải bảo đảm vô trùng.
– Để hộp thạch trên mặt bàn phẳng, xoay nhẹ hộp lồng theo 2 chiều ngược nhau khoảng 10- 20 lần để trrộn đều nước thử và môi trường, tránh để tràn ra ngoài.
– Để yên khoảng 15- 20 phút cho thạch đông, lật ngược hộp lồng, cho vào tủ sấy đang có nhiệt độ 60 0C rồi tắt tủ sấy, đợi tới khi nhiệt độ trong tủ bằng nhiệt độ PTN thì lấy ra, lật ngược, nuôi cấy trong tủ ấm ở 370C/ 24h.
4. Đọc kết quả:
– Sau khi nuôi cấy ở 370C/ 24h, đem ra đếm số khuẩn lạc (KL) mọc trên mặt thạch. Khuẩn lạc (colony- colonies) là một tập đoàn VK nhưng phát triển từ một tế bào VK ban đầu tức là tại thời điểm bắt đầu nuôi cấy)
– Khuẩn lạc của VK hiếu khí có hình tròn, màu trắng, mặt bóng, có bờ rõ. Mỗi khuẩn lạc là một VK.
– Nếu khuẩn lạc mọc thưa, dễ đếm thì đếm toàn bộ số khuẩn lạc mọc trên hộp thạch. Nếu khuẩn lạc mọc dầy, khó đếm thì có thể chia mặt hộp ra làm nhiều ô, sau đó đếm một số ô tiêu biểu rồi tính kết quả trung bình.
– Tính tổng số VKHK có trong 1 ml nước theo công thức sau:
*Trong đó:
– A: số KL có trong 1 ml nước nguyên mẫu,
– B: số KL có trong 1 ml nước kiểm nghiệm pha loãng 1/10
– C: số KL có trong 1 ml nước pha loãng 1/100
– S: số trung bình mẫu, ở đây S = 3.
* Chú ý:
– Nếu trên một hộp lồng số KL đếm được > 300 thì phải xét nghiệm lại, pha loãng mẫu ở nồng độ nhỏ hơn.
– Tiêu chuẩn cho phép của tổng số VHKH trong nước sinh hoạt là 100 KL/ 1ml nước.
Leave a Reply