Kỹ thuật thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

5/5 – (1 vote)

Đối tượng tập trung xử lý là vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV – gồm túi nilom, chai nhựa, chai thủy tinh) chưa được thu gom và xử lý, sau khi phun thuốc xong, người dân vứt bừa bãi trên đồng ruộng, không có nơi quy định.

Hiện nay, để giải quyết rác thải từ vỏ thuốc BVTV cần xây dựng những chiếc bể nhỏ để người dân gom vỏ thuốc BVTV vào đó. Cách làm này sẽ hạn chế được lượng thuốc BVTV còn sót lại sau khi sử dụng cũng như rác thải từ vỏ thuốc BVTV phát tán rộng rãi ra môi trường.

2016-04-26_233419

Kích thước của bể thu gom bao bì hóa chất BVTV là: chiều dài 1,2 m, rộng 0,8 m, cao 1 m, có nắp đậy dốc, có khe bỏ vỏ bao bì tại các cánh đồng để bà con thu gom và bỏ vào các hố chứa.

Công nghệ tiêu hủy bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật họ Pyrethroide tồn động không còn giá trị sử dụng: 

– Các chai lọ (bao bì) đựng thuốc sau khi đã lấy sạch thuốc đem tiêu hủy, phải tiếp tục thao rửa vài ba lần bằng nước vôi bão hòa, vài ba lần bằng nước sạch, sau đó đem xử lý bằng cách chôn sâu trong đất.

– Nước vôi bão hòa sau khi thau rửa bao bì được trung hòa bằng axit rồi dội qua lớp than hoạt tính, nước thải ra môi trường. Than bẩn gộp chung lại đưa vào hố chôn.

Lượng hóa chất cần cho phân hủy 1 kg thuốc BVTV pyrethoide:

+ NaOH rắn, kỹ thuật: 0,05 kg

+ Axit HCl đặc, kỹ thuật: 0,05 lít

+ Than hoạt tính : 0,1 kg

+ Vôi bootjL 0,01 kg

– Có thể thay NaOH bằng Ca(OH)2 (vôi bột) nhưng với liều dùng Ca(OH)2 gấp đôi và thời gian phân hủy mẫu cũng phải tăng gấp đôi.

– Xử lý thuốc:

+ Pha dung dịch NAOH 30%;

+ Dồn các hóa chất BVTV họ pyrethoide như deltamethrine, cypermesthrine, fenvalerate,…. vào thùng nhựa 100 lít;

+ Vừa đổ từ từ dung dịch NaOH 30% vào thùng đựng hóa chất BVTV cần phân hủy vừa khuấy mạnh. Dùng dung dịch NaOH 30% đến dư, pH > 14. Sau khi pH của phản ứng đạt được giá trị > 14, khuấy tiếp 2 – 4 giờ nữa;

+ Để yên hỗn hợp phản ứng cho tách lớp;

+ Gạn pha dầu vào xô nhựa: pha nước được trung hòa bằng axit HCl 1:1 đến pH khoảng 7. Để yên cho tách lớp. Gạn lấy phần nổi trên dung dịch.

Đổ dung dịch qua lớp than hoạt tính đã chuẩn bị trước (than hoạt tính để trong xô nhựa phía dưới đáy xô có một vòi kháo để tháo dung dịch ra môi trường). Mở khóa và cho nước chảy vào môi trường.

+ Cho pha dầu + phần nổi gạn được + than hoạt tính đã dùng để lọc vào bao nilon đêm chôn lấp.

Công nghệ tiêu hủy bao bì đựng hóa chất BVTV họ axit phenonxiankanoic (2,4 D):

Các chai lọ (bao bì) đựng thuốc sau khi đã lấy sạch thuốc đem tiêu hủy, phải tiếp tục thao rửa vài ba lần bằng nước vôi bão hòa, vài ba lần bằng nước sạch, sau đó đem xử lý bằng cách chôn sâu trong lòng đất.

Nước vôi bão hòa sau khi thao rửa bao bì được trung hòa bằng axit rồi dội qua lớp than hoạt tính, nước thải ra môi trường. Than bẩn gộp chung lại đưa vào hố chôn sản phẩm.

Tính lượng hóa chất cần cho phá hủy 50 lít (50 kg) dung dịch 2,4-D:

– Axit H2SO4 đặc, kỹ thuật: 15 lít

– NaOH rắn, kỹ thuật: 4,5 kg

– Than hoạt tính: 20 kg

– Bùn khô hoạt tính: 200 kg

– Vôi sống: 20 kg

– Than củi: 20 kg.

Các chai lọ (bao bì) đựng thuốc sau khi đã lấy sạch thuốc đem tiêu hủy trộn với bùn hoạt tính khô và chôn sâu trong lòng đất. Các vi sinh vật có trong bùn hoạt tính sẽ tiếp tục phân hủy dần, lâu dài các sản phẩm này chuyển hóa thành các chất không độc.

Chuẩn bị hố chôn: Hố sâu 3 – 5 m (tùy theo lượng sản phẩm phân hủy cần chôn lấp). Hố cách xa nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, không bị đào bới sau này. Hố có thể ngay cạnh bãi tiêu hủy hoặc ở nơi khác thuận tiện hơn tùy theo địa hình của địa phương.

Xử lý khu vực chôn lấp chung các bao bì đựng các loại hóa chất BVTV:

Ô chôn lấp được lựa chọn và xây dựng tại một vị trí có địa hình thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của nước mưa và ngập lụt. Ô sâu 3 – 5 m (tùy theo lượng sản phẩm phân hủy cần chôn lấp). Hố cách xa nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, không bị đào bới sau này. Hố có thể ngay cạnh bãi tiêu hủy hoặc ở nơi khác thuận tiện hơn  tùy theo địa hình của địa phương. Ô chôn lấp được xây dựng dạng ô chìm.

Yêu cầu hố chôn bao bì như sau:

– Hố phải xây gạch hay đổ bê tông dày 20 cm, đáy hố và xung quang hố bằng một lớp đất sét dày ít nhất 20 cm và lót nilon dày ở đáy hố và xung quan hố, tiếp theo lót đáy hố bằng 3 lớp.

– Đáy và thành ô được gia cố bằng lớp sét dày tối thiểu 30 cm, có hệ số thấm K <= 1 x 107 cm/s.

– Tiếp đến là lớp xỉ than hoặc than hoạt tính dày 20 cm.

Kỹ thuật chôn lấp:

  1. Lớp đáy bể được rải một lớp vôi bột dày 5 cm;
  2. Đổ vôi (đã cố định dầu cũng như sản phẩm phân hủy khác) thành lớp dày 15 – 20 cm;
  3. Rải đều toàn bộ số vỏ chai bao bì đã đập vụn thành lớp hóa cứng bằng xi măng;
  4. Rải tiếp một lớp vôi bột đủ lấp kín số thủy tinh;
  5. Rải một lớp xỉ than dày 20 cm phỉ kín sản phẩm cần chôn lấp;
  6. Rải một lớp than hoạt tính dày 2 – 3 cm lên trên lớp xỉ than;
  7. Lèn chặt bể bằng một lớp đất bùn ruộng có hàm lượng hữu cơ cao;
  8. Bê tông hóa kín toàn bộ bằng một lớp xi măng cốt thép 3400 làm nắp bể, có gia cố tránh nước đọng trên mái cũng như xung quang bể;
  9. Cấu tạo lớp che phủ bề mặt thường gồm các lớp:

+ Lớp cát chuyển tiếp dày 20 – 30 cm phủ trực tiếp lên lớp bề mặt lớp chất thải nguy hại cuối cùng.

+ Lớp sét nén phủ trên lớp cát> Bề dày lớp sét nén càng dày càng tốt, tối thiểu phải đạt 0,6 m với hệ số thấm K<= 1×100000000 cm/s.

+ Lớp màng lót vải địa kỹ thuật dày 1,0 mm phủ trực tiếp lên lớp sét nén.

+ Lớp cát đệm nằm trên lớp màng lót, dày tối thiểu 0,5 m. Lớp này không chỉ có tác dụng bảo vệ màng lót mà còn đóng vai trò thu gom nước mưa, nước mặt.

+ Lớp đất dày không nhỏ hơn 30 – 50 cm.

+ Lớp phủ thực vật: có tác dụng chống xói mòn, chỉ nên trồng có hoặc loại cây rễ chùm, nông, không nên trồng các loại cây lớn, rễ cọc sẽ tạo điều kiện phá vỡ tầng phủ.

+ Lớp che phủ bề mặt phải có độ dốc tối thiểu 3 – 5 % để nước mưa dễ dàng thoát khỏi khu chôn lấp. Xung quanh khu chôn lấp phải xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước mặt và nước từ các lớp che phủ bề mặt khu chôn lấp phải chú ý đến sự lún bề mặt và các yếu tố khác như sự tiếp xúc với các điều kiện thời tiết, sự ổn định của độ dốc.

10. Xây tường bao quanh và đặt biển báo.

Cách làm này đã cho thấy xử lý an toàn vỏ thuốc BVTV không hề  khó, vấn đề là cần có sự quan tâm, kiên quyết hơn nữa của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể. Từ đó, dần chấm dứt thói quen vứt vỏ thuốc BVTV bừa bãi phổ biến như hiện nay và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.

 

Comments

One response to “Kỹ thuật thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”

  1. […] Xem thêm: Kỹ thuật thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nh… […]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *