Kỹ thuật xử lý chất thải làng nghề dệt nhuộm

5/5 – (1 vote)

Mặc dù sản xuất công nghiệp (CN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở các làng nghề đạt được những thành tựu đáng kể nhưng do công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ nên chưa xử lý được chất thải sau quá

trình sản xuất dẫn đến ô nhiễm môi trường rác thải, nước thải, khí thải ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc và Dương Nội của TP.Hà Đông chuyên sản xuất lụa tơ tằm, vải các loại và in hoa. Sản xuất của các làng nghề ở quy mô hộ gia đình với các thiết bị máy móc thô sơ, lạc hậu chủ yếu sản xuất trong nước. Các thiết bị đã lạc hậu  chắp vá, không theo một trình tự nào do ghép nhiều công nghệ khác nhau nên khí thải, nước thải, rác thải sau quá trình sản xuất không được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Vì thế, cần có những biện pháp cấp bách, thuận lợi và phù hợp để hạn chế các tác động xấu đên môi trường. Một số biện pháp sau có thể được thực hiện để đáp ứng yêu cầu trên.

1. Đối với môi trường không khí
Không khí tại các làng nghề dệt nấu tẩy tại các khu vực nấu tẩy nhuộm vải, sợi, có hơi hóa chất, thuốc nhuộm, khí than. Còn tại các khu vực dệt có bụi bông nhỏ lơ lửng. Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí tại các làng nghề này. Tuy nhiên với quy mô làng nghề, vấn đề ô nhiễm không khí chưa đến mức báo động hiện mới chỉ ở quy mô cục bộ. Do vậy, với môi trường không khí chưa cần thiết phải có giải pháp xử lý khí ô nhiễm do chi phí đầu tư trang thiết bị rất cao so với tổng vốn đầu tư vào làng nghề.
2. Đối với môi trường nước
Đối với các làng nghề dệt nhuộm, nước thải sau nấu tẩy là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Với quy mô hiện tại của các làng nghề, việc xử lý nước thải triệt để là vấn đề hết sức khó khăn. Do đó trong khuôn khổ chuyên đề này chỉ đưa ra một số kỹ thuật xử lý nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm nước thải, đặc biệt là nước thải ở những công đoạn gây ô nhiễm nặng.
Ở các làng nghề dệt nhuộm, sản xuất vừa theo quy mô hộ gia đình vừa theo cơ chế hợp tác xã tập trung, vì vậy, cần phải tiến hành xử lý sơ bộ nước thải từng cơ sở trước khi thải chung vào mương thải của làng nghề đưa đến nơi xử lý cuối cùng. Các phương pháp xử lý có thể áp dụng là phương pháp hóa lý cụ thể như sau:
a. Đối với mô hình sản xuất hộ quy mô nhỏ
Các hộ sản xuất quy mô nhỏ thường sản xuất không đều, theo điều tra khảo sát tại một làng nghề điển hình, các hộ tẩy nhỏ là các hộ tẩy gạc y tế, màn với năng suất khoảng 5 – 10 mẻ/tháng. Lượng nước dùng cao nhất trong một mẻ tẩy gạc là 12m3 tương đương 10.000m3. Lượng nước thải sản xuất là 9,6m3/mẻ. Với đặc tính nước thải có độ kiềm cao, COD, BOD5, SS, độ màu trong nước thải cao. Phương án xử lý nước thải ở mỗi hộ gia đình tẩy nhuộm quy mô nhỏ có thể được thực hiện theo hình 1.

2016-08-22_155951

b. Đối với mô hình sản xuất hộ quy mô lớn hoặc cụm các hộ sản xuất nhỏ
Nước thải từ các hộ sản xuất quy mô lớn hoặc cụm các hộ sản xuất quy mô nhỏ, được xử lý theo sơ đồ ở hình 2.

2016-08-22_160603

Thiết kế xây dựng
– Bể xử lý nước thải bằng vôi sống tại hộ gia đình: Tính trung bình tại hộ sản xuất khoảng 0,8m3/ngày thiết kế xây dựng bể khoảng 1,2 – 1,5m3. Thời gian lưu qua 1 đêm. Phần bùn lắng cặn trong bể được giữ lại và thải bỏ 1 tuần/lần. Phần bùn này có thể được làm vật liệu xây dựng, san lấp nền,…
– Hồ chứa có tác dụng làm sạch nước trong điều kiện tự nhiên
Nếu lưu lượng nước thải 200m3/ngày, với chỉ số BOD5 dao động từ 250 – 300mg/l, chọn thời gian lưu của nước thải trong hồ là 12 ngày. Khi đó thể tích cần thiết của hồ là V = 3500m3, chiều sâu là 2,5m, chiều cao sử dụng là 1,5m, diện tích mặt hồ là 1400m3, hiệu suất xử lý BOD5 của hồ đạt 80 – 82%.
c. Đối với các hợp tác xã tẩy nhuộm, các cơ sở tẩy nhuộm lớn
Tại nhiều làng nghề dệt tẩy nhuộm có các cơ sở sản xuất lớn dưới dạng hợp tác xã, sản xuất do 1 hay nhiều người cùng hợp tác kinh doanh. Các hợp tác xã này thường sản xuất 1 hay nhiều công đoạn của quá trình dệt nhuộm, và từ đó gây ra các vấn đề về môi trường. Nước thải từ các hợp tác xã này thường có lưu lượng lớn, có độ kiềm cao (pH = 9,6 – 9,8), các giá trị BOD5, COD, SS, độ màu vượt TCCP.
d. Đối với các hợp tác xã sản xuất quy mô nhỏ
Sơ đồ công nghệ trình bày ở hình 3.

2016-08-22_160731

Nguyên tắc vận hành:
Nước thải sản xuất sau khi qua song chắn rác để tách hết các tạp chất ra khỏi nước được đưa vào bể lắng sơ bộ, sau đó đưa qua bể điều hòa lưu lượng. Nước thải được đưa qua thiết bị lọc bằng xỉ than. Ở đây các chất màu, chất hữu cơ sẽ bị hấp phụ và các chất rắn lơ lửng sẽ đựơc lọc. Sau khi nước thải được đưa qua bể lắng thứ cấp để tách các chất rắn do xỉ bị kéo theo. Dòng nước ra khỏi bể lắng sẽ cùng nước thải sinh hoạt đi vào các hồ sinh học (tùy tiện, hiếu khí,…). Với đặc điểm của làng nghề, sử dụng các ao hồ làm hồ sinh học, dòng thải sau khi đạt tiêu chuẩn nước loại B và được đưa ra phục vụ tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản. Xỉ than ở các bể lọc được định kỳ thay thế và được trộn với vôi để đóng rắn và đưa đi chôn lấp.Phương pháp này đã được áp dụng ở Trung Quốc và một số nước phát triển đã cho kết quả tốt. Kinh phí đầu tư cho xây dựng hệ thống 50m3/ngày, ước tính từ 20 – 30 triệu đồng.

Để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường trong các làng nghề  đang có chiều hướng gia tăng, rất cần quy hoạch gọn các cơ sở sản xuất vào khu vực nhất định để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường xung quanh. Bên cạnh đó việc đề ra một chính sách cho các hộ, cơ sở sản xuất vay lãi suất thấp thực hiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải cũng là một biện pháp để từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lồng ghép phổ biến các chính sách, quy định về bảo vệ môi trường trong các cuộc họp dân sẽ nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *