Động đất và sóng thần được liệt kê vào danh sách các thiên tai trong đó hai thiên tai thảm họa này luôn đi đầu về mức độ thiệt hại khủng khiếp nhất. Vậy đã có rất nhiều trận sóng thần và động đất đã xảy ra làm thế nào để chúng ta nhận biết được khi nào nó xảy ra để kịp thời có công tác phòng tránh.
Nguy hiểm từ động đất, sóng thần
Động đất và sóng thần được mệnh danh là kẻ thù không hề tuyên chiến với giới khoa học. Nó không giống như bão lũ, khi có sự ra tay của con người và khoa học rất dễ dự đoán được bão lũ nó sẽ xảy ra những nơi nào và cũng dự đoán được mức độ thiệt hại sau khi nó đi qua, nhưng đối với sóng thần và động đất mắc dù đã khoa học đã rất tập trung nghiên cứu, theo dõi , thăm dò thường xuyên cùng phối hợp với nhiều ngành khoa học khác như: địa chấn học, địa vật lí, kiến tạo học có cả hóa sinh học cũng tham gia theo dõi, phát hiện nhưng kết quả cho ra vẫn còn nhiều khiêm tốn, thiếu chính xác. Ở đây cũng không thể nói là khoa học bất lực trước những khó khăn mà cùng với sự phát triển ngày càng tiên tiến của công nghệ thì những khó khăn đó sẽ không còn.
Trước khi có khoa học và công nghệ thì con người cũng đã phát hiện ra một số dấu hiệu trước khi có thiên tai xảy ra. Một số dấu hiêu từ động vật, môi trường như sóng âm, trường tính điện, hạ âm…song đôi khi những dấu hiệu đó không hoàn toàn là những dự báo đáng tin cậy, chính vì thế lúc không có gì xảy ra thì mọi người lại náo loạn tâm lí nhưng trước khi thiên tai thực sự xảy đến thì mọi người lại thấy chủ quan và cho rằng lần này lại như lần trước không có gì đáng sợ. Vì thế không có sự chuẩn bị trước thì khẩ năng tổn hại lớn là rất cao.
Các nhà khoa học cho rằng: “Dự báo chính xác thành phố nào sẽ bị thảm họa động đất và sóng thần không quan trọng bằng việc làm thế nào để có biện pháp phong tránh khắc phục được tình hình khi có thiên tai đến giảm thiểu tối đa nhất mức độ thiệt hại cho con người.”
Tại các vùng ven biển người ta đã xây dựng những hệ thống để cảnh báo sóng thần để các cơ quan chuyên môn có chức năng thông báo kịp thời với người dân để mọi người kịp thời phòng tránh.
Nếu như biết thông tin sắp có sóng thần đến thì chúng ta nên làm gì?
Đối diện với bất cứ thiên tai nào chúng ta không nên để bị động đợi cơ quan chức năng trợ giúp hay chờ xem thông tin đó có thật hay không ? Mà chúng ta luôn phải ở trong thế chủ động đối phó với nó một cách chủ động để tránh được tối đa thiệt hại nhất.
Xem thêm: Một số vấn đề môi trường toàn cầu và định hướng giải pháp trong thời gian tới
Chủ động là như thế nào?
- về mặt các cơ quan chính quyền cần tuyên truyền phổ biến những công tác phòng tránh tốt nhất, nân cao hiểu biết cho nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, có những buổi tập huấn để trang bị cho nhân dân những kĩ năng khi xảy ra những thiên tai.
- Đối với xây dựng trước khi xây dựng bảo trì một công trình nào thì cần kiểm nghiệm, đo đạc tính toán sao cho ít thiệt hại đổ vỡ nhất sau thảm họa.
- Thành lập các ban ngành về phong chống thiên tai thảm họa lập nên nhiều kế hoạch chuẩn bị cho trường hợp thiên tai xảy ra. Cần tổ chức nhiều buổi diễn tập về công tác phòng và tránh trên nhiều địa bàn thường xuyên xảy ra thảm họa.
Các công tác ban ngành ở nước ta hiện nay cũng có đã có tồn tại những thực sự chức năng củ họ đã làm tròn trách nhiêm chưa thì nhìn vào thực tế chúng ta cũng thấy được. Thông tin đến với người dân còn hạn chế chậm chạp vướng nhiều hạn chế song bên cạnh đó những buổi diễn tập thì chưa có gắn liền với thực tế còn mang tính chất có cho xong để báo cáo cho nên còn rất nhiều bất cập cho các công tác phòng tránh.
Leave a Reply