Bạn đã nghe đến nước mềm và nước cứng? Nhưng bạn có thật sự đã hiểu biết đầy đủ về chúng hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn có được cái nhìn toàn diện hơn về nước mềm và nước cứng.
Trong bài viết trước, bạn đã biết qua thế nào là nước cứng và nước mềm và thấy được sự cần thiết phải làm mềm nước trước khi đưa vào sử dụng. Nhưng bạn có chắc nước mềm là loại nước tốt, còn nước cứng chỉ mang đến những điều bất lợi hay không?
Nước cứng – nước mềm và những ưu, nhược điểm
Nước cứng
Nước cứng là trong nước có chứa nhiều những cation kim loại hóa trị cao như Ca2+, Mg2+….Cũng có thể hiểu rằng, nước cứng là một loại nước tự nhiên nhất và không bị ảnh hưởng bới bất kỳ quy trình hóa học nào. Những nguồn nước lấy từ tự nhiên: ao hồ, nước ngầm hay nước mưa ….khi chảy qua những khu vực có mỏ đá vôi hay những nguồn khoáng sản sẽ hòa tan một lượng lớn kim loại trong đó chủ yếu là Magie và Canxi làm cho nước trở thành nước cứng.
Khi bạn uống nước cứng, bạn đã bổ sung thêm khoáng chất cho cơ thể mình, điều này rất tốt cho sức khỏe giúp bạn có thể phòng ngừa những bệnh về tim mạch.
Nhưng bên cạnh ưu điểm trên, nước cứng cũng mang đến nhiều bất lợi, dễ dàng nhận thấy nhất chính là việc đóng cặn trong những đồ gia dụng, trong các đường ống dẫn nước thậm chí có thể gây tắc hay phá hủy đường ống.
Không chỉ có vậy, trong nước cứng thường có một số những mùi khó chịu do những khoáng chất có trong nước.
Nước mềm
Nước mềm là nước cứng đã được xử lý để loại bỏ những cation Ca2+, Mg2+ bằng những phương pháp khác nhau.
Nước mềm dược sử dụng trong đời sống cũng như trong sản xuất, chúng khắc phục được những tác hại mà nước cứng gây ra.
Tuy nhiên, khi bạn uống nước mềm, những khoáng chất tự nhiên sẽ không còn để cơ thể bạn có thể hấp thu, thay vào đó sẽ làm tăng lượng Na+. Mặc dù Na+ là một thành phần quan trọng giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, tuy nhiên nếu việc hấp thu Na+ quá mức cho phép sẽ làm tăng nguy cơ về tim mạch, cao huyết áp, hay với những bệnh nhân bị phù, bệnh thận…
Khi làm mềm nước bằng cách sử dụng hóa chất, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây hại cho sức khỏe.
Làm thế nào để nhận biết nước cứng hay nước mềm
Một cách rất đơn giản để bạn có thể nhận ra nguồn nước mình đang sử dụng là nước mềm hay nước cứng đó chính là xà phòng giặt. Bên cạnh việc chúng không tạo ra nhiều bọt mà bạn còn có thể thấy những vết cặn trắng trên quần áo khi khô, quần áo trở lên cứng hơn.
Một cách khác nữa là hãy nhìn trong những ấm đun nước trong nhà bạn. Nếu bạn sử dụng nước cứng, rất dễ dàng để bạn thấy có những cặn trắng động lại dưới đáy ấm sau một thời gian đun nước. Những lớp cặn này làm giảm khả năng dẫn nhiệt, gây tốn nhiên liệu cho việc đun nấu.
Bạn cũng có thể nhận biết được sự khác biệt này bằng cách nhìn vào vòi nước, hay vòi hoa sen trong nhà mình. Nước cứng sẽ làm gỉ sét hoặc đọng lại những cặn trắng trên vòi nước, gây hư hại cho vòi nước. Thậm chí, nếu lâu dài, những khoáng chất trong nước cứng tích tụ lại có thể làm tắc đường ống dẫn nước.
Nước cứng và nước mềm – Loại nào tốt hơn?
Về mặt sức khỏe, nước cứng được đánh giá cao hơn nước mềm do chúng có thể cung cấp một lượng khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chính vì thế, trong việc uống nước hay nấu ăn hàng ngày, vẫn nên ưu tiên sử dụng nước cứng.
Trong đời sống hàng ngày cũng như trong sản xuất, nước mềm lại được ưu tiên hơn. Hầu hết, tất cả nguồn nước hiện nay đều được xử lý làm mềm trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế những tác hại không mong muốn của nước cứng.
Có thể thấy được, nước cứng không được ưu tiên sử dụng so với nước mềm. Vì sao lại vậy? Bên cạnh việc cung cấp khoáng chất cho cơ thể ra, nước cứng gây ra khá nhiều những vấn đề khó chịu, thậm chí có thể gây hại. Chính vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước cứng từ tự nhiên, bắt buộc cần phải làm mềm nước.
Như vậy, điểm khác nhau cơ bản nhất của nước cứng và nước mềm đó chính là sự có mặt của các cation kim loại Ca, Mg có trong nước. Hiện nay, việc xử lý làm mềm nước là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, việc đó giúp hạn chế, loại bỏ những bất lợi mà nước cứng gây ra trong đời sống cũng như trong sản xuất, góp phần mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Leave a Reply