Ô nhiễm môi trường từ nước thải giết mổ gia súc

5/5 – (1 vote)

Tính đến khoảng cuối năm 2015 cả nước có khoảng gần 35.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phần lớn các điểm giết mổ đều nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thú y, chỉ có khoảng 35% điểm giết mổ được kiểm soát.
Theo Cục Thú y, hiện nay tại 63 tỉnh, thành phố tồn tại các loại hình giết mổ như giết mổ tập trung công nghiệp, giết mổ tập trung bán công nghiệp, giết mổ thủ công và giết mổ nhỏ lẻ. Nhiều lò mổ nhỏ, trung bình và lớn phát sinh mà vấn đề môi trường không được kiểm soát và sử lý đúng đắn đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các thành phần môi trường không khí, đất, nước và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Nước thải của các cơ sở giết mổ động vật gồm có thịt, mỡ, một số phụ phẩm xương (chiếm 30-40%), nội tạng, da, lông của các loại gia súc (trâu, bò, heo, dê), gia cầm (gà, vịt, ngan,…).

Nước thải từ các xí nghiệp giết mổ rất giàu các chất hữu cơ ( protein, lipit, các axit amin, N-amon,…). Ngoài ra, còn có thể có vụn xương, thịt vụn, mỡ, lông, móng, BOD5 tới 7.000 mg/l và COD tới 9.200 mg/l. Nguồn N-amin cao, nhưng các nguồn dinh dưỡng khác lại thấp đặc là nguồn phosphat, vì vậy trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cần phải bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng.

Nước thải từ các phân xưởng giết mổ, chế biến, nước rửa thiết bị, nước vệ sinh, nước làm sạch khí, nước ngưng ở lò hơi.

Chất thải rắn

Chất thải rắn chủ yếu là lông, huyết ứ, đầu mẫu thừa và phân heo. Trong quá trình giết mổ, chất thải rắn hầu như không được thu gom, công nhân thường xịt nước thật nhiều cho chúng trôi vào hố gas hoặc đường cống, sau đó được lấy lên cùng với cặn và bùn lắng. Đây cũng là một trong những công đoạn sử dụng nhiều nước, vì phải xịt nước với áp lực rất mạnh thì lông, phân mới có thể trôi đi được. Chính vì vậy không những làm tắc nghẽn đường ống thoát nước mà còn làm gia tăng lượng nước thải ra môi trường. Ngoài ra, phần chất thải rắn nếu không được người dân xung quanh đem về ủ làm phân bón thì sẽ được thải trực tiếp ra môi trường, đây chính là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường và lây truyền các mầm bệnh.

Nước thải

-Các nguồn phát sinh nước thải trong hoạt động giết mổ gia súc: nước rửa chuồng trại, nước nóng cạo lông, nước mổ có lẫn máu, nước làm lòng.

-Hầu hết các công đoạn trong quá trình giết mổ đều sử dụng nước, công đoạn sử dụng nước nhiều nhất là công đoạn cạo lông, mổ thịt và làm lòng.

-Do lượng nước thải sử dụng nhiều nên lượng nước thải thải ra rất lớn, ước tính trung bình mỗi con heo khi giết mổ thải ra gần 0,5 m3 nước thải.

-Trong khi tập kết heo trong chuồng trại chờ giết mổ, thường heo phải được lưu trong trại một khoảng thời gian nhất định để loại bỏ những thức ân dư thừa trong bụng trước khi giết mổ. Ngoài ra lượng heo còn lại trong chuồng chưa được giết mổ phải cho ăn thường xuyên, trong quá trình phát sinh một lượng thức ăn dư. Công đoạn dọn dẹp chất thải rắn bằng nước được sử dụng rộng rãi tạo ra một lượng nước thải khá lớn. Trong nước thải, hợp chất hữu cơ chiếm khoảng 70% – 80% gồm cenllulose, protit, axit amin. Trong nước thải chứa nhiều loại vi trùng, virut và trứng giun sán gây bệnh như: virus lở mồm long móng, Brucella, Salmonella, Leptospira, Microbacteria tuberculosis,…

-Để đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo huyết không bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh. Trước khi giết mổ, heo phải được tắm rửa sạch sẽ, chuồng trại cũng phải được rửa sạch. Khi heo bị dí điện không bị vấy bẩn ảnh hưởng đến chảo trụng chung. Công đoạn này cần một nước khá nhiều tương đương với phải tắm cho heo.

-Trong công đoạn giết mổ, chọc tiết, cạo lông, xẻ thịt cần một lượng nước lớn. Trung bình 1 con heo khi hạ mổ hoàn chỉnh ước tính tốn khoảng 0,5m3 nước. Nước thải trong giai đoạn này được quan tâm nhiều vì tính chất đặc thù riêng của ngành giết mổ. Nước thải giết mổ thường chứa các thành phần hữu cơ như máu, mỡ, protein, nitơ, phospho, các chất tẩy rửa và các chất bảo quản thực phẩm. Lượng huyết rơi vãi trong và sau công đoạn chọc tiết và lượng huyết ứ động trong bụng heo là một trong những nhân tố làm nước thải tại các cơ sở ô nhiễm một cách trầm trọng, là nguyên nhân làm cho thành phần các chất hữu cơ trong nước thải tăng cao.

-Tính chất: có nồng độ chất rắn cao, BOD, COD khá cao và luôn luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất cacbon, nito, photpho… Các hợp chất hữu cơ này làm tăng độ phì của nước đồng thời dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi hôi thối, làm ô nhiễm nguồn nước.

-Thành phần:

+ Có chứa nồng độ dầu mỡ, acid béo cao.

+ Chứa nhiều protein, N, P.

+Còn có chứa chất tẩy rửa, lông,,,

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *