TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT
Ô NHIỄM NƯỚC THẢI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ MIẾN
VIỆT CƯỜNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường
Sinh viên thực hiện: Bùi Hải Yến
Lớp: KHMT K9C Khóa: 2011 – 2015
Người hướng dẫn khoa học: TS. Văn Hữu Tập
THÁI NGUYÊN, 2015
===========================================================================
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.. 3
1.1.2. Tổng quan về làng nghề miến Việt Cường. 3
1.2. Nguyên tắc và kỹ thật thực hiện sản xuất sạch hơn. 6
1.2.1. Nguyên tắc thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. 6
1.2.2. Các kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn. 7
1.3. Hiện trạng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam.. 8
1.4. Hiện trạng sản xuất sạch hơn tại Thái Nuyên. 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 15
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin. 15
2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn. 16
2.2.3. Phương pháp kế thừa tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu. 16
2.2.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống. 16
2.2.5. Phương pháp tính chi phí lợi ích. 17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.. 18
3.1. Hiện trạng nước thải làng nghề miến Việt Cường. 18
3.1.1. Quy trình sản xuất miến dong. 18
3.1.2. Hiện trạng nước thải tại làng nghề miến Việt Cường. 21
3.2. Một số giải pháp SXSH tại làng nghề miến Việt Cường. 29
3.2.3. Đánh giá và lựa chọn giải pháp. 34
3.2.4. Đánh giá tính khả thi các giải pháp. 37
3.2.5. Lựa chọn các giải pháp SXSH.. 42
3.2.6. Lợi ích của các giải pháp. 43
3.2.7. Duy trì sản xuất sạch hơn. 44
==========================================================================
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, các làng nghề phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung, nhất là làng nghề ở khu vực nông thôn, chiếm gần 80% dân số cả nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế, khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả khá tốt như: giải quyết được cơ bản vấn đề việc làm, đời sống của người dân khu vực nông thôn được nâng cao, đời sống văn hóa xã hội được cải thiện. Đặc biệt là đối với các địa phương đã hình thành và phát triển cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với các làng nghề truyền thống và các làng nghề mới, cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội. Nước ta hiện nay có khoảng gần 3.597 làng nghề thu hút gần 30% lực lượng lao động nông thôn.[6] Các nhóm làng nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, mây tre đan, cói, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, lương thực,…
Cùng với sự phát triển làng nghề truyền thống của cả nước, các làng nghề của tỉnh Thái Nguyên cũng được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện phát triển, mở rộng quy mô và đa dạng làng nghề. Nhiều làng nghề như Mây tre đan Phấn Mễ, bánh trưng Bờ Đậu, làng nghề chè Phúc Trìu, làng nghề miến Việt Cường,.. được phát triển.
Làng nghề miến Việt Cường là một trong các làng nghề của tỉnh Thái Nguyên được hình thành từ khoảng năm 1970 ở Việt Cường, Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Do đặc thù từ nghề sản xuất thực phẩm nên có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu là công nghệ sản xuất lạc hậu, các giải pháp quản lý chưa phù hợp, điều kiện vệ sinh yếu kém,… quan trọng là người dân chưa áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Những yếu kém và hạn chế nói trên đã gây nên các tác động bất lợi tới môi trường và sức khỏe người dân.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài nghiên cứu “ Ô nhiễm nước thải và một số giải pháp sản xuất sạch hơn đối với làng nghề miến Việt Cường, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu đề tài giúp người dân nhận thức được mức độ ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng tới sức khỏe con người; làm cơ sở để người sản xuất lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp; cơ sở dữ liệu sử dụng trong các nghiên cứu khoa học tiếp theo và dữ liệu trong quản lý và bảo vệ môi trường làng nghề.
Mục tiêu của đề tài
– Đánh giá thực trạng nước thải làng nghề.
– Đánh giá quy trình sản xuất miến.
– Đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất miến.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
– Khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
– Ngiên cứu tổng thể thực trạng và nguồn gốc phát sinh chất thải tại làng nghề.
– Đánh giá quy trình sản xuất miến.
– Phân tích các chỉ tiêu trong mẫu nước thải và so sánh đánh giá mẫu nước thải tại làng nghề.
– Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn.
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
– Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
– Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
– Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
==========================================================================
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm
Đề tài sử dụng khái niệm làng nghề theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. Như vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính sau: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế – xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế – xã hội và văn hóa”[2].
Chương trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa sản xuất sạch hơn là “ Việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường” [6]. Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn (SXSH) bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
- Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
- Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
1.1.2. Tổng quan về làng nghề miến Việt Cường
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội
Việt Cường nằm ở phía bắc xã Hóa Thượng, gần thị trấn Chùa Hang và thành phố Thái Nguyên, là một trong vành đai phát triển kinh tế có điều kiện tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Giao thông phát triển thuận lợi cho việc đưa sản phẩm đi tiêu thụ, khí hậu ôn hòa, nguồn nước sạch thuận lợi cho việc chế tạo sản phẩm, môi trường không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Có nguồn lao động dồi dào trình độ dân trí phát triển tạo thuận lợi cho việc sản xuất ở địa phương.
Vùng nguyên liệu một số huyện và tỉnh bạn có bãi đất xen canh ven sông Cầu và gần núi đá thuận lợi cho việc trồng và chế biến bột dong giềng như các huyện Võ Nhai, Đình Cả, Ngả Hai và vùng chợ Chu, chợ Giã, Ba Bể, thuộc tỉnh Bắc Cạn. Đó là nguồn cung cấp sản phẩm bột dong làm nguyên liệu cho sản xuất miến tại xóm Việt Cường qua mạng lưới dịch vụ của địa phương và các dịch vụ ngoài khu vực đưa đến.
Dân số của xóm có trên 110 hộ với số nhân khẩu là 460 khẩu, tỷ lệ sinh từ 0,1 – 1,5 % hàng năm [1].
Số lao động trên 200 khẩu, 35 hộ sản xuất miến đều có kinh nghiệm làm miến dong nhiều năm và nhiều đời [1].
Về cơ sở vật chất:
Các hộ sản xuất miến dong đều có lao động chủ lực của gia đình và lao động phụ.
Các hộ có điện, có máy bơm, máy ép miến cải tiến, có thể lọc và đánh bột bằng tơ khuấy bột và có bãi sân phơi miến, phên và máy ép luôn được cải tiến cho phù hợp với sản xuất. Các hộ đều có lao động có tay nghề cao trong pha chế và chế biến. Đóng gói và kỹ thuật thu bó nhỏ, gọn đẹp tạo thêm giá trị sản phẩm, gia đình nào cũng có 1 đến 2 xe máy và có thị trường quen biết truyền thống để tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các gia đình có phương tiện sản xuất hiện đại như máy ép thủy lực, kết hợp bôi phên nên năng xuất cao.
Các gia đình làm miến đều có máy điện thoại cố định và di động để thông tin quan hệ thị trường và nguồn nguyên liệu. Đường giao thông được bê tông hóa. Hệ thống giếng khoan phục vụ nước sạch cho sản xuất được cung cấp đủ nhu cầu sản xuất.
Một số hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất, là mặt bằng sản xuất sân phơi do vườn cây ăn quả lấn sân bãi ngày càng nhiều nên cũng hạn chế phơi miến sau khi ép. Tiến tới khắc phục về thời tiết, nếu không có biện pháp khắc phục thì khi trời mưa kéo dài ngày làm ngưng trệ, ảnh hưởng đến thị trường. Biện pháp khắc phục là làm nhà bạt để phơi miến, dùng hệ thống thống gió để sấy miến khi trời mưa.[6]
1.1.2.2. Đặc điểm tình hình làng nghề
Nghề làm miến dong ở xóm Việt Cường là một nghề phụ trong cơ cấu phát triển kinh tế của xóm cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn,… Nghề làm miến tính đến nay có bề dày kinh nghiệm trên 50 năm.Tính đến năm 2008 có trên 80 hộ tham gia sản xuất miến và một nửa còn lại làm nông nghiệp và các khu xực xung quanh. Thời gian đầu quy mô nhỏ tự cung tự cấp và làm thủ công thô sơ. Người dân tự trồng dong và phương pháp thủ công mài tay rồi đến cải tiến máy đạp chân sát thành bột qua nhào lọc dính nước nhiều lần ra bột và ép ra sợi miến. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là quanh khu vực huyện Đồng Hỷ giá cả không ổn định do sản xuất nhỏ lẻ mang tính thời vụ[2].
Hiện nay số hộ đã có quy mô sản xuất lớn quanh năm, không trồng dong sát bột mà mua bột ở thị trường các huyện lân cận trong tỉnh và tỉnh bạn để sản xuất miến.
Đến nay các hộ sản xuất miến hầu hết có máy ép thủy lực, dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu pha chế đến thu, đóng gói cải tiến hơn nên sản xuất trung bình từ 200-350 kg miến. Sợi miến bóng nhỏ, bó miến ngắn còn 20cm, bó 500g hoặc đóng túi 1kg có nhãn mắc đăng ký sản xuất của cơ sở sản xuất.
Hiện miến dong Việt Cường đã có thương hiệu trên thị trường Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Truyên Quang, Hà Nội, và được đưa vào miền Nam để thăm dò thị trường, được thị trường tiếp nhận và có cơ hội tiêu thụ trên cả nước. Hiện sản phẩm làm ra đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó. Nhiều gia đình ở cả các xóm lân cận cũng học tập làm theo nên tính cạnh tranh thị trường càng cao [2].
1.2. Nguyên tắc và kỹ thật thực hiện sản xuất sạch hơn
1.2.1. Nguyên tắc thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
Có 4 nguyên tắc:[4]
Nguyên tắc 1. Tiếp cận hệ thống
– Phân tích các công đoạn sản xuất để trả lời các câu hỏi:
+ Chất thải sinh ra ở đâu?
+ Lượng chất thải là bao nhiêu?
+ Tại sao lại sinh ra chất thải?
– Xác định & thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn.
– Đo lường & đánh giá kết quả
– Duy trì & cải tiến hoạt động SXSH
Nguyên tắc 2. Tập trung vào các biện pháp phòng ngừa
– Các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, giảm thải tại nguồn luôn là ưu tiên hàng đầu.
– Phòng ngừa tổn thất thông qua các hoạt động đào tạo, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng…
Nguyên tắc 3. Thực hiện thường xuyên & cải tiến liên tục
– Gắn hoạt động SXSH với công tác điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp
– Duy trì các mục tiêu cải tiến
– Đo lường & đánh giá hiệu quả liên tục
Nguyên tắc 4. Huy động sự tham gia của mọi người.
– Cam kết của lãnh đạo cao nhất
– Đảm bảo các nguồn lực cần thiết để thực hiện và duy trì SXSH
– Tăng cường tuyên truyền & đào tạo nâng cao nhận thức về SXSH
– Xây dựng các phong trào cải tiến
– Tạo dựng tác phong công nghiệp và văn hóa cải tiến
1.2.2. Các kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn
Ba nhóm kỹ thuật thực hiện SXSH :[4]
- Giảm thải tại nguồn
– Quản lý nội vi.
– Kiểm soát quá trình sản xuất.
– Thay thế nguyên vật liệu.
– Cải tiến thiết bị/máy móc.
– Áp dụng công nghệ mới.
- Tuần hoàn & tái sử dụng
– Một số loại chất thải là không thể tránh khỏi.
– Những dòng thải không thể tránh khỏi này có thể được tái chế/tái sử dụng hoặc bán đi như một sản phẩm phụ.
– Có 2 cách:
+ Tuần hoàn & tái sử dụng/chế tại chỗ và đưa vào sử dụng lại.
+ Tạo ra các sản phẩm phụ khác.
- Cải tiến sản phẩm
Việc cải tiến sản phẩm có thể đem lại các lợi ích:
– Kéo dài tuổi thọ (vòng đời) của sản phẩm
– Hạn chế các tác động môi trường tiêu cực của sản phẩm trong các quá trình từ sản xuất, sử dụng… cho đến thải bỏ sản phẩm.
– Cải tiến các quá trình sản xuất
– Nâng cao khả năng cạnh tranh
1.3. Hiện trạng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam
10 năm vừa qua, công tác triển khai áp dụng SXSH tại Việt Nam đã có được những thành công đáng kể. Mặc dù vậy, việc triển khai SXSH vào thực tiễn quản lý môi trường trong công nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức.
Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011, Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) đã thực hiện khảo sát số liệu nền cho các mục tiêu trong chiến lược sản xuất sạch hơn với 63 Sở Công Thương và 9012 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc và thu được kết quả như bảng 1.3:
Bảng 1.1. Mục tiêu chiến lược sản xuất sạch hơn
Mục tiêu chiến lược | Mục tiêu giai đoạn | Hiện trạng 2010 | |
2010-2015 | 2016-2020 | ||
Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp có nhận thức về sản xuất sạch hơn | 50% | 90% | 28% |
Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn giảm được tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm | 25% | 50% | 11% |
Mức độ giảm năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm | 5-8% | 8-13% | Đa dạng |
Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về hoạt động sản xuất sạch hơn | 90% | – | |
Tỷ lệ Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho công nghiệp | 70% | 90% | 18% |
Về việc đáp ứng mục tiêu 1 của chiến lược: Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức về SXSH.
Tính đến thời điểm khảo sát, có 2509 doanh nghiệp, tương ứng 28% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc có nhận thức về SXSH với mức độ nhận thức khác nhau, từ việc nghe nói đến SXSH và nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích song hành kinh tế và môi trường của SXSH đến việc thực hiện áp dụng SXSH và đáp ứng mục tiêu chiến lược [5].
So với mục tiêu chiến lược, có 10 tỉnh có trên 50% doanh nghiệp khảo sát có nhận thức về SXSH, gồm: Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Bình, An Giang, Bến Tre, Nghệ An, Lào Cai, Phú Thọ và Cần Thơ. Số liệu của tỉnh Đồng Nai quá hạn chế để đánh giá trong khảo sát này. Các tỉnh Đồng Tháp, Sơn La, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Yên Bái, Trà Vinh, Ninh Bình và Vĩnh Long có tỷ lệ nhận thức về SXSH gần sát mục tiêu chiến lược (trên 40%)[5].
Sản xuất sạch hơn được biết đến tại hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Có 8 ngành sản xuất có trên 100 doanh nghiệp nhận thức về SXSH là dệt may, rau quả nông sản, mỏ và khai khoáng, xi măng-gạch-gốm, thủy sản, thực phẩm khác, gỗ-tre-nứa và nhựa-cao su.
Về việc đáp ứng mục tiêu 2 của chiến lược: Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH và kết quả.
Tính đến thời điểm khảo sát có 1031 doanh nghiệp, tương ứng 11% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc có áp dụng SXSH, trong đó 309 doanh nghiệp, tương ứng 3% doanh nghiệp khảo sát thu nhận được mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu giảm 5-8% (mục tiêu chiến lược giai đoạn 1).
Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi và thu được kết quả giảm trên 5% tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm tại hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Dệt may và xi măng-gạch-gốm có số lượng doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn lớn nhất (84 doanh nghiệp mỗi ngành), trong đó số lượng đạt mức tiêu thụ giảm nguyên nhiên liệu trên 5% tại 2 ngành này là 16 và 36.
Về việc đáp ứng mục tiêu 3 của chiến lược: Tỷ lệ các Sở Công Thương có cán bộ có năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH.
Tính đến thời điểm khảo sát, có 12 Sở Công Thương có cán bộ có đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH, 50 Sở Công Thương có cán bộ có khả năng phổ biến, đào tạo về SXSH và 1 Sở Công Thương chưa xác định được năng lực SXSH.
Các Sở Công Thương có cán bộ có đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH là Hà Nội, Bến Tre, Phú Thọ, Quảng nam, Thái Nguyên, Hải Phòng, An Giang, Cần Thơ, Long An, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đăk Lăk.[5]
Toàn quốc có 390 cán bộ Sở Công Thương có hiểu biết về SXSH thông qua các kênh hội thảo, đào tạo hoặc thông tin đại chúng. Trong số đó, số cán bộ Sở Công Thương có khả năng hướng dẫn áp dụng SXSH còn hạn chế (17 người). Có nhiều Sở Công Thương chỉ có 1 cán bộ có năng lực hướng dẫn hoặc tuyên truyền/đào tạo về SXSH [5].
Chương trình Hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mach trong lĩnh vực môi trường (DCE) được hỗ trợ 250 triệu DKK từ chính phủ Đan Mạch. Chương trình hợp tác này được xây dựng dựa trên các hoạt động Đan Mạch đã và đang hỗ trợ cho lĩnh vực môi trường của Việt Nam, hỗ trợ này đã cam kết hơn 330 triệu DKK từ năm 1997. Văn kiện chương trình mô tả những nét chính của chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường được hai Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch thông qua cho giai đoạn từ giữa năm 2005 đến giữa năm 2010. Thoả thuận giữa hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch về Hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường đã được ký kết ngày 17 tháng 12 năm 2004 tại Hà Nội
Mục tiêu phát triển của chương trình:
“Hỗ trợ thực hiện Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đảm bảo sinh kế bền vững và cải thiện điều kiện sống cho người nghèo”.
Chương trình DCE bao gồm 5 hợp phần:
- Kiểm soát ô nhiễm ở một số khu vực đông dân nghèo (PCDA)
- Phát triển bền vững và thân thiện môi trường ở một số khu đô thị nghèo (SDU)
- Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI)
- Sinh kế bền vững trong và quanh khu bảo tồn biển (LMPA)
- Hỗ trợ xây dựng năng lực trong quản lý và lập kế hoạch môi trường (CDS)
Văn phòng hỗ trợ chương trình (PSO) đóng vai trò hỗ trợ về mặt hành chính và quản lý đồng thời cung cấp kênh trao đổi thông tin cho cả chương trình [8].
1.4. Hiện trạng sản xuất sạch hơn tại Thái Nuyên
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Các ngành công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên là sản xuất thép xây dựng, vật liệu xây dựng, may mặc, cơ khí, động cơ Diesel; Sản xuất chè, đồ gỗ; chế biến khoáng sản. Đây cũng là một trong 5 tỉnh thuộc các tỉnh mục tiêu được CPI hỗ trợ. Sở Công Thương Thái Nguyên bắt đầu thực hiện các hoạt động liên quan đến SXSH từ năm 2007 bằng việc tham gia hướng dẫn 3 doanh nghiệp triển khai áp dụng SXSH và thực hiện liên tục các hoạt động triển khai SXSH đến nay. Các hoạt động triển khai SXSH tại tỉnh Thái Nguyên rất đa dạng, từ việc làm tờ rơi tuyên truyền về SXSH, viết báo, làm phim tài liệu;, xây dựng trang web về SXSH; tổ chức hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng thư vấn về SXSH; đến việc hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng SXSH. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát tại tỉnh Thái Nguyên [6]
STT | Thông số | Thái Nguyên | Toàn quốc | % so với toàn quốc | ||||||
SL | % | SL | % | |||||||
1 | Kết quả khảo sát | |||||||||
1 | Cơ sở SX công nghiệp nhận được lợi ích của việc áp dụng SXSH | 108 | 67% | 2509 | 28% | 4,3 % | ||||
2 | Cơ sở công nghiệp áp dụng SXSH | 42 | 26% | 1031 | 11% | 4,1% | ||||
3 | Doanh nghiệp giảm trên 5% tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm | 25 | 16% | 309 | 3% | 8,1% | ||||
4 | Năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH | X | ||||||||
2 | Mẫu khảo sát | |||||||||
1 | DN liên hệ khảo sát so với đề xuất các tỉnh | 161 | 76% | 9012 | 70% | 1,8% | ||||
2 | DN không tồn tại/ sản xuất so với đề xuất các tỉnh | 0 | 0% | 628 | 5% | 0,0% | ||||
3 | DN có trùng hồ sơ so với đề xuất các tỉnh | 0 | 0% | 154 | 1% | 0,0% | ||||
4 | DN 100% vốn đầu tư nước ngoài so với đề xuất các tỉnh | 2 | 1% | 659 | 5% | 0,3% | ||||
5 | DN siêu nhỏ so với đề xuất các tỉnh | 48 | 23% | 2374 | 19% | 2,0% | ||||
6 | DN sở CT cung cấp | 211 | 12827 | 1,6% | ||||||
7 | DN liển hệ và có phản hồi | 142 | 88% | 8361 | 93% | 1,7% | ||||
8 | Kết quả phản hồi loại bỏ do không đúng đối tượng so với danh sách đề xuất | 19 | 9% | 651 | 5% | 2,9% | ||||
3 | Hiểu biết và thực hiện SXSH | |||||||||
1 | Nhóm 1. Đã áp dụng SXSH và đạt mục tiêu chiến lược | 25 | 16% | 307 | 3% | 8,1% | ||||
2 | Nhóm 2. Đã và đang áp dụng SXSH | 17 | 11% | 724 | 8% | 2,3% | ||||
3 | Nhóm 3. Có hiểu biết về SXSH đầy đủ | 23 | 14% | 798 | 9% | 2,9% | ||||
4 | Nhóm 4. Có hiểu biết ban đầu về SXSH | 43 | 27% | 680 | 8% | 6,3% | ||||
5 | Nhóm 5. Chưa hiểu biết về SXSH | 7 | 4% | 757 | 8% | 0,9% | ||||
Trong công cuộc thực hiện sản xuất sạch hơn tại Thái Nguyên, các cơ sở sản xuất công nghiệp nhận được lợi ích của việc áp dụng SXSH và các cơ sở công nghiệp áp dụng SXSH đã đạt được hiệu quả cao là doanh nghiệp giảm trên 5% tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm. Các doanh ngiệp này chiếm tới 8,1% so với cả nước. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát nhiều kết quả phản hồi loại bỏ do không đúng đối tượng so với danh sách đề xuất.
Bảng 1.3. Kết quả áp dụng SXSH tại một số doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên [6]
Ngành | Số doanh nghiệp | Kết quả tiết kiệm nguyên nhiên liệu | ||||||
Điện | Dầu FO | Dầu DO | Than | Gas | Nước | Nguyên liệu | ||
Máy móc & thiết bị | 8 | 1-15% | <3% | 3-20% | <3% | 4-15% | 1-15% | 3-15% |
Gang và thép | 7 | 1-8% | <3% | 5-6% | 1-7% | |||
Xi măng, gạch, gốm | 4 | 1-4% | 1-10% | 6-10% | <3% | |||
Rau quả, nông sản | 4 | 1-7% | 7-10% | 10-15% | ||||
Giấy và bột giấy | 3 | 1-20% | >15% | 1-20% | <3% | |||
Thức ăn chăn nuôi | 2 | 8-15% | 7-8% | 10-15% | ||||
Than, điện, gas, xăng, | 2 | <3% | >15% | 6-7% | 8-10% | 3-20% | ||
Mỏ, khai khoáng | 2 | 8-10% | 8-10% | 8-10% | ||||
Thực phẩm khác | 1 | 5-6% | 5-6% | 5-6% | ||||
Bột đá | 1 | <3% | ||||||
Nước | 1 | <3% | <3% |
Các doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn nguyên, nhiên liệu khả quan như: điện, dầu, than, gas,… Đặc biệt có doanh nghiệp sản xuất về mặt giấy và bột giấy, máy móc và thiết bị, sản xuất than tiết kiệm lên tới 20% nguồn dầu và nước[6].
==========================================================================
CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu
Nước thải làng nghề và quy trình sản xuất miến.
– Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là làng nghề miến Việt Cường, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin cần thiết cho việc đánh giá hiện trạng môi trường và lập kế hoạch cho SXSH:
– Thu thập thông tin về làng nghề miến Việt Cường (tại UBND xã Hóa Thượng).
– Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất:
+ Lượng nguyên liệu đầu vào, lượng chất thải phát sinh
+ Các chi phí đầu tư( thiết bị, xây dựng, đào tạo,…)
+ Các khoản tiết kiệm, thu lợi( về tiêu thụ nguyên liệu, công lao động, tiêu thụ năng lượng nước, bán sản phẩm,…)
+ Chi phí vận hành, nhân công.
– Thu thập thông tin về cơ sở sản xuất điển hình và nguồn thải của xóm Việt Cường.
– Báo cáo phát triển làng nghề miến dong Việt Cường xã Hóa Thượng – huyện Đồng Hỷ – tỉnh Thái Nguyên.
– Tài liệu hội thảo SXSH của ngành sản xuất lương thực, thực phẩm.
– Kết quả quan trắc và phân tích môi trường làng nghề.
Từ các tài liệu trên, ta lấy những thông tin cần thiết, cơ bản về hiện trạng môi trường. Từ đó lập kế hoạch cụ thể cho SXSH và xác định những trọng tâm SXSH cần hướng tới.
2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn
Thu thập, khảo sát và bổ sung những thông tin thực tế về hiện trạng sản xuất làng nghề. Quan sát trực tiếp việc vận hành dây chuyền sản xuất miến, hệ thống xả thải, cảnh quan môi trường.
Phỏng vấn bán chính thức: Để phục vụ cho nội dụng đề tài nghiên cứu, tôi đã xuống làng nghề miến Việt Cường để trực tiếp phỏng vấn về tình hình sản xuất chăn nuôi, nông nghiệp và sinh hoạt tại địa phương. Đối tượng phỏng vấn là chủ gia đình, chủ cơ sở sản xuất miến và trưởng xóm, số lượng người phỏng vấn là 19 người. Ngoài ra nội dung phỏng vấn đề cấp đến công tác quản lý môi trường,vệ sinh môi trường và SXSH. Phỏng vấn về dây chuyền sản xuất miến, cụ thể từng công đoạn, cách xử lý nước thải và thu thập các số liệu về nguyên nhiên liệu sản xuất cũng như hao hụt trong quá trình sản xuất phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất sạch hơn.
2.2.3. Phương pháp kế thừa tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Dựa trên các số liệu thu thập được từ thực tế chưa có các mối quan hệ logic nào sẽ được phân loại, thống kê, tính toán cụ thể, sau đó đưa ra so sánh với các tiêu chuẩn môi trường và đưa ra kết luận chính xác, hợp lý về các vấn đề tiết kiệm tài nguyên và môi trường của các cơ sở sản xuất, đồng thời đưa ra các giải pháp SXSH phù hợp.
2.2.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Trong SXSH, tiếp cận hệ thống là công cụ không thể thiếu bởi một quá trình sản xuất nhất là sản xuất miến phải được xem xét, đánh giá ở từng giai đoạn như: đầu vào, quy trình và đầu ra. Xem toàn bộ quá trình như một chỉnh thể để phân tích, đánh giá cho ra kết quả tốt nhất.
Phân tích, so sánh đánh giá các chỉ tiêu môi trường với quy chuẩn Viêt Nam, rút ra kết luận.
Đánh giá sự tương tác giữa kinh tế và môi trường. Tìm kiếm những giải pháp SXSH tối ưu để giải quyết vấn đề môi trường và kinh tế.
2.2.5. Phương pháp tính chi phí lợi ích
Phân tích chi phí – lợi ích, đôi khi được gọi là phân tích lợi ích – chi phí, là một quá trình có hệ thống để tính toán và so sánh lợi ích và chi phí của một dự án chính sách, hoặc quyết định . Phân tích chi phí – lợi ích có hai mục đích:
- Để xác định có nên ra quyết định đầu tư hay không (tính đúng đắn/ khả thi)
- Cung cấp một cơ sở để so sánh dự án. Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi phí dự kiến của từng lựa chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những lợi ích có lớn hơn chi phí, và lớn hơn bao nhiêu.
Phân tích chi phí cơ hội để quyết định chọn một quá trình một dây truyền sản xuất sạch hơn giảm phát thải chất ô nhiễm, đầu tư trang thiết bị, máy móc để tăng hiệu quả sản xuất, giảm ảnh hưởng tới môi trường…Sản xuất truyền thống không quan tâm đến vấn đề môi trường vì tốn nhiều chi phí. Thông qua phân tích chi phí cơ hội ta thấy rằng việc lựa chọn áp dụng SXSH mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường hơn sản xuất truyền thống.
Phân tích, so sánh chi phí cơ hội giữa sản xuất truyền thống và SXSH sẽ là cơ sở quan trọng chọn ra giải pháp tốt nhất.
==========================================================================
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng nước thải làng nghề miến Việt Cường
3.1.1. Quy trình sản xuất miến dong
3.1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải tại làng nghề
Nguồn phát sinh nước thải chính của làng nghề là nước thải từ hoạt động sản xuất miến tại các hộ gia đình, nước thải từ sinh hoạt và chăn nuôi.
Qua quá trình khảo sát thực địa nước thải sinh hoạt trung bình của mỗi hộ gia đình trong xóm theo ước tính là 1,5m3, xóm có trên 110 hộ gia đình do vậy lượng nước thải sinh hoạt của xóm một ngày khoảng 165m3. Lượng nước thải sinh hoạt đa phần được các hộ gia đình thải ra vườn hoặc ao chỉ khoảng 1/3 lượng nước thải theo rãnh thải chung của xóm. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt làm nước tưới tiêu và các rãnh thải chung xa không làm rãnh thải liên kết. Nước thải sinh hoạt thành phần chủ yếu là chất tẩy rửa và chất hữu cơ.
Xóm Việt Cường, 5 hộ gia đình có quy mô chăn nuôi heo lớn( quy mô 20 con), còn lại đa phần là hoạt động chăn nuôi nhỏ. Cả 5 hộ có quy mô chăn nuôi lớn đều có hệ thống bioga cung cấp gas và điện. Tuy nhiên, lượng nhỏ nước thải dò rỉ ra rãnh tiêu của hộ gia đình hoặc ao, vườn. Chủ yếu các hộ chăn nuôi nhỏ 1-2 con heo, trâu lượng nước thải chăn nuôi này được mang bón ruộng hoặc vườn. Thành phần chủ yếu của nước thải chăn nuôi là vi khuẩn, chất hữu cơ và gây mùi hôi thối.[1]
Xóm Việt Cường có trên 40 hộ sản xuất miến với năng xuất trung bình 200kg miến/ ngày[2]. Lượng nước thải trung bình của 1 hộ sản xuất khoảng 4m3/ ngày, cả xóm là 40m3/ ngày. Thành phần chủ yếu của nước thải sản xuất miến là chất hữu cơ. Lượng nước thải từ hoạt động sản xuất miến và sinh hoạt được thải chung theo rãnh nước thải của hộ gia đình mà chưa qua xử lý, nước thải từ hoạt động chăn nuôi được sử dụng làm nước tưới tiêu hoặc thải bỏ ra kênh rãnh chung. Do vậy, nguyên nhân làm các chỉ số môi trường nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép là do nước thải từ hoạt động sản xuất miến.
3.1.1.2. Đánh giá quy trình sản xuất miến
Giai đoạn rửa lọc và ngâm bột.
Trong quy trình sản xuất miến, nguyên liệu được nhập dưới dạng tinh bột dong. Trung bình mỗi hộ gia đình nhập khoảng 300kg một lần cho một ngày sản xuất. Bột nhập về lẫn cặn bẩn cần được rửa lọc, bột sẽ được cho vào bể lớn có lớp nilon lót đáy. Bột khô được cho vào bể, sau đó bơm nước vào, bột được đánh tan bằng máy khấy bột, và lắng sau 2 giờ thì tháo rút nước ra khỏi bể, nước thải lẫn bột, cặn bẩn này xả ra rãnh xả chung của hộ gia đình. Bột được lấy phần trên, loại phần dưới đáy vì chứa cặn bẩn, bột ở dưới đáy được đem rửa lọc nhiều lần cho đến khi nước trong. Đây là giai đoạn tiêu tốn nhiều nước nhất, nghĩa là phát sinh nhiều nước thải có chứa cặn, váng và bọt bẩn nhiều nhất, nước thải còn có mùi chua của bột do ngâm trong thời gian dài.
Giai đoạn hấp chín
Bột sau khi ngâm và lọc được chứa trong bể có lót đáy bằng nilon, bột rắn và có màu hơi xám nhẹ. Bột được chia đều ra các mẻ, mỗi mẻ nấu là 11kg/1 lần bột ướt. Nước được đun sôi bằng than tổ ong hoặc than củi, nước sôi được đổ trực tiếp vào nồi chứa bột, nước sử dụng ở giai đoạn này không hoàn lại. Nước sôi đổ vào bột được khấy đều và nhanh tay không cho bột vón cục và chín đều bởi đũa khấy bằng tre, giai đoạn này được thực hiện bởi người có kinh nghiệm chủ yếu là chủ hộ. Giai đoạn này chủ yếu thải ra khí thải và xỉ than.
Ép tạo sợi
Bột sau khi nấu( hấp chín) được ép tạo sợi bởi máy ép thủy lực. Bột được đổ vào khoang chứa bột của máy, máy ép sử dụng điện thay cho máy quay tay. Máy ép ép bột tạo thành sợi miến ướt, sợi miến ướt được đón bởi phên tre được bôi mỡ chống dính trước khi hứng sợi miến, sợi miến dải bằng chiều dài của phên được điều khiển ngắt. Trong giai đoạn này bột bị rơi vãi khi đổ vào khoang để ép tạo sợi, bột được thu hồi một phần nhỏ khi rửa máy, một phần bị rơi vãi. Sợi miến bị rơi vãi khi cắt sợi mang đi phơi được quét rọn bỏ hoặc làm thức ăn cho gia cầm.
Giai đoạn phơi khô
Sau khi miến ướt rải ra phên được mang đi phơi trên dàn phơi bằng sắt dưới nắng, dàn phơi cách mặt đất gần 1m. Nếu trời nắng đẹp thì thời gian phơi là 3giờ. Trong thời gian phơi miến bị rơi vãi một lượng nhỏ, không được thu gom.
Giai đoạn cắt đóng gói
Miến sau khi phơi khô mang cắt thủ công và đóng gói bằng túi nilon có in tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc bó thành từng con cho vào bao tải lớn. Một lượng nhỏ miến vụn do cắt miến khô được thải bỏ. Miến được chia làm hai loại. Ngoài nước thải do giai đoạn rửa lọc và ngâm bột thì còn một lượng lớn nước thải sau khi rửa dụng cụ và máy móc làm miến.
Trong quy trình sản xuất miến, giai đoạn rửa lọc và ngâm bột gây ảnh hưởng tới môi trường nhất do giai đoạn này phát sinh lượng lớn nước thải chứa chất hữu cơ và phát sinh mùi chua do bột bị lên mem. Giai đoạn nấu bột phát sinh lượng nhỏ khí thải và xỉ than. Công đoạn ép tạo sợi làm hao hụt bột do bột rơi vãi, đây là lượng bột dễ thu hồi. Gai đoạn cắt và đóng gói nên cải tiến thiết bị nhằm giảm lượng miến vụn. Để giảm lượng chất thải và nâng cao năng suất cần cải tiến thiết bị và áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn.
3.1.2. Hiện trạng nước thải tại làng nghề miến Việt Cường
3.1.2.1. Định mức nước sử dụng cho quá trình làm miến và sơ đồ lấy mẫu
Bảng 3.1. Bảng định mức nước sử dụng trong các công đoạn
Mục đích sử dụng | Lượng nước sử dụng |
1. Rửa lọc và ngâm bột | 100kg bột/1,3m3 |
2. Nấu bột ( hấp chín) | 100kg bột/ 0,5m3 |
3. Rửa máy và dụng cụ | 1m3/ 1 ngày |
Tổng số: 100kg bột/2,1 m3 |
Sau các công đoạn, tổng lượng nước cần sử dụng là 2,1m3/100kg bột, lượng nước sử dụng chủ yếu ở giai đoạn rửa lọc và ngâm bột, lượng nước sử dụng cho một ngày từ 6 – 6,5m3 nước. Nước sản xuất này được lấy từ nước giếng khoan nên không tốn nhiều chi phí( chủ yếu là tiền điện và máy bơm). Nước thải sau mỗi công đoạn không được xử lý. Lượng nước thải trung bình của một hộ sản xuất trong 1 ngày khoảng 4000lit( kể cả nước dửa dụng cụ).
- Sơ đồ lấy mẫu:
Nước thải được lấy tại cơ sở sản xuất miến Huy Khương và rãnh tiêu chính của xóm Việt Cường, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Cơ sở sản xuất miến Huy Khương là cơ sở sản xuất điển hình của xóm với năng xuất trung bình là 200kg miến/ngày. Cở sở sản xuất không xử lý nước thải sản xuất.
Mẫu nước thải được phân tích tại Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên ngày 9/02/2011.
3.1.2.2. Đặc điểm nước thải sản xuất miến
Kết quả phân tích các mẫu nước thải
Một trong các loại hình làng nghề phổ biến nhất ở nông thôn Việt Nam là làng nghề chế biến lương thực (làm bún, miến, bánh đa, chế biến tinh bột). Đặc điểm của nước thải làng nghề chế biến lương thực là thường chứa các tạp chất hữu cơ ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng, trong đó chủ yếu là các hợp chất hydrat cácbon như tinh bột, đường, các loại axit hữu cơ (lactic)… có khả năng phân hủy sinh học. Tại làng nghề Miến Việt Cường các chỉ tiêu phân tích của nước thải của làng như pH, DO, BOD5, COD, TSS, coliform,… đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Bảng 3.2. Kết quả phân tích các mẫu nước thải
STT | Thông số | Đơn vị | QCVN 24:2009 BTNMT(B) | Kết quả | ||
B | M1 | M2 | M3 | |||
1 | pH | – | 5,5 – 9 | 5,3 | 6,3 | 7 |
2 | DO | mg/l | – | 1,5 | 1,3 | 3,8 |
3 | Độ dẫn | mg/l | – | 534 | 590 | 420,6 |
4 | BOD5(200C) | mg/l | 50 | 215,5 | 84,5 | 65,3 |
5 | COD | mg/l | 150 | 622,5 | 197,5 | 150,7 |
6 | TSS | mg/l | 100 | 460,2 | 65,9 | 79,6 |
7 | NO3– | mg/l | – | 0,03 | 0,97 | 0,8 |
8 | NH4– (amoni) | mg/l | 10 | 0,925 | 2,002 | 1,235 |
9 | PO43- | mg/l | – | <0,5 | <0,5 | <0,5 |
10 | Coliform | MPN/100ml | 5000 | 21000 | 22000 | 11000 |
Ghi chú:
– QCVN 24/2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.
– Trong đó:
+ Cột B quy định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
+ “-”. Không quy định.
+ M1: Nước thải công đoạn rửa lọc và ngâm bột tại cơ sở sản xuất miến Huy Khương.
+ M2: Nước thải trong rãnh tiêu chính của hộ gia đình Huy Khương, Viết Cường
+ M3: Nước thải lấy tại rãnh tiêu chính của xóm Việt Cường.
Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải của cơ sở sản xuất Huy Khương và rãnh tiêu chính của làng nghề Miến Việt Cường cho thấy:
b. pH của nước.
pH nước thải làng nghề có giá trị từ 5,1 – 7; là loại nước mang tính chua nhẹ đến trung tính. Trong đó, mẫu M1 có giá trị pH chua nhẹ, thấp hơn so với quy chuẩn cho phép. Trong nước thải có chứa lượng bột dư thừa nên gây ra hiện tượng pH thấp, trong quá trình lưu trữ, vận chuyển với điều kiện độ ẩm môi trường thuận lợi (>60%), nhiệt độ cao làm nấm mốc phát triển, lên men tạo ra axit hữu cơ. Qua quá trình rửa lọc bột tính axit giảm. Trong mẫu M2 do nước thải hòa lẫn với nước thải sinh hoạt nên độ pH nằm trong khoảng giới hạn cho phép. Với mẫu M3 nước thải của hộ sản xuất được bão hòa với nước thải của hộ không sản xuất và nước tự nhiên, giá trị pH trong khoảng cho phép.
Hàm lượng DO, COD, BOD5
- Hàm lượng DO.
Từ bảng 3.2 ta thấy rằng, hàm lượng DO trong nước thải thấp chỉ từ 1,3 – 3,2 mg/l. trong khi đó, thông thường DO tốt nhất để sinh vật thủy sinh phát triển là DO>4 mg/l, lượng DO bão hòa trong nước ngọt ở 300C là 7,5 mg/l. Điều này cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ trong nước cao hơn mức thông thường,
Nhận xét: Hàm lượng BOD5 trong kết quả quan trắc đều vượt quá quy chuẩn cho phép loại B theo QCVN 24:2009/BTNMT. Cụ thể:
+ Hàm lượng BOD5 trong mẫu M1 vượt quá giá trị tiêu chuẩn cho phép 4.31 lần. Do lượng chất hữu cơ trong nước thải giai đoạn rửa lọc và ngâm bột lớn.
+ Hàm lượng BOD5 trong mẫu M2 vượt quá giá trị tiêu chuẩn cho phép 1,69 lần. Do nước thải sản xuất miến được hòa tan với nước sinh hoạt gia đình.
+ Hàm lượng BOD5 trong rãnh tiêu chung của xóm vượt quá giá trị tiêu chuẩn cho phép 1,568 lần. Do vậy nhân tố chính gây nên hiện tượng BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép của nước thải làng nghề là hoạt động sản xuất miến.
Nhận xét: Hàm lượng COD trong kết quả quan trắc đều vượt quy chuẩn cho phép loại B theo QCVN 24:2009/BTNMT. Mẫu tại hai vị trí M1,M2 và M3 đều cho kết quả COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên mẫu M2 có giá trị thấp hơn mẫu M1 do nước thải sản xuất miến được hòa tan với nước sinh hoạt gia đình. Và mẫu M3 có giá trị thấp nhất nhất do lượng nước thải sản xuất hòa tan với nước thải của các hộ gia đình khác.
d. Chất rắn lơ lửng và số lượng coliform.
Nhận xét: Từ kết quả phân tích cho thấy, mẫu M1 có hàm lượng TSS lớn hơn tiêu chẩn cho phép( QCVN 24:2009/BTNMT loại B) 4,6 lần do hàm lượng chất hữu cơ dư thừa cao. Mẫu M2 và M3 có giá trị TSS nằm dưới tiêu chuẩn cho phép do một phần hòa tan với nước thải sinh hoạt và sự lắng đọng khi nước thải trong rãnh tiêu thoát chậm làm một phần TSS lắng xuống thành cặn.
- Số lượng coliform:
Ðây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn coliform trong nước, biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm.
Nhận xét: Số lượng coliform trong kết quả quan trắc đều vượt quá quy chuẩn cho phép loại B theo QCVN 24:2009/BTNMT. Cụ thể:
+ Số lượng coliform trong mẫu M1 vượt quá giá trị tiêu chuẩn cho phép 4,2 lần.
+ Số lượng coliform trong mẫu M2 vượt quá giá trị tiêu chuẩn cho phép 4,4 lần. Do nước thải sản xuất miến được hòa tan với nước sinh hoạt gia đình.
+ Số lượng coliform trong mẫu M3 có giá trị lớn nhất do nước thải sản xuất hòa chung với nước thải chăn nuôi và sinh hoạt.
Hợp chất của nito và photpho.
Từ kết quả phân tích ta thấy hàm lượng NO3– , NH4– , PO43- đều có giá trị thấp( chỉ tiêu nitrat bình thường trong nước thải sinh hoạt là 0,2 amoni bình thường là 25, tổng photpho bình thường là 8), chưa có khả năng gây nên hiện tượng phú dưỡng tại nguồn tiếp nhận thải và môi trường nước xung quanh, tuy nhiên làm gia tăng sự tích lũy hàm lượng các chất theo thời gian.
3.2. Một số giải pháp SXSH tại làng nghề miến Việt Cường
Có thể nói, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề là do người dân chưa nhận thức và hành động tốt về việc bảo vệ môi trường, xả thải và xử lý nước thải.
Một nguyên nhân khác là nguồn kinh phí đầu tư cho công tác khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề còn hạn chế, đa phần cơ sở sản xuất, hộ gia đình không có kinh phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom phân loại chất thải rắn… Bên cạnh đó, thiết bị, công nghệ sản xuất ở các làng nghề vẫn lạc hậu, mặt bằng thì chật hẹp, chưa áp dụng sản xuất sạch hơn,…
Vì vậy, để giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề cần một giải pháp tổng thể nhằm phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao năng lực quản lý,..Biện pháp quan trọng góp phần vào tiến triển của việc sản xuất làng nghề, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời hạn chế ảnh hưởng của làng nghề tới môi trường là áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình sản suất.
Đề tài chọn cơ sở sản xuất điển hình của làng nghề, cơ sở sản xuất miến Huy Khương làm đối tượng đánh giá và đưa ra giải pháp SXSH. Làm cơ sở so sánh, áp dụng cho các cơ sở sản xuất khác trong cả làng nghề.
Đánh giá tiềm năng thực hiện sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất miến Huy Khương – Việt Cường – Hóa Thượng – Đồng Hỷ – Thái Nguyên.
– Loại hình sản xuất: Miến dong
– Công suất: 200 kg miến/ ngày
– Nhân công: 5 người
– Số vốn ban đầu cho công nghệ: 70 triệu
+ Máy ép thủy lực: 50 000 000 đồng
+ Phên: 5.000.000 đồng
+ Dàn phơi: 5.000.000 đồng
+ Bể, thùng chứa bột: 4.500.000 đồng
+ Nồi nấu bột, máy khấy bột: 5.500 000 đồng
– Sản xuất thủ công với máy ép thủy lực, máy khuấy bột (Việt Nam).
Bảng 3.3. Các công đoạn sản xuất của cơ sở sản xuất miến Huy Khương.
STT | Hạng mục | Đơn vị | Lượng | Cách thu thập |
Công đoạn 1: Rửa lọc và ngâm bột | ||||
1 | Tinh bột dong | Kg | 300 | DN cung cấp |
2 | Nước | Kg | 3900 | DN cung cấp |
3 | Nước thải( chứa váng và bọt bẩn) | Kg | 3857 | Tính toán dựa vào cân bằng vật chất |
Công đoạn 2: Hấp chín ( nấu) | ||||
1. | Bột sau rửa lọc | Kg | 343 | Tự cân |
2. | Nước | Kg | 1500 | DN cung cấp |
3. | Củi | Kg | 30 | DN cung cấp |
4. | Xỉ than | Kg | 17 | Cân |
5. | Khí thải và nước bị bay hơi | Kg | 52 | Tính toán |
Công đoạn 3: Ép tạo sợi | ||||
1. | Bột sau hấp chín | Kg | 1804 | Tính toán |
2. | Điện | Kw | 6 | DN cung cấp |
3. | Bột rơi vãi | Kg | 26 | Tự cân |
Công đoạn 4: Phơi khô | ||||
1 | Miến sau ép tạo sợi | Kg | 1778 | Tự cân |
2. | Mỡ phên | Kg | 2 | DN cung cấp |
3. | Miến rơi vãi | Kg | 10 | Tự cân |
4. | Nước bị bay hơi | Không cần cân bằng | ||
Công đoạn 5: Cắt và đóng gói | ||||
1. | Miến sau phơi khô | Kg | 210 | DN cung cấp |
2. | Miến rơi vãi | Kg | 5 | Tự cân |
3. | Sản phẩm | Kg | 205 | DN cung cấp |
3.2.1. Cân bằng vật chất
Các số liệu cần tính toán:
+ Cân bằng vật chất công đoạn rửa và lọc bột:
mnước thải (xkg) = (mtinh bột dong + mnước) – mbột sau rửa lọc
= ( 300 + 3900) – 343
= 3857 kg
+ Cân bằng vật chất công đoạn hấp chín:
mkhí thải nước bị bay hơi(ykg) = (mbột sau rửa lọc + mnước + mcủi) – (mthan – mbột sau hấp chín)
= (343 + 1500 + 30) – ( 17 + 1804)
= 52 kg
+ Cân bằng vật chất công đoạn ép tạo sợi:
Mbột rơi vãi (zkg) = msau hấp chín – m sau ép tạo sợi
= 1804 – 1778
= 26 kg
3.2.2. Định giá dòng thải
Với trọng tâm kiểm toán đã lựa chọn việc định gía dòng thải dựa trên số lượng và đặc tính dòng thải. Các chi phí liên quan đến định giá: chi phí thất thoát nguyên nhiên vật liệu, chi phí xử lý chất thải.
Bảng 3.4. Giá nguyên, nhiên vật liệu
Nguyên liệu | Đơn giá |
Tinh Bột Dong | 14.000 đồng/kg |
Củi gỗ keo | 50.000 đồng/ngày |
Điện | 1.500 đồng/Kwh |
Mỡ (dầu ăn) | 30.000 đồng/kg |
Bao bì sản phẩm | 500 đồng/bao |
Công nghệ, máy móc | 70.000.000 đồng |
Bảng 3.5. Định giá dòng thải/ ngày
Dòng thải | Định lượng dòng thải | Đặc tính dòng thải | Định giá dòng thải
(chí phí mất mát nguyên liệu) |
Bột rơi vãi | 26 kg/ngày | Bột khô khó thu dọn | 364.000 đồng |
Bột dính vào thành máy và thùng | Không đáng kể | Bột ướt | – |
Điện hao phí | Khó tính toán | Không thu gom được | – |
Hơi nhiệt | Khó tính toán | Phân tán tự do vào không khí | – |
Nước thải váng và bọt bẩn | 3875 kg (Khoảng 3,8m3) | Chứa ít bột dong | 800.000 – 900.000 đồng/m3 |
Khí thải | Khó tính toán | Phân tán tự do vào không khí | – |
Than | 17kg | Chất thải rắn | – |
Miến rơi vãi | 15kg | Chất thải rắn | 525.000 đồng |
Than hiện tại được cở sở sản xuất mang bón cây trồng .
Chi phí xử lý nước thải được định lượng thông qua chi phí để xử nguồn nước thải có các thông số ô nhiễm sau:
Bảng 3.6. Các thông số ô nhiễm cần xử lý
Thông số | Đầu vào | Mức độ xử lý |
pH | 6,3 – 7,2 | 6,0 – 8,5 |
BOD5 (mg/l) | 671 | ≤50 |
COD( mg/l) | 1489 | ≤100 |
TSS (mg/l) | 653 | ≤100 |
N-NH3(mg/l) | 1,15 | ≤35 |
P-PO43-(mg/l) | 1,21 | ≤4 |
Trên đây, là các thông số cần xử lý và kết quả đầu ra của một dây chuyền sản xuất lương thực phẩm. Do nước thải của cơ sở sản xuất miến Huy Khương chưa được xử lý nên dùng chi phí xử lý nước thải với các thông số trên để định giá dòng thải của cơ sở sản xuất miến Huy Khương.
3.2.3. Đánh giá và lựa chọn giải pháp
3.2.3.1. Phân tích nguyên nhân đề xuất giải pháp
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất thực nghiệm nhận thấy việc lãng phí, thất thoát nguyên liệu, năng lượng cũng như phát thải trong các công đoạn do nhiều nguyên nhân.
Bảng 3.7. Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp
Dòng thải | Công đoạn | Nguyên nhân | Giải pháp SXSH |
Bột rơi vãi | Ép tạo sợi | Do thủ công, kỹ thuật đổ bột chưa tốt, do máy quay nhanh, độ dung mạnh | 1. Cần cẩn thận hơn khi đổ bột
2. Dải bạt hoặc nilon để thu hồi bột quay vòng tái sử dụng. 3. Lắp bộ tắt rung động lực cho máy ép thủy lực |
Bột dính thành máy | Trộn bột và ép tạo sợi | Người lấy bột không kỹ , vét bột chưa sạch | 4. Vét bột kỹ hơn
5. Thu gom bột rơi vãi để phục vụ chăn nuôi |
Nước thải | Rửa lọc và ngâm bột | Bột phải được ngâm và rửa lại nhiều lần | 6. Thu hồi và lọc lại
7. Tưới cây |
Than củi | Hấp Chín | Dùng đun nước để hấp bột | 8. Thu gom và bán than |
Miến rơi vãi | Phơi khô và Cắt | Do quá trình ép miến bị đứt rời nhỏ lẻ, miến ròn và dễ gãy | 9.Thu hồi lại và bán miến
10. Sử dụng hệ thống cắt tự động |
Khí thải | Hấp chín | Đốt nhiên liệu | 11. Xây dựng hệ thống ống khói cao, thu hồi để xử lý |
Mùi chua | Rửa lọc và ngâm bột | Do sự lên men tạo axit hữu cơ. | 12. Sử dụng máy khử mùi ozon |
Bao bì | Tinh bột dong và Đóng gói | Bao bì đựng bột ban đầu và bao bì hỏng trong đóng gói | 13. Thu hồi xử lý bao bì hỏng |
Đối với mỗi nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát nguyên liệu nên lựa chọn giải pháp hợp lý nhất, đơn giản nhất, có lợi cho môi trường cũng như người sản xuất. Đối với dòng thải là bột rơi vãi và bột dình vào thành máy thì giải pháp hiệu quả nhất về mặt kinh tế và môi trường là thu hồi bột để quay vòng tái sử dụng. Đối với dòng thải là nước thải thì hạn chế lượng bột có trong dòng thải bằng cách lọc kỹ hơn hoặc dựa vào đặc tính của nước thải để sử dụng với mục đích khác. Đối với xỉ than bán cho người dân để trồng cây hoặc bón ruộng có lợi mọi mặt. Khí thải khi nấu bột rất khó thu hồi mà lượng khói ít nên cách tốt nhất là xây ống khói cao, khói tự phân tán vào môi trường. Với bao bì hỏng bán cho công ty để tái chế.
3.2.3.2. Sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn
Các giải pháp SXSH không phải giải pháp nào cũng khả thi và áp dụng được ngay, có giải pháp có lợi về mặt môi trường nhỏ và cũng không đem lại lợi ích kinh tế thậm chí hao hụt lợi ích như giải pháp sử dụng máy khử mùi ozone do mùi phát sinh chưa gây hậu quả với sức khỏe còn người về kinh tế máy khử mùi ozone giá khá cao. Do vậy cần sàng lọc các giải pháp SXSH hiệu quả mọi mặt.
Bảng 3.8. Sàng lọc các giải pháp SXSH
Các giải pháp SXSH | Phân loại | Thực hiện ngay | Nghiên cứu thêm | Loại bỏ | Bình luận/ Lý do |
1. Cần cẩn thận hơn khi đổ bột | Quản lý nội vi | X | Dễ thực hiện, đảm bảo vệ sinh, không tốn kém | ||
2. Dải bạt hoặc nilon để thu hồi bột quay vòng tái sử dụng. | Tuần hoàn và tái sử dụng ngay tại cơ sở | X | Dễ thực hiện, đảm bảo vệ sinh, không tốn kém | ||
3. Lắp bộ tắt rung động lực | Cải tiến công nghệ | X | Đảm bảo vệ sinh | ||
4. Vét bột kỹ hơn | Quản lý nội vi | X | Dễ thực hiện, đảm bảo vệ sinh, không tốn kém | ||
5. Thu gom bột rơi vãi để phục vụ chăn nuôi | Quản lý nội vi | X | Dễ thực hiện, đảm bảo vệ sinh, không tốn kém | ||
6. Thu hồi và lọc lại | Tuần hoàn và tái sử dụng | X | Lượng bột trong nước thải không đáng kể | ||
7. Tưới cây | Quản lý nội vi | X | Chưa xác định các thành phần trong nước thải | ||
8. Thu gom và bán than
|
Quản lý nội vi | X | Dễ thực hiện, ít tốn kém, đảm bảo vệ sinh | ||
9.Thu hồi lại và bán miến
|
Quản lý nội vi | X | Dễ thực hiện, ít tốn kém, hiệu quả kinh tế. | ||
10. Sử dụng hệ thống cắt tự động | Thay đổi công nghệ | X | Tốn kém, xem xét thực hiện giảm sức lao động | ||
11. Xây dựng hệ thống ống khói cao | Cải tiến thiết bị hiện có | X | Có thể thực hiện để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường | ||
12. Sử dụng máy khử mùi ozone | Xử lý cuối đường ống | X | Đảm bảo vệ sinh | ||
13. Thu hồi xử lý bao bì hỏng | Xử lý cuối đường ống | X | Giảm thiểu tác động đến môi trường |
Các giải pháp SXSH thường dễ thực hiện, ít tốn kém đem lại hiệu quả kinh tế và giảm tác động tới môi trường. Tuy nhiên, với giải pháp cải tiến thiết bị và công nghệ thì chi phí cao, trước khi áp dụng cần nghiên cứu mọi mặt.
3.2.4. Đánh giá tính khả thi các giải pháp
3.2.4.1. Đánh giá sơ bộ tính khả thi của các giải pháp
Đánh giá sơ bộ là cơ sở quan trọng lựa chọn giải pháp SXSH phù hợp với điều kiện làng nghề. Đánh giá sơ bộ là đánh giá chung về mặt kinh tế và môi trường của các giải pháp:
Bảng 3.9. Đánh giá sơ bộ các giải pháp
Giải pháp
Sản Xuất Sạch hơn |
Chi phí đầu tư | Lợi ích môi trường | ||||
Thấp | Trung bình | Cao | Thấp | Trung bình | Cao | |
1. Cần cẩn thận hơn khi đổ bột | X | X | ||||
2. Dải bạt hoặc nilon để thu hồi bột quay vòng tái sử dụng | X | X | ||||
3. Lắp bộ tắt rung động lực | X | X | ||||
4. Vét bột kỹ hơn | X | X | ||||
5. Thu gom bột rơi vãi để phục vụ chăn nuôi | X | X | ||||
6. Thu hồi và lọc lại | X | X | ||||
7.Tưới cây | X | X | ||||
8.Thu gom và bán than | X | X | ||||
9. Thu hồi lại bán miến | X | X | ||||
10. Sử dụng hệ thống cắt tự động | X | X | ||||
11. Xây dựng hệ thống ống khói cao. | X | X | ||||
12. Sử dụng máy khử mùi ozone | X | X | ||||
13. Thu hồi và Xử lý bao bì hỏng | X | X |
Các giải pháp SXSH, không phải giải pháp nào chi phí cao là đem lại hiệu quả môi trường cao, giải pháp kỹ thuật không tốn kém nhưng đem lại lợi ích môi trường như: cẩn thận hơn khi đổ bột, vét bột kỹ hơn, những giải pháp này phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất và có tính khả thi với tất cả các cơ sở sản xuất.
3.2.4.2 Đánh giá tính khả thi về kinh tế
Tính khả thi về kinh tế là một thông số quan trọng đối với cơ sở sản xuất để quyết định việc chấp nhận hoặc loại bỏ cũng như xem xét thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp SXSH. Phân tích tính khả thi về kinh tế được thực hiện bằng phương pháp thời gian thu hồi vốn.
Phương pháp tính:
Tính khả thi về kinh tế được đánh giá theo các mức độ cao, trung bình, thấp phụ thuộc vào chi phí đầu tư, thời gian hoàn vốn và khoản tiết kiệm của từng giải pháp.
Bảng 3.10. Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế
Các giải pháp SXSH | Đầu tư ban đầu ( đồng) | Tiết kiệm (đồng/ năm) | Thời gian hoàn vốn | Tính khả thi |
1. Dải bạt hoặc nilon để thu hồi bột quay vòng tái sử dụng. (bột ướt) | 2.587.000
( phụ lục) |
33.600.000 (phụ lục) | 1 tháng | Cao |
3. Tưới cây | 5.000.000
(phụ lục) |
Không xác định | Không xác định | Thấp |
4. Sử dụng hệ thống cắt tự động | 55.000.000 (phụ lục) | 52.000.000 (phụ lục) | 11 tháng | Thấp |
5. Xây dựng hệ thống ống khói cao, thua hồi để xử lý | 1.000.000
(phụ lục) |
Không xác định | Không xác định | Đáp ứn yêu cầu của pháp luật |
6. Sử dụng máy tắt rung động lực | Không xác định | Không xác định | Không xác định | Trung bình |
7. Sử dụng máy khử mùi ozon | 27.000.000 (phụ lục) | Không xác định | Không xác định | Thấp |
Đối với các giải pháp công nghệ như: sử dụng hệ thống cắt tự động, sử dụng máy khử mùi ozon, tưới cây tính khả thi về mặt kinh tế thấp do chi phí đầu vào cao do vậy đây không phải nhóm giải pháp lựa chọn hàng đầu về mặt kinh tế. Đây là nhóm cơ sở sản xuất lựa chon cuối cùng do không đem lại lợi ích kinh tế. Giải pháp khả thi về mặt kinh tế là dải bạt hoặc nilon để thu hồi bột quay vòng tái sử dụng( bột ướt) chi phí đầu vào thấp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2.4.3. Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường
Mục đích quan trọng nhất của các giải pháp sản xuất sạch hơn là tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và lợi ích môi trường. Do vậy, đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp là điều kiện cần.
Bảng 3.11. Đánh giá tính khả thi với môi trường.
Giải pháp
Sản Xuất Sạch hơn |
Giảm tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nước | Giảm tổng lượng chất ô nhiễm | Giảm độc tính dòng thải | Tính khả thi |
1. Dải bạt hoặc nilon để thu hồi bột quay vòng tái sử dụng | +++ | – | – | Cao |
2. Thu hồi và lọc lại | +++ | – | + | Cao |
3.Thu gom chất thải rắn (bao bột dong, miến rơi vãi, than củi) | +++ | ++ | ++ | Cao |
4. Sử dụng hệ thống cắt tự động | – | ++ | – | Trung bình |
5. Sử dụng máy khử mùi ozone | – | + | ++ | Trung bình |
6. Xây dựng hệ thống ống khói cao, thu hồi để xử lý | – | +++ | – | Cao |
7. Sử dụng máy tắt bộ rung động lực | – | + | – | Thấp |
Ghi chú:
+++ giảm thải, giảm ô nhiễm từ 40% – 50% – Cao
++ giảm thải, giảm ô nhiễm từ 20% – dưới 40% – Trung bình
+ giảm thải, giảm ô nhiễm dưới 20% – Thấp
– không ảnh hưởng
Đa số các giải pháp sản xuất sạch hơn đều có tính khả thi về mặt môi trường cao, trừ giải pháp sử dụng máy tắt bộ dung động lực và sử dụng hệ thống cắt tự động do tiêu tốn năng lượng điện mà giảm tổng lượng chất gây ô nhiễm ở mức trung bình. Do vậy xét về mặt môi trường giải pháp sử dụng máy tắt bộ dung động lực và sử dụng hệ thống cắt tự động là không khả thi.
3.2.4.4. Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật
Các giải pháp đều không yêu cầu cao về mặt kỹ thuật. Việc thực hiện các giải pháp không bị cản trở, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không yêu cầu về diện tích, thời gian, không ảnh hưởng tới năng suất sản xuất. Các giải pháp đa số là giải pháp quản lý nội vi và kiểm soát quá trình nên dễ thực hiện và tương thích với các thiết bị cơ sở sản xuất hiện có nên dễ dàng thực hiện.
Bảng 3.12. Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật
Giải pháp | Yêu cầu kỹ thuật | Tác động kỹ thuật | Tính khả thi | ||||||
Thiết bị | Lắp đặt | Ảnh hưởng đến công suất sản phẩm | Bảo trì máy móc | Đào tạo nhân lực | Tiết kiệm | An toàn lao động | |||
Năng lượng | Nguyên liệu thô | ||||||||
1. Cần cẩn thận hơn khi đổ bột | – | – | – | – | x | – | x | x | Cao |
2. Dải bạt hoặc nilon để thu hồi bột quay vòng tái sử dụng | x
|
x | – | – | – | – | x | – | Cao |
3. Vét bột kỹ hơn | – | – | x | x | x | – | x | – | Cao |
4. Thu gom bột rơi vãi để phục vụ chăn nuôi | – | – | – | – | – | x | x | x | Cao |
5. Thu hồi và lọc lại | x | x | x | x | x | Cao | |||
6. Sử dụng hệ thống cắt tự động | x | x | x | x | x | – | – | x | Thấp |
7. Xây dựng hệ thống ống khói cao | x | x | x | – | – | – | – | x | Trung bình |
8. Sử dụng máy khử mùi ozone | x | x | – | x | x | – | – | x | Trung bình |
9. Máy tắt rung động lực | x | x | – | x | x | x | x | x | Thấp |
Các giải pháp SXSH không yêu cầu cao về mặt kỹ thật nhưng tác động kỹ thật do vậy tính khả thi về kỹ thật cao, ngoài 4 giải pháp: sử dụng hệ thống cắt tự động, xây dựng hệ thống ống khói cao, sử dụng máy khử mùi ozon và máy tắt rung động lực. Do đó 4 giải pháp trên cần xem xét tính khả thi về mọi mặt trước khi áp dụng thực hiện.
3.2.5. Lựa chọn các giải pháp SXSH
Dựa trên tính khả thi kỹ thuật, kinh tế, môi trường lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với từng cơ sở sản xuất. Với cơ sở sản xuất miến Huy Khương nhóm ba giải pháp nên được lựa chọn ưu tiên hàng đầu về cả ba mặt kinh tế, kỹ thật và môi trường là thu hồi lại bán miến, cẩn thận hơn khi đổ bột, vét bột kỹ hơn. Đây là 3 giải pháp không tốn chi phí, dễ thực hiện không yêu cầu kỹ thật cao đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường
3.2.6. Lợi ích của các giải pháp
Cần so sánh lợi ích về mặt kinh tế và môi trường trước và sau khi áp dụng các biện pháp SXSH để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
Bảng 3.13. Lợi ích về mặt kinh tế và môi trường
Nguyên vật liệu | Lợi ích về mặt kinh tế | Lợi ích về mặt môi trường | ||
Trước khi áp dụng các biện pháp | Sau khi áp dụng các biện pháp SXSH | Trước khi áp dụng SXSH | Sau khi áp dụng SXSH | |
Tinh bột dong | 1.260.000.000 đồng/ năm | 1.207.500.000 đồng/ năm | Nước bị ô nhiễm | Nước giảm nồng độ các chất ô nhiễm |
Nước | – | – | Nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao | Nước thải có nồng độ các chất hữu cơ nhỏ |
Điện | Khó tính toán | Khó tính toán | – | – |
Củi | – | – | Không khí bị ô nhiễm | Không khí trong lành hơn |
Sản phẩm miến | 2.205.000.000 đông/ năm | 2.362.500.000 đông/ năm | Đất bị ô nhiễm do miến rơi vãi | Đất không bị ảnh hưởng nhiều |
Tổng lợi ích thu được: 210.000.000 đồng |
Sau khi áp dụng các giải pháp SXSH, tinh bột dong được thu hồi và tái sản xuất vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải, không khí trong lành hơn do có hệ thống ống khói cao tăng khả năng phát tán và tự làm sạch của không khí. Miến rơi vãi được thu hồi và giảm lượng miến gãy do cắt thủ công mang lại lợi ích kinh tế và diện tích đất phơi không bị ảnh hưởng. Tóm lại, các giải pháp SXSH đem lại lợi ích kinh tế và môi trường.
3.2.7. Duy trì sản xuất sạch hơn
Muốn đem lại lợi ích kinh tế và môi trường cao, cần duy trì lâu dài các giải pháp SXSH. Để làm được điều đó cần quan trắc và đánh giá các kết quả thực hiện và có các giải pháp duy trì SXSH:
- Quan trắc và đánh giá các kết quả
– Giám sát vệ sinh cơ sở sản xuất
– Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành tốt các giải pháp SXSH
– Thường xuyên bảo trì máy móc, theo dõi quá trình vận hành
– Nâng cao tay nghề cho công nhân
– Giám sát về môi trường đất, nước, không khí.
- Duy trì SXSH
– Cần phải thường xuyên tổ chức đánh giá lại SXSH vì luôn luôn có những cơ hội mới để cải thiện sản xuất.
– Khuyến khích nhân viên có những sáng kiến mới và những đề xuất cho cơ hội SXSH.
– Chế độ khen thưởng cho những người đặc biệt xuất sắc làm cho SXSH trở thành một hoạt động liên tục trong cơ sở.
– Tiến hành giảm thiểu chất thải
– Tiến hành giám sát và kiểm tra các biện pháp thực hiện để tăng cường việc SXSH
– Đảm bảo môi trường làm việc của cơ sở sản xuất an toàn – vệ sinh – gọn gàng.
– Xây dựng các kế hoạch cụ thể
– Học tập các biện pháp SXSH của các cơ sở khác
Hiện nay ứng dụng SXSH đang là phương pháp hữu hiệu, là một công cụ “4 trong 1”: công cụ môi trường, công cụ kinh tế, công cụ quản lý, công cụ cải thiện chất lượng đang dần phổ biến đối với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.
Với cơ sở sản xuất miến Huy Khương, trong quá trình sản xuất còn gây thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng do vậy áp dụng SXSH sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, giúp giảm thiểu hàm lượng chất thải, cải thiện hiệu suất sản xuất, sử dụng năng lượng có hiệu quả, tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị, giảm thiểu chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn và nước thải, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường và tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn, cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn.
Hiện tại diện tích đất dùng cho cơ sở sản xuất còn nhỏ làm cho các công đoạn thực hiện gặp một số khó khăn trong tiết kiện năng lượng và giảm thải.
Vì vậy SXSH có ý nghĩa đối với cơ sở sản xuất miến Huy Khương nói chung và tất cả các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp…nói chung.
==========================================================================
KẾT LUẬN
Thông qua quá trình nghiên cứu về ô nhiễm nước thải và một số biện pháp sản xuất sạch hơn tại làng nghề miến Việt Cường tôi xin rút ra kết luận sau:
– Về hiện trạng môi trường nước:
Nước thải làng nghề miến Việt Cường đang bị ô nhiễm với các thông số vượt QCVN 24:2009/BTNMT là COD, DO, BOD5 và Coliform.
Các chỉ tiêu NO3–, NH4–, PO43- đều có giá trị thấp, điều này chưa gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường do quy mô sản xuất còn hạn chế, nhưng sẽ gây
– Kết quả đánh giá các giải pháp sản xuất sạch hơn:
Giải pháp cần được ưu tiên thực hiện đối với cơ sở sản xuất miến Huy Khương là nhóm 3 giải pháp đầu tiền có số điểm tổng kết lớn: Thu hồi lại bán miến, cẩn thận hơn khi đổ bột, vét bột kỹ hơn. Đây là 3 giải pháp không tốn chi phí, dễ thực hiện không yêu cầu kỹ thật cao đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường. Nhóm 9 giải pháp tiếp theo tuy đem lại hiệu quả môi trường và kinh tế song yêu cầu số vốn đầu tư nhất định do đó cần có sự phân tích để người dân thấy được lợi ích khi đầu tư thực hiện giải pháp.
Đây là đánh giá sản xuất sạch hơn cho một cơ sở điển hình, do vậy cần có sự thay đổi tính khả thi khi ứng dụng tại các cơ sở sản xuất khác nhau.
==========================================================================
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo cáo “ Tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của xã Hóa Thượng năm 2009” ( Tài liệu lưu hành nội bộ).
- Báo cáo “ Báo cáo phát triển làng nghề miến dong Việt Cường xã Hóa Thượng – huyện Đồng Hỷ – tỉnh Thái Nguyên năm 2009” ( lưu hành nội bộ).
3. Phạm Thị Kim Cúc, “ Môi trường làng nghề và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Mặt Trận, số 69 ,7-2009. - 4. Nguyễn Thị Đông, “ Bài giảng sản xuất sạch hơn”, Đại học Khoa học (Tài liệu lưu hành nội bộ).
- Internet
- Trang thông tin Bộ Công Thương CPSI, “ Sản xuất sạch hơn trên toàn quốc”, cập nhật 11/08/2011
http://sxsh.vn/vi-VN/Home/tongquansanxuatsachhon-14/2011/San-xuat-sach-hon-tren-toan-quoc-874.aspx
- Trang thông tin Bộ Công Thương CPSI, “ Sản xuất sạch hơn tại Thái Nguyên” cập nhật 01/08/2011.
http://sxsh.vn/Uploads/10.Bao%20cao/Bao%20cao%20tinh/VN/54-Thainguyen.pdf
- http://cpart.vn/hoi-dap/san-xuat-sach-hon-sxsh-/
- Trang thông tin Bộ Công Thương CPSI, “Chương trình Hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mach trong lĩnh vực môi trường (DCE)”
http://dce.mpi.gov.vn/
PHỤ LỤC 1
* Kết quả điều tra phỏng vấn
Để có được kết quả điều tra khách quan, chính xác đối tượng phỏng vấn gồm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm trưởng xóm và chủ hộ gia đình không tham gia sản xuất miến ( bao gồm hộ chăn nuôi quy mô lớn), nhóm 2 chủ hộ gia đình sản xuất miến. Số lượng chủ hộ tham gia phỏng vấn là 19 người, thời gian phỏng vấn này 27/01/2015 tại xóm Việt Cường, kết quả phỏng vấn được tổng kết tại bảng 3.1a:
Bảng 1.1. Kết quả phỏng vấn đối tượng trưởng xóm và hộ gia đình không tham gia sản xuất miến
Số hộ
Nội dung phỏng vấn
Chăn nuôi
Sinh hoạt
Ngành sản xuất chính
Ngành sản xuất phụ
Ghi chú
Loại
Số lượng (con)
Xử lý nước thải
Lượng nước sử dụng (m3/ ngày)
Xử lý
Hộ 1
–
–
–
1,5
Thải ra vườn
Làm ruộng
–
Trưởng xóm
Hộ 2
Heo
20
Hầm bioga, bón ruộng
2
Thải ra vườn
Làm ruộng
Chăn nuôi
Quy mô chăn nuôi lớn
Hộ 3
Trâu
2
Bón ruộng
1,5
Rãnh thải của xóm
Làm ruộng
Làm miến thuê
–
Hộ 4
Trâu
1
Bón ruộng
1
Ruộng
Làm ruộng
–
Ruộng gần nhà
Hộ 5
Heo
15
Biogas
2
Thải ra vườn
Làm ruộng
Chăn nuôi
–
Hộ 6
–
–
–
1
Thải ra rãnh thải chung
Làm ruộng
Kinh doanh nhỏ lẻ
–
Hộ 7
Trâu
2
Bón ruộng, vườn
1,5
Thải ra vườn
Làm ruộng
–
–
Hộ 8
–
–
–
1
Thải ra vườn
Làm ruộng
Kinh doanh nhỏ lẻ
–
Hộ 9
Heo
3
Bón ruộng, vườn
1,5
Thải ra vườn
Làm ruộng
Chăn nuôi
–
Hộ 10
Heo
4
Biogas
1,5
Thải ra vườn
Làm ruộng
Chăn nuôi
–
Trâu
2
Đa số các hộ gia đình không tham gia sản xuất miến có lượng nước thải sinh hoạt từ 1-2 m3, lượng nước thải được thải ra vườn hoặc rãnh thải chung của xóm. Đối với các hộ quy mô chăn nuôi lớn lắp đặt hệ thống bioga hoặc ủ phân làm phân bón ruộng, vườn cây.
Bảng 1.2. Kết quả phỏng vấn hộ gia đình tham gia sản xuất miến
Nội dung
Số hộ
Hộ 1
Hộ 2
Hộ 3
Hộ 4
Hộ 5
Hộ 6
Hộ 7
Hộ 8
Hộ 9
Nghề chính
Làm ruộng
Làm ruộng
Làm ruộn
Làm ruộng
Làm ruộng
Làm ruộng
Làm ruộng
Làm ruộng
Làm ruộng
Nghề phụ
SX miến
SX miến
SX miến
SX miến
SX miến
SX miến
SX miến
SX miến
SX miến
Loại sản phẩm
Miến đen
Miến đen
Miến đen
Miến đen
Miến đen
Miến đen
Miến đen
Miến đen
Miến đen
Số vốn ban đầu (triệu)
80
65
90
50
70
75
70
60
70
Số bột sản xuất 1 ngày (kg)
400
250
550
200
300
350
300
250
350
Lượng nước sử dụng (m3/ ngày)
7
4
7,5
3
6
7
6,5
4,5
6
Xử lý nước thải
Tưới cây
Thải ra vườn
Thải ra vườn
Thải ra rãn thải chung
Thải ra ruộng
Rãnh thải chung
Thải ra rãnh thải chung
Thải ra ao
Thải ra rãnh thải cung
Đa phần các hộ sản xuất miến với quy mô lớn dao động từ 200-550 kg bột miến/ 1 ngày. Lượng nước sử dụng cho sản xuất miến lớn nhưng nước thải chưa được xử lý đúng cách. Với kết quả trên, nhận thấy hộ sản xuất điển hình là hộ sử dụng 300kg miến/ 1 ngày và nước thải thải ra rãnh tiêu chung của xóm.
Để có nguồn số liệu chính xác và điển hình tôi chọn phỏng vấn cụ thể cơ sở sản xuất miến Huy Khương .
Bảng 1.3. Kết quả phỏng vấn cơ sở sản xuất miến Huy Khương
Nội dung phỏng vấn
Kết quả
Ngành sản xuất chính
Làm ruộng
Ngành sản xuất phụ
Làm miến
Số lượng bột cho 1 ngày sản xuất
300kg
Số lượng sản phẩm miến
200kg
Giá bột dong
14.000 đồng/ kg
Giá miến
Loại 1: 35.000 đồng/kg
Loại 2: 45.000 đồng/kg
Loại miến sản xuất
Miến đen
Số vốn ban đầu
70 triệu đồng: Máy ép thủy lực: 50 triệu đồng
Phên: 5 triệu đồng
Dàn phơi: 5 triệu đồng
Bể, thùng chứa: 4,5 triệu đồng
Nồi, máy khuấy bột: 5,5 triệu đồng
Quy trình sản xuất miến
Tinh bột dong-rửa lọc và ngâm bột- Hấp bột- ép tạo sợi- phơi khô- đóng gói.
Nước sử dụng giai đoạn lọc bột
3900 lít
Nước sử dụng giai đoạn nấu bột
1500 lít
Củi
30kg
Than
17 cân
Điện/ ngày
6 kw
Mỡ phên
2kg/ ngày
Miến sau phơi khô
210 kg
Miến sản phẩm
205 kg
Số lần rửa lọc
5 lần
Diện tích phơi miến
800 m2
Thời gian phơi nắng đẹp
3-3,5 giờ
Tần suất rửa dụng cụ
2 ngày/ lần
Xử lý nước thải
Thải chung với nước thải sinh hoạt ra rãnh thải chung
Đây là nguồn dữ liệu thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn.
PHỤ LỤC 2
Nghiên cứu tính khả thi kinh tế của các giải pháp SXSH
Nghiên cứu tính khả thi kinh tế của các giải pháp SXSH.
Ø Cẩn thận hơn trong khi đổ bột, vét bột kỹ hơn, thu gom bột rơi vãi và bột dính thành máy để tái sử dụng hoặc phục vụ chăn nuôi.
– Đầu tư: chi phí mua bột trong một năm là: 300 x 14 x 300 = 1 260 000 000 (đồng/năm)
– Chi phí bạt thu gom miến rơi vãi là 2.587.000 đồng/ 1 năm
Tiết kiệm: tổng số kg bột tiết kiệm trong một năm là: 8 x 300 = 2400 (kg)
Vì lượng nước và bột trộn theo tỷ lệ 1:2 nên 26 kg bột ướt tương ứng với 8kg bột khô.
Số tiền tiết kiện được là: 2400 x 14000 = 33 600 000 (đồng/năm)
Vậy 1 tháng tiết kiệm được là: 33 600 000/ 10 = 3 360 000 đồng. vậy thời gian hoàn vốn là 1 tháng.
(1 năm sản xuất 300 ngày)
Ø Xây dựng ống khói cao hơn để phân tán nhiệt
Đầu tư: đầu tư để mua ống khói cao hơn chi phí là 1000000 đồng
Tiết kiệm có tính toán được lượng hơi nước thoát ra và nồng độ pha loãng khi lắp đặt ống khói cao hơn nên chưa tính toán được lượng giảm tác động vào môi trường.
Tổng số tiền tiết kiệm được khó tính toán
Ø Thu gom chất thải rắn (bao bì)
Đầu tư: việc thu gom không tốn chi phí tiết kiệm
Tổng số tiền tiết kiệm được khó tính toán
Ø Dùng nước thải để tưới cây
Đầu tư: chi phí mua máy bơm nước là 3 500 000 đồng
Chi phí mua ống nhựa là 1 500 000 đồng
Lợi ích về mặt môi trường
Ø Thu hồi miến rơi vãi
Tổng số tiền bán miến loại 1 trong 1 năm là: 150 x 40 000 x 300 = 1 800 000 000 (đồng/năm)
Tổng số tiền bán miến lại 2 trong 1 năm là: 45 x 30 000 x 300 = 405 000 000 (đồng/năm)
Lợi ích thu được: tổng số kg miến thu hồi được trong 1 năm là:15 kg
Tổng số tiền thu được do thu gom miến rơi vãi trong 1 năm là: 35 000 x 15 x 300 = 157 500 000 (đồng/năm)
Ø Giá bán miến
– Loại 1: 40 000 đồng/kg
– Loại 2: 35000 đồng/kg
– Loại 3: 30000 đồng/kg.
Ø Máy cắt miến tự động
Ø Giá: 55.000.000 đồng
Ø Mỗi ngày tiết kiệm được 5kg miến vậy 1 năm thu thêm được:
Ø 5×300 = 1500 (kg)
Ø Số tiền thu được là :
Ø 1500 x 35.000 = 52.500.000 đồng
Ø Vậy thời gian hoàn vốn là 11 tháng.
PHỤ LỤC 3
Phiếu điều tra
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHMT VÀ TRÁI ĐẤT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG HỎI VỚI CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG HỎI
Về tình hình sản xuất và công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề truyền thống miến Việt Cường, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đối với Trưởng thôn
Ngày phỏng vấn:……………………………………………………………………………..
Họ và tên người được phỏng vấn:……………………………………………………….
Chức vụ:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:…………………………………………………………………………………..
Gới tính: Nam Nữ
Nghề nghiệp chính:…………………………………………………………………………..
Nghề nghiệp phụ:……………………………………………………………………………..
Địa chỉ:
Xin ông/ bà hãy trả lời các câu hỏi sau đây! Những ý kiến của ông bà sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và đề suất các giải bảo về môi trường và phát triển kinh tế!
1. Hiện nay xóm có bao nhiêu hộ gia đình? Ngành sản xuất chính của xóm? Ngành sản xuất phụ là gì?
2. Số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trong thôn? Vật nuôi chính là gì? Quy mô chăn nuôi? ( Số con)
3. Gia đình có bao nhiêu khẩu? Tuổi và nghề nghiệp của mỗi người?
4. Mỗi ngày gia đình sử dụng khoảng bao nhiêu nước cho sinh hoạt? sử dụng cho hoạt động gì?
5. Nghề chính của gia đình là gì? Nghề phụ là gì? Gia đình có chăn nuôi gia súc hoặc gia cầm không?
6. Mỗi ngày gia đình sử dụng bao nhiêu nước cho hoạt động chăn nuôi? Sử dụng cho hoạt động gì?
7. Nước thải chăn nuôi được xử lý như thế nào? Tại sao?
8. Nước thải từ hoạt động chăn nuôi và sinh hoạt được gia đình thải chung cống thải hay thải riêng? Tại sao?
9. Xóm có hệ thống xử lý nước thải chung hoặc hệ thống xử lý nước thải sản xuất miến không? Nếu có thì hiệu quả đạt được? Nếu không thì tại sao?
10. Địa phương có giới thiệu hay khuyến khích cơ sở sản xuất áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn ?Tại sao? Kết quả đạt được của các giải pháp? Ưu nhược điểm?
11. Có các văn bản của xã hoặc huyện, tỉnh về sản xuất miến không?
Xin chân thành cảm ơn ông/ bà đã tham gia phỏng vấn!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHMT VÀ TRÁI ĐẤT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA
Về tình hình sản xuất, phát thải và bảo vệ môi trường tại làng nghề truyền thống miến Việt Cường, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đối với hộ sản xuất
Ngày phỏng vấn:……………………………………………………………………………..
Họ và tên người được phỏng vấn:……………………………………………………….
Chức vụ:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:…………………………………………………………………………………..
Gới tính: Nam Nữ
Nghề nghiệp chính:…………………………………………………………………………..
Nghề nghiệp phụ:……………………………………………………………………………..
Địa chỉ:
Xin ông/ bà hãy trả lời các câu hỏi sau đây! Những ý kiến của ông bà sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và đề suất các giải pháp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường !
1. Gia đình có bao nhiêu nhân khẩu? Nghề nhiệp chính của mỗi người?
2. Ngành sản xuất chính của gia đình là gì? Ngành sản xuất phụ là gì?
3. Phải chuẩn bị những máy móc hay dụng cụ gì để thực hiện sản xuất? số vốn ban dầu?
4. Mỗi ngày gia đình sản xuất bao nhiêu kg miến sản phẩm? Mỗi ngày số lượng bột sử dụng làm miến? Giá mỗi kg bột?
5. Quy trình sản xuất miến? Gia đình sản xuất miến đen hay miến trắng?
6. Gia đoạn lọc bột sử dụng bao nhiêu lít nước cho bao nhiêu kg bột?
7. Nước rửa lọc và ngâm được xử lý như thế nào? Tại sao?
8. Mỗi mẻ nấu bột cần khoảng bao nhiêu lít nước? Số tiền để mua than (củi) và nước cho một ngày sản xuất?Số lượng than sử dụng cho một ngày sản xuất là bao nhiêu? Than sau khi sử dụng được xử lý như thế nào? Tại sao?
9. Số điện sử dụng cho một ngày sản xuất? Miến có bị rơi vãi khi ép tạo sợi không? Gia đình có tận dụng miến rơi vãi này không? Tại sao?
10. Diện tích đất phơi miến? Thời gian phơi miến là bao nhiêu với trời nắng đẹp? Đất phơi miến có sử dụng cho mục đích khác không? Tại sao?
11. Khi đóng gói sản phẩm miến rơi vãi được tận dụng như thế nào? Sản phẩm được chia làm mấy loại? Số tiền trên 1 kg sản phẩm?
12. Thời gian rửa dụng cụ? (tần xuất rửa) Số lượng nước cần sử dụng? Nước rửa dụng cụ xử lý như thế nào? Tại sao?
13. Nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi và nước thải sản xuất miến xử lý như thế nào? Tại sao? Hiệu quả đạt được?
Cảm ơn ông/ bà đã tham gia phỏng vấn!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHMT VÀ TRÁI ĐẤT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA
Về tình hình sản xuất, phát thải và bảo vệ môi trường tại làng nghề truyền thống miến Việt Cường, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đối với cơ sở sản xuất miến Huy Khương.
Ngày phỏng vấn:……………………………………………………………………………..
Họ và tên người được phỏng vấn:……………………………………………………….
Chức vụ:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:…………………………………………………………………………………..
Gới tính: Nam Nữ
Nghề nghiệp chính:…………………………………………………………………………..
Nghề nghiệp phụ:……………………………………………………………………………..
Địa chỉ:
Xin ông/ bà hãy trả lời các câu hỏi sau đây! Những ý kiến của ông bà sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và đề suất các giải pháp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường !
1. Gia đình có bao nhiêu nhân khẩu? Nghề nhiệp chính của mỗi người?
2. Ngành sản xuất chính của gia đình là gì? Ngành sản xuất phụ là gì?
3. Phải chuẩn bị những máy móc hay dụng cụ gì để thực hiện sản xuất? số vốn ban dầu?
4. Mỗi ngày gia đình sản xuất bao nhiêu kg miến sản phẩm? Mỗi ngày số lượng bột sử dụng làm miến? Giá mỗi kg bột?
5. Quy trình sản xuất miến? Gia đình sản xuất miến đen hay miến trắng?
6. Gia đoạn lọc bột sử dụng bao nhiêu lít nước cho bao nhiêu kg bột?
7. Bột được rửa lọc và ngâm trong thời gian bao lâu? Số lần rửa lọc bột? Bột sau khi rửa lọc và ngâm được bao nhiêu kg?
8. Nước rửa lọc và ngâm được xử lý như thế nào? Tại sao?
9. Bột được chia bao nhiêu mẻ để nấu chín? Mỗi mẻ bao nhiêu kg? Những điểm cần lưu ý khi nấu bột?
10. Mỗi mẻ nấu bột cần khoảng bao nhiêu lít nước? Số tiền để mua than (củi) và nước cho một ngày sản xuất?Số lượng than sử dụng cho một ngày sản xuất là bao nhiêu? Than sau khi sử dụng được xử lý như thế nào? Tại sao?
11. Số điện sử dụng cho một ngày sản xuất? Miến có bị rơi vãi khi ép tạo sợi không? Gia đình có tận dụng miến rơi vãi này không? Tại sao?
12. Diện tích đất phơi miến? Thời gian phơi miến là bao nhiêu với trời nắng đẹp? Đất phơi miến có sử dụng cho mục đích khác không? Tại sao?
13. Khi đóng gói sản phẩm miến rơi vãi được tận dụng như thế nào? Sản phẩm được chia làm mấy loại? Số tiền trên 1 kg sản phẩm?
14. Thời gian rửa dụng cụ? (tần xuất rửa) Số lượng nước cần sử dụng? Nước rửa dụng cụ xử lý như thế nào? Tại sao?
15. Gia đình có tham gia chăn nuôi không? Quy mô chăn nuôi? Chăn nuôi loài vật gì?
16. Nước sử dụng trong chăn nuôi một ngày là bao nhiêu? Sử dụng cho hoạt động gì?
17. Nước sinh hoạt sử dụng trong một ngày là bao nhiêu? Sử dụng cho hoạt động gì? Nước thải sinh hoạt được xử lý như thế nào? Tại sao?
18. Nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi và nước thải sản xuất miến xử lý như thế nào? Tại sao? Hiệu quả đạt được?
Cảm ơn ông/ bà đã tham gia phỏng vấn!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHMT VÀ TRÁI ĐẤT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA
Về tình hình sản xuất, phát thải và bảo vệ môi trường tại làng nghề truyền thống miến Việt Cường, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đối với hộ gia đình trong thôn.
Ngày phỏng vấn:……………………………………………………………………………..
Họ và tên người được phỏng vấn:……………………………………………………….
Chức vụ:…………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:…………………………………………………………………………………..
Gới tính: Nam Nữ
Nghề nghiệp chính:…………………………………………………………………………..
Nghề nghiệp phụ:……………………………………………………………………………..
Địa chỉ:
Xin ông/ bà hãy trả lời các câu hỏi sau đây! Những ý kiến của ông bà sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và đề suất các giải pháp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng!
1. Gia đình có bao nhiêu nhân khẩu? Nghề nhiệp chính của mỗi người?
2. Ngành sản xuất chính của gia đình là gì? Ngành sản xuất phụ là gì? Gia đình có chăn nuôi gia súc hoặc gia cầm không?
3. Mỗi ngày gia đình sử dụng bao nhiêu nước cho hoạt động chăn nuôi? Sử dụng cho hoạt động gì?
4. Mỗi ngày gia đình sử dụng khoảng bao nhiêu nước cho sinh hoạt? sử dụng cho hoạt động gì?
5. Nước thải được xử lý như thế nào? Tại sao?
6. Nước thải từ hoạt động chăn nuôi và sinh hoạt được gia đình thải chung cống thải hay thải riêng? Tại sao?
7. Có vấn đề nào về nước thải mà ông/ bà thấy bức xúc không? Tại sao?
Xin chân thành cảm ơn ông/ bà đã tham gia phỏng vấn!
Leave a Reply