Quản lý, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị tại Việt Nam-đề xuất và khuyến nghị

5/5 – (1 vote)

1) GS TS Trần Hiếu Nhuệ, 2) TS Trần Thị Hiền Hoa
1)Viện Kỹ Thuật Nước và Công nghệ Môi trường
2)Bộ môn Cấp Thoát nước, Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng

TÓM TẮT
Hiện nay, Việt Nam đang triển khai xây dựng các nhà máy và các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. Đến cuối năm 2014, đã có 32 thành phố có dự án thoát nước và vệ sinh với tỷ lệ số hộ đấu nối vào hệ thống thoát nước là hơn 90%.Khoảng 25% lượng nước thải đô thị được xử lý bởi 27 nhà máy xử lý nước thải tập trung (NM XLNTTT),với công suấtkhoảng 770.000 m3/ngđ trong tổng số phát sinh 3.080.000 m3/ngđ. Hơn nữa, có khoảng 20 NM XLNT đang xây dựng với công suất gần 1.4 triệu m3/ngđ. Do đó, đến cuối năm 2020, nâng tổng công suất XLNT dự kiến lên khoảng 2,1 triệu m3/ngđ. Bên cạnh việc xây dựng các nhà máy XLNT đô thị, trạm XLNT cho các khu đô thị mới cũng được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, các thành phố lớn như Hà Nộimới chỉ có khoảng một nửa số khu đô thị mới có trạm XLNT tập trung, các khu đô thị còn lại chưa có trạm XLNT, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Về tình hình quản lý, vận hành bảo dưỡng các nhà máy/trạm XLNT, sau khi xây dựng và đưa vào vận hành, mặc dầu chủ đầu tư các nhà máy XLNT sinh hoạt đô thị đều thực hiện việc đào tạo chuyển giao công nghệ và vận hành một cách nghiêm chỉnh, bài bản, khá nghiêm túc, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.Bài báo đề xuất và khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy/trạm XLNTTT, góp phần bảo vệ môi trường.
Từ khóa: xử lý nước thải (XLNT), xây dựng, vận hành, bảo dưỡng
I. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC NHÀ MÁY/TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ
1.1. Thoát nước và vệ sinh đô thị
Hệ thống thoát nước (HTTN) đô thị chủ yếu là HTTN chung
• Tới nay đã có 32 thành phố có dự án thoát nước và vệ sinh từ nguồn vốn ODA với tỷ lệ số hộ đấu nối hơn 90%.
• Tại các đô thị, 40 – 70% dân số đô thị được phục vụ bởi HTTN công cộng
• Phần lớn số hộ đô thị (80%) sử dụng bể tự hoại.
• Theo thống kê của tác giả, đến cuối năm 2014, khoảng 25% lượng nước thải đô thị được xử lý tập trung với 27 nhà máy xử lý nước thải tập trung (NM XLNTTT),công suấtkhoảng 770.000 m3/ngđ trong tổng số phát sinh 3.080.000 m3/ngđ.
• Công nghệ XLNT khá đa dạng như công nghệ A2O, AO có khử N, SBR, CAS, chuỗi hồ sinh học, kênh ôxi hóa, lọc sinh học…
Hiện nay có khoảng 20 NM XLNT đang xây dựng với tổng công suất gần 1.4 triệu m3/ngđ. Do đó, đến cuối năm 2020, nâng tổng công suất XLNT dự kiến lên khoảng 2,1 triệu m3/ngđ.
Điều này cho thấy, các hoạt động thực tế xây dựng các hệ thống XLNTTT ở đô thị đang theo hướng tích cực.
Trong hai thập kỷ qua, tại các thành phố, đô thị lớn loại đặc biệt và loại I đã xuất hiện nhiều khu đô thị với các tòa nhà cao tầng, các tòa nhà khách sạn, thương mại.
Tại Hà Nội, ngày 02/01/2012, UBND TP phê duyệt quy hoạch phân khu.
Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 150-160 khu đô thị mới (KĐTM) dân số khoảng 2 triệu người.Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng Hà Nội, khoảng một nửa khu đô thị có xây dựng trạm XLNT tập trung, còn lại một nửa chưa có trạm XLNT, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Báo cáo giám sát của HĐND TP Hà Nội về tình hình đầu tư các dự án KĐTM năm 2014 cho thấy: Trong quá trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch dự án đầu tư, các chủ đầu tư đều thiết kế trạm XLNT, song thực tế, số dự án đưa vào vận hành trạm XLNT rất ít .
Theo quy hoạch đến năm 2030, TP Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 39 NMXLNT cho KĐT trung tâm và 5 đô thị vệ tinh. Nhưng hiện mới có 5NM với công suất thiết kế 263.200m3/ngđ đang vận hành; 3NM đang chuẩn bị đầu tư, xây dựng với công suất 368.500 m3/ngđ.

– Nước thải đầu vào của các nhà máy XLNT với HTTN riêng hoàn toàn có nồng độ thuộc loại trung bình như đối với nhà máy XLNT Đà Lạt và Buôn Ma Thuột (BOD: 340 – 380 mg/l; COD: 560-600 mg/l; T-N: 90-95 mg/l). Ngay cả nước thải của nhà máy XLNT Bình Dương với HTTN riêng, nhưng mới đưa vào hoạt động cũng thuộc loại có nồng đô thấp (BOD: 27-75 mg/l; COD: 76-161 mg/l; NH4+-N: 13-26,4 mg/l).
– Nước thải của 24 nhà máy XLNT còn lại với HTTN chung đang hoạt động đều thuộc loại có nồng độ thấp (SS, BOD: 30-135 mg/l; COD: 60-230 mg/l; T-N: 11-40 mg/l).
1.3. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tại Việt Nam
1.3.1.Công nghệ XLNT sinh hoạt đô thị tập trung đã áp dụng quy mô lớn
(1) Công nghệ hồ sinh học tại NMXLNTTT
– Hồ sinh học kỵ khí tạiSơn Trà, Phú Lộc, Hòa Cường, Ngũ Hành Sơn TP Đà Nẵng,
– Hồ sinh học hiếu khí và triệt để tại Tháp Chàm-TP Phan Rang
-Hồ sinh học kỵ khí, tùy tiện và ổn định hiếu khí Buôn Ma Thuột,
– Hồ sinh học hiếu khí và triệt để tại Bình Hưng Hòa TP HCM
– Hồ sinh học hiếu khí cưỡng bức, tùy tiện, triệt để và trồng cây tại Đồng Hới, Ninh Bình, Thanh Hóa.
2015-11-05_153452
Hình 1 : Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải Đức Ninh TP Đồng Hới
(2)Kênh Oxy hóa tuần hoàn (OD) tại Phú Tài-TP Quy Nhơn, TP Vũng Tàu, TP Nha Trang, TP Bắc Giang

2015-11-05_153544
Hình 2 : Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải với kênh oxy hóa tuần hoàn
(3)Bể Aeroten với bùn hoạt tính truyền thống tại NMXLNTTT Hồ Bảy Mãy, TP Hà Nội, Bình Hưng –TP HCM
(4)Bể lọc sinh học nhỏ giọt tại tại NMXLNTTT Đà Lạt, Hà Thanh TP Quy Nhơn

2015-11-05_153632

Hình 3 : Sơ đồ bể lọc sinh học nhỏ giọt xử lý nước thải

(5)Bể Aeroten theo công nghệ AO tại NMXLNTTT Bắc Thăng Long,

2015-11-05_153713
Hình 4 : Sơ đồ công nghệ AO xử lý nước thải
(6)Bể Aeroten theo công nghệ AAO tại NMXLNTTT Trúc Bạch, Kim Liên –TP Hà Nội, Châu Đốc-An Giang.

2015-11-05_153751
Hình 5 : Sơ đồ công nghệ AO xử lý nước thải
(7) Bể Aeroten hoạt động theo mẻ-SBR tại NMXLNTTT Yên Sở -TP Hà Nội, TP Bình Dương, các nhà máy XLNT ở Bãi Cháy, Hòa Khánh TP Hạ Long
2015-11-05_153843
Hình 6 : Sơ đồ công nghệ SBR xử lý nước thải
1.3.2.Công nghệ XLNT sinh hoạt đô thị tập trung đã áp dụng quy mô nhỏ
Viện Khoa học và Kỹ Thuật Môi trường Đại học Xây dựng, một số Trung tâm thuộc Bộ Xây dung, Trung tâm Công nghệ môi trường, Tổng Cục Môi trường, v.v. đã nghiên cứu áp dụngmô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ kỵ khí kết hợp với xử lý bậc 3 bằng hệ thống bãi lọc ngầm nhân tạo, với tiêu chí dễ vận hành, chi phí vận hành thấp, vừa xử lý nước thải vừa khôi phục cảnh quan môi trường, kết hợp làm công viên sinh thái, dễ áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Các hình ảnh được minh họa tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu-Hòa Bình, Thị trấn Me, huyện Yên Mô Ninh Bình, phường Bách Quang, thị xã Sông Công ,thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt thí điểm cho cụm dân cư tổ dân phố Phú Hà và tổ dân phố Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.Công nghệ XLNT tòa nhà Quốc Hội. Ở Việt Nam đã áp dụng công nghệ XLNT bằng đệm chuyển động MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor). Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, Vận hành linh hoạt và đơn giản, Hiệu quả xử lý nhanh; Công nghệ linh hoạt; Lâu bền và ổn định; Nâng cấp đơn giản; •Xử lý đến 98% BOD và Nitrogen; Thân thiện với môi trường

2015-11-05_154027

Đối với các trạm XLNT của các tòa nhà cao tầng, thương mại, dịch vụ hay khu đô thị, các chủ đầu tư cũng áp dụng công nghệ sinh học khá đa dạng.
1.3.3.Công nghệ Xử lý bùn căn: Sân phơi bùn; Làm khô cặn bằng thiết bi cơ giới
II.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC NHÀ MÁY/TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM
2.1.Tuân thủ các quy định của TCVN 7222:2002 hay QCVN 14:2008/BTNMT
Các thông số chính của nước thải sau Xử lý:

2015-11-05_154201
2.2. Đối với các nhà máy XLNT đô thị quy mô lớn
Cơ cấu tổ chức quản lý thuộc các Công ty TNHH MTV của các tỉnh như tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bình Dương, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, TP Đà Nẵng, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh,…Ngoài ra, theo cơ chế đấu thầu quản lý, tai các NMXLNT TP Hà Nội có các công ty cổ phần và tư nhân như công ty Phú Điền.
Như đã đề cập, đội ngũ cán bộ nhân viên vận hành trong các nhà máy XLNT đô thị ban đầu đều được đào tạo bài bản và vận hành tương đối có hiệu quả.
Tuy nhiên, có tình trạng là xây dựng nhà máy XLNT rồi, như nhà máy XLNT KĐT Bắc Thăng Long, nhưng chưa xây dựng mạng lưới thoát nước nên không có nước thải để nhà máy XLNT hoạt động hết công suất thiết kế, xây dựng.
Ngoài ra cá biệt cũng có tình trạng thiếu bền vững hoặc không thực hiện như thiết kế, hay xây dựng ban đầu. Chẳng hạn, một nhà máy XLNT công suất ban đầu 3.500 m3/ngđ, hoạt động từ năm 2007, đến nay đã được 8 năm và đã quá tải, công suất đạt tới 5.500 m3/ngđ. Đa số cán bộ nhân viên được đào tạo ban đầu, nay đã chuyển làm nghề khác, nhà máy bỏ công đoạn xử lý phân bùn bể phôt. Lượng bùn tạo ra rất ít, khâu xử lý bùn dường như không hoạt động. Sân phơi bùn hoàn toàn để không. Về thiết kế, quy hoạch nhà máy XLNT, cán bộ phụ trách cho rằng,quy hoạch chưa hợp lý. Nếu bố trí sân phơi bùn phía trong, tại vị trí khu nhà điều hành thì sẽ tránh được sự lan toả mùi, dân xung quanh sẽ không kêu ca, khiếu nại. Nhưng mặt khác, người cấp phép cho dân lại cấp vào khu quy hoạch của nhà máy XLNT, để cuối cùng dân lại kêu ca, phàn nàn về vấn đề mùi.
Một nhà máy XLNT kháccó công suất 7.000 m3/ngđ lại gặp phải tình trạng khác. Tại đây, bể lắng cát bị thay đổi công nghệ xả cát, bằng cách xây bao bờ ngăn dưới mặt đất (Hình 8a), mà không xả cát theo công nghệ đã thiết kế. Chu kỳ xả cát kéo dài, có khi tới 5-7 ngày mới xả một lần. Do đó cát lẫn nhiều cặn hữu cơ. Bùn tạo ra từ bể SBR lại hút và xả lên vỉa cạnh tường bao (Hình 8c).

2015-11-05_154249

2.3. Đối với các trạm XLNT các tòa nhà cao tầng, khách sạn, dịch vụ và chung cư
Đối với các trạm XLNT của các tòa nhà cao tầng, thương mại, dịch vụ hay khu đô thị, việc quản lý, vận hành do chủ dự án tổ chức thực hiện. Đối với các khu dân cư tại Ninh Bình, TX sông Công, phường Tây Mỗ, Hà Nội do UBND xã, Phường tổ chức vận hành quản lý.
Tại Hà Nội, khoảng một nửa số khu đô thị mới(KĐTM) có trạm XLNT.Các trạm XLNT của các đối tượng này thuộc loại công suất nhỏ, chỉ tới 1000 m3/ngđ, một ssos có công suất lớn như KĐTM Time City Hà nội 3000 m3/ngđ.Tuy nhiên vấn đề vận hành và bảo dưỡng chưa được các chủ dự án coi trọng đúng mức. Chẳng hạn như định kỳ xả bùn chưa được tuân thủ theo hướng dẫn.
Đây mới chỉ là định tính. Cần có số liệu định lượng, đánh giá tình hình vận hành và bảo dưỡng các trạm XLNT loại này một cách hệ thống. Bằng chứng là trạm XLNT của các bệnh viện Việt Đức, bệnh viện K tại Hà Nội. Mới đây báo đài Trung ương và Hà Nội đã đưa tin, trạm XLNT bệnh viện Việt Đức đưa vào vận hành từ 2007, của bệnh viện K đưa vào vận hành từ năm 2009 nhưng nay đã không hoạt động, Nguyên nhân chủ yếu là do việc bảo dường thường kỳ chưa được thực hiện.
III. KẾT LUẬN
Tình hình XLNTsinh hoạt, nước thải sinh hoạt đô thị, khu dân cư trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần kiềm chế sự gia tăng ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt khá đa dạng, tùy thuộc điều kiện cụ thể từng vùng, từng địa phương, công suất nhà máy/trạm XLNTTT.Vấn đề quản lý, vận hành, bảo dưỡng các công trình của các nhà máy, trạm XLNT đặt ra là một vấn đề lớn, đòi hỏi các chủ đầu tư và các bên liên quan phải nghiêm túc tuân thủ quy định, quy chế và hướng dẫn kỹ thuật, đảm bảo tính bền vững của nó.Nguồn đầu tư các dự án XLNTTT rất khác nhau nên suất đầu tư, chi phí quản lý vận hành rất khác nhau. Do đó, đến nay Bộ Xây dựng chưa thể ban hành thông tư quy định ngưỡng về suất đầu tư và chi phí vận hành theo công nghệ, công suất khác nhau.
Do chưa có cơ chế thống nhất về lương cán bộ công nhân viên, nên không thể giữ được họ chí thú với công tác quản lý vận hành các nhà máy XLNTTT tại một số nhà máy.
Đây mới chỉ là sơ bộ đánh giá vấn đề.Kiến nghị rằng, cần phải có các đề tài dự án nhằm điều tra, khảo sát để đánh giá tình hình một cách hệ thống, tìm ra những nguyên nhân, đề xuất các giải pháp và quy chế cụ thể, nhằm cải thiện nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy/trạm XLNT, góp phần bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương. BIWASE – Ứng dụng công nghệ ASBR trong xử lý nước thải sinh hoạt (http://www.biwase.com.vn/TinTuc/344) (13/12/2013).
2. Bộ Y tế. Báo cáo Tổng kết công tác y tế năm 2014 và giải pháp trọng tâm năm 2015, giai đoạn 2016-2020. Hà nội, tháng 01/2015.
3. Ngân hàng Thế giới (World Bank). Báo cáo Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại Việt Nam, tháng 12 năm 2013.
4. Trần Hiếu Nhuệ.Tiêu điểm: “Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở đô thị Việt nam:thách thức và cơ hội”.Hội thảo “Tập huấn về Nâng cao nãng lực, kiến thức về bảo vệ môi trýờng” trong khuôn khổi Hội nghị Quốc tế lần thứ 37 – WEDC 2014 “Cung cấp nước và các dịch vụ vệ sinh bền vững cho con người trong một thế giới luôn biến đổi”. Hà Nội, 15 – 19/9/2014.
5. Trần Hiếu Nhuệ. Báo cáo tổng hợp đào tạo công nhân vận hành nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tháng 11-2014.
6. Trần Văn Quang. Báo cáo khoa học tại “Hội thảo về công nghệ xử lý nước thải chi phí thấp”trong khuôn khổ dự án “Hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, tiết kiệm năng lượng tại thành phố Đà Nẵng”. Đà Nẵng, 7/3/2014.
7. Đặng Văn Song.Nghiên cứu các giải pháp tái sử dụng nước thải sau xử lý của Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thành nước cấp. Luận văn thạc sỹ kỹ thuật. TP Hồ Chí Minh, 2013.
8. Lê Thành Trung.Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải AAO nói chung và cho thành phố Hà Nội nói riêng thông qua nghiên cứu hai nhà máy xử lý nước thải thí điểm Kim Liên và Trúc Bạch. Luận văn thạc sỹ kỹ thuật. Hà Nội, 2014.

…………………………………………………………………………………………………

Ngun: Trích dn t k yếu Hi ngh môi trường toàn quc ln th IV, B tài nguyên và Môi trường, Hà Ni, 29/09/2015

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *