Tác động môi trường từ hoạt động nhà máy nước giải khát có cồn và giải pháp giảm thiểu

4.7/5 – (3 votes)

Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất nước tinh khiết, nước giải khát đóng chai, đồ uống có cồn và thực tiễn hoạt động sản xuất, Bản đề án bảo vệ môi trường cho Nhà máy sản xuất nước giải khát và đồ uống có sẽ tập trung phân tích, đánh giá, tính toán mức độ và phạm vi tác động đến các yếu tố môi trường do hoạt động sản xuất gây nên bao gồm:

            + Tác động đến chất lượng môi trường không khí

            + Tác động đến chất lượng môi trường nước

+ Rủi ro và sự cố môi trường có thể xẩy ra

1/ Tác động đến chất lượng môi trường không khí từ khu lò hơi

Đối với Nhà máy sản xuất nước giải khát và đồ uống có cồn toàn bộ dây chuyền sản xuất đều không phát thải bất kỳ một loại khí nào ngoại trừ khu lò hơi nên tổng lượng khí thải không lớn, mức độ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh là không đáng kể.

Tuy nhiên các yếu tố này ít nhiều có tác động đến môi trường xung quanh, sức khoẻ của công nhân. Để có một cách nhìn tổng thể về các ảnh hưởng của các khí hoá học trên, cũng cần xem xét đến tính chất vật lý và hoá học của các chất khí, cụ thể như sau:

  1. Tro và khói bụi

            Trong nhiên liệu luôn luôn chứa một lượng tro với tỷ lệ AP% trọng lượng. Khi cháy, lượng tro theo sản phẩm cháy thoát ra và tạo thành dạng ô nhiễm bụi. Ngoài tro ra, những hạt nhiên liệu chưa cháy hết gọi là mồ hóng, đó cũng là sản phẩm của sự cháy không hoàn toàn. Trong nhiều trường hợp, khói trông thấy được chính là do có bụi mịn dưới dạng sol khí với cỡ hạt từ 0,3¸0,5mm. Đặc điểm của sol khí với cỡ hạt nêu trên là tán xạ ánh sáng rất nhanh, do đó dù một lượng sol khí không lớn về trọng lượng trong khói thải cũng gây cảm giác bụi mù mịt. Nếu khói thải chứa nhiều bụi nhưng kích thước hạt lớn hơn (100 mm chẳng hạn) thì khói thải vẫn có thể trong suốt do bụi không tán xạ ánh sáng và chuyển động với vận tốc lớn, không thấy:

  • Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi gây nên những bệnh hô hấp. Tùy theo bản chất từng loại bụi mà gây ra các bệnh bụi phổi khác nhau.
  • Bụi than tạo thành trong quá trình đốt  nhiên  liệu  có thành phần chủ yếu là các chất hydrocarbons đa vòng (ví dụ: 3,4 – Benzpyrene) là chất ô nhiễm có độc tính cao vì có khả năng gây ung thư. Một số báo cáo cho thấy những người công nhân quét ống khói bị ung thư do nhiễm bụi than.
  • Bụi có chứa sắt… có thể gây bệnh bụi phổi Siderose… Ngoài ra, bụi còn gây nên những thương tổn cho da, giác mạc mắt và bệnh ở đường tiêu hóa.
  • Bụi đất nếu có trên 2% silic tự do có thể phát sinh bệnh bụi phổi silic sau nhiều năm tiếp xúc. Tiêu chuẩn Việt Nam giới hạn nồng độ bụi (có chứa silic) tối đa cho phép trong không khí nơi sản xuất là 50 mg/m3 (đối với cơ sở mới sản xuất).
  1. Khí oxit cacbon

             Oxit cacbon có công thức hoá học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, không vị, tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu có chứa cacbon như xăng, dầu các loại, than…, có ái lực mạnh với hemoglobin và chiếm chỗ oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể con người. Tiếp xúc với khí CO có thể gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất và rối loạn nhịp tim. ở nồng độ CO cao (khoảng 250mg/m3) có thể gây tử vong. Người lao động nếu làm việc liên tục ở khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính, người thường xanh xao, gầy yếu. Giới hạn cho phép CO trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 20 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư  TCVN 5937-2005 là 30 mg/m3.

  1. Khí lưu huỳnh dioxit

             Khí lưu huỳnh dioxit hay SO2 là một chất khí kkhông màu, có vị cay, mùi khó chịu, gây kích thích mạnh, co giật cơ trơn, tăng tiết dịch, viêm và các chứng bệnh khác của đường hô hấp. Khi cháy, thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với oxy và tạo thành lưu huỳnh oxit, trong đó 99% là SO2 và 0,5-2% SO3. Ngoài ra nó còn gây rối loạn chuyển hoá prôtein và đường, gây thiếu vitamin B và C, ức chế enzym cholinesteraza. Tiếp xúc lâu dài với khí SO2 ở nồng độ cao có thể bị bệnh ở hệ tạo huyết vì khi đó hemoglobin tạo ra sẽ tăng cường quá trình oxy hoá Fe2+ thành Fe3+. Giới hạn cho phép khí SO2 trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 5 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư theo TCVN 5937 -2005 là 0,35 mg/m3.

  1. Tổng hydrocacbon

             Đây là các hợp chất giữa cacbon và hydro thường gồm 3 loại: no, không no, thơm. Nó là thành phần cơ bản của khí tự nhiên, không màu, không mùi. Khi có mùi là có lẫn thành phần sulfua. Các khí metan-CH4, etan, anilin, azốt…thuộc loại này, là những chất gây ngạt đơn thuần Tuỳ thuộc và khối lượng phân tử mà các hợp chất này có thể tồn tại dưới dạng khí, lỏng, rắn ở nhiệt độ thường. Hỗn hợp của hơi hydrocacbon với không khí hoặc oxy ở một tỷ lệ nhất định có thể gây nổ. Nói chung các hợp chất hydrocacbon đều độc đối với cơ thể người, đặc biệt là các hợp chất hydrocacbon thơm, chúng gây suy hô hấp, gây dị ứng da và gây ung thư. Giới hạn cho phép tổng hydrocacbon trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 300 mg/m3.

  1. Khí nitơ dioxit

             Khí NO2 được xem là hợp chất chủ yếu trong chuỗi phản ứng cực tím với hydrocacbon trong khí thải của máy móc tiêu thụ nhiên liệu dẫn đến hình thành muội khói có tính oxy hoá mạnh. Khí NO2 được biết đến như một chất gây kích thích viêm tấy và có tác động đến hệ thống hô hấp. Hiện nay khí NO2 ở nồng độ thường gặp trong thực tế có thể được xem là chất độc hại tiềm tàng gây bệnh viêm xơ phổi mãn tính, tuy nhiên chưa có số liệu định lượng về vấn đề này. Giới hạn cho phép khí NO2 trong không khí khu vực sản xuất TC 3733/2002/BYT-QĐ là 5 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư TCVN 5937-2005 là 0,2 mg/m3.

  1. Tác nhân H2S

             H2S là khí không màu nhưng có mùi trứng thối đặc trưng và dễ nhận ra ở nồng độ thấp, hoạt động rất mạnh nguy hiểm cho người tiếp xúc và làm cho hư hỏng các thiết bị kim loại. Nặng hơn không khí nên có xu hướng lắng chìm tập trung dưới thấp. H2S có thể cháy và tạo hỗn hợp nổ với không khí. Hít phải hay tiếp xúc với H2S rất nguy hiểm. Trong tự nhiên có H2S là do chất hữu cơ, rau cỏ thối rữa, phân rác đang phân huỷ, cống rãnh… H2S làm rụng lá cây, suy giảm sinh trưởng cây trồng

H2S ở nồng độ nhỏ hơn 10ppm: không gây nguy hiểm cho người làm việc trong khoảng 8 giờ.

H2S ở nồng độ khoảng 15ppm: nếu tiếp xúc trong 15 phút không gây hại gì

H2S ở nồng độ khoảng 50ppm: Mất cảm giác về mùi, gây đau đầu choáng váng.

H2S ở nồng độ khoảng 100ppm: Gây chảy nước mắt, hắt hơi, mất cảm giác về mùi và có thể bị ngạt nếu tiếp xúc trong khoảng 1 giờ.

H2S ở nồng độ khoảng 200ppm: Ngạt thở, cay mắt. cay mũi ngay tức thì, tiếp xúc trong 1 giờ có thể gây tử vong.

H2S ở nồng độ khoảng 700ppm: Gây tử vong nếu không cấp cứu ngay, dù tiếp xúc trong thời gian ngắn do H2S xuyên qua màng phổi và đi vào mạch máu

H2S ở nồng độ khoảng 1000ppm trở lên: gây tử vong trong vài phút.

             Theo TC 3733/2002/BYT-QĐ nồng độ cho phép đối với H2S tại nơi làm việc nhỏ hơn 7,5 mg/m3.

  • Đối với sức khoẻ

            SO2, NOx là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu  hoá sau  đó phân  tán vào máu tuần hoàn. SO2, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các  hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 – 3 micromét sẽ vào  tới phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SO2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amôniắc ra nước tiểu và kiềm  ra nước bọt.

  • Đối với thực vật

            Các khí SO2, NOx khi bị ô xy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axít gây tác hại xấu tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SO2 trong không khí khoảng 1 – 2 ppm có thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loại thực vật nhậy cảm giới hạn gây độc kinh niên khoảng 0,15 – 0,30 ppm. Nhạy cảm nhất đối với SO2 là thực vật bậc thấp.

  • Đối với vật liệu

Sự có mặt của CO, CO2, SO2, NOx, HF trong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông và công trình xây dựng.

  • Đối với khí hậu

            Các khí thải axít SO2, NOx, HF, HCl có thể tạo nên cơn mưa axít gây hại cho khu vực lân cận hay các vùng xa, khí NO2 góp phần gây ảnh hưởng xấu tầng Ozôn… gây ảnh hưởng xấu tới khí hậu, hệ sinh thái cũng như sức khỏe của con người.

Bảng 1: Thống kê các tác hại bệnh lý chung của một số hợp chất khí độc hại đối với sức khoẻ con người

TT Chất khí ô nhiễm Tác dụng bệnh lý đối với người
1 Andehyt Gây buồn phiền, cáu gắt, làm ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp.
2 Amoniac (NH­3) Gây viêm tấy đường hô hấp
3 Asen hyđrua (AsH) Làm giảm hồng cầu trong máu, tác hại thận, gây mắc bệnh vàng da.
4 Cacbon ôxít (CO) Làm giảm bớt khả năng lưu chuyển của ôxi trong máu, gây bệnh tim mạch và có thể gây tử vong.
5 Clo (Cl) Gây nguy hại toàn bộ đối với đường hô hấp và mắt.
6 Hydro xyanit Gây tác hại đối với tế bào thần kinh, đau đầu và làm khô họng, mờ mắt.
7 Hydro florua (HF) Gây mệt mỏi toàn thân, viêm da, gây bệnh về thận và xương.
8 Hydro sulfua (H2S) Giống mùi trứng thối, gây buồn nôn, tử vong do bệnh hô hấp
9 Nitơ oxít (NO) Gây bệnh phổi và bộ máy hô hấp, tử vong do bệnh hô hấp
10 Cacbon xyclorua Gây ho, buồn phiền, nguy hiểm đối với người bệnh phổi.
11 Sulfurơ (SO2) Gây tức ngực, đau đầu, nôn mửa, tử vong do bệnh hô hấp.
12 Tro, muội, khói Gây bệnh khí thũng, đau mắt và có thể gây bệnh ung thư.
13 Bụi Gây viêm đường hô hấp, mắt…

            Về mặt lý thuyết lượng phát thải các loại khí nói trên ở Nhà máy sản xuất nước giải khát và đồ uống có cồn là có thể tính toán dự báo được khi cụ thể hoá các thành phần tính toán. Tuy nhiên trong thực tế quá trình phát thải các chất ô nhiễm này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (điều kiện vi khí hậu, mặt thoáng bề mặt bay hơi, nồng độ các chất hữu cơ trong nguyên liệu đốt và chất thải rắn, vị trí phát thải…) mà tính toán lý thuyết không phải lúc nào cũng qui ra mô hình một cách đầy đủ và chính xác, do đó biện pháp tốt và hữu hiệu nhất vẫn là dựa vào khảo sát, đo đạc thực tế tại Nhà máy với điều kiện đang tiến hành sản xuất theo kế hoạch để từ đó có những nhận xét phù hợp và sát thực nhất.

Thực tế đo đạc, lấy mẫu phân tích nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi trong quá trình lập Bản đề án bảo vệ môi trường tại Nhà máy ngày 6 tháng 6 năm 2008,  so sánh với các tiêu chuẩn TCVN, TC –BYT hiện hành cho thấy các chỉ tiêu bụi, CO, NO2­, SO2, H2S, tổng hydrocacbon CxHy phát thải từ lò hơi của Nhà máy nói chung đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế lò hơi vận hành không liên tục, chỉ hoạt động trong trường hợp Công ty nhận được hợp đồng sản xuất các mặt hàng nước giải khát cần đến quá trình hấp chín sản phẩm như nước Yến, nước Bí…, còn các mặt hàng khác không sử dụng đến lò hơi như nước tinh khiết đóng chai, rượu vang hoa quả, rượu có cồn các loại…Đối với nguồn phát thải khí này, vào những năm sản xuất ổn định Công ty sẽ đầu tư áp dụng biện pháp xử lý bằng thiết bị làm sạch khí bằng phương pháp hấp thụ, khí sau xử lý qua ống khói thải ra ngoài (ống khói có đường kính 0,3 m, chiều cao 18-20m) đảm bảo phát tán hiệu quả.

2/ Tác động đến chất lượng môi trường nước từ quá trình sản xuất rượu vang quả các loại

Danh từ rượu vang quả được dùng để chỉ loại rượu lên men từ dịch ép trái cây như nho, dâu, dứa, táo, lê…của một số chủng nấm men. Để nghiên cứu, dự báo các tác động do sản xuất rượu vang đến môi trường, xem xét đến thành phần và qui trình sản xuất để có cái nhìn thấu đáo hơn về loại nước giải khát đang được ưa chuộng, phổ biến rộng rãi này.

Rượu vang có thành phần rất phức tạp, đến ngay cả ở các nước có công nghệ sản xuất rượu vang lâu đời cũng không biết hết các chất cấu thành của rượu vang, nhưng chủ yếu bao gồm:

+ Cồn ethanol, là một trong những thành phần quan trọng nhất của rượu vang. Cồn ethanol có được do lên men tự nhiên từ dịch trái cây nên đây là thứ cồn tinh khiết, không lẫn aldehyt, este. Độ cồn của rượu vang từ 100 đến 120, nếu thấp hơn rượu sẽ hơi nhạt, cao hơn uống sẽ mau say.

+ Một lượng axit vô cơ và hữu cơ như citric, tactric, oxalic, malic…với hàm lượng axit tổng số khoảng 4 đến 7 g/lít, là đồ uống có độ chua cao. Ở các nước phương Tây độ chua của rượu vang là thành phần quan trọng ngang với độ cồn. Tuy có độ chua cao nhưng rượu vang vẫn dễ uống vì vị chua của axit được cân đối với vị ngọt của đường, cồn, glyxerin, vị chát của polyphenol.

+ Chất bổ dưỡng như đường fructose, glucose, một ít galactose, lượng đường chiếm 62 – 132 g/lít. Khi cho thêm đường saccharose vào dịch quả trước khi lên men thì toàn bộ số đường này sẽ bị thuỷ phân thành đường khử. Lượng đường khử càng cao lượng cồn càng phải cao để cân đối giữa độ cồn và độ ngọt, gây cảm giác ngon hơn cho người uống.

+ Trong rượu vang chứa một lượng phong phú các loại muối của các nguyên tố như P, S, K, Na, Ca, Fe, Cu, Mn…, tuy với hàm lượng rất thấp. Chất muối này giữ vai trò rất quan trọng là làm tăng hương vị của rượu đồng thời tăng giá trị dinh dưỡng do cung cấp nguồn vi lượng cho cơ thể.

+ Giàu vitamin các loại, lên men trong làm rượu vang là một quá trình điều chỉnh lại thành phần vitamin của nước quả. Có một số vitamin được lưu giữ tốt trong nước quả qua lên men, một số vitamin được bổ sung thêm, ngược lại có một số bị mất đi trong quá trình lên men.

Trong các loại quả như nho, táo, dâu, cam, xoài…thậm chí cả cóc, bưởi, mận đều có thể dùng làm nguyên liệu chế biến, lên men rượu vang. Tuy vậy, trong số đó những loại quả có chất lượng nước quả thích hợp hơn để lên men rượu vang, lý tưởng nhất là nho.

Nho là nguyên liệu thích hợp nhất vì những lý do sau:

  • Nho cho chất lượng rượu tốt nhất, hương vị đậm đà, có ngọt, nồng của cồn ethanol, cân đối với vị chua, chát của axit và tannin
  • Thành phần nước quả thích hợp cho việc lên men
  • Nho cho sản lượng nước quả cao trên diện tích thâm canh tốt (thường 1 ha có thể đạt 2 đến 3 vạn lít nước quả)

Bảng 2 cho thấy thành phần vitamin của dịch quả (nước nho) và của rượu vàng nho rất phổ biến trên thị trường

2015-10-27_140249

(Nguồn: Lafon – Laofourcade – Viện dinh dưỡng Pháp – 2005)

  • Qui trình sản xuất được bắt đầu bằng khâu chế biến nguyên liệu.

Nguyên liệu sản xuất ở đây được hiểu là quả tươi hay dịch quả đã ép sẵn ở nơi chế biến khác.

Trong công nghệ sản xuất rượu vang từ quả tươi, ban đầu khi quả mới nhập về phải dùng nước sạch để rửa các bụi bẩn cơ học bám dính trong quá trình thu hái, vận chuyển.

Tiếp theo, bổ sung một số thành phần vào dịch quả trước khi lên men .

Tuỳ loại quả tươi và hương vị của sản phẩm sắp sản xuất, người cán bộ kỹ thuật chuyên pha chế có thể bổ sung thêm đường, nước pha loãng, muối.

Đường được bổ sung tuỳ loại quả, theo qui định chung của Tổ chức các nước sản xuất rượu vang, tuỳ theo vùng địa lý nơi thu hoạch, thời tiết mùa thu hoạch sẽ được thêm lượng đường khác nhau.

Điều chỉnh độ chua, axit hữu cơ là thành phần quan trọng của nước quả, nó làm thay đổi pH của dịch quả, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật và các enzyme. Thường thì trộn nước quả chín và nước quả của trái còn xanh để được dịch quả  có độ chua theo kỹ thuật.

2015-10-27_140443

Hình 1. Qui trình sản xuất rượu vang quả

  • Quá trình lên men tạo rượu vang

– Giai đoạn hình thành rượu: là giai đoạn từ lúc cấy men giống vào, cho lên men đến khi dịch lên men hết sủi bọt mạnh. Nếu giữ được độ ổn định, thời gian lên men này kéo dài 4- 5 ngày, cho sản phẩm là rượu non. Trong thời gian này nấm men hoạt động mạnh, tiêu thụ nguyên liệu (đường, đạm, vitamin) biến thành rượu, giải phóng CO2. Kết thúc giai đoạn này thành phần nước quả thay đổi rất lớn

– Giai đoạn phát triển: Gạn cặn lần 1, tách xác quả bằng biện pháp lọc

Rượu non tiếp tục lên men phụ nhằm phân huỷ những gam đường cuối cùng còn lại trong dịch lên men. Đây là quá trình lên men malolactic, axit malic được chuyển thành axit lactic, rượu chuyển từ vị chua gắt  sang vị chua nhẹ dễ chịu,  giải phóng CO2 ít dần. Dịch lên men ở ttrạng thái tĩnh lặng, xác men lắng xuống đáy bình hay bể (tank chứa).

Gạn cặn lần 2 và lần 3 nếu cần (sau lần trước khoảng 30 ngày), nếu rượu còn đục lại gạn tiếp để có dung dịch trong suốt. Lần gạn cuối cùng rượu cơ bản ổn định về thành phần. Lúc này rượu chưa thể uống được vì còn đắng, cay, hơi chua, cho sản phẩm là rượu sống.

Từ giai đoạn này nhận thấy, chất thải rắn phát sinh là xác quả hay còn gọi là Ô mai. Nguồn chất thải rắn này được Nhà máy bán cho các của hàng chuyên làm ô mai ở các phố phường Hà Nội.

– Giai đoạn vang chín: Rượu sống được áp dụng những biện pháp mang tính bí quyết nhằm tăng chất lượng của rượu, để rượu được chín:

        + Nút chặt bình đựng rượu sống

      + Hạ thổ ở độ sâu 50 -60 cm trong vùng đất cao, mát, không bị ngập nước. Vị trí tốt nhất là dưới hầm ở trong nhà, nơi nhiệt độ ít dao động. Nếu không có điều kiện chôn sâu thì có thể để trong thùng đổ cát vùi kín. Hạ thổ với thời gian 4 đến 5 tháng, rượu có thể uống được tuy chất lượng chưa hoàn hảo. Nếu để càng lâu, chất lượng rượu càng hoàn hảo, đây là rượu chín. Vì thế, với rượu vang,  sản xuất càng lâu, càng cổ uống càng ngon, trái ngược với các loại mặt hàng khác phải có các đát sản xuất mới nhất.

Trong giai đoạn chuyển từ rượu sống sang chín đã xảy ra rất nhiều biến đổi sinh hoá phức tạp để chuyển từ rượu ít ngọc, ít thơm, có vị chua lấn át, có vị đắng của CO2, của aldehyt sang rượu chín trong vắt, có mầu đỏ (hoặc vàng), có vị chua – ngọt cân đối của cồn – đường, vị đắng nhẹ của glycerin, vị chát của polyphenol.

Tóm lại, cả quá trình làm rượu vang, nước thải ở đây là dịch quả, chính là những tinh tuý nhất làm nên rượu, Nhà máy càng gạn tốt bao nhiêu càng đỡ lãng phí, thất thoát bấy nhiêu. Chất thải rắn là xác hoa quả ngâm trong dịch quả được Công ty bán cho các cửa hàng làm ômai.

Do đó có thể kết luận nguồn phát thải do quá trình sản xuất rượu vang là hầu như không đáng kể.

3/ Tác động do chất chải rắn

            Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất bao gồm: chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất.

Chất thải sinh hoạt: là chất rắn thải ra trong sinh hoạt hàng ngày của người lao động như: chất thải từ hoạt động văn phòng và phế thải khác, thường bao gồm: các loại bao bì như: túi plastic, giấy in hỏng, vỏ lon, đồ hộp…. Chất thải sinh hoạt này được Công ty hợp đồng với Môi trường đô thị huyện vận chuyển đến nơi xử lý.tập trung. Công ty sẽ thu gom, phân loại và quản lý chặt chẽ nhằm hạn tác động xẩy ra trong phạm vi nhà xưởng sản xuất.

            Chất thải sản xuất bao gồm bao túi PVC, giấy tráng nhôm, bao gói bằng giấy dùng để đóng gói sản phẩm và bán thành phẩm, khu gỗ đựng hàng… Chất thải rắn còn có thể là các loại vật tư kém phẩm chất. Đặc tính của loại chất thải này là dễ thu gom, tái sử dụng ngay vào việc bao gói trong các hoạt động khác. Chất thải loại này được Công ty thu gom, phân loại bán định kỳ cho các cá nhân, đơn vị quanh vùng có nhu cầu tái sử dụng

4/ Tác động đến các yếu tố kinh tế, xã hội

            Mặc dù còn nhiều điều kiện để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng (sức khoẻ, trình độ chuyên môn….) song Nhà máy sản xuất nước giải khát và đồ uống có cồn mở ra một hướng thuận lợi để người dân địa phương tìm kiếm công ăn việc làm, nâng cao đời sống kinh tế. Hoạt động của Nhà máy cũng gián tiếp tạo việc làm cho mạng lưới các đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trên toàn quốc.

            Ngoài những hiệu ích kinh tế, xã hội nói trên, Nhà máy sản xuất nước giải khát và đồ uống có cồn còn có ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất các mặt hàng thiết yếu trong đời sống tại địa phương, góp phần cung cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng một số sản phảm đồ uống ngon, dễ uống mang theo hương vị thơm ngon của trái cây tự nhiên các loại cho thị trường trong và ngoài địa bàn tỉnh, giảm lượng nhập ngoại, tiết kiệm ngoại tệ và đặc biệt sẽ hạn chế tình trạng nhập lậu và tiêu thụ rượu giả các loại, nhất là trong các dịp lễ Tết, khi có nhiều chủng loại hàng không đảm bảo chất lượng, không được phép lưu hành.

Tóm lại, trong chuỗi các cơ sở sản xuất vệ tinh của Công ty có tác động tích cực về mặt kinh tế, xã hội, tạo ra hiệu quả kinh tế rõ rệt:

+ Đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 2 tỷ đồng/năm, thời gian thu hồi vốn nhanh, khoảng 6 năm

+ Sau khi Nhà máy đi vào hoạt động ổn định, Công ty sẽ có điều kiện tốt hơn nữa tiếp cận thị trường, từ đó tăng thu nhập và ổn định đời sống của cán bộ và công nhân trong công ty, tạo sự yên tâm, gắn bó với nhà máy cũng như các hoạt hộng sản xuất của Công ty.

+ Cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động của Nhà máy giúp tiêu thụ một lượng hàng nông sản lớn, góp phần tăng thu nhập cho người trồng trọt từ đó thúc đẩy quá trình thâm canh tăng vụ, tạo nhiều giống cây, giống quả mới làm phong phú thêm thị trường buôn bán quả tươi.

Nhà máy sản xuất nước giải khát và đồ uống có cồn không chỉ đưa năng lực sản xuất lên cao mà còn ngày càng bảo đảm chất lượng, chủng loại sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường. Qua đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành và các dịch vụ khác như giao thông vận tải, cảng biển, bưu chính viễn thông, điện, nước, ngoại thương, ngân hàng. Đây là một động lực thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế địa phương Hưng Yên nói riêng và của cả nước nói chung.

5/ Các rủi ro và sự cố môi trường

   Các rủi ro và sự cố môi trường có thể xẩy ra trong quá trình hoạt động sản xuất là:

– Sự cố cháy: cháy có thể sinh ra do chập điện, cháy các loại bao bì, nhãn mác, vật tư, thiết bị, máy móc, nhà xưởng… Ngoài những thiệt hại về tài sản, vật chất, con người, hậu quả của các đám cháy sẽ rất nặng nề nếu lan sang các kho chứa, nơi để các loại nguyên liệu, bán sản phẩm. Khói của đám cháy có thể mang theo nhiều loại hoạt chất, hơi, khí độc hại, làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, gây ảnh hưởng trên diện rộng bao gồm khu dân cư, các cơ sở sản xuất công nghiệp, người và phương tiện giao thông trên đường. Khí độc còn là yếu tố gây cản trở khả năng cứu hoả, dập tắt đám cháy. Sự cố có thể gây thương vong, ngộ độc.

– Sự cố do thiên tai: Sự cố này có thể xẩy ra do mưa lớn, lũ lụt, bão, vỡ đê gây ngập lụt kho vật tư, sản phẩm, phá hủy nhà xưởng, kho tàng… Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,  mùa mưa lũ thường diễn ra trong tháng 6 và 7 hàng năm với 7-10 cơn bão. Theo số liệu thống kê gần đây, năm 2007 có 5 cơn bão và 3 lần áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Hưng Yên gây nên 5 trận mưa lớn. Lượng mưa ngày trong mùa mưa lũ rất lớn (từ 60mm đến 149mm) làm mực nước các sông lên cao vuợt báo động số 3. Khi bị ngập lụt, các kho tàng chung có thể bị phá hủy, gây ô nhiễm môi trường nước, gây nhiễm độc đối với người, động thực vật…

6/ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

          Như đã được phân tích và đánh giá chi tiết từng mảng tác động trong mục 8 của Bản đề án bảo vệ môi trường Nhà máy sản xuất nước giải khát và đồ uống có cồn, quá trình hoạt động có ảnh hưởng nhất định đến một số yếu tố môi trường với mức độ và phạm vi khác nhau. Nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực, đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất của Công ty diễn ra bình thường và tuân thủ các qui định của hiến pháp, pháp luật cũng như qui định của các cơ quan chức năng, phòng ngừa và khắc phục các sự cố môi trường, mục này sẽ đề xuất một số giải pháp thích hợp, có tính khả thi cao bao gồm các giải pháp quản lý, kỹ thuật, giáo dục môi trường.

Nhà máy sản xuất nước giải khát và đồ uống có cồn sẽ thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường của Nhà nước và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

6.1/ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí từ khu lò hơi

Nhà máy vào những năm sản xuất ổn định, Công ty đã có lợi nhuận sẽ đầu tư lắp đặt hệ thống lọc bụi ướt và hấp thụ khí bằng các dung dịch thích hợp, có hệ số làm sạch cao, đảm bảo lượng khí thải được phát tán hiệu quả tuy đơn giản nhưng cũng giảm thiểu phần nào sự phát tán bụi.

 Nguyên tắc của thiết bị xử lý bụi và khí thải:

Khí bẩn được thổi từ dưới lên theo chiều đi ra từ lò hơi, phân bố đều trong thiết bị, nước cùng các chất hấp thụ nhờ các ống dẫn phun từ trên xuống dưới. Bụi do dính nước, tích tụ xuống dưới đáy thiết bị, được xả ra dưới dạng nước cặn bẩn.

Các chất hấp thụ không tác dụng với không khí thải mà chỉ hấp thụ các thành phần khí độc hại, có khả năng hoàn nguyên, không ăn mòn thiết bị, có giá thành rẻ và dễ kiếm trong công nghiệp như dung dịch NaOH, Na2CO3, FeCl2, FeSO4,…

Như đã phân tích ở trên, lượng hơi khí độc, bụi than phát tán từ khu lò hơi không nhiều, thời gian sử dụng không liên tục, lượng than tiêu thụ ít (trung bình khoảng gần 100kg/ngày) nhưng ngoài vấn đề tiếp xúc với hơi khí độc ra, còn tuỳ thuộc vào sức khoẻ từng người công nhân, cường độ và thời gian tiếp xúc. Những dấu hiệu của sự nhiễm độc không phải lúc nào cũng dễ thấy, sự đánh giá tác hại lâu dài càng khó vì chúng có thể di truyền, hoặc gây ung thư, ảnh hưởng đến sự duy trì nòi giống và bản thân sự sống. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe công nhân trực tiếp đứng sản xuất, tránh mọi sự ảnh hưởng có thể từ các khí phát tán trong quá trình lò hơi hoạt động, Công ty cổ phần Aqua Việt Nam sẽ thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình sản xuất, đầu tư lắp đặt hệ thống lọc bụi ướt và hấp thụ khí bằng các dung dịch thích hợp, giảm lượng các khí thải độc hại vào không khí xung quanh.

+ Thổi thông thoáng khí bằng các quạt gió công nghiệp và tiến tới trang bị khẩu trang chuyên dùng có gắn lớp than hoạt tính cho người công nhân vận hành lò

+ Trang bị hệ thống thu khí, lọc bụi ướt và làm sạch khí thải bằng phương pháp hấp thụ có hệ số làm sạch cao (90 ¸ 92%).

                    2015-10-27_140406

Hình 3  Thiết bị hấp thụ khí và lọc bụi ướt

1- Lưới phân phối khí ;  2 – Tấm chắn nước (thu giọt);  3- Ống dẫn;  4- Vòi phun

Nguyên tắc vận hành của hệ thống hấp thụ khí và lọc bụi ướt xử lý khí thải này là sử dụng dòng nước vôi trong phun dạng sương đi ngược chiều với khí thải. Các chất khí có khả năng tan trong nước vôi hoặc bụi muội khói sẽ bị giữ lại. Dung dịch hấp thụ được hoàn nguyên. Khí sau khi đi qua tháp phun sương sẽ tiếp tục đi qua cột chứa than hoạt tính oxy hóa để hấp phụ các chất khí không tan trong nước. Than hoạt tính oxy hoá là một sản phẩm biến tính của than oxy hoá có dung lượng hấp phụ cao hơn than hoạt tính thông thường.

Trang thiết bị của hệ thống xử lý được thiết kế và chế tạo trong nước. Các đường ống dẫn khí được làm bằng nhựa, các bộ phận, chi tiết khác được làm bằng vật liệu chịu ăn mòn, chịu hoá chất. Kinh phí dự kiến để sản xuất, lắp đặt hệ thống thu và xử lý khí thải nói trên dự kiến khoảng 150 triệu đồng. Kinh phí bảo trì, vận hành (tiền điện, nước, vật liệu hấp phụ…) khoảng 10 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất, cũng sẽ lắp đặt quạt hút tại các vị trí thích hợp, đảm bảo sự lưu thông không khí trong nhà xưởng sản xuất, phòng kỹ thuật pha chế… được thiết kế theo kiểu có mái chông diêm. Trong quá trình sản xuất, khí nóng và các tác nhân gây ô nhiễm sẽ thoát ra ngoài qua hệ mái này. Tường được lắp đặt nhiều cửa chớp lật, mái có các quả cầu thông gió để tạo điều kiện tốt để khí lưu thông.

2015-10-27_140540

Hình 4   Bố trí thông gió cho nhà xưởng

–  Khu vực văn phòng được lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ.

– Trồng cây xung quanh nhà xưởng, văn phòng, đường nội bộ vừa có tác dụng che nắng, giảm nhiệt độ không khí và tạo cảm giác mát mẻ cho công nhân, vừa có tác dụng điều hòa điều kiện vi khí hậu khu vực

6.2/ Xử lý triệt để nguồn nước thải sản xuất và sinh hoạt

Như đã phân tích cụ thể trong mục 8.2, trong công nghệ sản xuất rượu vang từ quả tươi, ban đầu khi quả mới nhập về phải dùng nước sạch để rửa các bụi bẩn cơ học bám dính trong quá trình thu hái, vận chuyển. Hiện tại lượng nước đảm bảo này tuy lớn nhưng đã được Công ty bố trí làm trước tại cơ sở cũ của Công ty tại 551 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, thành phố Hà Nội chuyên sản xuất các mặt hàng nước giải khát các loại, đồ uống có cồn. Sau đó mới chuyên chở dịch ép tới Nhà máy sản xuất chính. Do vậy ô nhiễm nguồn nước do bụi bẩn cơ học được loại bỏ… Tất nhiên nếu Nhà máy sử dụng dịch quả có sẵn nhập về thì lượng nước thải này coi như không có.

Khi kế hoạch chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ cơ sở cũ về Nhà máy, lượng nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, nước rửa các bụi bẩn cơ học bám dính trong quá trình thu hái quả tươi, nước rửa các tank lên men… được thu gom vào bể tự hoại. Bể tự hoại này là công trình trong đó diễn ra đồng thời các quá trình lắng nước thải, giữ và lên men cặn lắng. Cặn được giữ lại trong bể từ 3 ¸ 12 tháng, dưới tác động của vi khuẩn kị khí có trong bể, cặn được phân huỷ tạo thành các chất khí như metan (CH4) và khí cacbonic (CO2) hoặc các chất khoáng hoà tan. Thời gian nước lưu giữ trong bể lớn (2 ¸ 5 ngàyđêm), hiệu quả lắng cao.

Nguyên lý lên men

   Bước 1: Thuỷ phân các chất hữu cơ phức tạp và các chất béo thành các chất hữu cơ

đơn giản như mônsacarit, axit amin hoặc các muối pivurat khác. Đây là nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn hoạt động.

     Bước 2: Các nhóm vi khuẩn kị khí thực hiện quá trình lên men axit, chuyển hoá các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường như axit axetic hoặc glixerin, axetat v.v…

CH3CH2COOH + 2 H2O               CH3COOH + CO2 + 3H2

    axit prifionic                                    axit axetic

CH3CH2 CH2COOH + 2 H2O            2CH3COOH + CO2 + 2H2

        axit butiric                                        axit axetic

    Bước 3: Các nhóm vi khuẩn kị khí bắt buộc lên men kiềm (chủ yếu là các loại vi khuẩn lên men metan như Methanosarcina và Methanothrix) đã chuyển hoá axit axetic và hydrô thành metan (CH4) và khí cacbonic (CO2).

Bể tự hoại hay được dùng để xử lý nước thải sinh hoạt cho cơ sở có lưu lượng thải dưới 100m3/ngàyđêm, độc lập với hệ thống xử lý nước thải khác. Dung tích bể được tính bằng 3 lần lưu lượng nước thải trong một ngày đêm khi lưu lượng Q< 50m3/ngđ và 2,5 lần khi Q > 50m3/ngđ. Ở nước ta dung tích bể tự hoại thường lấy theo tiêu chuẩn 250 ¸ 300 lít/người.

Trạm đã thiết kế bể 100 m3 nhằm đáp ứng đủ khi mức sản xuất đòi hỏi lượng công nhân nhiều hơn, lượng nước rửa quả tươi tăng lên theo thời vụ….

2015-10-27_140625

Hình 5    Sơ đồ quá trình lên men kị khí các chất hữu cơ

Dung tích phần chứa và lên men được tính với thời gian phân huỷ 3 ¸ 12 tháng. Độ ẩm của bùn cặn trong bể là 90%. Bể tự hoại được xây dựng bằng gạch hoặc cấu kiện bê tông đúc sẵn, hình 10 trang bên

Nước thải sản xuất hầu như không đáng kể, cả quá trình làm rượu vang, nước thải ở đây là dịch quả, chính là những tinh tuý nhất làm nên rượu, Nhà máy càng gạn tốt bao nhiêu càng đỡ lãng phí, thất thoát bấy nhiêu.

Chất thải rắn là xác quả ngâm trong dịch quả được Công ty tập trung về một mối bán cho các cửa hàng làm ômai.

2015-10-27_140724

 Hình 6  Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại nhiều ngăn bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn

Nhà máy lắp các song chắn rác có lắp thêm các lưới thép được dùng để giữ rác và các tạp chất rắn như vỏ hạt hoa quả nhỏ trôi nổi trong dòng chảy bề mặt. Song chắn rác cố định đặt trên đường dẫn nước vào rãnh cống, cấu tạo song chắn rác gồm các thanh kim loại hình chữ nhật, hình tròn hay hình elip. Khoảng cách giữa các thanh từ 16-20mm phụ thuộc vào vị trí song chắn rác.

2015-10-27_140803

      Hình 7    Sơ đồ song chắn rác, vớt rác thủ công bằng tay

Để đảm bảo giữ gìn môi trường nước mặt khu vực, Nhà máy thường xuyên thực hiện tốt công tác:

          + Dọc các rãnh thải thoát nước mưa, xây dựng các hố ga để thu gom cặn bã, nạo vét định kỳ.

+ Sân và đường giao thông nội bộ thường xuyên được quét dọn sạch sẽ, các chất thải sinh hoạt, rác từ song chắn rác thường xuyên được thu gom vào hệ thống các thùng đựng rác công cộng, đặt rải rác trong sân.

Đồng thời thường xuyên giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường cho công nhân nhằm tạo nên khuôn viên một cơ sở sản xuất thực phẩm, đồ uống hiện đại, tạo ấn tượng tin tưởng cho khách hàng.

6.3/ Các biện pháp khác

Nhà máy sẽ thường xuyên phổ biến nội qui an toàn lao động để hạn chế tối đa các tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra. Cấp phát đầy đủ quần áo đồng phục trong lao động, các đồ dùng, dụng cụ lao động, găng tay, khẩu trang, ủng cao cổ cho công nhân làm việc trong khu sản xuất. Việc kiểm tra an toàn lao động sẽ được tiến hành theo định kỳ.

Có kế hoạch kiểm tra định kỳ sức khoẻ cho công nhân, nhất là người công nhân làm việc dưới hầm rượu, môi trường lao đồng ẩm ướt, không thông thoáng dễ gây các bệnh về xương khớp, thường xuyên chuẩn bị đầy đủ thuốc men cấp cứu đề phòng khi tai nạn xảy ra.

Các cây xanh được trồng hầu hết là các loại cây hoa, cây cảnh, và cỏ chiếm tỷ lệ 20% trong tổng diện tích mặt bằng của Nhà máy. Các cây xanh này vừa có tác dụng điều hoà không khí tạo thêm màu xanh mát mẻ trong môi trường làm việc công nghiệp, vừa có tác dụng làm đẹp cảnh quan khuôn viên.

Ngoài các giải pháp kỹ thuật trên, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp tuyên truyền, gắn các biển chú giải các tác hại do tiềng ồn gây ra để từ đó người công nhân có ý thức hơn trong công việc, hạn chế gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến cá nhân và mọi người xung quanh.

6.4/Phòng chống rủi ro, sự cố môi trường và tai nạn lao động

– Hàng năm, Công ty tổ chức cho cán bộ, công nhân học tập các qui định, qui tắc về an toàn lao động, xây dựng các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn lao động, hạn chế sự cố do tai nạn lao động, cháy nổ, hoặc đổ vỡ hoá chất, nguyên và phụ liệu.

– Ban lãnh đạo Công ty sẽ cùng với Quản đốc các phân xưởng xây dựng và ban hành nội qui lao động, trong đó có các qui định bắt buộc người lao động trong các dây chuyền sản xuất phải mang mặc các trang bị phòng hộ do Công ty mua sẵm như: găng tay cao su, ủng, quần áo phòng hộ và đeo mặt nạ phòng độc khi cần thiết.

– Vào năm sản xuất ổn định, Công ty phối hợp với Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy tại Nhà máy. Công ty dự kiến sẽ trang bị 13 bình bọt chữa cháy loại nhỏ, 7 bình loại to, nhiều vòi phun nước, 01 máy bơm nước, 02 bể chứa nước dung tích khoảng 20 m3, 3-5 họng nước bố trí cả ở trong và ngoài nhà xưởng.

– Công ty bố trí nhân viên phụ trách Phòng cháy, chữa cháy và phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy luyện tập định kỳ nhằm kịp thời đối phó với các tình huống cháy nhỏ hoặc khi lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy chưa kịp có mặt khi hoả hoạn xẩy ra.

– Tuyển dụng cán bộ y tế có trình độ tối thiểu là trung cấp làm việc trong nhà máy. Cán bộ y tế phải đảm bảo khả năng sơ cứu khi người lao động bị ngộ độc, có kế hoạch và phương án di chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất đến cơ sở y tế.

– Kết hợp với lực lượng an ninh địa phương để có kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ sở sản xuất.

– Định kỳ kiểm định, bảo dưỡng trang thiết bị sản xuất, kiểm định lò hơi theo chu kỳ, hệ thống xử lý khí thải nhằm hạn chế khí thải từ khu lò hơi.

– Khi có sự cố, Công ty sẽ lập tức báo cáo các cơ quan chuyên trách để có biện pháp khắc phục kịp thời.

– Thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường hàng năm

– Công ty cổ phần Aqua Việt Nam cam kết thực hiện đúng qui trình sản xuất, sử dụng các loại thiết bị, dây chuyền sản xuất trong nước, xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải, quản lý chất thải răn như đã cam kết, không sử dụng các loại hoá chất, chủng vi sinh nằm trong danh mục cấm của Nhà nước Việt Nam và của các công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia.

6.5/ Giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường nhằm làm cho người lao động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhận thức được môi trường sống và làm việc cần được bảo vệ trước hết vì sức khoẻ của chính bản thân người trực tiếp lao động, cộng đồng xã hội đồng thời ý thức được các điều kiện để đảm bảo sự phát triển bền vững, sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế và bải vệ môi trường. Công tác giáo dục môi trường sẽ được thực hiện theo các nội dung như sau.

Công ty sẽ tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức thuận tiện và có hiệu quả để mọi người, từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân và những người khác nắm được nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường 2005, chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường thông qua các Nghị định, Thông tư dưới Luật. Chương trình giáo dục sẽ trang bị những kiến thức cho cán bộ, công nhân viên của Công ty, tăng có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Cụ thể là giáo dục cán bộ công nhân ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nguyên liệu, năng lượng, nước, đất đai… nâng cao ý thức vệ sinh môi trường trong và ngoài khu vực, thực hiện thường xuyên các chương trình vệ sinh, quản lý các chất thải rắn, ý thức tuân thủ những cam kết về công nghệ, nguyên liệu sử dụng trong sản xuất.

Công ty tích cực đôn đốc và giáo dục công nhân  thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh môi trường lao động, thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Công ty sẽ cùng với các cơ quan, đơn vị và bộ phận khác trong khu vực tham gia tích cực và thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa các nguồn gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo quy định và hướng dẫn chung của các cấp chuyên môn có thẩm quyền của cơ quan quản lý môi trường Nhà nước ở cấp huyện, xã.

 [Nguồn: Báo cáo ĐTM Nhà máy sản xuất nước giải khát và đồ uống có cồn tại Tân Quang – Văn Lâm – Hưng Yên. Cơ quan tư vấn lập báo cáo: Công ty  TNHH thương mại và trắc địa bản đồ Khôi Nguyên, 2008]

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *