Tình hình ô nhiễm không khí

4.7/5 – (4 votes)

Không khí có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và sinh vật là nơi mà con người có thể sống trong đó suốt cả cuộc đời, làm việc và nghỉ ngơi. Sức khỏe và cảm ứng của con người, sự sinh trưởng và phát triển của tất cả các loài động thực vật phụ thuộc rất nhiều vào thành phần hỗn hợp của không khí, độ trong sạch và đặc tính lý hóa của nó. Ngày nay do sự phát triển nhanh chóng kinh tế xã hội, đặc biệt là sự phát triển của ngành giao thông vận tải đường bộ đã làm phát sinh nhiều khói TSP và khí thải độc hại vào môi trường không khí, làm cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng.

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không khí hay là sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác.

+ Chất gây ô nhiễm môi trường không khí:  Là những chất mà sự có mặt của nó trong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật…

+ Chất ô nhiễm sơ cấp: Là chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp vào môi trường từ nguồn phát sinh: SO2, CO2, CO, TSP   …

+ Chất ô nhiễm thứ cấp: Là chất thâm nhập vào môi trường thông qua phản ứng giữa các chất ô nhiễm sơ cấp và phản ứng thông thường của khí quyển: SO3 sinh ra từ SO2 + O2; H2SO4 sinh ra từ: SO2 + O2 + H2O…

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công bố ngày 26/9/2012 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức khỏe con người (Nghiên cứu này thu thập các mẫu không khí của gần 1100 thành phố tại 91 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thủ đô và các thành phố có số dân trên 100.000 người.)

TSP, CO, SO2, NOx là những chất ô nhiễm không khí phổ biến, thường phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, lượng chất ô nhiễm độc hại thải vào môi trường không khí ngày càng tăng. Theo nghiên cứu của WHO công bố ngày 08/04/2013, ước tính có khoảng 4,3 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí trong nhà và 3,7 triệu người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời. Ở Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội chứng xấu ở đường hô hấp và nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử vong mỗi năm, trong đó có một triệu người dưới 5 tuổi.

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm thường gặp trong các đô thị lớn thường là khí TSP, hoặc các chất độc hại được thải trực tiếp không thông qua xử lý chiếm tỉ lệ cao. Riêng ở Hà Nội, theo khảo sát của sở y tế thành phố thì hơn 70% có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí gây ra. Hàm lượng khí thải độc hại như CO, SO2… trong không khí cao. Có nơi gấp 9 lần so với mức độ ô nhiễm thông thường. Quả thực đáng kinh ngạc khi gặp những hậu quả khôn lường tới sức khoẻ cộng đồng.

Theo số liệu của bộ y tế cung cấp thì những năm gần đây lượng bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu chính là do ô nhiễm không khí gây ra. Điều đặc biệt, tình trạng không khí độc hại còn là nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng. Với các hạt nhỏ nhiễm khuẩn, gây ra các loại bệnh hiểm nghèo, các loại tạp chất… nằm lẫn trong không khí theo nước mưa thấm xuống các mạch nước ngầm gây nhiễm bẩn cao. Nhất là với tình trạng môi trường đáng báo động như hiện nay thì vấn đề đó lại càng có chiều hướng gia tăng.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *