Các tác động môi trường từ dự án hoạt động lắp ráp xe máy – ô tô

5/5 – (1 vote)

Tác động đến các yếu tố môi trường do hoạt động sản xuất gây nên bao gồm:

+ Tác động đến chất lượng môi trường không khí

+ Tác động do tiếng ồn từ phân xưởng động cơ

+ Tác động do chất thải rắn

+ Tác động đến các yếu tố kinh tế, xã hội

+ Rủi ro và sự cố môi trường có thể xẩy ra

1/ Tác động đến chất lượng môi trường không khí

Các công đoạn lắp ráp xe máy được thực hiện trong 2 phân xưởng:

  • Phân xưởng lắp ráp động cơ
  • Phân xưởng lắp ráp toàn bộ xe

Tại phân xưởng lắp ráp động cơ, sau khi dây chuyền lắp động cơ xong, chuyển qua khâu kiểm tra, phải lắp gá động cơ vừa lắp ráp xong lên thiết bị cho nổ thử và hiệu chỉnh máy. Các nội dung kiểm tra gồm:

  • Khả năng khỏi động của động cơ (bằng đề và khởi động đạp nổ)
  • Kiểm tra tiếng nổ
  • Tinh chỉnh xu pháp, tay biên, cò…
  • Xiết lại tổng thể các ốc, vít…

Trong công đoạn kiểm tra này, việc cho từng động cơ sau khi lắp lên nổ thử mỗi ngày tốn 10 lít xăng (tính trung bình mỗi động cơ nổ kiểm tra trong khoảng 40 giây, tính cả tháo lắp gá lên hệ thống khoảng 1 phút). Đây là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường không khí khu vực.

Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, tình trạng tay ga, phân khối động cơ, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.

Với hệ số phát thải như trên, dựa trên thực tế kiểm tra động cơ tại Xưởng, chọn các thông số tính toán như sau:

Tổng lượng xăng tiêu thụ là 10lít/ngày.

Thành phần của nhiên liệu lỏng gồm C, H, N, O, S, độ tro (A), độ ẩm.

Trong số các thành phần nhiên liệu nêu trên chỉ có C, H và S là cháy được và tạo ra nhiệt năng của nhiên liệu.

Thành phần H khi cháy chỉ sinh ra hơi nước nên không cần xem xét đến.

S: Hàm lượng lưu huỳnh trong xăng là 0,5%.

Phân khối động cơ thử: 110cm3

a)Phát thải khí oxit lưu huỳnh (SO2)

Trong nhiên liệu rắn và lỏng luôn có chứa lưu huỳnh với hàm lượng khác nhau, có thể đạt tới 6% trọng lượng trong than đá và 4,5% trong dầu. Khi cháy thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với oxy tạo thành khí SO2 (chiếm 99%) và khí SO3 (chiếm 0,5-2%).

S + O2               SO2

Theo tính toán lý thuyết của  GS-TS.Trần Ngọc Chấn trong “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải”, Tập 2 do Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội, 2000, lượng phát thải khí SO­2 khi đốt cháy 10 lít xăng trong ngày:

10 x 0,5%   = 0,05 g SO2

Trong điều kiện tiêu chuẩn t0C = 0; P = 760 mmHg, nồng độ khí SO­2 được tính theo công thức:

                    NSO2 = k x W x 10-3

Trong đó: k là tỷ trọng riêng của khí SO2 ở điều kiện chuẩn

W: thể tích xăng tiêu thụ

                 NSO2 = 0,683 x 10-3 x 0,05 x 10 x 1000 » 0,34 mg/m3

Từ kết quả tính toán lý thuyết cùng thực tế đo kiểm và lấy mẫu phân tích cho thấy lượng khí SO2 phát thải do công tác nổ thử, kiểm tra, điều chỉnh động cơ thải ra trong khu vực Xưởng lắp ráp thấp hơn TCVN5939-2005 về giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp.

b)Phát thải khí oxit cacbon (CO) và hydrocacbon

            Đây là loại khí do quá trình cháy không hoàn toàn do không đảm bảo tỷ lệ không khí-nhiên liệu hợp lý, không hoà trộn tốt giữa nhiên liệu và không khí, thời gian lưu của hỗn hợp nhiên liệu trong buồng đốt động cơ không đủ và độ nguội nhanh của sản phẩm cháy trên bề mặt hấp thụ nhiệt. Trong lý thuyết của GS-TS.Trần Ngọc Chấn trong “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải”, Tập 3 do Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội, 2000, khi động cơ xăng tiêu thụ 1 lít nhiên liệu thì phát thải 2 m3 khí CO và 0,4 m3 hydrocacbon.

Áp dụng tính toán nồng độ khí CO và hơi hydrocacbon phát thải từ khu vực Xưởng lắp ráp, thử động cơ:

NCO = k1 x 2 x W x 10-2

NHC = k2 x 0,4 x W x 10-2

Trong đó: k1 là tỷ trọng riêng của khí CO ở điều kiện chuẩn

k2 là tỷ trọng riêng của hơi hydrocacbon ở điều kiện chuẩn

W: lượng xăng tiêu thụ (lít)

NCO = 10 x 2 x 1,865 x 10-2  =  3,73 mg/m3

NHC = 10 x 0,4 x 3,754 x 10-2  = 0,15 mg/m3

Từ kết quả tính toán lý thuyết cùng thực tế đo kiểm và lấy mẫu phân tích cho thấy nồng độ khí CO và hơi hydrocacbon phát thải do công tác nổ thử, kiểm tra, điều chỉnh động cơ thải ra trong khu vực Xưởng lắp ráp thấp hơn tiêu chuẩn TCVN 5939 –2005.

c) Tro và khói bụi

            Trong nhiên liệu luôn luôn chứa một lượng tro với tỷ lệ AP% trọng lượng. Khi cháy, lượng tro theo sản phẩm cháy thoát ra và tạo thành dạng ô nhiễm bụi. Ngoài tro ra, những hạt nhiên liệu chưa cháy hết gọi là mồ hóng, đó cũng là sản phẩm của sự cháy không hoàn toàn. Trong nhiều trường hợp, khói trông thấy được chính là do có bụi mịn dưới dạng sol khí với cỡ hạt từ 0,3¸0,5mm. Đặc điểm của sol khí với cỡ hạt nêu trên là tán xạ ánh sáng rất nhanh, do đó dù một lượng sol khí không lớn về trọng lượng trong khói thải cũng gây cảm giác bụi mù mịt. Nếu khói thải chứa nhiều bụi nhưng kích thước hạt lớn hơn (100 mm chẳng hạn) thì khói thải vẫn có thể trong suốt do bụi không tán xạ ánh sáng và chuyển động với vận tốc lớn hơn nên không nhìn thấy.

Lượng tro bụi phát thải trong ngày tại khu vực Xưởng lắp ráp được tính:

                Mbụi = AP x W/t

Trong đó: AP% tỷ lệ trọng lượng bụi khi động cơ nổ,

W: lượng xăng tiêu thụ (lít)

                  t: thời gian phát thải

Với tỷ lệ tạo bụi là 2,75% tính lượng bụi phát thải trong ngày tại khu vực Xưởng:

        Mbụi = 0,0275 x  10/24 x 1000 = 1,146 mg loại bụi cỡ 100mm

Từ kết quả tính toán lý thuyết cùng thực tế đo kiểm và lấy mẫu phân tích cho thấy lượng tro bụi phát tán do công tác nổ thử, kiểm tra, điều chỉnh động cơ thải ra trong khu vực Xưởng lắp ráp là rất nhỏ trong một ngày làm việc.

Qua phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo “hệ số ô nhiễm không khí” căn cứ vào tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO), sổ tay về công nghệ môi trường, tập 1: “ Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất”, tải lượng các chất ô nhiễm do công tác nổ thử, kiểm tra, điều chỉnh động cơ thải ra trong khu vực Xưởng lắp ráp có ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng môi trường không khí chung của khu vực, thể hiện qua các khảo sát lấy mẫu phân tích hàm lượng các khí trong bảng 8.

2/ Tác động do tiếng ồn từ phân xưởng động cơ

Tiếng ồn trong quá trình sản xuất được sinh ra do hoạt động của các thiết bị, máy móc chuyên dùng phục vụ lắp ráp xe máy. Tiếng ồn nói chung có cường độ lớn ảnh hưởng đến cơ quan thính giác (gây thủng màng nhĩ, mất khả năng nghe) và hệ tuần hoàn, đặc biệt khi tiếng ồn có tần số cao. Tiếng ồn có tần số thấp có tác dụng đến hệ thần kinh, làm mất tập trung tư tưởng, dễ gây tai nạn lao động, gây nôn mửa và trạng thái say sóng, gây rối loạn sinh lý và bệnh lý. Làm việc lâu dài ở khu vực có cường độ tiếng ồn cao có thể mặc bệnh điếc nghề nghiệp và giảm năng suất lao động. Giới hạn cường độ tiếng ồn cho phép trong khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 90 dB, không khí xung quanh và khu dân cư theo TCVN 5949 – 1998 từ 40 ¸ 65 dB tuỳ theo giờ và tính chất của khu dân cư. Tác hại của tiếng ồn cường độ cao đối với sức khoẻ con người được nêu trong bảng 11

           Bảng 1: Tác hại của tiếng ồn cường độ cao đối với sức khoẻ con người

    mức ồn (dB) Tác động đến người nghe
0 Ngưỡng nghe thấy
100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim
110 Kích thích mạnh màng nhĩ
120 Ngưỡng chói tai
130¸135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu cơ quan xúc giác và cơ bắp
140 Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên
145 Giới hạn cực đại mà người có thể chịu được tiếng ồn
150 Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng tai
160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm
190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm

Tiếng ồn đo được trong môi trường lao động được đánh giá theo tiêu chuẩn TC3733/2002/ BYT-QĐ – Tiêu chuẩn Bộ Y tế về mức ồn khu sản xuất. Tiếng ồn chung tối đa hoặc tiếng ồn chung cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được vượt quá 85 dBA, mức cực đại không được vượt quá 115dBA. Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá:

4 giờ, mức áp âm cho phép  là 90 dBA

2 giờ, mức áp âm cho phép  là 95 dBA

1 giờ, mức áp âm cho phép là 100 dBA

30 phút, mức áp âm cho phép là 105 dBA

15 phút, mức áp âm cho phép là 110 dBA

và mức cực đại không được vượt quá 115 dBA. Thời gian làm việc còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 80 dBA.

Mức ồn trong quá trình sản xuất, chủ yếu là phát sinh từ:

  • Tiếng nổ thử động cơ
  • Các thiết bị trong dây chuyền lắp ráp (tiếng bằng chuyền chuyển động, súng bắn ốc dùng khí nén, va chạm các cụm thiết bị trong quá trình lắp ráp….)
  • Các hoạt động vận tải, chuyên chở, xuất nhập cụm thiết bị và sản phẩm lắp ráp của Xưởng liên tục, hàng ngày sẽ sinh ra mức ồn nhất định trong khu đất Xưởng, khu vực xung quanh và mức ồn chung trên trục đường giao thông (cao tốc Láng-Hoà Lạc) đi qua khu vực. ..

 Bảng 2: TCVN 5949-199 – Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn                                              tại khu vực công cộng và dân cư

Khu vực Thời gian
Từ 6 hđến 18 giờ Từ 18hđến 22 giờ Từ 22h đến 6 giờ
Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh (Bệnh viện, thư viện, nhà trẻ, trường học…) 50 45 40
Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính 60 55 45
Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất 70 70 50
Khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư 75 70 50

Mức áp âm trung bình đo trong phạm vi Xưởng là 72-86 dBA, mức áp âm cực đại đo được là 100 dBA. Mức áp âm sẽ tăng nếu thử nhiều động cơ, thiết bị và máy móc hoạt động cùng một thời điểm. Mức ồn này so với mức ồn đo phía ngoài hàng rào Xưởng là 69-74 (Vị trí K1) cho thấy hoạt động lắp ráp xe máy của Xưởng không ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh với bán kính 100 m và mức ồn chung đạt 65-70 dBA.

Như vậy, tác động do tiếng ồn trong quá trình sản xuất ở mức chấp nhận được và thấp hơn các qui định cho phép. Tiếng ồn do hoạt động sản xuất không ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh.

3/ Tác động do chất chải rắn

Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất bao gồm: chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất. Chất thải sinh hoạt là chất rắn thải ra trong sinh hoạt của người lao động, như: chất thải từ hoạt động văn phòng và phế thải khác, thường bao gồm: các loại bao bì như: túi plastic, giấy, vỏ lon, đồ hộp…Với tổng số người lao động của Xưởng khoảng 100 người, lượng thải này ước tính khoảng 10-15kg/ngày. Chất thải sinh hoạt sẽ được Công ty TNHH Duy Thịnh hợp đồng với Môi trường đô thị huyện vận chuyển đến nơi xử lý.tập trung. Công ty sẽ thu gom, phân loại và quản lý chặt chẽ nhằm hạn tác động xẩy ra trong phạm vi Xưởng sản xuất.

Chất thải sản xuất bao gồm bao túi PVC, giấy tráng nhôm, bao gói bằng giấy dùng để đóng gói sản phẩm và cụm nguyên liệu. Chất thải rắn còn có thể là các loại vật tư kém phẩm chất. Đặc tính của loại chất thải này là dễ thu gom, tái sử dụng ngay vào việc bao gói trong các hoạt động lắp ráp. Nói chung lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày tại Xưởng chỉ là loại chất thải thông thường, không ảnh hưởng đến môi trường.

4/ Tác động đến các yếu tố kinh tế, xã hội

Mặc dù còn nhiều điều kiện để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng (sức khoẻ, trình độ chuyên môn….) song Xưởng mở ra một hướng thuận lợi để người dân địa phương tìm kiếm công ăn việc làm, nâng cao đời sống kinh tế. Hoạt động của Xưởng cũng gián tiếp tạo việc làm cho mạng lưới các đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trên toàn quốc.

Ngoài những hiệu ích kinh tế, xã hội nói trên, Xưởng lắp ráp xe máy của Công ty TNHH Duy Thịnh còn có ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất công nghiệp tại địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng xe máy ở nước ta, giảm lượng nhập ngoại, tiết kiệm ngoại tệ và đặc biệt sẽ hạn chế tình trạng nhập lậu và tiêu thụ xe Trung Quốc các loại, trong đó có nhiều chủng loại không đảm bảo chất lượng, không được phép lưu hành.

Tóm lại, Công ty TNHH Duy Thịnh đầu tư xây dựng Xưởng lắp ráp xe máy tại Cụm công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây trong chuỗi các Xưởng sản xuất vệ tinh của Công ty có tác động tích cực về mặt kinh tế, xã hội, tạo ra hiệu quả kinh tế rõ rệt.

5/ Các rủi ro và sự cố môi trường

Các rủi ro và sự cố môi trường có thể xẩy ra trong quá trình hoạt động sản xuất là:

– Sự cố cháy: cháy có thể sinh ra do chập điện, cháy các loại bao bì, nhãn mác, vật tư, thiết bị, máy móc, nhà xưởng… Ngoài những thiệt hại về tài sản, vật chất, con người, hậu quả của các đám cháy sẽ rất nặng nề nếu lan sang các kho chứa, nơi để các loại cụm thiết bị, bán sản phẩm. Khói của đám cháy có thể mang theo nhiều loại hoạt chất, hơi, khí độc hại, làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, gây ảnh hưởng trên diện rộng bao gồm khu dân cư, các cơ sở sản xuất công nghiệp, người và phương tiện giao thông trên đường cao tốc Láng-Hoà Lạc. Khí độc còn là yếu tố gây cản trở khả năng cứu hoả, dập tắt đám cháy. Sự cố có thể gây thương vong, ngộ độc.

– Sự cố do thiên tai: Sự cố này có thể xẩy ra do mưa lớn, lũ lụt, bão, vỡ đê gây ngập lụt kho vật tư, sản phẩm, phá hủy nhà xưởng, kho tàng… Trên địa bàn tỉnh Hà Tây,  mùa mưa lũ thường diễn ra trong tháng 6 và 7 hàng năm với 7-10 cơn bão. Theo số liệu thống kê, năm 2007 có 5 cơn bão và 3 lần áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Hà Tây gây nên 5 trận lũ lớn. Lượng mưa ngày trong mùa mưa lũ rất lớn (từ 60mm đến 149mm) làm mực nước các sông lên cao vuợt báo động số 3. Khi bị ngập lụt, các kho để xe máy, kho tàng chung có thể bị phá hủy, làm rò rỉ hoá chất độc gây ô nhiễm môi trường nước, gây nhiễm độc đối với người, động thực vật…

[Nguồn: Báo cáo đề án bảo vệ môi trường Xưởng lắp ráp xe máy Công ty TNHH Duy Thịnh, Hà Nội, 2008]

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *