Các tác động môi trường từ hoạt động nhà máy gạch Tuynel

5/5 – (2 votes)

1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
Các tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Tuynel được xem xét và đánh giá xuyên suốt từ quá trình xây dựng hạ tầng cơ sở cho đến khi Dự án hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.
Các nguồn gây tác động tới môi trường của Dự án bao gồm hai nguồn chính:
• Nguồn tác động liên quan đến chất thải
• Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Nguồn tác động liên quan đến chất thải
Bảng 1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải
I. Giai đoạn xây dựng dự án
TT Nguồn gây ô nhiễm Chất gây ô nhiễm Tác động đến
1 Khí thải từ các phương tiện vận chuyển Bụi, CO, SO2, NOx, hơi xăng… Môi trường không khí
2 Nước thải sinh hoạt của công nhân pH, Chất rắn lơ lửng, DO, COD, BOD, tổng N, P, Môi trường đất, nước
3 Chất thải rắn từ xây dựng Chất thải của vật liệu thừa, đất đá, nguyên vật liệu rơi vãi, phế thải, vỏ bao bì, thùng gỗ Môi trường nước
4 Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân Các chất hưu cơ dễ phân hủy, các chất vô cơ. Môi trường đất, nước, không khí
II. Giai đoạn vận hành, dự án đi vào hoạt động
1 Chất thải từ các công đoạn sản xuất gạch mộc Bụi, chất thải rắn, khí thải Môi trường không khí
2 Chất thải từ kho chứa than Bụi Môi trường không khí
3 Chất thải từ lò nung và hầm sấy Khí thải, xỉ than, bụi, Môi trường không khí, đất
4 Chất thải từ máy phát điện, phương tiện vận chuyển khí thải, bụi Môi trường không khí
5 Chất thải sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân trong nhà máy Chất rắn lơ lửng, DO, COD, BOD, pH, tổng N, P. Môi trường nước, đất

2. CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN
2.1. Các tác động có lợi
– Quá trình xây dựng Nhà máy gạch Tuynel sẽ tạo ra công ăn việc làm gián tiếp hoặc trực tiếp cho người dân địa phương. Các lao động trực tiếp như: Công nhân xây dựng, bảo vệ, hậu cầu,…Các loại động gián tiếp như: Cung cấp các dịch vụ (điện thoại, fax, internet,…), hàng ăn uống, tạp hóa, xe ôm, nhà trọ…
– Quá trình thi công xây dựng nhà máy sẽ kích thích phát triển ngành dịch vụ -thương mại trong phạm vi xã Hùng sơn nói riêng và huyện Hiệp Hoà nói chung. Một bộ phận dân cư khu vực xung quanh sẽ chuyển sang làm nghề kinh doanh phục vụ (cơm bình dân, giải khát,…) công nhân xây dựng cho công trường, sẽ tăng thu nhập và cao hơn so với sản xuất nông nghiệp hoặc tiểu thương như hiện nay.
– Quá trình phát triển và hoàn thiện các công trình hạ tầng xã hội trong Nhà máy sẽ dẫn đến tình trạng tăng giá đất. Nhờ việc tăng giá đất, nhiều gia đình đã được “đổi đời” nhờ việc bán bớt đất ở để xây nhà, tậu xe, mua sắm đồ đạc và tiện nghi gia đình.
– Thi công xây dựng nhà máy sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm xây dựng, VLXD,… để phục vụ cho công tác xây dựng.
2.2. Tác động đến môi trường không khí
a/. Ô nhiễm bụi
*. Nguồn phát sinh:
Trong giai đoạn thi công san lấp – xây dựng các hạng mục công trình, sự đào ủi đất đá và việc vận chuyển nguyên vật liệu của các phương tiện giao thông (đất, đá, xi măng, cát, sỏi…) làm phát sinh một lượng bụi nhất định vào môi trường khu vực xung quanh. Tuy nhiên giai đoạn này được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn do đó các tác động của giai đoạn này chỉ mang tính cục bộ.
*. Đối tượng và quy mô chịu tác động:
Các đối tượng chịu tác động do ô nhiễm bụi trong giai đaọn xây dựng nhà xưởng chủ yếu là cán bộ quản lý và công nhân xây dựng nhà máy. Do người dân xung quanh khu vực ở xa khu xây dưng nên ít chịu tác động.
*. Đánh giá tác động đến môi trường và người xung quanh khu vực dự án:
– Thành phần ô nhiễm:
Bụi có thành phần chính là đất, cát và các loại nguyên vật liệu trên công trường. Loại bụi này có nguồn gốc khoáng vật, ít có tính độc hại nhưng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ, công nhân thi công, các hộ dân ở xung quanh công trường và trên dọc tuyến đường vận chuyển. Sự tồn tại của bụi trên khu vực làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan của khu vực….
Ngoài ra sự tham gia của mù phát sinh trong quá trình cháy của các loại nhiên liệu, loại bụi này có kích thước rất nhỏ và khó lắng trong không khí. Thành phần chính là bồ hóng, carbon và một số loại hợp chất hữu cơ.
Trong trường hợp thi công vào điều kiện thời tiết hanh khô có gió mạnh thì lượng bụi sẽ phát tán đi xa, gây ô nhiễm nhẹ trên diện rộng.
– Lượng phát thải:
Trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án theo ước tính của chủ dự án, tổng khối lượng đất đào móng các công trình là 52.000 m3. Lượng đất đào móng vừa đủ để san nền và bồi đắp nền mà không phải vận chuyển đi đổ thải. Ngoài ra chủ dự án cũng ước tính có khoảng 18.540m3 nguyên vật liệu cần vận chuyển. Tuy nhiên lượng này không nhiều và được rải ra trong suốt quá trình xây dựng do đó các tác động đến môi trường không lớn.
Để ước tính tải lượng bụi sinh ra trong quá trình thi công cơ sở hạ tầng, dựa vào hệ số thải lượng bụi sinh ra trong các công đoạn theo tài liệu của WHO như sau: Cứ 1 tấn đất, đá bốc xúc, san gạt, vận chuyển tạo ra 0,17 kg bụi.
Tổng lượng đất, đá san ủi tại chỗ là 52.000 m3. Với tỷ trọng của đất đá là 1,5 tấn/m3, ước tính tải lượng bụi sinh ra trong hoạt động thi công là:
52.000 m3 x 0,17kg/tấn x 1,5 tấn/m3 = 13.260 (kg)
Tuy nhiên lượng bụi này phát sinh cục bộ và không liên tục mà được rải ra trên toàn bộ công trường do đó mức độ ảnh hưởng do chúng gây ra là không đáng kể.
b/. Khí thải
*. Nguồn phát sinh:
Trong giai đoạn san nền thi công xây dựng các công trình của dự án xây dựng nhà máy gạch tuynel khí thải được phát sinh từ các phương tiện thi công chuyên chở nguyên vật liệu, các máy san ủi, đào đắp, máy trộn bê tông tươi do quá trình cháy của nhiên liệu xăng, dầu diezel.
*. Đối tượng và qui mô chịu tác động:
Cũng giống như ô nhiễm bụi, đối tượng chịu tác động chính là công nhân xây dựng trong nhà máy. Ngoài ra, một số hộ dân xung quanh ở cuối hướng gió cũng chịu ảnh hưởng và dân cư bên rìa đường có xe vận chuyển nguyên vật phục vụ xây dựng nhà máy cũng chịu ảnh hưởng với mức độ không đáng kể.
*. Đánh giá tác động do ô nhiễm khí thải:
– Thành phần ô nhiễm:
Thành phần chính của khí thải gồm: CO, SO2, NOx, hơi xăng…đều là các khí độc hại. Ở nồng độ cao và không gian hẹp có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Các máy san ủi sử dụng nhiên liệu là dầu diezel nhưng hoạt động không liên tục. Khu vực thực hiện dự án lại có địa hình thoáng nên khí thải có thể phát tán nhanh trong không khí và ít ảnh hưởng đến người dân và môi trường xung quanh.
– Mức độ phát tán khí thải trong thời gian xây dựng dự án:
Để xác định tải lượng của các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình thi công, giả sử quy các loại phương tiện này ra tương đương xe vận tải có tải trọng tiêu chuẩn. Để thực hiện việc san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng nhà xưởng của nhà máy phải sử dụng đến các loại xe tải để vận chuyển nguyên vật liệu. Với tổng diện tích xây dựng là 100.000m2 thì số lượng chuyến xe qua lại khu vực dự án ước tính là 6 xe/giờ, trọng tải xe trên 15 tấn chạy dầu diezel. Việc xác định ảnh hưởng được thực hiện đối với tuyến đường chạy qua khu vực dự án.
Bảng 2. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính
Loại xe Đơn vị CO SO2 NO2
Xe tải động cơ Diezel >3,5 tấn Kg/1000km 28 20S 55
Xe tải động cơ Diezel <3,5 tấn Kg/1000km 1 1,16S 0,7
Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993.
S: Hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu (hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu là 0,5%).
Với mật độ xe như trên, dựa trên phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo “hệ số ô nhiễm không khí” căn cứ vào tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO), sổ tay về công nghệ môi trường, tập 1: “ Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất”, tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông thải ra trong khu vực dự án là:
Nguồn thải E đối với khí CO, SO2, NOx:
ECO= 6×28 = 168 kg/1000 km.h=0,0466mg/m.s
ESO2= 6x20x0,5 = 60 kg/1000 km.h=0,016mg/m.s
ENO2= 6×55= 330 kg/1000 km.h=0,091mg/m.s
Để dự báo sự lan truyền ô nhiễm không khí, ta xét nguồn đường là nguồn thải liên tục (nguồn của dòng xe chạy liên tục trên đường) và ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường. Nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x, cách nguồn đường phía cuối gió ứng với các điều kiện trên được xác định theo công thức tính toán như sau:
Theo công thức mô hình cải biên của Sutton như sau:
C(x) = 0,8.E
Trong đó:
– E: lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường trong đơn vị thời gian (mg/m.s), E được tính toán ở phần nguồn gây tác động.
– z: hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của x theo phương gió thổi. z được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) có dạng sau đây: z = 0,53.×0,73
– x: khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi.
– u: Tốc độ gió trung bình (m/s), tại khu vực có tốc độ gió trung bình là 3,3 m/s.
– z: độ cao của điểm tính (m), tính ở độ cao 1,5 m.
– h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), coi mặt đường bằng mặt đất, h = 0 m.
Thay các giá trị vào công thức trên, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải (tim đường) được thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3. Nguồn khí thải tại các khoảng cách khác nhau
STT
Khoảng cách
x (m) z Nồng độ (mg/m3)
ECO ENO2 ESO2
1 1,716026 0,019292 0,037674 0,006624
2 5 2,846269 0,009121 0,017811 0,003132
3 10 3,826683 0,006376 0,012451 0,002189
4 15 4,720932 0,005034 0,009830 0,001728
TCVN 5937:2005 Trung bình 1h 30 0,2 0,35
Trung bình 24h – 0,04 0,125

Theo bảng trên cho thấy tại vị trí cách tim đường 5m hàm lượng khí NO2 vượt TCVN 5937-2005 (trung bình 1h). Như vậy, với mức độ tác động do ô nhiễm khí thải bởi xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình thi công công trình theo khoảng cách xa dần đối với nhân dân khu vực là không đáng kể, nó chỉ có ảnh hưởng nhỏ trong nội bộ khu vực xây dựng nhà máy và có khả năng phòng chống được.
c. Tiếng ồn
*. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn:
Trong giai đoạn thi công, tiếng ồn gây ra chủ yếu do các máy móc thi công, các phương tiện vận chuyển trên công trường và do sự va chạm của các máy móc thiết bị, các loại vật liệu bằng kim loại, búa đóng cọc…
*. Đối tượng và quy mô chịu tác động:
Trong giai đoạn này, đối tượng chịu tác động do tiếng ồn gây ra chủ yếu là những người trực tiếp tham gia xây dựng và vận hành máy móc thi công. Dân cư sinh sống ở rìa đường có xe vận chuyển vật liệu cũng chịu ảnh hưởng nhưng mức độ không đáng kể.
*. Đánh giá các tác động:
Khả năng tiếng ồn tại khu vực thi công của dự án lan truyền tới các khu vực xung quanh được xác định bởi công thức sau:
Li = Lp – ∆Ld – ∆Lc (dBA)
Trong đó:
Li: Mức ồn tại điểm tính toán, cách nguồn ồn khoảng cách d
Lp: Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách nguồn ồn 1,5 m)
∆Ld: Mức ồn giảm theo khoảng cách ứng với Li (m)
∆Ld = 20.lg (r2/r1)1+a (dBA)
r1: Khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng Lp (m)
r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m)
a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp phụ tiếng ồn của địa hình mặt đất (a=0)
∆Lc : Độ giảm mức ồn qua vật cản. Tại khu vực dự án ∆Lc = 0.
Từ công thức trên, tính toán mức độ gây ồn của các loại thiết bị thi công tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 20 và 200m được thể hiện ở bảng 3.4:
Bảng 4. Mức ồn gây ra do các thiết bị thi công (dBA)
TT Thiết bị
Cách nguồn phát sinh 1,5 m Cách nguồn
Tài liệu 1 Tài liệu 2 TB 20m 200m
1 Máy ủi 93,0 93,0 66,9 46,98
2 Máy khoan đá 87,0 87,0 60,9 40,98
3 Máy đầm nén (xe lu) 72,0-74,0 73,0 46,9 26,98
4 Máy xúc gầu trước 72,0-84,0 78,0 51,9 31,98
5 Gỗu ngược 72,0-93,0 82,5 56,5 36,48
6 Máy kéo 77,0-96,0 86,5 60,5 40,48
7 Máy gạt đất 80,0-93,0 86,5 60,5 40,48
8 Mỏy lu đường 87,0-88,5 87,7 61,7 41,68
9 Xe tải 82,0-94,0 88,0 61,9 41,98
10 Máy trộn bê tông 75,0 75,0-88,0 81,5 55,5 35,48
11 Bơm bê tông 80,0-83,0 81,5 55,5 35,48
12 Máy đập bê tông 85,0 85,0 58,9 38,98
13 Cần trục di động 76,0-87,0 81,5 55,5 35,48
14 Máy phát điện 72,0-82,5 77,2 51,2 31,18
15 Máy nén 80,0 75,0-87,0 81,0 54,9 34,98
16 Búa chèn và máy khoan đá 81,0-98,0 89,5 63,5 43,48
17 Máy đóng cọc 95,0-106 100,5 74,5 54,48
18 Mức ồn TB 102,5 76,5 44,34
19 TCVN 3985-1999 85
20 TCVN 5949-1999 75 (6-18h); 50 (22-6h)
Ghi chú: Tài liệu 1: Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự; Tài liệu 2: Mackernize, L.da, 1985
Bên cạnh việc phát sinh ra khí thải, các phương tiện giao thông cũng gây ra tiếng ồn, mức ồn cực đại của các loại xe cơ giới được tổng hợp ở bảng 3.5:
Bảng 5. Mức ồn gây ra do xe cơ giới (dBA)
Loại xe Mức ồn (dBA)
Xe du lịch 77
Xe mini bus 84
Xe vận tải 93
Xe mô tô 4 thì 94
Xe mô tô 2 thì 80
[Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993]
Đối chiếu với TCVN 3985-1999 (Âm học – Mức ồn cho phép tại các vị tri làm việc) cho thấy ở khoảng cách 20m mức ồn trung bình 76,5 dBA nhỏ hơn TCCP (85 dBA). Mức ồn ở khoảng cách 200m là 44,34 cũng nhỏ hơn giới hạn cho phép nhỏ nhất là 50 dBA theo TCVN 5949-1998 (Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép). Như vậy, về mặt lý thuyết thì quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy gạch tuynel Sào Gòn của chủ đầu tư Nhà máy Cổ phần Đầu tư xây dựng kinh doanh Bất động sản Tổng Sáu tại Bách Nhẫn, xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang không gây ra các tác động đáng kể về tiếng ồn đối với khu dân cư xung quanh vì có khoảng cách đến công trường xây dựng > 100m. Tuy nhiên, trên thực tế tính trị số trung bình chỉ nói lên phần nào tác động của tiếng ồn.

– Các tác hại của tiếng ồn có thể gây ra nếu không áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
Ô nhiễm do tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến những người công nhân trực tiếp tiến hành thi công xây dựng nhà máy nếu các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Các nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công, dân cư xung quanh khu vực dự án, người đi đường và động vật nuôi. Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối tượng chịu tác động như sau:
– Nặng: Công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (bán kính chịu ảnh hưởng < 100m)
– Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100-500m)
– Nhẹ: Người đi đường và vật nuôi.
Việt Nam chưa có tiêu chuẩn quy định cụ thể về mức độ tiếng ồn cho công tác thi công xây dựng. Tuy nhiên, theo TCVN 5949-1995 giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn trong khu vực dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất là 75 dBA. Như vậy, tiếng ồn sinh ra từ các thiết bị thi công sử dụng trên công trường đảm bảo giới hạn cho phép đối với khu dân cư ở khoảng cách 200m trở lên. Tiếng ồn chủ yếu tác động trực tiếp đến công nhân thi công tại công trường.
2.3. Tác động đến môi trường nước
Trong giai đoạn thi công san lấp – xây dựng các hạng mục công trình cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước của khu vực. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm:
*. Nguồn phát sinh:
(1). Nước thải thi công,
(2). Nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu vực dự án cuốn theo đất đá và dầu mỡ thải, rơi vãi của các phương tiện thi công trên công trường,
(3). Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường.
*. Đối tượng và quy mô chịu tác động:
Các đối tượng chịu tác động do nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là hệ sinh thái ruộng lúa và mương nước của nhân dân xã Hùng Sơn xung quanh khu vực dự án nếu nước thải không được xử lý. Từ đó chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến nước đất, nước ngầm khu vực và chất lượng lúa của nhân dân. Tuy nhiên, đây là những ảnh hưởng không lớn do chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu tốt.
*. Đánh giá tác động:
– Nước thải thi công:
Nước thải trong quá trình thi công xây dựng chủ yếu phát sinh từ rửa nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nước bơm lên từ các hố móng, nước dưỡng hộ bê tông…. Thành phần của loại nước thải này chủ yếu chứa các chất cặn bã, đất cát, vôi vữa, xi măng, dầu mỡ.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và Khu công nghiêp (CEETIA) nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công như sau:
Bảng 6. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công
TT Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải thi công TCVN 5945 – 2005 (B)
1 pH – 6,99 5,5-9
2 SS mg/l 663,0 100
3 COD mg/l 640,9 80
4 BOD5 mg/l 429,26 50
5 NH4+ mg/l 9,6 10
6 Tổng N mg/l 49,27 30
7 Tổng P mg/l 4,25 6
8 Fe mg/l 0,72 5
9 Zn mg/l 0,004 3
10 Pb mg/l 0,055 0,5
11 As ́g/l 0,305 0,1
12 Dầu mỡ mg/l 0,02 5
13 Coliform MPN/100ml 53.104 5.000
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và Khu công nghiêp (CEETIA)
Từ kết quả phân tích trong bảng trên cho thấy, một số chỉ tiêu chất lượng nước thải trong quá trình thi công kết cấu hạ tầng khu nhà máy nằm trong giới hạn cho phép theo qui định của TCVN 5945 – 2005 đối với nước thải công nghiệp thải vào nguồn loại B (kênh mương tưới tiêu). Riêng các chỉ tiêu như chất lơ lửng lớn hơn giới hạn cho phép 6,6 lần, hàm lượng COD có trong nước thải lớn hơn 8 lần, BOD5 lớn hơn 8,6 lần và chỉ tiêu coliform lớn hơn 108 lần. Nếu áp dụng tốt các biện pháp xử lý môi trường sẽ không gây tác động xấu đến môi trường xung quanh khu vực nhà máy.
– Nước mưa chảy tràn:
Tổng diện tích xây dựng dự án là 100.000m2, khi có mưa lớn với cường độ là 100 mm thì tổng lượng nước mưa đạt:
Qgđ xây dựng = 100 mm/tháng x 1 tháng x 100.000m2 = 10.000 m3
Nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm trên công trường như dầu mỡ, các chất lơ lửng, các chất hữu cơ,…gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và đất canh tác xung quanh khu vực dự án. Tuy nhiên nguồn nước này có lưu lượng và thành phần không ổn định, hơn nữa đây là khu vực đang san lấp nên nền đất còn xốp, khả năng thấm nước cao (đạt từ 70-80% lượng nước mưa). Việc thi công xây dựng diễn ra vào mùa khô và trong thời gian ngắn, ít mưa chỉ vừa đủ ngấm vào đất nên coi như không có nước mưa chảy tràn.
– Nước thải sinh hoạt:
Theo ước tính của chủ đầu tư, số lượng công nhân tham gia thi công trên công trường trung bình khoảng 30 người. Theo ước tính lượng nước được sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống của công nhân trên công trường trung bình 200 lít nước/người/ngày. Khối lượng nước thải được tính toán bằng 80% lượng nước sử dụng nên lượng nước thải sinh hoạt giai đoạn xây dựng là:
QNTSH(gđ xây dựng) = 30 x 200 lít x 80% = 4,8 m3/ng.đ
Căn cứ theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tải lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường hàng ngày trong giai đoạn xây dựng được tính ở bảng 3.7
Bảng 7. Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong NTSH giai đoạn xây dựng
Chất ô nhiễm Hệ số
phát thải
(g/người/ngày) Tổng thải lượng
(kg/ngày) Nồng độ chất ô nhiễm
(mg/l) TCVN 6772-2000, Mức III
BOD5 45-54 2,25-2,7 562,5-675,0 40
COD 75-102 3,75-5,1 937,5-1275,0 –
TSS 70-145 3,5-7,25 875,0-1812,5 60
Amoni 2,4-4,8 0,12-0,24 30,0-60,0 40 (NO3-)
Tổng N 6-12 0,3-0,6 75,0-150,0 –
Tổng P 0,8-4,0 0,04-0,2 10,0-50,0 –
Dầu mỡ 10-30 0,5-1,5 125,0-375,0 20
Coliform
(MPN/100ml) 106-109 – 106-109 5000
MPN/100ml
Fecal coliform
(MPN/100ml) 105-106 – 105-106 –
Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993.
Ghi chú: TCVN 6772-2000: Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (mức III)
Với số lượng công nhân tham gia thi công được chủ đầu tư ước tính là 30 người thì tổng lượng thải lớn nhất có thể là gần 5m3. Lượng nước thải này sẽ không gây ra những tác hại đến môi trường nước mặt, ngầm và cảnh quan khu vực như khi chủ đầu tư xây dựng nhà máy gạch Tuynel Sài Gòn tại Bách Nhẫn, xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang áp dụng các biện pháp tốt để xử lý nước thải mà không thải trực tiếp ra môi trường.
Các tác động do nước thải thi công có thể gây ra nếu không áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
– Tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng: Nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, làm nước biến màu và mất ôxy, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
– Giảm hàm lượng ôxy hoà tan (DO): Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước vì ôxy không thể thiếu được đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như sống dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho s#asinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất.
– Tăng nhu cầu ôxy hoá học và sinh học BOD, COD: Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có trong nước thải bằng phản ứng hoá học hoặc vi sinh vật. Giá trị BOD và COD cao, phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải lớn, điều này dẫn đến việc làm giảm lượng ôxy hoà tan trong nước, tác động một cách tiêu cực trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trong nước.
Tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp hiện đại nhằm khống chế không loại nước thải này, do đó vấn đề ô nhiễm sẽ được giảm thiểu trước khi thải ra môi trường xung quanh.
2.4. Đánh giá tác động do chất thải rắn
*. Nguồn phát sinh chất thải rắn:
Chất thải rắn trong giai đoạn này gồm:
+ Chất thải rắn trong xây dựng: Là các chất thải của vật liệu thừa, đất đá do đào bới, nguyên vật liệu rơi vãi, phế thải, vỏ bao bì, thùng gỗ.
+ Chất thải rắn trong sinh hoạt: Là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của công nhân trên công trường như rác thải nấu ăn, túi li lông,…
*. Đối tượng và quy mô chịu tác động:
Tuy lượng rác thải rắn trong giai đoạn này không lớn nhưng nếu không được thu gom sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất do khí phát sinh khi phân huỷ, nước sinh ra từ bãi rác… Tác động trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân lao động.
*. Đánh giá tác động:
– Chất thải rắn trong xây dựng:
Lượng này không nhiều nhưng là những chất khó phân huỷ. Tuy nhiên loại chất thải này có thể tận dụng, thu gom trong quá trình xây dựng nên không có tác động lớn đến môi trường xung quanh. Với khối lượng đất đào móng các hạng mục công trình của dự án khoảng 52.000 m3 sẽ được tận dụng lại để san nền, bồi đắp nền tại chân công trình.

– Chất thải rắn trong sinh hoạt:
Là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của công nhân trên công trường, với số lượng khoảng công nhân lao động tại công trường là khoảng 30 người, tính trung bình lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày thì lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này sẽ là:
QCTRSH = 30 x 0,5 = 15 kg/ngày.
Thành phần của loại rác sinh hoạt này tương đối đa dạng gồm thành phần chính là chất hữu cơ dễ phân huỷ, ngoài ra còn có các bao gói, ni lông, vỏ chai nhựa, đồ hộp,…Tuy không nhiều, nhưng loại rác này bị phân tán trên diện rộng của công trường, cộng với phân và nước tiểu không được thu gom sẽ phát sinh mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân và ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh khu vực. Tuy nhiên khi chủ đầu tư áp dụng các biện pháp xử lý, quản lý lượng chất thải rắn trên thì những tác động xấu do chúng gây ra sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
2.5. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường
– Đối với sức khỏe cộng đồng: Đây là vấn đề được quan tâm nhất vì tại đây tập trung một lực lượng lao động không nhỏ của dự án nên nếu không tổ chức đảm bảo cuộc sống cho họ sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh dịch có thể xảy ra và ảnh hưởng tới khu vực cộng đồng dân cư xung quanh.
– Đối với vấn đề lao động: Trong quá trình thi công, các yếu tố môi trường, cường độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người công nhân như mệt mỏi, choáng váng. Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe cao có thể gây sự cố cháy nổ, điện giật, tai nạn lao động, tai nạn giao thông trong khu vực, …
– Đối với sự cố môi trường: Các bãi chứa nguyên liệu, nhiên liệu (sơn, xăng, dầu DO, dầu FO..) là các nguồn có khả năng cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hệ thống điện tạm thời cung cấp điện cho các máy móc thiết bị thi công có thể bị sự cố gây thiệt hại về kinh tế hay gây tai nạn lao động cho công nhân.
2.6. Các tác động khác
Ngoài các tác động đến môi trường vật lý đã nêu trên đây còn có các tác động khac. Cụ thể là:
a/. Tác động đến tài nguyên sinh vật
+ Đối với sinh vật dưới nước:
Trong khu vực thực hiện dự án chỉ có mương nhỏ chảy qua, chủ yếu là đồng ruộng trồng lúa. Tuy nhiên con mương này nằm bên ngoài tường rào của dự án nên các tác động của dự án đến hệ sinh thái dưới nước của khu vực la không đáng kể.
+ Đối với sinh vật trên cạn:
Với đặc trưng hệ sinh thái cạn khu vực tương đối nghèo nàn, không có loài động vật hoang dã đặc hữu, thảm thực vật chủ yếu là ruộng lúa và cỏ dại. Động vật chỉ gồm một số loài động vật hoang phổ biến như chuột, ếch nhái. Vì vậy các tác động tiêu cực của quá trình triển khai thực hiện dự án tới tài nguyên sinh vật là không đáng kể.
b/. Tác động đến các công trình văn hoá, di tích lịch sử
Khu vực dự án nằm trong diện tích đã quy hoạch cho các công trình công nghiệp, nên trong phạm vi xây dựng dự án không có công trình văn hoá lịch sử nào phải di dời hay bị xâm phạm.
3. CÁC TÁC ĐỘNG KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất gạch nhà máy gạch tuynel từ thực tiễn hoạt động sản xuất của nhà máy, bản báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy sẽ tập trung phân tích, đánh giá, tính toán mức độ và phạm vi tác động đến các yếu tố môi trường do hoạt động sản xuất gây nên bao gồm:
+ Tác động đến chất lượng môi trường không khí,
+ Tác động đến môi trường nước khu vực ,
+ Tác động do chất thải rắn gây ra,
+ Tác động đến các yếu tố kinh tế, xã hội,
+ Rủi ro và sự cố môi trường có thể xẩy ra.
Do chủ đầu tư sẽ trang bị những máy móc, trang thiết bị sản xuất hiện đại, cộng nghệ sản xuất tiên tiến nên sẽ các tác động môi trường nói chung sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất vẫn không tránh khỏi các tác động sau đây:
3.1. Tác động đến chất lượng môi trường không khí
Các công đoạn sản xuất gạch được thực hiện trong cùng một khu vực và là dây chuyền sản xuất liên tục. Đất được lấy từ kho chuyển lên băng tải, trải qua các công đoạn nghiền, sàng lọc, nhào trộn, nhào đùn liên hợp… cho đến sản phẩm cuối cùng là gạch mộc và qua hầm sấy trở thành gạch thương phẩm.
Các nguồn và các chất gây tác động đến môi trường không khí trong quá trình hoạt động sản xuất gồm:
a/. Ô nhiễm do bụi:
*. Nguồn phát sinh:
Bụi phát sinh từ các công đoạn: cấp liệu thùng, công đoạn nghiền, máy ủi, công đoạn cán thô, công đoạn cán mịn, công đoạn cắt gạch, nghiền than, lò nung, hầm sấy, công đoạn rải than lên băng tải 1…
*. Đối tượng chịu tác động:
+ Các đối tượng chịu tác động chủ yếu là cán bộ công nhân viên trong Nhà máy và một số hộ dân sống gần nhà máy.
+ Quy mô bị tác động: Cán bộ công nhân viên của Nhà máy gạch Tuynel thường xuyên làm việc trong nhà máy cũng như các hộ dân xung quanh khu vực nhà máy.
*. Đánh giá tác động:
Có thể thấy hàm lượng bụi lớn nhất phát sinh trong nhà máy là bụi than từ kho chứa than và công tác rải than lên băng tải 1 trước khi nguyên liệu được đưa vào máy cán thô. Tuy nhiên, do than trộn vào nguyên liệu sản xuất gạch là loại than qua lửa được lấy từ nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Uông Bí nên hàm lượng bụi cũng giảm đi rất nhiều và không có các tác động lớn đến môi trường xung quanh. Ngoài ra công đoạn vận chuyển gạch lên goòng đưa vào hầm sấy, rồi vận chuyển gạch lên xe cũng gây ra ô nhiễm bụi nhưng lượng ô nhiễm không đáng kể.
– Bụi có thành phần chính là các loại nguyên liệu được sử dụng trong nhà máy gồm đất và than các loại. Trong trường hợp không có hệ thống thu gom và xử lý thì lượng bụi phát sinh như sau:
• Bụi nguyên liệu: Lượng phát thải tạm tính bằng tỷ lệ 0.17% (tương đương bụi phát sinh khi đào đắp một khối lượng đất đá tương tự).
Khối lượng đất nguyên liệu sử dụng 1.439m3/10 ngày (tính toán cho công suất thiết kế là 40 triệu viên/năm). Với tỷ trọng 1,5 tấn/m3 thì khối lượng đất sử dụng cho một ngày là 1,5×1.439/10 = 215,85 tấn; lượng bụi sinh ra hàng ngày là:
215,85 tấn x 0.17%= 0,37 tấn.
Từ năm thứ 2 trở đi công suất của nhà máy sẽ tăng lên 80 triệu viên/năm nên lượng ô nhiễm cũng tăng theo.
• Bụi than: với khối lượng than tiêu thụ khoảng 8.100 tấn/năm (tính toán cho công suất thiết kế là 40 triệu viên/năm), tính toán theo phần mềm SPC (sản phẩm cháy) của giáo sư Trần Ngọc Chấn, lượng bụi có thể phát sinh mỗi ngày là 24kg/ngày.
Bụi phát sinh trong ống khói của lò nung không phát tán ra ngoài mà được lắng đọng ở phần đáy của lò, hàm lượng không cao và sẽ được công nhân nhà máy lạo vét định kỳ hàng năm.
b/. Ô nhiễm do khí thải nhà máy gạch
*. Khí thải sản xuất:
– Nguồn phát sinh:
Phát sinh từ các quá trình đốt nhiên liệu khí than hoá, các loại khí thải phát sinh từ khu vực lò nung và hầm sấy, một phần từ kho lưu trữ than của nhà máy.
– Đối tượng chịu tác động:
Chủ yếu là những người cán bộ, công nhân trực tiếp làm việc trong khu vực nhà máy. Một số hệ sinh thái vườn, ruộng và hộ dân xung quanh khu vực xuôi hướng gió của nhà máy.
– Đánh giá tác động:
Thành phần của khí thải trong giai đoạn này chủ yếu là CO2, SO2, NOx, HC, và hơi nước do đã chuyển hoá phần lớn trong quá trình chế biến khí than và quá trình đốt trong lò nung và hầm sấy.
Các loại khí thải SO2, NO2, CO, HC, khói và nhiệt… phát sinh từ khu vực lò nung gạch, hầm sấy, và một phần phát sinh trong khu vực kho than.
Tuy nhiên, lò nung và hầm sấy đều được chủ đầu tư thiết kế hiện đại tiên tiến theo kiểu lò nung cải tiến kéo dài cho phép độ chênh lệch nhiệt độ trên mặt cắt ngang của lò ở mức độ thấp nhất, sản phẩm ra lò đạt chất lượng đồng đều tại mọi vị trí trên xe goòng đặc biệt là sản phẩm thành móng chất lượng cao. Hầm sấy Tuynel được chủ đầu tư thiết kế trên cơ sở tận dụng tối đa khí nóng từ vùng làm nguội và khí thải của lò nung thông qua quạt có công suất 3.500 – 4.500m3/h. Do đó, các loại khí thải, khói, bụi cũng như nhiệt đều được hạn chế rất nhiều nên những tác động do chúng gây ra có thể khắc phục được.
Hơn nữa, các loại khí thải trong hầm sấy và lò nung còn tồn tại cũng được đưa ra ngoài qua ống khói cao khoảng 35m. Các loại khí thải này được phát tán đi xa theo chiều gió và được pha loãng với không khí nên nồng độ giảm đi rất nhiều từ chân ống khói. Nhóm nghiên cứu nhận thấy các loại cây xanh của dân cư khu vực xung quanh nhà máy phát triển tốt sẽ rất có lợi cho việc làm giảm bụi và các loại khí thải. Do đó những ảnh hưởng đến môi trường không khí do nhà máy gây ra sẽ được hạn chế đáng kể.
Tuy nhiên vào những ngày trời nhiều mây, độ ẩm không khí cao có thể khói không phát tán được đi xa, các khí thải như SO2 có thể kết hợp với hơi nước trong không khí tạo thành mưa axit sẽ rất nguy hiểm cho chính thiết bị máy móc phục vụ sản xuất trong nhà máy và môi trường xung quanh. Hiểu rõ điều này, nhà máy sẽ có biện pháp giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại bằng cách sử dụng loại than tốt nên tình trạng trên sẽ được khắc phục. Nhà máy sẽ có các biện pháp xử lý triệt để nhằm hạn chế hoàn toàn tác động của bụi và khí thải.
Than dùng cho sản xuất: hầu hết nhà máy sử dụng than bột chất lượng cao với hàm lượng lưu huỳnh <0,5% có nguồn gốc từ mỏ than Quảng Ninh. Theo ước tính của nhà máy lượng than được trộn với đất bằng máy rải than tại băng tải 1 để sản xuất gạch với lượng pha than khoảng 80 -100kg/1000 viên gạch mộc tiêu chuẩn. Lượng than trộn với nguyên liệu trong gạch là than qua lửa có mục đích tiết kiệm than đốt trong lò và để gạch chín đều và bền đẹp, hạn chế phát sinh xỉ thải. Than qua lửa được lấy từ nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Uông Bí… bằng phương tiện vận tải đường bộ hoặc đường thuỷ. Vì vậy, sự ô nhiễm không khí bởi khí thải tại nhà máy gạch Tuynel Sài Gòn sẽ được giảm rất nhiều.
Tuy nhà máy có công nghệ tiên tiên đã giảm đáng kể lượng ô nhiễm do khí thải và bụi nhưng vẫn chưa hoàn toàn không còn ô nhiễm. Ta có thể tính toán nồng độ các chất khí thải từ ống khói của nhà máy dựa trên mô hình tính toán và dự báo trên máy tính.
Rất nhiều chương trình tính toán trên máy tính nhằm xác định nồng độ chất ô nhiễm trung bình theo thời gian ở các điểm cuối hướng gió so với nguồn thải.
Đối với Chi nhánh Nhà máy cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh – Nhà máy gốm xây dựng Sài Gòn tại xã Ngọc Hòa, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, các nguồn ô nhiễm được coi là nguồn điểm.
*. Khí thải giao thông:
– Nguồn phát sinh:
Từ các phương tiên giao thông vận chuyển gạch ra vào nhà máy.
– Đối tượng chịu tác động:
Những người trực tiếp tham gia điều khiển các phương tiện giao thông, công nhân nhà máy và một số hộ dân sống rìa đường có xe vận chuyển gạch của nhà máy đi qua.
– Đánh giá tác động:
Khí thải giao thông là loại khí thải phát sinh do sự hoạt động của các phương tiện giao thông gây ra qua ống khói động cơ. Đây cung là một nguồn khí thải cần quan tâm và xử lý. Có thể sử dụng phương pháp sau để đáng giá mức độ phát thải khí từ phương tiện giao thông:
Sử dụng các hệ số phát thải thực nghiệm trên cơ sở thống kê Bastell. Để sử dụng cách đánh giá này cần quy các loại phương tiện này ra tương đương xe vận tải có tải trọng tiêu chuẩn.
Với công suất của nhà máy là 40 triệu viên gạch/năm vào năm đầu hoạt động tương đương 10.639 viên/giờ và 80 triệu viên/năm vào các năm tiếp theo. Với tải trọng xe là 20 tấn, mỗi chuyến xe chở khoảng 1.100 viên thì sẽ cần khoảng 26.400 chuyến xe và thời gian làm việc là 300 ngày/năm. Ước tính cứ 1 giờ có khoảng 10 chuyến xe tải động cơ Diezel có tải trọng 20 tấn ra vào khu vực nhà máy, lượng xe ra vào tập trung chủ yếu vào ban ngày. Như vậy mỗi ngày sẽ có khoảng 80 chuyến xe (tính toán cho công suất thiết kế 40 triệu viên/năm).
Bảng 3.8. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính
Loại xe Đơn vị CO (mg) SO2
(mg) NOx
(mg)
Xe tải động cơ Diezel >3 Kg/1000km 28 20S 55
Xe tải động cơ Diezel <3 Kg/1000km 1 1,16S 0,7
S: Hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu (hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu là 0,5%).
Với mật độ xe như trên, dựa trên phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo hệ số ô nhiễm không khí theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO), sổ tay về công nghệ môi trường, tập 1. Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông thải ra trong khu vực dự án là:
Nguồn thải E đối với khí CO, SO2, NOx trong khu vực dự án và trên các tuyến đường như sau:ECO = 10 xe/h x 28 =280 kg/1000km.h=0,28mg/m.s.
ESO2 = 10 xe/h x 20 x 0,5% = 1kg/1000km.h=0,001mg/m.s
ENOx = 10 xe/h x 55 = 550 kg/1000km.h=0,55mg/m.s
Từ các năm thứ 2 trở đi, nhà máy sẽ tăng công suất lên gấp đôi, do đó lượng ô nhiễm cũng sẽ tăng theo.
*. Ảnh hưởng của các loại khí gây ô nhiễm:
Khí oxit cacbon:
Oxit cacbon có công thức hoá học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, không vị, tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu có chứa cacbon như xăng, dầu các loại, than…, có ái lực mạnh với hemoglobin và chiếm chỗ oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể con người. Tiếp xúc với khí CO có thể gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất và rối loạn nhịp tim. ở nồng độ CO cao (khoảng 250mg/m3) có thể gây tử vong. Người lao động nếu làm việc liên tục ở khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính, người thường xanh xao, gầy yếu. Giới hạn cho phép CO trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 20 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư TCVN 5937-2005 là 30 mg/m3.
Khí lưu huỳnh dioxit:
Khí lưu huỳnh dioxit hay SO2 là một chất khí kkhông màu, có vị cay, mùi khó chịu, gây kích thích mạnh, co giật cơ trơn, tăng tiết dịch, viêm và các chứng bệnh khác của đường hô hấp. Khi cháy, thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với oxy và tạo thành lưu huỳnh oxit, trong đó 99% là SO2 và 0,5-2% SO3. Ngoài ra nó còn gây rối loạn chuyển hoá prôtein và đường, gây thiếu vitamin B và C, ức chế enzym cholinesteraza. Tiếp xúc lâu dài với khí SO2 ở nồng độ cao có thể bị bệnh ở hệ tạo huyết vì khi đó hemoglobin tạo ra sẽ tăng cường quá trình oxy hoá Fe2+ thành Fe3+. Giới hạn cho phép khí SO2 trong không khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 5 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư theo TCVN 5937 -2005 là 0,35 mg/m3.
Khí nitơ dioxit:
Khí NO2 được xem là hợp chất chủ yếu trong chuỗi phản ứng cực tím với hydrocacbon trong khí thải của máy móc tiêu thụ nhiên liệu dẫn đến hình thành muội khói có tính oxy hoá mạnh. Khí NO2 được biết đến như một chất gây kích thích viêm tấy và có tác động đến hệ thống hô hấp. Hiện nay khí NO2 ở nồng độ thường gặp trong thực tế có thể được xem là chất độc hại tiềm tàng gây bệnh viêm xơ phổi mãn tính, tuy nhiên chưa có số liệu định lượng về vấn đề này. Giới hạn cho phép khí NO2 trong không khí khu vực sản xuất TC 3733/2002/BYT-QĐ là 5 mg/m3, vùng không khí xung quanh và khu dân cư TCVN 5937-2005 là 0,2 mg/m3.
 Đối với sức khoẻ:
SO2, NOx là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. SO2, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 – 3 micromét sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SO2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amôniắc ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
• Đối với thực vật:
Các khí SO2, NOx khi bị ô xy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axít gây tác hại xấu tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SO2 trong không khí khoảng 1 – 2 ppm có thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loại thực vật nhậy cảm giới hạn gây độc kinh niên khoảng 0,15 – 0,30 ppm. Nhạy cảm nhất đối với SO2 là thực vật bậc thấp.
 Đối với vật liệu:
Sự có mặt của CO, CO2, SO2, NOxtrong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông và các công trình xây dựng, nhà cửa.
 Đối với khí hậu:
Các khí thải axít SO2, NOx có thể tạo nên các cơn mưa axít gây hại cho khu vực lân cận hay các vùng xa, ngoài ra khí NOx góp phần gây ảnh hưởng xấu tầng Ozôn… gây ảnh hưởng xấu tới khí hậu, hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người.
Bảng 3.9. Thống kê các tác hại bệnh lý chung của một số hợp chất khí độc hại đối với sức khoẻ con người
TT Chất khí ô nhiễm Tác dụng bệnh lý đối với người
1 Andehyt Gây buồn phiền, cáu gắt, làm ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp.
2 Amoniac (NH¬3) Gây viêm tấy đường hô hấp
3 Asen hyđrua (AsH3¬) Làm giảm hồng cầu trong máu, tác hại thận, gây mắc bệnh vàng da.
4 Cacbon ôxít (CO) Làm giảm bớt khả năng lưu chuyển của ôxi trong máu, gây bệnh tim mạch và có thể gây tử vong.
5 Clo (Cl) Gây nguy hại toàn bộ đối với đường hô hấp và mắt.
6 Hydro xyanit Gây tác hại đối với tế bào thần kinh, đau đầu và làm khô họng, mờ mắt.
7 Hydro florua (HF) Gây mệt mỏi toàn thân, viêm da, gây bệnh về thận và xương.
8 Hydro sulfua (H2S) Giống mùi trứng thối, gây buồn nôn, tử vong do bệnh hô hấp
9 Nitơ oxít (NO) Gây bệnh phổi và bộ máy hô hấp, tử vong do bệnh hô hấp
10 Cacbon xyclorua Gây ho, buồn phiền, nguy hiểm đối với người bệnh phổi.
11 Sulfurơ Gây tức ngực, đau đầu, nôn mửa, tử vong do bệnh hô hấp.
12 Tro, muội, khói Gây bệnh khí thũng, đau mắt và có thể gây bệnh ung thư.
13 Bụi Gây viêm đường hô hấp, mắt…

c/. Ô nhiễm do tiếng ồn và chấn động:
– Nguồn phát sinh:
Chủ yếu từ các máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất: máy nghiền, máy trộn, máy cắt, … từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên nhiên liệu và sản phẩm ra vào nhà máy. Cường độ tiếng ồn từ các máy móc lên tới 100 dB, từ các phương tiện giao thông lên tới 90 dB.
– Đối tượng chịu tác động:
Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, và người dân xung quanh khu vực nhà máy.
– Đánh giá tác động:
Tại xưởng sản xuất gạch, nguồn ồn từ các phương tiện giao thông vận chuyển là không liên tục, nguồn ồn chủ yếu là phát sinh từ các máy móc thiết bị trong quá trình vận hành (chủ yếu là nguồn điểm).
Mức ồn ở khoảng cách r2 sẽ giảm hơn mức ồn ở điểm có khoảng cách r1 là (đối với nguồn điểm):
L = 20.lg (r2/r1)1+a
Trong đó:
L: Độ giảm tiếng ồn (dBA).
r1: Khoảng cách cách nguồn ồn (r1 thường bằng 1 m đối với tiếng ồn từ máy móc, thiết bị công nghiệp (nguồn điểm)
r2: Khoảng cách cách r1
a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trồng cỏ a = 0,1 đối với mặt đất trống trải không có cây a = 0, đối với mặt đường nhựa và bê tông a = – 0,1.
Với tiếng ồn phát ra từ nguồn điểm là các máy móc vận hành với mức ồn tối đa là 100 dBA (hệ số a là 0) thì:
Với khoảng cách là 100 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:
L = 20.lg (r2/r1)1+a = 20.lg(100/1)1 = 40 dBA
Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 100 – 40 = 60 dBA
Với khoảng cách là 500 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:
L = 20.lg (r2/r1)1+a = 20.lg(500/1)1 = 53,98 dBA
Khi đó cường độ õm thanh cũn lại là: 100 – 53,98 = 46,02 dBA
Với địa điểm khu sản xuất nhà máy khá lớn, cách xa khu dân cư, cường độ ồn giảm nhanh theo khoảng cách nên tiếng ồn chủ yếu ảnh hưởng đến cán bộ công nhân làm việc tại nhà máy. Tiêu chuẩn TCVN 5949 – 1998 quy định mức ồn cho phép đối với môi trường khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư là 75 dB từ 6 – 18 h, 70 dB từ 18 – 22 h, 50 dB từ 22 – 6 h. Khu dân cư gần nhất cách xưởng sản xuất là 200 m, tại đây mức ồn nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép, vì vậy hoạt động sản xuất của nhà máy không gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể tới dân cư lân cận mà ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại xưởng. vì vậy nhà máy sẽ có biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn tới công nhân trong xưởng.
d/. Nguồn gây ô nhiễm nhiệt
– Nguồn phát sinh:
Sự truyền nhiệt do quá trình hoạt động từ các máy móc có công suất lớn.
Sự truyền nhiệt từ lò nung với lượng nhiệt là rất lớn tại các khâu nung, sấy, trong dây chuyền công nghệ như đã được thể hiện trên sơ đồ công nghệ.
– Đối tượng chịu tác động:
Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất gạch và cán bộ trong khu vực nhà máy.
– Đánh giá tác động:
Lượng nhiệt toả vào không gian nhà xưởng làm nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng cao có thể chênh với nhiệt độ môi trường bên ngoài từ 3 – 500C, làm ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của cơ thể con người tác động xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động.
Tuy nhiên, lò nung và hầm sấy là một hệ thống kín. Nhiệt từ lò nung sẽ được dẫn sang hầm sấy bằng đường ống dẫn kín và hệ thống quạt hút nhiệt từ lò nung sang hầm sấy. Lượng nhiệt từ lò nung được sử dụng hoàn toàn để sấy chín gạch trong hầm sấy. Do đó lượng nhiệt phát sinh ra môi trườn xung quanh là không đáng kể.
e/. Tác động do khí thải từ máy phát điện dự phòng
Máy phát điện với công suất 200KVA được nhà máy sử dụng chạy hệ thống quạt khu vực lò nung, hầm sấy và dùng cho khu vực văn phòng khi mất điện tạm thời. Nhiên liệu sử dụng là dầu diezen (dầu DO).
Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, tính tải lượng ô nhiễm sinh ra trong khí thải máy phát điện khi hoạt động và nồng độ ô nhiễm tương ứng theo các thông số đầu vào sau:
– Công suất máy phát : 200 KVA
– Lượng dầu tiêu thụ : 15,6 kg dầu/h
– Hàm lượng cacbon, hydro và lưu huỳnh trong dầu: 86,6%, 12,5%, 1,2%
– Lượng khí thải khi đốt 1 kg dầu ở điều kiện tiêu chuẩn và hệ số khí dư là 1,2:
– Lưu lượng khí thải : 474 Nm3/h
Tuy nhiên, việc mất điện rất ít xẩy ra, máy phát điện ít khi hoạt động nên ô nhiễm do máy phát điện gây ra không lớn và không thường xuyên.
3.2. Ô nhiễm môi trường nước
a/. Nước thải sản xuất và sinh hoạt
*. Nguồn phát sinh:
Nước thải phát sinh trong sản xuất từ quá trình rửa dụng cụ, máy móc, nước dùng cho việc xử lý khói, bụi của lò hơi. Nước thải sinh hoạt sinh ra từ nhà vệ sinh của các bộ công nhân và nước thải từ quá trình nấu ăn trong nhà máy.
*. Đối tượng chịu tác động:
Cũng như giai đoạn thi công, trong giai đoạn này nước thải cũng ảnh hưởng đến khu hệ sinh thái ruộng lúa của nhân dân xã Hùng Sơn, mương nước. Tuy nhiên, nhà máy sẽ có các biện pháp xử lý nguồn nước thải này đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
*. Đánh giá tác động:
Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất sẽ được lấy từ nguồn nước giếng khoan đã qua xử lý, chứa vào bể nước ngầm toàn nhà máy.
* Nhu cầu sử dụng nước (tính toán cho công suất thiết kế 40 triệu viên/năm):
+ Nhu cầu nước sản xuất: Tổng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất ước tính 48m3/ ngày và được sử dụng cụ thể như sau:
– Lượng nước sử dung cho khâu ngâm ủ đất và công đoạn chế biến tạo hình ước tính 35m3/ ngày.
– Nước dùng cho việc xử lý khói, bụi của lò ước tính 10m3/ ngày.
– Nước dùng cho rửa thiết bị ước tính 3m3/ ngày.
+ Nhu cầu nước sinh hoạt: ước tính 30m3/ ngày.
Tổng lượng nước cấp cho các bộ phận trên là: 78 m3/ngày. Trong đó nước dùng để ngâm ủ đất và công đoạn chế biến tạo hình hầu như không phát sinh nước thải. Còn lại các công đoạn phát sinh nước thải gồm nước dùng cho việc xử lý bụi, khói của lò khoảng 10m3/ ngày; nước dùng cho rửa thiết bị khoảng 3m3/ ngày và nước thải sinh hoạt khoảng 30m3/ ngày.
Lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước cấp, do đó tổng nước thải của nhà máy là:

+ Nước thải sản xuất: 33 m3/ngày.đêm
+ Nước thải sinh hoạt: 30×80% = 24 m3/ngày.đêm
Căn cứ theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tải lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường hàng ngày trong giai đoạn hoạt động được tính toán ở bảng dưới đây.
Bảng 10. Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm Hệ số
phát thải
(g/người/ngày) Tổng thải lượng
(kg/ngày) Nồng độ chất ô nhiễm
(mg/l) TCVN 6772-2000, Mức III
BOD5 45-54 4,5-5,4 562,5-675,0 40
COD 75-102 7,5-10,2 937,5-1275,0 –
TSS 70-145 7-14,5 875,0-1812,5 60
Amoni 2,4-4,8 0,24-0,48 30,0-60,0 40 (NO3-)
Tổng N 6-12 0,6-1,2 75,0-150,0 –
Tổng P 0,8-4,0 0,08-0,4 10,0-50,0 –
Dầu mỡ 10-30 1-3 125,0-375,0 20
Coliform
(MPN/100ml) 106-109 – 106-109 5000
MPN/100ml
Fecal coliform
(MPN/100ml) 105-106 – 105-106 –
Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993.
Ghi chú: TCVN 6772-2000: Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (mức III)
* Thành phần ô nhiễm:
– Nước thải sản xuất: Phát sinh chủ yếu nước lọc bụi, nước rửa thiết bị. Nước thải này có lẫn rất nhiều các khoáng chất tự nhiên dưới dạng chất rắn lơ lửng …. Hàm lượng chất rắn trong nước thải dạng này dao động từ khoảng 800-1500mg/l.
– Nước thải sinh hoạt: Có hàm lượng vi sinh vật rất cao và đặc tính gây nhiễm lớn. Chủ yếu là các Escherichia colibacteria không có hại và có nguồn gốc từ ruột người và động vật. Khoảng 1011 đến 1013 colibacteria/người/ngày được đưa vào trong nước thải. Tổng số vi khuẩn, kể cả các nhóm tương đối không có hại khoảng 1000 loại. Đặc tính nước thải sinh hoạt như sau:
* Ảnh hưởng và tác động do ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt:
Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng: Sự hiện diện của các chất rắn lơ lửng trong môi trường nước làm giảm độ trong của nước, làm giảm khả năng truyền quang của nước và ảnh hưởng tới các loại thực vật sống ở lớp đáy cũng như quá trình di chuyển của động vật nước. Các chất rắn này cũng là giá thể tốt để các loài vi sinh vật phát triển. Ngoài ra, hiện tượng lắng đọng của chất rắn trên mương dẫn theo thời gian sẽ gây nên hiện tượng bồi lắng, trầm tích khiến khả năng vận chuyển nước của mương giảm sút.
Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng (nitơ và phốt pho): ảnh hưởng lớn nhất của nitơ và phốt pho là khả năng gây hiện tượng phú dưỡng ở các hồ, ao gây ảnh hưởng tới hệ thủy sinh vật. Hiện tượng phú dưỡng có thể khiến hồ bị chết và gây nên hiện tượng lấp hồ. Theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định, với nước thải loại B, nồng độ nitơ và phốt pho trong nước thải phải nhỏ hơn 30 mg/l và 6 mg/l.
Ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh: Trong nước thải sinh hoạt luôn tiềm ẩn các vi khuẩn gây bệnh như tả, lị, thương hàn, v.v…Tùy vào điều kiện môi trường mà các vi khuẩn này có thể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn. Ví dụ, vi khuẩn thương hàn có thể sống trong nước giếng 4 ngày và 25 ngày trong nước sông hồ. Khi nhiễm vào nguồn nước, chúng sẽ có khả năng phát tán và gây bệnh dịch trên diện rộng.
Coliform và E.coli: Có nhiều trong phân người và phân động vật là loại nội độc tố gây bệnh thông qua sự sản sinh các nội độc tố kém chịu nhiệt, nội độc tố chịu nhiệt, sự xâm thực tế bào và tạo khuẩn lạc dày đặc trên niêm mạc ruột.
b/. Nước chảy tràn trên bề mặt
Thưc tế, nước mưa có độ sạch cao, tuy nhiên, khi rơi xuống bề mặt nhà máy dòng nước này bị ô nhiễm bởi nó cuốn theo bụi đất và một số ít dầu mỡ vương vãi trên bề mặt. Nhà máy gạch Sài Gòn tại Bách Nhẫn, xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang sẽ phải có phương án quy hoạch thu gom hợp lý nếu không sẽ gây các tác động xấu như:
– Lắng trên đường thoát nước, gây tắc dòng chảy, bồi lắng.
– Dầu mỡ có trong nước thải ngăn cản quá trình khuếch tán oxy vào nước, làm cản trở lượng ánh sáng truyền qua môi trường nước, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nước.
Thực tế, khu vực dây chuyền sản xuất và sân phơi gạch nhà máy sẽ được che mái bằng tấm nhựa trong, tấm tôn xen kẽ nhau nên khi mưa khu vực sản xuất không bị ảnh hưởng. Hơn nữa khu vực sân của nhà máy là nền đất, khu vực xung quanh là ruộng nên hầu như không bị ảnh hưởng do nước chảy tràn.
3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn
*. Nguồn phát sinh:
Tại nhà máy gạch chất thải rắn sinh ra do 2 nguồn chính:
+ Chất thải rắn từ quá trình sản xuất gạch: chủ yếu là gạch vỡ, hỏng và xỉ than.
+ Rác thải sinh hoạt.
*. Đối tượng chịu tác động:
– Lượng rác thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất do khí phát sinh khi phân huỷ, nước sinh ra từ bãi rác… Tác động trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân lao động.
– Xỉ than và lượng sản phẩm hỏng vỡ chiếm 1-2%. Loại chất thải này hoàn toàn trơ về mặt hoá học. Tuy nhiên cũng có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất tại khu vực làm chai cứng đất, khó duy trì sự sống cho các loại động thực vật, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực
*. Đánh giá tác động:
Thành phần chất thải rắn:
– Chất thải rắn sinh hoạt: có thành phần chủ yếu là các phế thải nhà bếp bao gồm giấy, lá, vải, túi nilon và các loại rác thải hữu cơ… và chất thải từ hoạt động văn phòng như bao bì, vỏ lon, đồ hộp… Thành phần rác như sau:
Bảng 11. Thành phần và tỷ lệ các chất trong rác thải sinh hoạt
TT Thành phần Tỷ lệ
1 Rác hữu cơ 70%
2 Nhựa và chất dẻo 3%
3 Các chất khác 10%
4 Rác vô cơ 17%
5 Độ ẩm 65-69%
6 Tỷ trọng 0.178 – 0,45 tấn/m3
(GS TS Lâm Minh Triết – Kỹ thuật môi trường – NXB ĐH QG tp Hồ Chí Minh năm 2006)
– Chất thải rắn sản xuất: Nguồn chất thải rắn trong sản xuất gạch gồm xỉ than, gạch vỡ với lượng không lớn. Lượng gạch vỡ vụn từng khâu còn là sản phẩm mộc sẽ được nhà máy thu hồi và đưa vào tái sản xuất; lượng gạch vỡ khi đã là thành phẩm sau lò nung do rơi vỡ chiếm khoảng 1% sản phẩm; lượng xỉ than chiếm khoảng 20% lượng than đốt.
Chất thải rắn sản xuất là những thành phần trơ, ít có tác động môi trường về mặt hoá học, hơn nữa hoàn toàn có thể tái sử dụng cho các mục đích khác. Song nếu không có các biện pháp xử lý các chất thải này sẽ ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường khu vực.
Tải lượng chất thải rắn:
– Chất thải rắn sinh hoạt: Với số cán bộ công nhân viên trong Nhà máy khoảng 188 người, ước tính mỗi người sẽ thải 0,5 kg rác thải thì lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày khoảng:
188 x0,5 kg =94 kg/ngày.
– Chất thải rắn sản xuất: Chủ yếu là xỉ than thải ra từ quá trình nung gạch và các sản phẩm không đủ chất lượng. Theo tài liệu của GS,TSKH Phạm Ngọc Đăng (Xuất bản năm 2003) với lượng than bùn sử dụng đốt trong lò nung khoảng 3.200 tấn than cám Quảng Ninh/năm có hàm lượng tro là 20%, một năm sẽ phát sinh khoảng 464 tấn xỉ than.
Ngoài ra còn có các sản phẩm hư hỏng bị loại bỏ (khoảng 1-2% sản lượng), nguyên vật liệu rơi vãi trong dây chuyền sản xuất và bao gói các loại. Lượng chất thải này được thu gom lưu giữ trong khuôn viên nhà máy sau đó bán lại cho cơ sở có nhu cầu sản xuất gạch hoặc dùng cho san lấp nền.
3.4. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội
Được đặt trong khu công nghiệp đã được quy hoạch của huyện, dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch tuynel với công suất 40 triệu viên/năm vào năm đầu sản xuất và 80 triệu viên/năm vào các năm tiếp theo, các ảnh hưởng tiêu cực đối với điều kiện xã hội huyện Hiệp Hoà nói chung và xã Hùng Sơn nói riêng là không đáng kể.
Ngược lại các tác động của dự án mang tính tích cực nhiều hơn.
– Cung cấp sản phẩm gạch có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khu vực và các vùng phụ cận.
– Góp một phần đáng kể vào ngân sách ngành nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động;
– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và tăng trưởng kinh tế xã hội trên địa bàn, đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hoá khu vực.
– Tăng sức cạnh tranh trên thị trường gạch
– Gia tăng các áp lực tới các dịch vụ phúc lợi khác như: tăng chi phí khám chữa bệnh do môi trường ô nhiễm…
Tóm lại, Nhà máy gạch tuynel có nhiều tác động tích cực về mặt kinh tế, xã hội, tạo ra hiệu quả kinh tế rõ rệt.
* Ảnh hưởng đến hệ thống giao thông: hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đi kèm với hoạt động vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm nên sự tác động đến hệ thống giao thông là không thể tránh khỏi. Với công suất của nhà máy là 40 triệu viên/năm thì trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 10 chuyến xe chuyên chở nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm ra vào khu vực nhà máy làm tăng mật độ giao thông trong khu vực gây ra bụi, khí thải và ách tắc giao thông
3.5. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
Các rủi ro và sự cố môi trường có thể xẩy ra trong quá trình hoạt động sản xuất gạch tại Nhà máy gạch tuynel là:
– Sự cố cháy: cháy có thể sinh ra do chập điện, cháy thiết bị… Ngoài những thiệt hại về tài sản, vật chất, con người, hậu quả của các đám cháy sẽ rất nặng nề. Khói của đám cháy có thể mang theo nhiều loại hoá chất, hơi, khí độc hại, làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, gây ảnh hưởng trên diện. Khí độc còn là yếu tố gây cản trở khả năng cứu hoả, dập tắt đám cháy. Sự cố có thể gây thương vong, ngộ độc.
– Sự cố do thiên tai: Sự cố này có thể xẩy ra do mưa lớn, lũ lụt, bão, vỡ đê gây ngập lụt… Trên địa bàn, mùa mưa lũ thường diễn ra trong tháng 6 và 7 hàng năm với 7-10 cơn bão.. Lượng mưa ngày trong mùa mưa lũ rất lớn (từ 60mm đến 149mm) làm mực nước sông Cầu lên cao vượt báo động số 3. Khi bị ngập lụt, các kho bãi của nhà máy có thể bị phá hủy gây hư hỏng gạch khi chưa đưa vào lò nung, gây ô nhiễm môi trường nước, gây nhiễm độc đối với người, động thực vật…
– Tai nạn giao thông khi vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
– Tai nạn lao động trong sản xuất: bỏng, bị thương do máy móc,…

2015-10-27_004331

[Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Nhà máy gạch Tuynel Sài Gòn tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang. Chủ đầu tư: Nhà máy Cổ phần Đầu tư Xây dựng Kinh doanh Bất động sản Tổng Sáu, 2008]

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *