Đánh giá tác động môi trường nhà máy luyện và cán thép

3/5 – (2 votes)

1. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng hạ tầng của dự án

1.1. Các tác động do giải phóng mặt bằng

Giai đoạn giải phóng mặt bằng dự án là giai đoạn gây tác động lớn đến môi trường khu vực. Tuy nhiên, các tác động của giai đoạn này tới môi trường xung quanh sẽ hết sau khi kết thúc. Trong giai đoạn 1 tổng diện tích mặt bằng cho nhà máy là 28 ha.

Công tác giải phóng mặt bằng có tác động đến môi trường kinh tế xã hội của người dân trong khu vực như làm thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp thành đất công nghiệp và đi kèm theo nó là việc chuyển đổi ngành nghề từ trồng trọt sang các ngành nghề khác (khoảng 560 người) mà người dân vốn đã quen làm ruộng, gây tác động rất lớn tới cuộc sống của người dân trước mắt cũng như lâu dài.

  • Tác động đến cuộc sống người dân

Việc giải phóng mặt bằng đất cho nhà máy và thu hồi 28 ha đất nông nghiệp, làm cho những người dân lao động nông nghiệp ở đây bị mất việc hoặc phải chuyển đổi ngành nghề (đất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ trung bình 500 m2/lao động). Đây là nguy cơ có thể nảy sinh các tệ nạn xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, khi giao đất cho dự án, người dân được đền bù một khoản tiền, thay vì đầu tư sản xuất hoặc mua bán tạo công việc việc ổn định lâu dài, họ xây nhà, sắm sửa đồ đạc, một số ít thì đem đi đánh bạc và cuối cùng thì trắng tay, thất nghiệp. Vì vậy, ngoài đảm bảo đền bù , dự án sẽ có kế hoạch tạo công ăn việc làm ổn định cho họ, đồng thời đào tạo nghề để có thể tuyển dụng vào làm việc cho nhà máy. Khi nhà máy đi vào hoạt động, sẽ giải quyết một lượng lớn lao động không những ở địa phương mà còn cho các vùng lân cận.

  • Tác động đến kinh tế xã hội khu vực

Các tác động về mặt kinh tế xã hội của dự án trong giai đoạn thi công hạ tầng cơ sở chủ yếu được xem xét dưới khía cạnh các tác động tiêu cực nhằm đề ra các biện pháp giảm thiểu và khắc phục, bao gồm:

– Vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

– Việc tập trung một lực lượng lao động lớn đến từ nhiều địa phương khác nhau nên vấn đề trật tự và an toàn xã hội sẽ phức tạp hơn, một số tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm vì thế có điều kiện để thâm nhập vào địa phương nếu không được tuyên truyền giáo dục thường xuyên.

– Với số lượng lao động lớn sống tập trung trong các căn nhà tạm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo nên có thể gây nguy cơ phát sinh các dịch bệnh

1.2. Các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng hạ tầng

Trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng, các nguồn gây ô nhiễm đã được mô tả trong mục 3.1. Quá trình thi công xây dựng của dự án sẽ làm tăng mật độ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị thi công, công nhân thi công các hạng mục công trình, lắp đặt máy móc thiết bị công nghệ. Mật độ phương tiện vận chuyển tăng sẽ làm gia tăng ô nhiễm bụi, tiếng ồn và gây nên các tai nạn lao động. Các tác động chính của dự án bao gồm:

– Làm thay đổi hệ sinh thái khu vực khi san lấp mặt bằng

– Tác động của bụi đất, bụi cát trong quá trình vận chuyển, thi công tới người công nhân lao động trực tiếp và nhân dân sống quanh khu vực dự án.

– Tác động do khí thải đốt nhiên liệu (xăng dầu) của các phương tiện vận tải và máy móc thi công trên công trường.

– Tác động do ồn, rung từ các thiết bị máy móc thi công xây dựng.

– Tác động của ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng

– Tác động của ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án

– Tác động của ô nhiễm chất thải rắn từ hoạt động thi công xây dựng

Nhìn chung trong giai đoạn xây dựng cơ bản của dự án, tạo ra nhiều tác động có hại đến môi trường và sức khỏe của người công nhân cũng như đối với dân cư sống xung quanh.

Bảng 1: Ma trận dự báo mức độ tác động từ các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Các yếu tố môi trường bị tác động San lấp mặt bằng XD đường GT XD hệ thống CN XD hệ thống cấp điện XD hệ thống TN Khai thác nước ngầm XD các công trình KT
Môi trường vật lý Thay đổi HST 3 2 2 2 2 0 2
Môi trường KK 2 2 1 1 1 0 2
Môi trường tiếng ồn 2 3 1 1 1 1 3
Môi trường nước 2 2 2 1 2 2 2
Môi trường đất 2 2 2 1 2 2 1
Chất thải rắn 1 1 1 1 1 1 2
Môi trường xã hội Môi trường cảnh quan 3 3 2 1 2 1 2
Môi trường sống 0 0 0 0 0 0 0
Môi trường xã hội 1 1 1 1 1 1 1
Môi trường sinh thái HST trên cạn 2 2 1 0 1 0 1
HST thủy vực 2 2 1 0 2 1 1
Tài nguyên sinh vật 1 0 0 0 0 0 0

Ghi chú: (3) – Tác động mạnh; (2) – Tác động TB; (1) – Tác động yếu; (2) – Không tác động

  • Đánh giá tác động đến môi trường không khí

Quá trình xây dựng dự án bao gồm san nền, xây dựng nhà xưởng và các hạng mục công trình sẽ kéo theo các ảnh hưởng môi trường. Các tác động này chia làm 2 nhóm:

– Tác động lên người công nhân trực tiếp thi công

– Tác động đến môi trường xung quanh như bụi đất cát trong quá trình vận chuyển đất cát để san lấp, khói thải từ các phương tiện tham gia thi công.

Để dự báo sự lan truyền ô nhiễm không khí, ta xét nguồn đường là nguồn thải liên tục (nguồn của dòng xe chạy liên tục trên đường) và ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường. Nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x, cách nguồn đường phía cuối gió ứng với các điều kiện trên được xác định theo công thức tính toán như sau:

C(x) = 2E/ (2P) 1/2 sz.u (1)

Hoặc có thể xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton như sau:                         C(x) = 0,8.E (2)

Trong đó:

– E: lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường trong đơn vị thời gian (mg/m.s), E được tính toán ở phần nguồn gây tác động

– sz: hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của x theo phương gió thổi. sz được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) có dạng sau đây:

sz = 0,53.x0,73

– x: khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi.

– u: Tốc độ gió trung bình (m/s), tại khu vực có tốc độ gió trung bình là 3,3 m/s.

– z: độ cao của điểm tính (m), tính ở độ cao 1,5 m.

– h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), coi mặt đường bằng mặt đất, h = 0 m.

Thay các giá trị vào công thức (2), nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải (tim đường) được thể hiện ở bảng 3.25:

Bảng 3.25: Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trong giai đoạn xây dựng

STT Khoảng cách x (m) sz Nồng độ (mg/m3)
Bụi SO2 NO2 CO VOC
1 5 1,716026 0,027791 0,019420 0,009643 0,006027 0,005357
2 10 2,846269 0,015039 0,010509 0,005218 0,003261 0,002899
3 15 3,826683 0,010882 0,007604 0,003776 0,002360 0,002098
4 20 4,720932 0,008718 0,006092 0,003025 0,001891 0,001681
5 25 5,556126 0,007361 0,005144 0,002554 0,001596 0,001419
4 30 6,347086 0,006419 0,004486 0,002227 0,001392 0,001237
5 40 7,830323 0,005181 0,003621 0,001798 0,001124 0,000999
6 50 9,215608 0,004393 0,003069 0,001524 0,000953 0,000847
TCVN 5937:2005 Trung bình 1h 0,3 0,35 0,2 30
Trung bình 24h 0,2 0,125 0,04

So sánh với TCVN 5937:2005 nhận thấy rằng nồng độ các chất ô nhiễm đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép.

  • Đánh giá tác động do nước thải trong quá trình thi công xây dựng

Nguồn gốc ô nhiễm nước do thi công xây dựng cơ sở hạ tầng được trình bày trong mục 3.3.1.2. Kết quả tính toán cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt rất cao, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước thải từ rửa nguyên vật liệu, nước vệ sinh máy móc thiết bị thi công có hàm lượng chất lơ lửng lớn hơn giới hạn cho phép 6,6 lần, hàm lượng COD có trong nước thải lớn hơn 8 lần, BOD5 lớn hơn 8,6 lần và chỉ tiêu coliform lớn hơn 108 lần. Khi chúng được thải ra sẽ gây ô nhiễm hệ thống kênh mương thủy lợi khu vực

  • Đánh giá tác động do nước mưa chảy tràn

Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn thi công xây dựng là: N = 126-378 kg; P = 1,008-7.56 kg; COD = 2.520-7.560 kg; TSS = 2.520-7.560 kg. Khi chảy vào các thủy vực sẽ gây ô nhiễm và tác động không nhỏ đến đời sống thủy sinh.

  • Đánh giá tác động của tiếng ồn

Trong giai đoạn thi công, tiếng ồn gây ra chủ yếu do các máy móc thi công, các phương tiện vận chuyển trên công trường và do sự va chạm của các máy móc thiết bị, các loại vật liệu bằng kim loại, búa đóng cọc…Khả năng tiếng ồn tại khu vực thi công của dự án lan truyền tới các khu vực xung quanh được xác định bởi công thức sau:

Li = Lp – ∆Ld – ∆Lc (dBA)

Trong đó:

Li: Mức ồn tại điểm tính toán, cách nguồn ồn khoảng cách d

Lp: Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách nguồn ồn 1,5 m)

∆Ld: Mức ồn giảm theo khoảng cách ứng với Li (m)

∆Ld = 20.lg (r2/r1)1+a (dBA)

 r1: Khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng Lp (m)

r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m)

a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp phụ tiếng ồn của địa hình mặt đất (a=0)

∆Lc : Độ giảm mức ồn qua vật cản. Tại khu vực dự án ∆Lc = 0.

Từ công thức trên, tính toán mức độ gây ồn của các loại thiết bị thi công tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 20 và 200m.

Bảng 2: Mức ồn gây ra do các thiết bị thi công (dBA)

TT Thiết bị Cách nguồn phát sinh 1,5 m Cách nguồn
Tài liệu 1 Tài liệu 2 TB 20m 200m
1 Máy ủi 93,0 93,0 66,9 46,98
2 Máy khoan đá 87,0 87,0 60,9 40,98
3 Máy đầm nén (xe lu) 72,0-74,0 73,0 46,9 26,98
4 Máy xúc gầu trước 72,0-84,0 78,0 51,9 31,98
5 Gầu ngược 72,0-93,0 82,5 56,5 36,48
6 Máy kéo 77,0-96,0 86,5 60,5 40,48
7 Máy gạt đất 80,0-93,0 86,5 60,5 40,48
8 Máy lu đường 87,0-88,5 87,7 61,7 41,68
9 Xe tải 82,0-94,0 88,0 61,9 41,98
10 Máy trộn bê tông 75,0 75,0-88,0 81,5 55,5 35,48
11 Bơm bê tông 80,0-83,0 81,5 55,5 35,48
12 Máy đập bê tông 85,0 85,0 58,9 38,98
13 Cần trục di động 76,0-87,0 81,5 55,5 35,48
14 Máy phát điện 72,0-82,5 77,2 51,2 31,18
15 Máy nén 80,0 75,0-87,0 81,0 54,9 34,98
16 Búa chèn và máy khoan đá 81,0-98,0 89,5 63,5 43,48
17 Máy đóng cọc 95,0-106 100,5 74,5 54,48
18 Mức ồn TB 102,5 76,5 44,34
19 TCVN 3985-1999 85
20 TCVN 5949-1999 75 (6-18h); 50 (22-6h)
Ghi chú: Tài liệu 1: Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự; Tài liệu 2: Mackernize, L.da, 1985

Bên cạnh việc phát sinh ra khí thải, các phương tiện giao thông cũng gây ra tiếng ồn, mức ồn cực đại của các loại xe cơ giới được tổng hợp ở bảng 3.27:

Bảng 3.27: Mức ồn gây ra do xe cơ giới (dBA)

Loại xe Mức ồn (dBA)
Xe du lịch 77
Xe mini bus 84
Xe vận tải 93
Xe mô tô 4 thì 94
Xe mô tô 2 thì 80

Nguồn: Ô tô và ô nhiễm môi trường

Đối chiếu với TCVN 3985-1999 (Âm học – Mức ồn cho phép tại các vị tri làm việc) cho thấy ở khoảng cách 20m mức ồn trung bình 76,5 dBA nhỏ hơn TCCP (85 dBA). Mức ồn ở khoảng cách 200m là 44,34 cũng nhỏ hơn giới hạn cho phép nhỏ nhất là 50 dBA theo TCVN 5949-1998 (Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép). Như vậy, về mặt lý thuyết thì quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng không gây ra các tác động về tiếng ồn đối với khu dân cư xung quanh vì có khoảng cách đến công trường xây dựng > 200m. Tuy nhiên, trên thực tế tính trị số trung bình chỉ nói lên phần nào tác động của tiếng ồn.

Ô nhiễm do tiếng ồn sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn này vì các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn gây ra những tác động xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Các nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công, dân cư xung quanh khu vực dự án, người đi đường và động vật nuôi. Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối tượng chịu tác động như sau:

– Nặng: Công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (bán kính chịu ảnh hưởng < 100m)

– Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100-500m)

– Nhẹ: Người đi đường và vật nuôi.

Ở nước ta chưa có tiêu chuẩn quy định cụ thể về mức độ tiếng ồn cho công tác thi công xây dựng. Tuy nhiên, theo TCVN 5949-1995 giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn trong khu vực dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất là 75 dBA. Như vậy, tiếng ồn sinh ra từ các thiết bị thi công sử dụng trên công trường đảm bảo giới hạn cho phép đối với khu dân cư ở khoảng cách 200m trở lên. Tiếng ồn chủ yếu tác động trực tiếp đến công nhân thi công tại công trường.

  • Đánh giá tác động do rung khi thi công đóng cọc

Khu vực dự án là các ruộng lúa nước được san lấp bằng cát nên phải xử lý móng cho các công trình nhà tầng bằng cọc bê tông cốt thép. Khi thi công đóng cọc có thể gây ra những chấn động làm thiệt hại cho những công trình xung quanh hoặc bản thân các công trình hạ tầng kỹ thuật ở gần khu vực thi công. Vì vậy trong quá trình thi công, dự án sẽ lưu ý đến vấn đề này để tránh ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Các chủ thầu xây dựng sẽ tiến hành đo thử nghiệm độ rung và ảnh hưởng của độ rung tới các công trình xung quanh của dự án khi đóng cọc đầu tiên khởi công xây dựng công trình

  • Đánh giá tác động của chất thải rắn

Trong quá trình thi công, xây dựng sẽ phát sinh một số loại chất thải rắn bao gồm đất, đá, gạch, gỗ cốt pha, sắt vụn… và chất thải sinh hoạt của công nhân. Một phần lượng chất thải rắn này sẽ được thu gom để sử dụng cho mục đích khác, phần còn lại sẽ được vận chuyển xử lý theo đúng quy định (bãi rác thải xây dựng của thị trấn) bởi các đơn vị có chức năng. Số lượng các chất thải này không lớn nên các tác động sẽ mất đi khi dự án đi vào hoạt động.

  • Đánh giá tác động đến môi trường đất

            Hoạt động của máy móc thi công xây dựng, sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như: nước thải, chất thải rắn, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ gây ô nhiễm môi trường đất.

            Trong trường hợp xẩy ra cháy nổ, tràn đổ nhiên liệu, ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đất có thể lan truyền đến các khu vực lân cận.

            Tuy nhiên, do đất được sử dụng cho mục đích xây dựng công nghiệp, cho nên dự án không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

  • Đánh giá tác động đến các doanh nghiệp kế cận

Hiện tại, Khu công nghiệp Cầu Nghìn có các Nhà máy chế biến hạt điều, Nhà máy chiết nạp Gas và nhà máy gạch Tuynel đang hoạt động. Việc thi công dự án sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường chồng chéo với các doanh nghiệp lân cận. Bụi sẽ phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường không khí và tác động đến người lao động. Tiếng ồn, chấn động làm ảnh hưởng đến đến kết cấu công trình, nhà xưởng đã hoàn chỉnh của các Nhà máy xung quanh nếu không có biện pháp khống chế hợp lý.

  • Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường

– Đối với sức khỏe cộng đồng: Đây là vấn đề được quan tâm nhất vì tại đây tập trung một lực lượng lao động không nhỏ của dự án nên nếu không tổ chức đảm bảo cuộc sống cho họ sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh dịch có thể xảy ra và ảnh hưởng tới khu vực cộng đồng dân cư xung quanh.

– Đối với vấn đề lao động: Trong quá trình thi công, các yếu tố môi trường, cường độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người công nhân như mệt mỏi, choáng váng. Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe cao có thể gây tai nạn lao động, tai nạn giao thông trong khu vực.

– Đối với sự cố môi trường: Các bãi chứa nguyên liệu, nhiên liệu (sơn, xăng, dầu DO, dầu FO..) là các nguồn có khả năng cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hệ thống điện tạm thời cung cấp điện cho các máy móc thiết bị thi công có thể bị sự cố gây thiệt hại về kinh tế hay gây tai nạn lao động cho công nhân.

2. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động

Ma trận dự báo tác động đối với môi trường vật lý, môi trường xã hội và môi trường sinh thái khu vực từ các hoạt động của nhà máy được tổng hợp và trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.28: Ma trận dự báo mức độ tác động trong giai đoạn hoạt động

Các yếu tố môi trường bị tác động HT xử lý bụi HT giao thông HT cấp nước HT thoát nước HT xử lý nước thải HT cấp điện Các công trình KT khác
Môi trường vật lý Môi trường KK 3 3 0 2 2 0 2
Môi trường tiếng ồn 2 2 1 0 1 0 2
Môi trường nước 1 1 0 2 3 0 2
Môi trường đất 1 1 0 2 1 0 1
Chất thải rắn 2 1 0 0 1 0 1
Môi trường xã hội Môi trường cảnh quan 2 1 0 2 2 0 1
Môi trường sống 0 0 3 2 0 0 0
Môi trường văn hóa 0 0 1 1 0 0 0
Môi trường sinh thái 0 1 2 1 0 0 1
Sức khỏe cộng đồng 1 1 2 2 1 0 1

Ghi chú: (3) – Tác động mạnh; (2) – Tác động TB; (1) – Tác động yếu; (2) – Không tác động

  • Đánh giá tác động do nhập khẩu phế liệu

Dự kiến nguồn nguyên liệu đầu vào cho Nhà máy là thép phế được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, chủ yếu là 2 thị trường Mỹ và các nước Nam Mỹ. Lượng thép phế liệu này được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có thể có cả các loại phế liệu chiến tranh để lại như bom, mìn…Do đó, sẽ chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, phát tán các chất độc hại được sử dụng để chế tạo thuốc bom, mìn.

Các loại thép phế liệu bị dính dầu, sơn chưa được làm sạch nếu không được xử lý trước khi đưa vào sản xuất cũng sẽ làm phát sinh các hơi khi độc gây ảnh hưởng đến môi trường không khí trong và xung quanh Nhà máy.

Ngoài ra, thép phế có thể là các thùng chứa các loại hóa chất độc hại nếu không được kiểm tra phân loại kỹ trước khi đưa vào sản xuất sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường rất lớn.

Tất cả những tác động tiềm ẩn nói trên nếu xẩy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân trong Nhà máy cũng như người dân sống xung quanh.

  • Đánh giá tác động đến môi trường không khí

Các nguồn gây tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn hoạt động của nhà máy đã trình bày ở mục 3.1.1.1. Kết quả tính toán cho thấy, tải lượng bụi phát sinh do đổ và gia công vật liệu là 58, 32 kg/h. Từ phương tiện giao thông vận tải là: Bụi: 9 g/km.h; SO2: 41,5 g/km.h; NO2: 14,4 g/km.h; CO: 29 g/km.h; VOC: 8 g/km.h.

Thêm vào đó, khí thải từ quá trình luyện thép 1.091,1 kg CO/ngày; 3.273,3 kg NOx/ngày; 3.546,08 kg SO2/ngày; 40.007 kg bụi/ngày. Kết quả tính toán cho thấy: Nồng độ bụi trước khi ra khói ống khói nhà máy nếu không có hệ thống lọc bụi (3.891,73 mg/m3) lớn hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5939-2005 nhiều lần. Các chất ô nhiễm khác có nồng độ nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.

Nếu không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý bụi thì sẽ gây tác động đáng kể đến môi trường không khí. Nhà máy sẽ xây dựng hệ thống xử lý bụi đạt tiêu chuẩn TCVN 5939-2005 trước khi thải ra ngoài môi trường. Như vậy, nếu xử lý bụi trong khói thải có nồng độ ≤100 mg/Nm3 thì cứ mỗi năm nhà máy sẽ thải vào khí quyển một lượng bụi là:

514.000 (m3/h) x 7200 h x 100 mg/m3 = 370,08 tấn bụi/năm = 1,028 tấn bụi/ngày.

Tác hại của các chất gây ô nhiễm môi trường không khi đến sức khỏe con người có thể kể ra như sau:

Tác hại của bụi:

Bụi phát sinh trong quá trình luyện phôi chủ yếu là tạp chất trong nguyên liệu đầu vào và bụi xỉ. Bụi có thể tác động tới sức khỏe con người, gây bệnh về hô hấp, viêm phổi. Bụi tích lũy trong phổi và ở các cơ quan của đường hô hấp trên. Các hạt bụi có kích thước > 10μm (PM10) được giữ lại bởi lông ở khoang mũi, sau đó thải ra ngoài. Khí ô nhiễm và các hạt bụi nhỏ tiếp tục đi sâu vào trong các cơ quan hô hấp. Các hạt bụi có kích thước < 10μm có thể bị giữ lại ở phổi (các hạt bụi kích thước < 1μm được vận chuyển đi theo khí trong hệ thống hô hấp) hay vào máu gây độc. Ngoài ra, bụi còn gây giảm tầm nhìn và mất mỹ quan các công trình kiến trúc.

Tác hại của khí NOx

Khí NO2 với nồng độ 100ppm có thể làm chết người và động vật chỉ sau vài phút, với nồng độ 5ppm gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan sau vài giờ tiếp xúc. Với nồng độ khoảng 0,06ppm cũng có thể gây bệnh phổi như phù phổi, ung thư phổi cho người nếu tiếp xúc lâu dài.

Tác hại của khí SO2

SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt hình thành nhanh chóng các axit sunfurơ và axit sunfuric. Do dễ tan trong nước nên SO2 sau khi hít thở vào sẽ phân tán trong máu, ở đây H2SO4 chuyển hóa thành sunfat và thải ra nước tiểu.

SO2 tác động mạnh, làm nạn nhân bị tức ngực, đau đầu, khó thở…độc tính chung của SOx là rối loạn chuyển hóa protein thành đường, thiếu vitamin B và C ức chế enzym oxydaza

Hấp thu lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hóa Fe2+ thành Fe3+. Hít thở không khí có nồng độ SO2 đến 50 mg/m3 sẽ gây kích thích đường hô hấp, ho, nếu hít thở với nồng độ 1000-3000mg/m3 là liều gây chết nhanh.

Tác hại của khí CO

Khí phát sinh trong quá trình đốt cháy than (nguyên liệu trong quá trình luyện phôi). CO gây tổn thương thoái hóa hệ thần kinh và gây các biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, phù phổi, các loại viêm thanh quản cho công nhân đốt lò. Người và động vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc hít thở khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (mạnh gấp 250 lần so với oxy) làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ngạt. Ngoài ra, CO còn tác dụng với Fe trong xytochrom-oxydaza (mem hô hấp có chức năng hoạt hóa oxy) làm bất hoạt men, làm cho sự thiếu oxy ngày càng trầm trọng.

Tác hại của hydrocacbon

Các khi hydrocacbon thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính. Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là suy nhược cơ thể, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi ….

Khi hít thở phải hơi hydrocacbon có nồng độ 40.000 mg/m3 có thể nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Khi hít phải khí hydrocac bon có nồng độ 60.000 mg/m3 sẽ bị co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí tử vong.

  • Đánh giá tác động do nước thải trong quá trình hoạt động sản xuất

            Tác động đến môi trường nước trong giai đoạn hoạt động của nhà máy bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

– Lưu lượng nước thải sinh hoạt ước tính là 22m3/ng.đ. Khi không được xử lý, BOD, COD, TDS, TSS và dầu mỡ đều vượt quá mức cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942 – 1995. Tác động của các chất ô nhiễm cụ thể như sau:

Các chất hữu cơ

Mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nguồn nước được thể hiện thông qua thông số BOD5, COD. Theo kết quả tính toán thì nồng độ BOD, COD trong nước thải sinh hoạt của Nhà máy lần lượt là 562,5 – 675 mg/l và 937,5 – 1275 mg/l. Nồng độ BOD, COD cao làm giảm chất lượng nước của nguồn tiếp nhận. Sự có mặt của các chất ô nhiễm hữu cơ cao dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng lượng oxy này để phân hủy các chất hữu cơ.

            Lượng oxy hòa tan giảm dưới 50% bão hòa sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên sinh vật. Tiêu chuẩn chất lượng nuôi cá của FAO quy định nồng độ oxy hòa tan trong nước cao hơn 4mg/l ở 250C. Ở vùng nhiệt đới, giới hạn này vào khoảng 3,8 mg/l. Ngoài ra nồng độ oxy hòa tan thấp còn ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của dòng sông.

Chất lơ lửng

Chất rắn lơ lửng với nồng độ cao là tác nhân gây tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan do làm tăng độ đục của nước, gây bồi lắng thủy vực.

Chất lơ lửng nhiều có thể gây tắc nghẽn đường cống nếu nếu không được xử lý thích hợp. Khi ra đến nguồn tiếp nhận, chất lơ lửng lại làm tăng độ đục, ngăn cản oxy đi vào nước làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật cũng như đời sống của các sinh vật trong nước.

Các chất dinh dưỡng N, P

            Nguồn nước có mức N, P vừa phải sẽ là điều kiện tốt cho rong tảo, thủy sinh vật phát triển và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thủy sản. Khi nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao thì sẽ dẫn đến sự phát triển bùng nổ của rong, tảo gây hiện tượng phú dưỡng. Hiện tượng này làm giảm sút chất lượng nước do gia tăng độ đục, tăng hàm lượng hữu cơ và có thể có độc tố do tảo tiết ra gây cản trở đời sống thủy sinh và gây ảnh hưởng nước cấp sinh hoạt.

Dầu mỡ

Đây là các hợp chất hydrocacbon khó phân hủy sinh học, chúng gây ô nhiễm môi truờng nước và gây tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh, ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Ô nhiêm dầu dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước do giết chết các vi sinh vật, làm giảm oxy hòa tan do che mất mặt thoáng.

– Nước thải sản xuất hoàn toàn là nước làm nguội. Nhu cầu sử dụng của nhà máy là 2.428 m3/h và được tuần hoàn sử dụng. Trong đó, tuần hoàn nước sạch là 1.551 m3/h, tuần hoàn nước đục là 760 m3/h, lượng nước cấp bổ sung 117 m3/h, tỷ lệ tuần hoàn 95%. Nước trong hệ thống tuần hoàn sạch do tiếp xúc kín nên không bị nhiễm bẩn mà chỉ tăng nhiệt độ, sau khi qua tháp làm lạnh được tuần hoàn sử dụng do. Chỉ có nước làm nguội thứ cấp máy đục liên tục là bị nhiễm bẩn và phải xử lý trước khi cho tuần hoàn trở lại. Lượng nước này chứa các dầu mỡ, nhiệt độ cao và có hàm lượng các chất lơ lửng cao. Sau một chu kỳ tuần hoàn 4-5 tháng, phải thay thế nước mới.

            Trong trường hợp không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng vận hành không hiệu quả thì đầu tiên sẽ tác động trực tiếp đến máy móc thiết bị giải nhiệt gây hỏng hóc máy móc thiết bị, giảm tuổi thọ dây chuyền và khi thải ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy vực sông Hóa. Nước thải sẽ làm tăng nhiệt độ nguồn tiếp nhận, tăng hàm lượng chất lơ lửng, bụi kim loại, dầu mỡ khoáng.

            Kim loại nặng thải vào môi trường sẽ tích lũy sinh học thông qua chuỗi thức ăn, từ sinh vật này đến sinh vật khác và cuối cùng vào cơ thể con người qua nguồn thực phẩm, gây tổn thương đến sức khỏe. Tuy nhiên, nước thải chứa kim loại nặng hầu như chỉ ở dạng vệt, các tác động đến khu vực hầu như không đáng kể.

  • Đánh giá tác động do nước mưa chảy tràn

            Tổng lượng nước chảy tràn trong năm khi nhà máy đi vào sản xuất là 578.480 m3. Khi mưa xuống các loại chất ô nhiễm vương vãi trên đường nội bộ, sân, hè và những nơi không có mái che; bụi, mốc trên mái nhà, mái xưởng thiết bị ngoài trời bị cuốn trôi và làm ô nhiễm nước mưa. Mức độ ô nhiễm của nước mưa tuỳ thuộc vào lượng chất bị cuốn trôi. Do đó công tác quản lý, thu gom chất thải hàng ngày có tính quyết định đến loại ô nhiễm này. Tuy nhiên, phần lớn các chất ô nhiễm được rửa trôi hoàn toàn trong thời gian đầu của cơn mưa hoặc trong những cơn mưa đầu tiên của mùa mưa sau đó mức độ ô nhiễm của nước mưa sẽ giảm dần đến không còn gây ô nhiễm nữa.

Đối với những cơn mưa lớn để xảy ra ngập lụt trong phạm vi nhà máy, các khu vực có thể làm gia tăng ô nhiễm cho nước mưa như: nơi tạm chứa rác thải, sàn thao tác của khu vực lò nung, khu vực chứa dầu nhiên liệu, khu vực chứa dầu thải,… Một lượng lớn chất độc hại, chất rắn sẽ bị hoà tan vào nước mưa như: dầu thải, dầu máy, các chất có trong nước rác, rác thải,…

Một cách định tính, mức độ ô nhiễm của nước mưa có thể minh hoạ bằng sơ đồ trong hình 3.1.

2015-10-27_011209

Hình 1: Sơ đồ mô phỏng biến đổi nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa

Khi nhà máy đi vào hoạt động, do tuyến nước mưa đã được quy hoạch hoàn chỉnh và tách riêng với tuyến thoát nước thải nên có thể nói những tác động tiêu cực do nước mưa chảy tràn là không đáng kể.

  • Đánh giá những tác động do lụt bão

             Lụt, bão được xem như những biến cố bất thường của thiên nhiên. Khi lụt, bão xẩy ra thường sẽ có những tác động lớn đến môi trường khó có thể dự báo trước được.

            Bão có thể làm sập các công trình kiến trúc, nhà xưởng, làm đổ cây cối, các cột điện trong khu vực Nhà máy, gây ra những ảnh hưởng lớn đến kinh tế, môi trường thậm chí là cả tính mạng con người cho Nhà máy.

            Lụt làm ngập các khu vực sản xuất trong nhà máy, cuốn theo các chất ô nhiễm phát tán ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nước, đất tác động đến sức khỏe của công nhân Nhà máy cũng như người dân sống xung quanh. Sự ngập lụt cũng có thể làm thay đổi kết cấu nền móng của của các công trình nhà xưởng, làm giảm độ vững chắc của các công trình trong Nhà máy

  • Đánh giá tác động do khai thác nước dưới đất

Như đã trình bày ở các phần trên, nhà máy sử dụng nước mặt để phục vụ cho quá trình sản xuất. Nước ngầm chỉ phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Lưu lượng khai thác khoảng 27,4 m3/ng.đ, lượng này nhỏ so với tiềm năng khai thác của tầng chứa nước trong khu vực. Do vậy, ảnh hưởng của quá trình khai thác có thể nói là không đáng kể.

  • Đánh giá tác động của chất thải rắn

Như đã trình bày ở mục 3.1.1.3, nguồn phát sinh chất thải rắn trong quá trình hoạt động của nhà máy bao gồm chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Đối với chất thải sinh hoạt bao gồm chất hữu cơ, giấy loại, nilon, nhựa…phát sinh từ khu vực quản lý nhà máy, các phân xưởng, nhà ăn…với tải lượng 200 kg/ngày. Khi thải ra môi trường mà không được thu gom xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại đến môi trường sống. Khi thải vào môi trường các chất thải này sẽ phân hủy hoặc không phân hủy làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại…gây ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, các thủy sinh vật trong nước hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân của dịch bệnh.

Chất thải công nghiệp bao gồm chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại. Nếu không được quản lý, xử lý bằng các biện pháp thích hợp thì đây là nguồn gây tác động lớn đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh (đất, nước, không khí…).

Chính vì vậy, nhà máy sẽ có các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tác động của chất thải rắn, điều này sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.

  • Đánh giá tác động của tiếng ồn

Tiếng ồn là nguồn gây ô nhiễm khá quan trọng trong hoạt động sản xuất của nhà máy. Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là sức khỏe của người công nhân trực tiếp sản xuất như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bênh điếc nghề nghiệp.

Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người còn thể hiện cụ thể ở các dải tần số khác nhau

Bảng 3: Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số khác nhau

Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe
0 Ngưỡng nghe thấy
100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim
110 Kích thích mạnh màng nhĩ
120 Ngưỡng chói tai
130-135 Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp
140 Đau chói tai, nguyên nhân gây bệnh mất trí, điên
145 Giới hạn mà con người có thể chịu đựng được với tiếng ồn
150 Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai
160 Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hâu quả nguy hiểm lâu dài

            Khả năng gây ồn tại các công đoạn sản xuất của nhà máy tới môi trường xung quanh được xác đinh bởi công thức:

Li = Lp – ∆Ld – ∆Lc – ∆Lcx (dBA)

Trong đó:

Li: Mức ồn tại điểm tính toán, cách nguồn ồn khoảng cách d

Lp: Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách nguồn ồn 1,5 m)

∆Ld: Mức ồn giảm theo khoảng cách ứng với Li (m)

∆Ld = 20.lg (r2/r1)1+a (dBA)

 r1: Khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng Lp (m)

r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m)

a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp phụ tiếng ồn của địa hình mặt đất (a=0)

∆Lc : Độ giảm mức ồn qua vật cản. Tại khu vực nhà máy ∆Lc = 0.

∆Lcx : Độ giảm ồn sau giải cây xanh.

 ∆Lcx = ∆Ld +1,5Z + β.ΣBi (dBA)

1,5Z: Độ giảm mức ồn do tác dụng phản xạ của các dải cây xanh

ΣBi: Tổng bề rộng của các giải cây xanh

βΣBi: Mức ồn giảm do âm thanh bị hút & khuếch tán trong các dải cây xanh.

β: Trị số hạ thấp trung bình theo tần số (β = 0,10-0,20 dBA/m)

Từ các công thức trên, tính toán mức độ gây ồn của các loại thiết bị trong một số công đoạn sản xuất của nhà máy tới môi trường xung quanh ở các khoảng cách khác nhau cho thấy:

Bảng 3: Mức ồn gây ra từ các thiết bị sản xuất của nhà máy

TT Thiết bị sản xuất Mức ồn ở điểm cách nhà máy 1,5 m Mức ồn ở điểm cách nhà máy 50 m Mức ồn ở điểm cách nhà máy 200 m Mức ồn ở điểm cách nhà máy 500 m
1 Máy búa 98 85 75 60
2 Máy cắt thép 88 78 66 58
3 Máy gò uốn thép 84 75 64 50
4 Máy đột dập 92 83 72 60
5 Máy phát điện 96 84 73 62
TCVN 5949-1998 75 75 75

Ghi chú: TCVN 5949-1998: Mức ồn tối đa cho phép đối với khu dân cư xung quanh

            Từ kết quả tính toán trong bảng trên cho thấy, tiếng ồn sinh ra từ các thiết bị máy móc của nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư xung quanh (>200m) vào ban ngày. Tuy nhiên vào ban đêm lại vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo quy định của TCVN 5949-1998 (50 dBA).

2015-10-27_011444

Hình 2: Tác động của tiếng ồn tới cơ thể con người

  • Đánh giá tác động của ô nhiễm nhiệt

Nhiệt dư toả ra từ hầu hết các công đoạn của quá trình luyện thép, cán thép và làm nguội sản phẩm. Mức chênh lệch nhiệt độ từ bề mặt vật mang nhiệt là thép nóng (cao nhất là 1.0500C – thời điểm mới đưa vào cán, thấp nhất khoảng 7000C – thành phẩm sau cán) đối với môi trường không khí xung quanh (30-350C) là rất lớn. Sự chênh lệch đó làm cho không khí trong xưởng sẽ nhanh chóng được sấy nóng, có chỗ đạt 50-550C. Nhiệt độ cao rất có hại đối với sức khoẻ công nhân, gây nên những biến đổi về sinh lý con người như mất nhiều mô hôi, mất một lượng các muối khoáng như các ion K, Na, Ca, I, Fe… và một số sắc tố. Nhiệt độ cao cũng làm cơ tim phải làm việc nhiều hơn, chức năng của thận, của thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra làm việc trong môi trường nóng bức tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn so với làm việc trong môi truờng bình thường, ví dụ bệnh tiêu hóa chiếm tới 15% so với 7,5 %, bệnh ngoài da 6,3 % so với 1,6%. Nhiệt độ cao còn làm giảm độ bền của các thiết bị bằng cau su, chất dẻo, lớp sơn phủ; làm bay hơi dầu bôi trơn, tăng hàm lượng khí VOCs trong môi trường lao động,…

  • Đánh giá tác động đến môi trường đất

Do nhà máy nằm gần với đất sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương, nếu không kiểm soát chất thải rắn, nước thải, khí thải thì chúng sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất.

  • Đánh giá tác động đến các doanh nghiệp kế cận

Khi Nhà máy đi vào hoạt động sẽ có những tác động đáng kể tới các doanh nghiệp kế cận. Đây là những tác động không thể tránh khỏi đối với một khu công nghiệp tập trung. Sự phát tán các chất ô nhiễm, sự lan truyền tiếng ồn trong môi trường không khí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động của các doanh nghiệp xung quanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nằm dưới hướng gió của Nhà máy. Tiếng ồn, ô nhiễm không khí cũng sẽ tác động đến chất lượng và làm giảm tuổi thọ các công trình nhà xưởng của các Nhà máy xung quanh nếu không có biện pháp phòng tránh thích hợp.

Khi Nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo ra một lượng nước thải sinh hoạt và nước thải của quá trình sản xuất. Nếu lượng nước thải này không được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường sẽ là nguồn gây ô nhiễm tới môi trường nước mặt và nước ngầm khu vực xung quanh, gây tác động đến khả năng cấp nước của các Nhà máy, doanh nghiệp khác. Đặc biệt nếu ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân của các doanh nghiệp xung quanh.

  • Đánh giá những rủi ro về sự cố môi trường

Qua phân tích quy trình công nghệ nhà máy cho thấy: Khả năng gây sự cố môi trường của nhà máy bao gồm: sự cháy nổ do điện, dầu và đường ống khí đốt, tai nạn lao động nghề nghiệp

– Sự cố cháy nổ: Trong thiết kế, có nhiều trạm biến thế phân xưởng và các thiết bị xúc hoặc tĩnh điện sẽ gây ra tia lửa điện, hồ quang điện hoặc cáp quá nóng sinh ra hoả hoạn, cháy nổ. Ở các trạm dùng thuỷ lực, trạm bôi trơn, trạm chứa dầu đều có số lượng dầu lớn rất dễ gây cháy, nếu bị rò rỉ hay bị bức xạ nhiệt cao. Tại khu vực lò khí hóa than, đường ống dẫn khí than, trạm oxy. .. rất dễ xảy ra cháy nổ khi đường ống bị rò rỉ.

Khi Sự cố gây cháy nổ khi xảy ra có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế xã hội và làm ô nhiễm môi trường cả ba hệ thống sinh thái nước, đất và không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa nó ảnh hưởng tới tính mạng của con người, động vật nuôi và tài sản của nhân dân trong vùng.

– An toàn lao động: Tai nạn lao động xảy ra làm suy giảm sức khỏe, gây thương tật và có thể bị mất khả năng lao động. Nhiều trường hợp có thể dẫn đến chết người.

– Sự cố các công trình xử lý ô nhiễm: Khi gặp sự cố, các hệ thống này thải ra môi trường một lượng lớn các chất gây ô nhiễm không khí như bụi, CO, SO2, NOx…ô nhiễm nước gây tác động đến môi trường sinh thái khu vực và các vùng lân cận, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

  • Đánh giá tác động đến kinh tế – xã hội khu vực

Sự ra đời và hoạt động của nhà máy luyện và cán thép sẽ có nhiều tác động đến kinh tế xã hội khu vực:

Tác động tích cực

– Tạo công ăn việc làm cho gần 400 lao động, góp phần nâng cao và ổn định thu nhập.

– Đáp ứng nhu cầu phôi và thép trong nước

– Thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế

– Tiết kiệm và tăng nguồn ngoại tệ từ việc xuất khẩu phôi, thép.

Tác động tiêu cực

– Vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

– Việc tập trung một lực lượng lao động lớn đến từ nhiều địa phương khác nhau nên vấn đề trật tự và an toàn xã hội sẽ phức tạp hơn, một số tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm vì thế có điều kiện để thâm nhập vào địa phương nếu không được tuyên truyền giáo dục thường xuyên.

3. Dự báo phát tán khí thải của nhà máy

Để minh họa rõ hơn ảnh hưởng của dòng khí thải phát tán trong không khí sau khi ra khỏi các ống khói, sử dụng phương pháp dự báo để tính toán sự phát tán các chất ô nhiễm trong một số điều kiện khí hậu, địa hình đặc trưng:

3.1. Phương pháp dự báo

Dự báo là một trong những phương pháp hữu ích trong việc quy hoạch, xây dựng tiến tới phát triển bền vững. Vì vậy, công tác dự báo đang ngày càng được chú trọng phát triển về mọi mặt như: cách thức tiến hành, các lĩnh vực cần dự báo…Để có thể dự báo ta làm theo các bước như sau:

– Bước một: Tính toán ở hiện tại với các thông số như nguồn thải hiện tại, khí tượng trung bình…

– Bước hai: Dựa vào các các thuật toán cơ bản, tính toán được sự phân bố các chất ô nhiễm và nồng độ của chất đó trong không gian tương lai. Quá trình tính toán này cần tính với các yếu tố có khả năng xảy ra như hệ thống xử lý không làm việc, hệ thống làm việc chưa hiệu quả.

– Bước ba: So sánh kết quả về sự phát thải chất ô nhiễm trong hiện tại và tương lai để thấy được sự lan truyền, phát tán chất ô nhiễm tăng hay giảm, từ đó có thể đưa ra các chính sách phù hợp.

Hiện nay trên thế giới đang có rất nhiều phương pháp để tính toán, dự báo ô nhiễm trong tương lai. Một trong các phương pháp ít tốn kém, hữu ích, trực quan, áp dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến nhất đó chính là phương pháp mô hình.

Phương pháp mô hình là phương pháp sử dụng các phần mềm tin học để tính toán lượng chất ô nhiễm và sự phân bố của các chất đó. Các mô hình hiện đại được rất nhiều các chuyên gia về tin học, về môi trường… xây dựng dựa trên các công thức tính khác nhau. Phương pháp này nếu so sánh với công tác đo đạc kiểm soát thì ít tốn kém hơn. Ta có thể tính toán cho các kịch bản khác nhau, so sánh với các tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp tốt nhất, và từ đó đưa ra các chính sách hợp lý để kiểm soát môi trường một cách có hiệu quả nhất.

3.2. Lựa chọn mô hình

Mô hình ISC Breeze là một mô hình rất hiệu quả trong việc tính toán các chất ô nhiễm. Mô hình này có thể áp dụng được cho rất nhiều các nguồn khác nhau như nguồn điểm, nguồn đường, nguồn mặt… Mô hình có nhiều lựa chọn (options) cho phép mô tả ảnh hưởng của sự phát thải từ các loại nguồn khác nhau. Các loại nguồn cơ bản có thể kể đến là các loại ống khói hay các loại đường khác nhau (ví dụ như conveyer belt băng tải hay đường sắt) hay một số các dạng khác: phát thải từ khu dân cư, từ một cụm công nghiệp nhỏ… Mô hình cũng có thể tính toán các tác động của những nguồn thải tạm thời khác như: nhà lưu trữ hay các đống xỉ rác. Mô hình còn mô phỏng được sự phát thải từ các nguồn mở thấp như lò nhiên liệu bề mặt hay quặng đá.

Khi sử dụng mô hình để tính toán sự phân bố chất ô nhiễm của các chất trên một vùng tính nhất định kết quả thu được là những hình ảnh trực quan mô tả sự lan truyền trên nền bản đồ.

Giao diện chương trình tính được thể hiện trên hình sau:

2015-10-27_011539

Hình 3: Giao diện mô hình dự báo lan truyền ô nhiễm

Đầu vào và đầu ra của mô hình

Đầu vào:

  • Lượng phát thải của từng chất ô nhiễm tại các nguồn (g/s).
  • Hình dạng hình học của các nguồn: đướng kính, độ cao ống khói, độ cao so với mực nước biển.. . .
  • Vị trí của các điểm tiếp nhận chất ô nhiễm.
  • Số liệu khí tượng: tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ, áp suất không khí, độ ổn định của khí quyển, chiều cao xáo trộn…
  • Các file bản đồ

Đầu ra:

            Sự phân bố nồng độ của các chất ô nhiễm trên nền bản đồ mô tả bằng các đường đồng mức thể hiện nồng độ theo đơn vị mg/m3.

Các thuật toán cơ bản của mô hình

Áp dụng công thức tính cho lượng phát thải đối với nguồn điểm theo công thức Gausse:

χ =                                (1)

Trong đó:

Q = Lượng phát thải chất ô nhiễm (khối lượng/đơn vị thời gian)

K = Hệ số chuyển đổi nồng độ tính sang đơn vị cần thiết (giá trị mặc định là 1 x 106 nếu Q tính theo g/s và nồng độ là mg/m3)

V = Sự phân bố chất ô nhiễm theo phương thẳng đứng

D = (hệ số phân rã của chất ô nhiễm ) Sự biến đổi chất ô nhiễm theo quá trình vật lý và hóa học

σy, σz = Độ lệch chuẩn của của sự phân bố nồng độ biên và nồng độ theo phương thẳng đứng (m)

us = Tốc độ gió (m/s) tại chiều cao hiệu quả của nguồn thải

Tọa độ và quá trình chuyển đổi phục vụ tính toán

Mô hình ISC Breeze sử dụng cả hệ toạ độ Đêcác và hệ toạ độ cực, việc sử dụng hệ toạ độ nào là do người sử dụng chỉ ra. Tất cả các điểm nhận thải được chuyển sang hệ toạ độ Đêcác (x,y) để tính toán độ khuếch tán. trong hệ toạ độ cực, toạ độ của điểm (r,) do người sử dụng xác định và góc toạ độ  được tính theo chiều kim đồng hồ từ trục chỉ hướng bắc. Trong hệ toạ độ Đêcác trục x chỉ theo hướng đông và trục y chỉ theo hướng bắc. Trong hệ tọa độ Đêcác người sử dụng phải xác định vị trí của mỗi nguồn trên ô vuông chuẩn, còn trong hệ toạ độ cực thì giả sử điểm chuẩn tại x = x0 và y = y­­0­, toạ độ (x,y) của điểm nhận thải tại điểm (r,) được xác định bởi công thức sau:

X(R) = rsinq – X0

Y(R) = rcos – Y0

Nếu tọa độ x,y của nguồn thải là X(S) và Y(S). Khoảng cách cuối hướng gió x đến điểm nhận thải dọc theo hướng cuối hướng gió của luồng khí thải được xác định bởi:

 x = -X(R) – X(S)sin(WD) – (Y(R) – Y(S)cos(WD)

Trong đó: WD – hướng gió

Khoảng cách cuối hướng gió được sử dụng để tính độ nâng của luồng khí thải và hệ số khuếch tán. Trường hợp điểm nhận thải nằm trong vùng có bán kính 1 mét xung quanh nguồn thải sẽ không được tính đến trong mô hình. Khoảng cách đến điểm nhận thải theo phương ngang tính từ tâm luồng khí thải được xác định bởi công thức:

y = (X(R) – X(S))cos(WD) – (Y(R) – Y(S))sin(WD)

Trường tốc độ gió

Quy luật phân bố gió theo hàm mũ được sử dụng để điều chỉnh tốc độ gió (u­ref) tại độ cao quan trắc (zref) để xác định tốc độ gió tại độ cao phát thải (hs). Phương trình tốc độ gió trung bình tại độ cao phát thải có dạng như sau:

 2015-10-27_011708

Trong đó p là hệ số mũ của hàm phân bố tốc độ gió. Giá trị của p được xác định là một hàm của cấp ổn định và tốc độ gió. Giá trị của p được xác định như sau:

Bảng 5: Giá trị của hệ số p

Cấp ổn định Hệ số mũ đối với khu vực nông thôn Hệ số mũ đối với khu vực đô thị
A

B

C

D

E

F

0,07

0,07

0,10

0,15

0,35

0,55

0,15

0,15

0,20

0,25

0,30

0,30

 

Hệ số khuếch tán:

Các phương trình có dạng gần như là phù hợp với các đường cong Pasquill-Gifford (Turner, 1970) được sử dụng để tính và (đo bằng đơn vị m) đối với mô hình áp dụng cho khu vực nông thôn. Phương trình được sử dụng để tính có dạng như sau:

2015-10-27_011755

Trong đó:

TH = 0,017453293[c-dln(x)]

Trong phương trình trên khoảng cách cuối hướng gió x được tính theo đơn vị km và hệ số c và d được liệt kê trong bảng sau.

Bảng 6: Giá trị hệ số c và d

 

Cấp ổn định Pasquill

TH = 0,017453293[c-dln(x)]
c d
A

B

C

D

E

F

24,1670

18,3330

12,5000

8,3330

6,2500

4,1667

2,5334

1,8096

1,0857

0,72382

0,54287

0,36191

Trong đó được tính bằng mét và x tính bằng km.

Phương trình được sử dụng để tính có dạng như sau:

= axb

 Trong đó khoảng cách cuối hướng gió x được tính bằng km và  được tính bằng m. Hệ số a và b được tham khảo theo bảng hệ số cấp ổn định của Pasquill.

3.3.3.3. Áp dụng và kết quả tính toán

  1. Tham số đầu vào và phương án tính:

– Tham số đầu vào: Tham số đầu vào cho hệ thống thải sử dụng trong tính toán này được sử dụng từ báo cáo thiết kế của nhà máy. Tham số bản đồ được xây dựng dựa trên bộ bản đồ hành chính và địa hình của tỉnh Thái Bình kết hợp với ảnh vệ tinh tại khu vực thực hiện dự án.

Thông tin đầu vào

STT Thông số Số liệu Ghi chú
1 Chiều cao ống khói 30 m
2 Đường kính ống khói 3,2 m
3 Lưu lượng khí thải 514.000 m3/h Tổng cộng từ nhiều nguồn thải
4 Nhiệt độ khí thải  130 oC
5 Nhiệt độ không khí (T1-T3) 20-220C
6 Nhiệt độ không khí (T7-T8) 33-350C
7 Tốc độ gió (T1-T3) 2,5 m/s
8 Tốc độ gió (T7-T8) 3,5 m/s
9 Cấp ổn định khí quyển B

Tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm

Chất ô nhiễm Bụi
Tải lượng (g/s) 555,65
Nồng độ (mg/m3) 3.891,73
TCVN 5939 – 2005 (Cột B) (mg/m3) 200

 

– Phương án tính toán: Tính toán tập trung cho tham số bụi vì các tham số khác hầu như quá nhỏ (nhỏ hơn tiêu chuẩn phát thải TCVN 5939-2005) . Tính toán cho bụi được áp dụng cho 2 mùa: mùa khô và mùa mưa tại khu vực thực hiện nhà máy theo các trường hợp sau:

  1. Tính toán với trường hợp không có hệ thống xử lý bụi
  2. Tính với trường hợp có hệ thống xử lý bụi đạt TCVN
  3. Tính với trường hợp hệ thống bụi hoạt động kém hiệu quả, chỉ đạt hiệu quả 65%.
  4. Kết quả dự báo
  5. Kết quả tính toán với trường hợp không có hệ thống xử lý bụi

2015-10-27_011900

2015-10-27_011942

Hình 4: Kết quả tính toán vào mùa khô khi không có hệ thống xử lý (T1-T3)

2015-10-27_012020

2015-10-27_012100

Hình 5: Kết quả tính toán vào mùa mưa khi không có hệ thống xử lý (T7-T8)

Kết quả tính toán với trường hợp có hệ thống xử lý bụi đạt TCVN

2015-10-27_012246

2015-10-27_012326

Hình 6: Kết quả tính toán vào mùa khô khi có hệ thống xử lý đạt TCVN (T1-T3)

2015-10-27_012411

2015-10-27_012444

Hình 7: Kết quả tính toán vào mùa mưa khi có hệ thống xử lý đạt TCVN (T7-T8)

Kết quả tính toán với trường hợp hệ thống bụi hoạt động kém hiệu quả, chỉ đạt hiệu quả 65%.

2015-10-27_012528

2015-10-27_012604

Hình 8: Kết quả tính toán vào mùa khô khi hệ thống xử lý

chỉ đạt hiệu suất 65% (T1-T3)

2015-10-27_012643

2015-10-27_012717

Hình 9: Kết quả tính toán vào mùa mưa khi hệ thống xử lý chỉ đạt hiệu suất 65% (T7-T8)

Nhận xét chung

Với ba trường hợp tính toán nêu trên, dựa trên các kết quả tính toán được có thể đưa ra một số nhận định sau:

  • Mô hình ISC Breeze được sử dụng tính toán phân bố đối với trường hợp nhà máy này cho kết quả tốt và rõ ràng. Phân bố nồng độ chất ô nhiễm tuân thủ theo quy luật phân bố chất ô nhiễm trong môi trường không khí, tuân thủ theo quy luật phân bố trường gió.
  • Trong trường hợp không có hệ thống xử lý bụi, khi nhà máy vận hành và hoạt động chắc chắn sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu tới môi trường. Kết quả tính toán cho thấy khi hoạt động, lượng khí thải ra môi trường xung quanh vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937-2005) từ 3 tới 4 lần. Phạm vi ảnh hưởng trong trường hợp này nằm trong khoảng cách từ 500m đến 1500m tính từ tâm ống khói vào mùa khô và mức ảnh hưởng tăng lên tới khoảng 2200m tính từ tâm ống khói vào mùa mưa.
  • Trong trường hợp hệ thống xử lý khí thải đạt hiệu suất 65%, các kết quả cũng chỉ ra rằng mức ảnh hưởng có giảm đi về nồng độ chất gây ô nhiễm so với trường hợp không có hệ thống xử lý khí thải song vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937-2005). Mức ảnh hưởng lớn nhất trong trường hợp này nằm trong khoảng 1000m xung quanh ống khói tính từ tâm ống khói.  Trong khoảng cách này mức ô nhiễm vẫn vượt TCVN từ 1,2-1,5 lần trong khoảng cách từ 1000-1700m tính từ tâm ống khói.
  • Các kết quả tính toán khi nhà máy có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam đều cho phân bố nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn cho phép khi so sánh với TCVN 5937-2005.

4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG

Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau (xem Chương 9) nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học và khách quan về các tác động có thể xảy ra trong từng giai đoạn, từng đối tượng. Các phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới thiết lập. Phương pháp mô hình hóa…là những phương pháp phổ biến được áp dụng để nhận diện, định lượng các tác động. Độ chính xác và tin cậy của các phương pháp này là rất cao.

Ngoài các phương pháp nêu trên, để có số liệu đối chứng với thực tế, chúng tôi còn tham khảo các số liệu về quan trắc môi trường ở các nhà máy có quy mô và điều kiện tương tự.

            Để có được các số liệu chính xác trong quá trình hoạt động của nhà máy. Nhà máy sẽ thực hiện chương trình giám sát môi trường và trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm, hạn chế các tác động môi trường không mong muốn.

[Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện và cán thép Shengli tại Khu công nghiệp Cầu Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Chủ đầu tư: Công ty TNHH công nghiệp nặng Shengli, 2008]

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *