Đất đai đang bị sa mạc hóa

5/5 – (2 votes)

Hiện nay khi môi trường đang bị suy thoái thì hiện tượng sa mạc hóa cũng đang ngày càng gia tăng dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho môi trường đồng thời cũng tác động đến đời sống con người. Môt trong những hậu quả của suy thoái môi trường ngày này là sa mạc hóa. Sa mạc hóa là hiện tượng tự nhiên đáp ứng với điều kiện khí hậu tự nhiên và tình trạng đó trở nên trầm trọng hơn khi có sự can thiệp của con người, tạo ra sự mất cân bằng trong tự nhiên.

sa-mac-hoa

Xem thêm: Kỹ thuật thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Các nguyên nhân gây sa mạc hóa:

  • Do chăn thả quá mức: Cỏ là cây cần thiết để neo đất bề mặt trong các khu vực khô hạn. Nhưng khi cỏ bị khai thác để phục vụ cho chăn nuôi thì đất bị mất đi sự hỗ trợ và bị gió thổi đi. Những loài động vật ăn cỏ liên tục khai thác quá mức thảm thực vật dẫn đến sự gia tăng trong sa mạc hóa. Hơn thế nữa, chăn thả không phải là vấn đề môi trường một vài năm trở lại đây mà là từ rất lâu rồi bởi vì con người luôn di chuyển từ nơi này đến nơi khác tùy thuộc vào lượng mưa và nguồn thức ăn để cung cấp cho gia súc khiến cho việc chăn thả trở nên quá mức.
  • Nạn phá rừng cũng là một trong những nguyên nhân gây sa mạc hóa: tình trạng đô thị hóa gia tăng trong nông nghiệp, các khu rừng bị cắt giảm trên quy mô lớn do các mục đích cơ sở hạ tầng và nhiên liệu dẫn đến xói mòn đất. Bên cạnh đó các chất dinh dưỡng từ đất cũng bị mất đi làm cho đất trở nên trơ và không còn tác dụng. Việc chặt phá rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng bị giảm làm mất đi thảm thực vật tự nhiên dẫn đến xói mòn đất do gió và nước.
  • Do hạn hán: hạn hán cũng góp phần tạo nên sa mạc hóa những nguyên nhân chính là do áp ực sinh hoạt của con người nên môi trường tự nhiên. Nếu như trước đây hiện tượng hạn hán là biến chuyển thường xuyên xảy ra ở các vùng khô cằn nhưng khi có mưa thì môi sinh được hồi phục nhanh chóng, tuy nhiên hiện nay với sự lạm dụng đất đai của con người đã làm suy thoái chất đất và làm tăng cường tốc độ sa mạc hóa.
  • Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là một biến đổi trong tự nhiên tuy nhiên nó ngày càng gia tăng do hoạt động của con người, cụ thể là phát thải khí nhà kính, yếu tố này làm ảnh hưởng đến vùng đất bị sa mạc và gây ra hạn hán kéo dài. Và kết quả của hiện tượng trên là đất đai trở nên trơ, dễ bị tổn thương, cùng với sự biến đổi lượng mưa đã gây ra sa mạc hóa.

Ảnh hưởng của sa mạc hóa:

  1. Gây xói mòn đất: phá rừng làm tăng tỉ lệ xói mòn đất xảy ra với lượng mưa tăng lên, dòng chảy mạnh là đất xói mòn.
  2. Đất trở nên mất tác dụng: do điều kiện phát triển nông nghiệp và hạn hán làm đất không thấm nước, kết quả là đất trở thành vô sinh và nếu như nó bị lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ có khả năng đất bị mất đi khả năng sinh sản mãi mãi.
  3. Ảnh hưởng đến cuộc sống con người: Tác dụng phụ của sa mạc hóa như lũ lụt ở khu vực lượng mưa lớn, nguồn đất, nước, không khí bị ô nhiễm và nhiều thiên tai khác, tất cả đều ảnh hưởng xấu đến con người thậm chí là cả tính mạng. Ngoài ra sa mạc hóa cũng làm cho đất trở nên không thích hợp cho nông nghiệp, nó có thể là một mất mát lớn của ngành thực phẩm. Và kết quả là con người và động vật có thể bị đói.

Sa mạc hóa được coi là một vấn đề môi trường lớn mà không thể được giải quyết bởi một cơ quan chức năng hay một người duy nhất nào cả mà cần sự chung tay của tất cả mọi người. Chúng ta cũng có thể tham gia các hoạt động nhóm bảo tồn bên cạnh đó mỗi người cũng cần phải có ý thức tiết kiệm nước, đất và tài nguyên thiên nhiên quý giá khác nữa.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *