Hướng dẫn tận dụng rơm rạ làm phân bón tại ruộng

5/5 – (1 vote)

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, 70% dân số làm nông nghiệp và lúa là cây trồng chính, do vậy lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Lượng rơm rạ dư thừa được nông dân xử lý bằng biện pháp đốt ngay trên đồng ruộng đã làm ô nhiễm môi trường sống và hệ sinh thái đồng ruộng, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Sau khi thu hoạch, bình quân 1ha thu được 6 tấn rơm rạ trong đó bao gồm 51,5 kg N –  25,4 kg P2O5 –  137,4 kg K2O. Đa số bà con nông dân vẫn tiến hành đốt sau thu hoạch. Việc làm này không những làm mất đi các vi tố hữu cơ có ích mà còn gây tổn hại đến môi trường. Theo tính toán, lượng CO2 phát thải vào môi trường do đốt rơm rạ tại Đồng bằng Sông Hồng là 1,2 đến 4,7 triệu tấn/năm, lượng khí nhà kính phát thải vào môi trường do việc đốt rơm rạ này gây thiệt hại về môi trường tương đương với 19,05 – 200,3 tr USD/năm. Bên cạnh đó, việc lấy đi rơm rạ khỏi đồng ruộng đã làm giảm cacbon hữu cơ một cách đáng kể. Nếu hàm lượng cacbon ban đầu là 3,56%, sau 10 năm canh tác 2 vụ lúa/năm, hàm lượng cacbon chỉ còn 3,03%, sau 50 năm là 1,59% và sau 100 năm là 0,71%, như vậy độ phì nhiêu cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong đất sẽ giảm đi rất nhiều.

Rơm rạ là nguồn phế thải rất lớn trong nông nghiệp Việt Nam. Trước đây nông dân ta tận dụng hết nguồn phế phụ phẩm này để lợp nhà, làm thức ăn cho gia súc, dùng để đun nấu. Nay những nhu cầu ấy không còn nữa, cho nên, sau khi thu hoạch lúa vào mùa mưa lượng rơm rạ để lại cánh đồng, làm tắc kênh mương, sông ngòi và gây ô nhiễm môi trường. Vào mùa khô tuyệt đại đa số nông dân đốt rạ gây lãng phí nguồn chất hữu cơ có thể sử dụng làm phân bón.
Hiện nay, nhiều nơi đốt rơm rạ vào các buổi chiều, tối, khói đã gây ô nhiễm môi trường, khói tràn vào công sở, thành phố làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của người dân, đặc biệt là người già và trẻ em. Khói ngăn cản tầm nhìn, gây ách tắc, tai nạn giao thông trên các quốc lộ. Giải quyết vấn đề trên là một vấn đề bức xúc hiện nay của rất nhiều địa phương trong cả nước.
Kỹ thuật xử lý được thực hiện theo các bước sau:
1. Thu gomrơm rạ: Sau khi gặt xong thu gom ngay khi rơm rạ còn tươi về góc ruộng (cho từng sào hoặc 2 sào ).
2. Cách ủ: Rơm rạ tươi (hoặc ướt) làm rối, bổ sung chế phẩm vi sinh VIXURA và các phụ gia cần thiết.
– Dùng nilon (loại dày) phủ kín đống ủ, dưới chân đống ủ đắp đất để giữ nilon khỏi bị bay (có thể tận dụng bao tải đựng thức ăn cho gia súc hoặc phân bón để phủ) hoặc trát bùn.
– Mỗi đống ủ từ 1 đến 2 sào rơm rạ hoặc nhiều hơn càng tốt.
Chú ý bổ sung nước thường xuyên, đặc biệt là vào mùa khô (phải đủ độ ẩm thì vi sinh vật mới phân huỷ được).
3. Thời gian ủ:
– Từ 20-30 ngày là có thể rải rạ ra ruộng để cày, bừa được, nếu ủ lâu hơn sẽ mục hoàn toàn (hình 10).
– Kết quả thu được: dự kiến 300kg phân hữu cơ/1sào rạ.

2016-08-22_101457

2016-08-22_101522

Theo nhận định của các nhà khoa học, sau mỗi vụ thu hoạch 1ha lúa sẽ thu được 6 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ mất đi hơn 5,5 triệu đồng, trong khi cùng khối lượng rơm rạ ấy nếu đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 400kg phân hữu cơ. Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước (khoảng 45 triệu tấn) được xử lý sẽ đem lại 20 triệu tấn phân hữu cơ, người nông dân không phải bỏ tiền mua phân hóa học (NPK) là 200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn kali, như vậy, sẽ tiết kiệm được gần 11.000 tỷ đồng.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *