Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng giếng đào đơn giản

5/5 – (1 vote)

Giếng đào là giếng được đào sâu xuống đất để khai thác nước ngầm nông. Đây là nguồn cấp nước phổ biến ở nông thôn Việt Nam, áp dụng cho vùng có nguồn nước mặt nông, nằm dưới mặt đất 5 – 10m. Nguồn nước này có nhiều khoáng chất, nhưng dễ bị ô nhiễm bởi nguồn nước mặt.
Để xây dựng giếng đào, tiến hành các bước sau:
– Lựa chọn địa điểm đào giếng: Lựa chọn điểm đào có khả năng cung cấp nước cao, chú ý tránh xa các nguồn gây ô nhiễm như nhà vệ sinh, nơi gia súc và gia cầm hay qua lại
– Đào giếng theo kiểu hình trụ với chiều sâu phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của khu vực. Thông thường ở các vùng nông thôn, các giếng đào có độ sâu từ 5 – 10m là có khả năng cung cấp nước khá ổn định cho hộ gia đình. (hình 2)
– Dùng gạch xây chung quanh thành giếng từ bề mặt xuống tới đáy giếng đảm bảo kín chung quanh. Thành giếng cao cách mặt đất 0,7m được xây bằng gạch hay bê tông.
– Có sân giếng xây gạch hay tráng xi măng và rãnh thoát nước cách thành giếng 1m, tất cả đều đảm bảo độ dốc cần thiết để thoát nước.
– Có nắp đậy, có giá treo gầu múc nước cao trên mặt giếng hoặc có thể lắp đặt hệ thống bơm tay.

2016-08-22_093226

+ Ưu điểm:
– Phù hợp cho các hộ gia đình
– Chi phí vận hành bảo dưỡng thấp
– Có thể sử dụng vật liệu và sức lao động địa phương nên tiết kiệm được chi phí xây dựng.
– Dễ sử dụng, có thể gắn các thiết bị lấy nước như bơm tay, bơm điện
+ Nhược điểm:
– Không phù hợp với vùng thường xuyên có lũ lụt
– Nguồn nước giếng dễ bị ô nhiễm do nước thải, nhà vệ sinh và chuồng trại gia súc gần giếng.
– Tại một số vùng không đủ nước vào mùa khô hạn và đôi khi khó tìm được nguồn nước tốt trong khuôn viên của gia đình.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *