Một số nguồn tác động môi trường từ hoạt động sản xuất giấy

5/5 – (1 vote)

Xác định nguồn gây ô nhiễm nhằm mục đích tìm ra các nguồn phát sinh chất ô nhiễm, tải lượng các chất ô nhiễm. Qua đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nguồn thải các chất ô nhiễm làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giảm thiểu khả năng ảnh hưởng của các chất ô nhiễm tới môi trường

1- Khí thải.

Trong quá trình sản xuất giấy, khí thải phát sinh nhiều nhất ở khâu sấy giấy. Tại lò sấy giấy khí thải hình thành do quá trình đốt nhiên liệu cháy là than kíp lê Quảng Ninh (Antraxit). Với công suất 5.000 tấn giấy/năm (Khoảng         15 – 16 tấn giấy/ngày) sử dụng 1.700 tấn than/năm thì mỗi giờ Nhà máy tiêu tốn hết 102 kg than.

Lượng nhiên liệu tiêu thụ B, kg/h ?             B = 102

Hệ số cháy không hoàn toàn Eta (=0.5-5 %): Eta = 1.3

Hệ số thừa không khí Anfa:                         Anfa = 1.5

Hệ số mang tro bụi theo khói:                    a = 0.8

Nhiệt độ khói ở miệng ống khói, oC:           tkhoi = 120

Thành phần nhiên liệu:

Cp= 95.00%; Hp=3.00%; Np= 0.80%;

Op= 0.30%; Sp= 0.40%; Ap= 0.30%; Wp= 0.20%

– Nhiệt trị lý thuyết của nhiên liệu:     Qlt =  8434 kcal/kg

– Lượng khói thải ở nhiệt độ t=120 oC: Lt =  0.577 m3/s; gamaSPC = 0.919 kg/m3

– Tải lượng và nồng độ phát thải khí SO2: mSO2=  0.215 g/s;  cSO2 = 372.4 mg/m3

– Tải lượng và nồng độ phát thải khí CO: mCO =  0.715 g/s; cCO =1239.8 mg/m3

– Tải lượng, nồng độ phát thải khí CO2: mCO2= 92.552 g/s; cCO2 = 160.4 g/m3

– Tải lượng, nồng độ phát thải khí NOx: mNOx=  0.000 g/s; cNOx = 0.0 mg/m3

– Tải lượng và nồng độ phát thải khí bụi: mBUI = 0.068 g/s;  cBUI =117.9 mg/m3

Khả năng phát tán khí thải phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng đến thời tiết khu vực như: Hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ không khí độ ảm không khí . . .

Áp dụng mô hình vệt khói Gauss để dự báo ô nhiễm môi trường không khí. Nồng độ “C” của chất ô nhiễm trong không khí tại một điểm bất kỳ trên mặt đất có toạ độ (x, y, z=0) do các nguồn điểm gây ra như sau :

                 2015-10-27_213052

Trong đó :   E – Tải lượng chất ô nhiễm của nguồn thải (mg/s)

                   H – Chiều cao hiệu quả của nguồn thải (m)

                  2015-10-27_213801 – Hệ số khuếch tán theo phương y và z (m)

                   U – Tốc độ gió trung bình ở chiều cao hiệu quả của ống khói (m/s)

Chương trình tính toán được thực hiện trên máy tính điện tử Pentium II 233.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn gián tiếp sinh ra khí thải (Do quá trình bốc hơi và lên men yếm khí). Thành phần khí thải chủ yếu là H2S, CO2 hơi NaOH và hơi nước. Song lượng khí này rất ít, phụ thuộc vào nhiệt độ nước, phụ thuộc vào mùa và phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu.

2) Nước thải

Đầu vào để làm giấy bao gồm: Bột giấy bán hóa học, bột giấy cơ học, sợi bột tái chế, giấy vụn nghiền và các chất phụ gia khác nhau. Nhu cầu sử dụng nước để pha loãng bột giấy để tạo hình nên tờ giấy rất lớn, ít nhất là 100 m3/tấn giấy. 20 % lượng nước này nằm trong tờ giấy ướt và được thải ra môi trường qua hình thức bốc hơi ở công đoạn sấy. Khoảng 50% được trích ra ở các khâu lưới, ép. Khoảng 30% là lượng nước trắng dưới lưới được sử dụng lại để pha loãng bột giấy. Vậy để sản xuất 1 tấn giấy Nhà máy thải ra 50 m3 nước thải, trong 1 ngày đêm thải ra 700 – 800 m3 nước.

Tùy theo nguồn phát sinh, thành phần và lưu lượng nước thải, Nhà máy dự kiến phân đường nước thải thành 2 đường:

– Nguồn nước thải chứa nhiều bột giấy và các chất phụ gia. Nguồn này phát sinh từ các công đoạn của dây chuyền sản xuất ước tính mỗi ngày thải ra 300 m3.

– Nguồn nước thải chứa 1 lượng ít bột giấy nhưng lẫn nhiều tạp chất, nguồn này hình thành do quá trình vệ sinh các trang thiết bị, các máy móc của dây chuyền, do nước thải sinh hoạt hoạt của công nhân. Lượng nước thải này khoảng 400 – 500 m3.

Cả hai nguồn thải trên đều có đặc điểm chung là chứa Xenlulô (bột giấy) nên trong điều kiện giàu khí oxy xenlulô phân hủy theo phản ứng

2015-10-27_213920

tạo thành khí CO2 và rượu etylic. Khí CO2 có thể gây nên hiệu ứng nhà kính.

Trong điều kiện thiếu oxy, xenlulô phản ứng lên men yếm khí do xúc tác là vi khuẩn yếm khí gây nên

2015-10-27_214008

H2S có mùi thối rất khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân viên trong Nhà máy và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh. Do vậy, việc xử lý nước thải là nhằm vào mục đích khử H2S có nghĩa là phải xử lý hết bột giấy tồn đọng và không để tồn đọng nước quá lâu (2 ngày trở lên).

Đối với sản xuất giấy nói chung, giá trị các chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nước được thể hiện trong bảng 4:

Bảng 4  Chất lượng nước thải đối với ngành sản xuất giấy

(Theo số liệu kiểm tra định kỳ của Viện Hoá Học tại Nhà máy giấy Tân Mai)

Stt Chỉ tiêu đánh giá Giá trị ước tính TCCP
1 pH > 9 5,5 – 9
2 COD 750 – 2.000 100
3 BOD5 350 – 1.500 50
4 Chất rắn lơ lửng 1.000 -1.500 100
5 NH3 5 – 10 1
6 Coliform 16.000 10.000

Giá trị BOD5 và COD  vượt  so với TCCP hàng trăm lần vì vậy cần phải có biện pháp xử lý thích hợp để giảm nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường.

  1. Cht thải rắn.

– Chất thải rắn do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thải ra bao gồm:

+ Chất thải rắn có thể thu hồi và tái sản xuất. Đó là bột giấy vương vãi trên dây chuyền (trong nước thải trắng), giấy vụn thải ra trong công đoạn xén giấy. Nhằm tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu Nhà máy thụ gom và đưa vào tái sử dụng trong các công đoạn thích hợp, còn một số bột đã phân huỷ Nhà máy đã thu gom riêng bán cho các cơ sản xuất giấy vệ sinh.

+ Chất thải rắn khác như: Chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt của công nhân viên trong Nhà máy, do vệ sinh các thiết bị trong dây chuyền sản xuất . . . Nhà máy thu gom phân loại để xử lý tại bãi rác chung của Nhà máy cơ khí Phổ Yên.

+ Xỉ than thải ra từ lò sấy giấy song do Nhà máy sử dụng loại than Antraxit có độ tro thấp (<10 %) nên lượng xỉ than thải ra khoảng 0,2 tấn/ngày. Hàng tháng cơ sở thu gom cho nhân dân địa phương trải đường hoặc san lấp mặt bằng.

Chất thải rắn được thu gom và chuyển đến bãi rác của nhà máy cơ khí Phổ Yên nằm ở phía Nam của Nhà máy. Lượng chất thải rắn thu gom ước tính trong 1 tháng khoảng từ 10 – 15 tấn.

Đánh giá chung: Chất thải rắn của Nhà máy không bao gồm các yếu tố độc hại, hoàn toàn có thể sử dụng vào mục đích dân sinh.

  1. Sự cố do các hoạt động của dự án

Sự cố cháy nổ có thể xẩy ra ở các khâu sau:

– Cháy nổ téc đựng dầu: Khả năng gây cháy nổ ở téc đựng dầu rất cao. Nguyên nhân nảy sinh ra cháy nổ téc đựng dầu có thể kể đến là: Do ý thức của người quản lý, do dò rỉ dầu, do sét đánh,  . . . Nếu để xẩy ra cháy nổ rất nguy hiểm đến tính mạng người lao động, gây thiệt hại tiền của, tài sản cho Nhà máy.

– Sản phẩm của Nhà máy là giấy các loại (là loại hàng hóa dễ cháy). Những nơi có thể xẩy ra cháy như cháy kho dựng nguyên liệu, cháy kho đựng thành phẩm.

– Cháy nhà xưởng do chạm chập điện.

 [Nguồn: Bản đăng đạt tiêu chuẩn môi trường cho dự án khả thi Xây dựng nhà máy giấy Trường Xuân của Công ty TNHH giấy Trường Xuân, 2000]

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *