Tác động môi trường từ hoạt động dệt nhuộm

4/5 – (2 votes)

1. Đánh giá tác động môi trường không khí
a). Một số nguồn gốc gây ô nhiễm.
Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình này bao gồm:
– Quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm từ quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy và các hoạt động giao thông khác sẽ thải ra bụi, khí thải như SO¬¬2, NOx, CO, VOCs và tiếng ồn.
– Các hoạt động sản xuất có liên quan đến ngành dệt nhuộm nên sẽ phát sinh ra nhiều loại khí thải chủ yếu là hơi dung môi, hơi axít . . .
– Bụi sinh ra trong quá trình dệt, đánh bóng.
– Ô nhiễm mùi hôi đặc trưng của nhà máy nhuộm do sử dụng nhiều hoá chất và thuốc nhuộm.
– Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực vệ sinh công cộng, bô chứa rác sinh hoạt…
– Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực xử lý nước thải.
– Ô nhiễm không khí do khí thải từ khu vực chạy máy phát điện dự phòng, từ khí thải lò hơi. Các loại khí thải này bao gồm các tác nhân gây ô nhiễm không khí như: tiếng ồn, nhiệt, bụi, NOx, SO2, CO, VOCs,…
– Tiếng ồn sinh ra từ các giai đoạn định hình cũng như giai đoạn đánh bóng cùng với các loại máy quạt công nghiệp.
b). Đánh giá ô nhiễm do quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm và các quá trình giao thông khác.
Bụi còn do quá trình vận chuyển, giao thông xuất phát từ các khu vực xuất nhập nguyên liệu … Khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển. Thành phần khí thải chủ yếu là CO, NOx, SO2, VOCs, bụi. Nguồn ô nhiễm này chỉ phát sinh rất ít và phân tán nên rất khó mà khống chế được một cách tốt nhất. Tuy nhiên, chúng ta có thể dự báo được tải lượng và nồng độ các chất một cách tương đối trong khí thải của xe cơ giới giao thông trong khu vực bằng hệ thống đánh giá ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1993).
Bảng 1. Tải lượng từ phương tiện vận chuyển, giao thông vào không khí.
Stt Phương tiện và
nhiên liệu sử dụng Tải lượng (kg/tấn nhiên liệu)
Bụi SO2 NOx CO VOCs Pb
1 Xe tải động cơ diesel trọng tải: từ 3,5 tới 16T
– Chạy trong thành phố 4,3 20S 55 28 12
– Chạy ở ngoại ô 4,3 20S 70 14 4
– Trên xa lộ 4,3 20S 70 14 4
2 Xe con 1400 – 2000 cc
– Chạy trong thành phố 0,86 20S 22,02 194,7 27,55 1,35p
– Chạy ở ngoại ô 1,03 20S 47,62 144,3 26,68 1,35p
– Trên xa lộ 0,93 20S 57,21 65,85 12,71 1,35p
Ghi chú: S là tỷ lệ lưu huỳnh trong nhiên liệu, p là tỷ lệ chì trong nhiên liệu g/l.
Tuy nhiên, hiện nay lượng xăng pha chì không còn được sử dụng tại Việt Nam, hàm lượng lưu huỳnh trong xăng và dầu cho các loại xe 4 bánh là 0,5%, xe tải nặng là 1%.
Theo thống kê thì định mức sử dụng nhiên liệu của một số loại xe lưu thông trên đường như trong bảng 2.
Bảng 2. Định mức sử dụng nhiên liệu một số phương tiện giao thông.
Stt Loại phương tiện Loại nhiên liệu Định mức
Lít/100km Định mức
kg/100km
1 Xe con Xăng 5,5 – 8 4,51 – 6,56
2 Xe tải Dầu Diesel 13 – 14 10,66 – 11,48
Nguồn: Công ty TNHH Xây dựng và Môi trường Trí Tín, tập hợp từ các nguồn tài liệu.
Theo tính toán mỗi ngày có 10 lượt xe con 4 – 7 chỗ (1400 – 2000 cc), 50 lượt xe từ 3,5 đến 16 tấn. Đoạn đường chịu ảnh hưởng là 3 km. Lượng phát thải các chất khí trong khí thải phương tiện giao thông được tính trong bảng 3.
Bảng 3. Lượng phát thải các khí ô nhiễm trong khí thải phương tiện giao thông.
Stt Phương tiện
và nhiên liệu
sử dụng Nhiên liệu tiêu hao trên đoạn đường trong 1 ngày (kgxăng, dầu/ngày) Tải lượng (kg/ngày)
Bụi SO2 NOx CO VOCs
1 Xe con 1,96 0,002 0,02 0,093 0,283 0,052
2 Xe từ 3,5
– 16 tấn 17,22 0,074 0,34 1,205 0,241 0,069
Với lượng không khí dư của động cơ đốt trong là 30% và nhiệt độ khí đốt thải là 200oC, thì lưu lượng khí thải sinh ra trong khi đốt 1 kg dầu, xăng là 38 m³. Như vậy, lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải được tính trong bảng 4.
Bảng 4. Lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải
Stt Phương tiện và nhiên liệu sử dụng Lưu lượng
m³/ngày Nồng độ (mg/Nm³)
Bụi SO2 NOx CO VOCs
1 Xe tải 654,4 0,19 0,90 3,18 0,64 0,17
2 Xe con 74,48 0,05 0,47 2,16 6,57 1,21
TCVN 5939 : 2005 (loại B) 200 500 850 1.000 –

Nhận xét: Khí thải ra từ các phương tiện vận chuyển là không cao, không vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đánh giá một cách tương đối nguồn phát thải vì chất lượng khí thải ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại xe, nhiên liệu sử dụng, chất lượng đường xá,… do vậy, khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những phát sinh về sự cố xe cộ và đường xá có thể gây nên những nguồn phát thải có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
c). Đánh giá ô nhiễm do khí thải từ lò hơi và máy phát điện
c1). Ô nhiễm do hoạt động của lò hơi
Theo như Luận chứng Kỹ thuật Dự án sử dụng 02 lò hơi chạy bằng dầu FO (công suất 3 tấn FO/ngày) với lượng dầu sử dụng là khoảng 240 lít/giờ, tính chất của dầu FO sử dụng tại Việt Nam có những đặc trưng kỹ thuật như trong Bảng 6.
Bảng 5. Các đặc trưng kỹ thuật của dầu F.O sử dụng tại Việt Nam
Các đặc trưng Thông số
1. Tỷ trọng Max 0,96
2. Độ nhớt (Viscosity/50oC cST) Max 170
3. Cặn cacbon (% trọng lượng) Max 85,7
4. Nhiệt độ bắt lửa (oC) Max 65,6 oC
5. Điểm đông đặc (oC) Max 20 oC
6. Hàm lượng lưu huỳnh (% trọng lượng) Max 3,0
7. Hàm lượng tro (%) Max 0,1
8. Hàm lượng oxy (%) Max 0,92
9. Hàm lượng hydro (%) Max 10,5
10. Nhiệt trị (cal/g) Max 10,2
Nguồn: Petrolimex – 1994
Tính tải lượng ô nhiễm
Quá trình đốt các nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch (dầu D.O, F.O) thường sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí như bụi than (C), dioxít lưu huỳnh (SO2), Oxít nitơ (NOx), xít cácbon (CO), hydrocacbon tổng (THC) và các andehyt (RHO), trong đó quan trọng nhất là SO2 với tải lượng và nồng độ thường rất cao. Tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu phụ thuộc vào hàm lượng S (% khối lượng) có trong dầu và được trình bày trong Bảng 7.

Bảng 7 – Tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu (Nguồn: WHO)
Các nguồn có nguyên
liệu đốt là dầu Các chất ô nhiễm tính ra kg/tấn dầu
Bụi SO2 NOx THC CO
Chạy máy 0,71 20 x S 9,62 0,791 2,19

Như đã trình bày ở trên, hàm lượng S của dầu F.O thương phẩm Việt Nam là 3%. Khi đó tải lượng các chất ô nhiễm khi đốt dầu 1 tấn dầu F.O (chọn hàm lượng S là 3%) như sau:
Bụi 0,71 kg/giờ
SO2 60 kg/giờ
NOx 9,62 kg/giờ
THC 0,791 kg/giờ
CO 2,19 kg/giờ

Lượng dầu Dự án sử dụng hàng ngày để chạy lò hơi là 3.840 lít (tương đương 3.000 kg dầu/ngày). Thông thường một ngày sản xuất lò hơi vận hành trong thời gian là 16 giờ (2 ca) thì lượng dầu sử dụng trong một giờ là 187,5 kg dầu. Như vậy tải lượng của các chất ô nhiễm chính trong 1 giờ sản xuất của Dự án là:

Bụi 0,133125 kg/giờ
SO2 11,25 kg/giờ
NOx 1,80375 kg/giờ
THC 0,1483125 kg/giờ
CO 0,410625 kg/giờ

Tính nồng độ chất ô nhiễm
Theo kết quả tính toán khi vận hành nồi hơi (chế độ đốt có hệ số khí dư là 1,2), 1 kg dầu FO sẽ thải ra 24,3 m3 khí thải. Như vậy hai nồi hơi của Dự án thải ra khoảng 4.500 m3. Khi đó nồng độ các chất ô nhiễm tính được như trong Bảng 3.16.
Bảng 8. Tính toán nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải nồi hơi
Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3) Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3) Tiêu chuẩn thải
TCVN 5939 : 2005
(Kv= 1 ; Kp=1)
Bụi mg/m3 29 – 200
SO2 mg/m3 2.500 4.325 500
NOx mg/m3 400 692 850
THC mg/m3 33 57 –
CO mg/m3 91,25 158 1.000
Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy nồng độ của SO2 cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép 8,65 lần .Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép.
c2). Ô nhiễm do hoạt động của máy phát điện
Để ổn định điện cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy trong trường hợp có sự cố về điện, Dự án có sử dụng 1 máy phát điện Diesel dự phòng với công suất 750 KVA. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu của máy là 112,5 Kg dầu DO/h.
Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm trong bảng 9.
Bảng 9. Tải lượng các chất ô nhiễm khí từ khí thải máy phát điện
Stt Chất ô nhiễm Hệ số
Kg/tấn Tải lượng
Kg/h mg/s
1 Bụi 0,71 0,079875 22,1875
2 SO2 20S 2,25 625
3 NO2 9,62 1,08225 300,625
4 CO 2,19 0,246375 68,4375
5 VOCs 0,791 0,0889875 24,71875
Ghi chú : Tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 1%.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện: Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C, thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 22 m3. Với định mức 112,5 kg dầu DO/h cho máy phát điện, tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 0,6875 m3/s. Nồng độ của khí thải của máy phát điện được đưa ra trong bảng 10.
Bảng 10. Nồng độ của khí thải của máy phát điện
Stt Chất ô nhiễm Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3) Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3) TCVN 5939-2005 cột B (mg/Nm3)
1 Bụi 32 – 200
2 SO2 909 1572 500
3 NO2 437 756 850
4 CO 100 173 1.000
5 VOCs 36 62 –

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với tiêu chuẩn khí thải (TCVN 5939 – 2005, cột B) cho thấy nồng độ SO2 cao hơn tiêu chuẩn 3 lần. Nồng độ các chất ô nhiễm khác đều nằm trong giới hạn cho phép.
d). Đánh giá ô nhiễm từ tiếng ồn, rung và nhiệt
Quá trình sản xuất của Nhà máy phát sinh tiếng ồn và rung động lớn. Theo đánh giá của chúng tôi độ ồn của khu vực sản xuất và giao thông vào lúc khoảng 75-90 dB, đó là hoạt động của máy móc trong quá trình sản xuất của nhà máy, lò hơi, máy phát điện và các phương tiện vận chuyển.
Nhiệt phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy là nhiều chủ yếu phát sinh từ các nguồn như lò hơi, nước nóng, …. Kết quả, khảo sát tại một số nhà máy tại TP. Hồ Chí Minh có sử dụng nồi hơi của Phân viện Bảo hộ lao động thành phố Hồ Chí Minh cho thấy chung quanh khu vực nồi hơi, đun nấu nhiệt độ cao hơn khu vực xung quanh 3 – 50C. Như vậy, vào những ngày nắng nóng nhiệt độ tăng cao trong khu vực nhà máy, Dự án sẽ tăng cường các biện pháp làm mát cục bộ, giải nhiệt bằng nước giải khát có bổ sung thêm đường và muối khoáng cho công nhân.

e). Các tác hại của các tác nhân ô nhiễm không khí
Bảng 11. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
Stt Thông số Tác động
01 Bụi – Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
– Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá
02 Khí axít (SOx, NOx). – Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.
– SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.
– Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng.
– Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.
– Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn.
03 Oxyt cacbon (CO) – Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.
04 Khí cacbonic (CO2) – Gây rối loạn hô hấp phổi.
– Gây hiệu ứng nhà kính.
– Tác hại đến hệ sinh thái.
05 Hydrocacbons – Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong.
06 Tiếng ồn Tiếng ồn còn gây nên những tác hại đối với hệ thần kinh, hệ tim mạch và dạ dày gây kích thích hệ thần kinh trung ương; gây đau đầu chóng mặt, gây ra một số thay đổi trong hệ thống tim mạch, rối loạn nhịp tim, gây nên sự rối loạn chức năng bình thường của dạ dày và có thể gây nên bệnh viêm dạ dày…
07 Rung động – Hệ thống thần kinh và hệ thống tim mạch là những bộ phận nhạy cảm nhất đối với rung động. Bệnh khớp xương cũng liên quan đến rung động.
08 Mùi hôi – Anh hưởng đến cơ quan hô hấp, gây mùi hôi khó chịu
– Tác động đến môi trường không khí xung quanh nhà xưởng, đặc biệt là bên trong nhà xưởng và khu vực sản xuất.
2. Đánh giá tác động môi trường nước
a). Nguồn gốc phát sinh nước thải
– Nước thải sinh hoạt thải khu vực văn phòng, từ các khu vệ sinh, v.v… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.
– Nước thải phát sinh trong quá trình vắt nước, sấy, nhuộm . . vào khoảng 500m³/ngày. Lượng nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, nồng độ COD dao động khá lớn. Ngoài ra, độ màu của nước thải rất cao đặc biệt ở các nhà máy vừa và nhỏ dao động từ 1.500 đến 3.700 Pt-Co.
– Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng khu vực dự án, nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước và đặc biệt có cả thành phần là phân và các loại chất thải khác. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh dưỡng… và các rác thải cuốn trôi trên khu vực dự án.
(2). Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải
a). Nước thải sinh hoạt
Theo tính toán ở phần trước, với số lượng công nhân viên hoạt động tại Nhà máy là 5.460 người, tiêu chuẩn dùng nước 120 lít/người/ngày, lượng nước thải sinh hoạt thải ra vào khoảng 524 m³/ngày đêm (bằng 80% nhu cầu dùng nước). Theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO,1993) để tính ra tải lượng ô nhiễm như trong bảng 11 và tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của Nhà máy như trong bảng 12.
Bảng 12. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Stt Chất ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày) Khối lượng (kg/ngày)
1 BOD5 45 – 54 245,7 – 294,84
2 COD 72 – 102 393,12 – 556,92
3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 382,2 – 791,7
4 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30 54,6 – 163,8
5 Tổng Nitơ (N) 6 – 12 32,76 – 65,52
6 Amoni (N-NH4) 2,4 – 4,8 13,104 – 26,208
7 Tổng Phospho 0,8 – 4,0 4,368 – 21,84
8 Tổng Coliform MPN/100ml) 106 – 109 546.107 – 546.1010
Nguồn: WHO, 1993

Bảng 13. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
Stt Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) TCVN 5945 – 2005 (cột A)
1 BOD5 467 – 562 30
2 COD 750 -1063 50
3 SS 729 -1511 50
4 Dầu mỡ 104 – 312,6 10
5 Tổng N 62,5 -125 15
6 Amôni 25 – 50 5
7 Tổng Phospho 8 – 40 4
8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 1,042.104 – 1,042.107 3000
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý với tiêu chuẩn nước thải (TCVN 5945 : 2005 cột A) cho thấy cần thiết phải xử lý nước thải sau khi qua hầm tự hoại.
b). Nước thải sản xuất
Mức độ ô nhiễm của nước thải công nghiệp tẩy nhuộm nói chung phụ thuộc rất lớn vào loại, lượng hóa chất sử dụng, kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm, in hoa), tỷ lệ sử dụng sợi tổng hợp, loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục hay bán liên tục), đặc tính máy móc sử dụng. Các tác nhân ô nhiễm chính trong nước thải và ảnh hưởng của công nghiệp tẩy nhuộm như sau:
– Nước thải chứa tinh bột xả từ khâu hồ sợi làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài động thực vật thủy sinh. Ngoài ra, nước thải chứa tinh bột còn dễ xảy ra quá trình phân hủy yếm khí, phát sinh ra mùi hôi thối, đó là mùi của hỗn hợp các chất khí CH4, CO2, NH3, H2S, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, mất vẻ đẹp mỹ quan, hủy diệt các động thực vật thủy sinh.
– Các chất H2SO4, NaOCl, Na2SO4, NaCl, Na2S, Na2S2O4, chất tẩy rửa không ion, các hợp chất vòng thơm, tạo chất dầu xả ra từ khâu giặt sau nhuộm. Các chất formaldehyde, K2Cr2O7, tạp chất chứa kim loại nặng, NaCl, halogen hữu cơ, Na2SO4, thuốc nhuộm, Na2S2O4, hơi H2SO4, CH3COOH thải ra từ khâu nấu. Dầu hỏa, các chất hồ sợi dọc, chất nhũ hóa, chất làm mềm, chất tạo phức, NO2, thải ra từ khâu hoàn tất. Tất cả các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân hủy của các vi sinh vật làm sạch nước. Anh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh gay sự thiếu hụt oxy hòa tan trong nước. Gốc hữu cơ kết hợp với các ion kim loại tạo thành các phức chất bền, khó phân hủy, gây tác hại nghiệm trọng đến môi trường. Các ion kim loại còn tham gia vào chuỗi thức ăn, từ đó dây ảnh hưởng cho sức khỏe con người. Đặc biệt nguy hại hơn nữa là sự có mặt của chất Clo hoạt tính trong nước thải sẽ kết hợp với các chất hữu cơ vòng thơm tạo thành những chất gây tiền ung thư. Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong xơ sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử lý nước, gây tắc nghẽn dòng chảy.
– Ngoài ra, độ màu của nước thải rất cao đặc biệt ở các nhà máy vừa và nhỏ dao động từ 1.500 đến 3.700 Pt-Co, chứng tỏ lượng thuốc nhuộm được sử dụng cho các cơ sở này hoặc còn dư khá nhiều sau quá trình. Trong khi đó, tại các nhà máy lớn độ màu chỉ thay đổi trong khoảng 140 đến 300 Pt-Co, chứng tỏ thuốc nhuộm đã được sử dụng khá triệt để.
Theo tính toán của chúng tôi, cứ 1 tấn sản phẩm lượng nước thải ra khoảng 50 m3 nước thải (theo hướng dẫn của Cục Môi trường). Do vậy, mỗi ngày công suất hoạt động của dự án sản xuất được khoảng 57,7 tấn sản phẩm do vậy lượng nước thải phát sinh khoảng 2900 m3/ngày đêm (tùy từng thời điểm khác nhau). Nước thải này có thành phần ô nhiễm như bảng 14.
Theo số liệu phân tích nước thải sản xuất tại những nhà máy có công nghệ sản xuất tương tự thì nồng độ đặc trưng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải sản xuất trước xử lý như sau:
Bảng 14. Đặc trưng ô nhiễm nước thải của dự án
TT CHẤT Ô NHIỄM ĐƠN VỊ NỒNG ĐỘ TCVN 5945 :2005 cột A
1 pH – 4-9 6 – 9
2 SS mg/l 1500-2000 50
3 COD mg/l 1000-2000 50
4 BOD mg/l 400 – 800 30
Độ màu Pt-Co 500 – 1000 <20
Nguồn: Sở Tài nguyên – Môi trường Tp.HCM, tháng 5/2004
Như vậy, có thể thấy rằng hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của nhà máy là rất cao, cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn ch phép. Như vậy, nhà máy phải tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng công nghệ xử lý hoá lý và sinh học và nước thải sau khi xử lý sẽ được thải ra hệ thống cống thoát nước dẫn ra nguồn tiếp nhận là sông Thị Tính.
c). Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh nước mặt trong khu vực dự án. Thông thường thì nước mưa khá sạch, hàm lường các chất trong nước mưa được ước tính như sau:
– Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5 mg/l
– Phospho : 0,004 – 0,03 mg/l
– Nhu cầu oxi hoá học (COD) : 10-20 mg/l
– Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) : 10-20 mg/l
So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch. Tuy nhiên, trong trường hợp của dự án thì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi chất thải từ hoạt động sản xuất, do vậy dự án cần phải có một số biện pháp để thu gom, tách nước mưa ra riêng, đồng thời cho qua hệ thống lắng cát và chất lơ lửng trước khi được tận dụng lại để tưới cây hoặc vệ sinh khu vực sản xuất.
d). Tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm nước
Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng 15.
Bảng 15. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Stt Thông số Tác động
01 Nhiệt độ – Ảnh hưởng đến chất lượng nước, ôxy hoà tan trong nước (DO)
– Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học
– Ảnh hưởng tốc độ và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước
02 Các chất hữu cơ – Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước
– Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh
03 Chất rắn lơ lửng – Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh
04 Các chất dinh dưỡng (N,P) – Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.
05 Các vi khuẩn – Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả.
– Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột
– E. Coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, chỉ thị ô nhiễm do phân người.
06 Độ màu – Ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của nước thải, cũng như khả năng xử lý nước thải.
– Ảnh hưởng đến tài nguyên thuỷ sinh

3. Đánh giá tác động của chất thải rắn
a). Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất của Dự án là nguồn ô nhiễm quan trọng đối với môi trường tự nhiên như nguồn nước, đất, không khí và hoạt động sống của người, vì ngoài các thành phần gây ô nhiễm trong chất thải thì khi các hợp chất hữu cơ trong chất thải được phân giải tạo những khí bốc mùi khó chịu, tụ tập ruồi nhặng đến làm mất vệ sinh môi trường,
Chất thải rắn sản xuất của Dự án bao gồm: Sợi, bao bì, ống nhựa. Bao bì đựng thuốc nhuộm, thùng chứa dầu. Lượng bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải . . .
b). Khối lượng chất thải rắn
b1). Rác thải sinh hoạt.
Rác thải từ sinh hoạt của CB CNV mỗi ngày thải ra rác thải có hàm lượng hữu cơ cao, dễ phân hủy như thức ăn thừa, các loại rác thải từ việc sinh hoạt khác như: bao nilông, thùng carton.
Mỗi ngày lượng rác thải do CB CNV thải ra vào khoảng 2700 kg (bình quân mỗi người khoảng 0,5 kg/ngày). Lượng rác này sẽ được thu gom tập trung lại sau đó giao cho đơn vị dịch vụ công cộng địa phương xử lý.
b2). Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất
Trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, chất thải rắn phát sinh ở nhiều công động như dệt, định hình, đánh bóng, kiểm tra, cũng như công đoạn đóng gói… các công đoạn này hàng ngày thải ra một lượng chất thải rắn khoảng 300 kg/ngày.
Đối với chất thải thuộc thành phần chất thải nguy hại như các bao bì, thùng đựng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất có dính hoá chất, cũng như dẻ lau trong quá trình bảo trì máy móc thiết bị . . . hàng ngày phát sinh khoảng 50-100 kg/ngày, đây là những loại chất thải thuộc thành phần chất thải nguy hại, chủ đầu tư sẽ lập hồ sơ theo dõi theo quy định và sẽ thực hiện các công tác bảo vệ môi trường theo quy định riêng đối với chất thải nguy hại.
Đối với bùn thải phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải hàng năm phát sinh khoảng 100m3, qua mỗi kỳ hút bùn công ty sẽ ép lại thành bánh và hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
.4. Đánh giá tác động đến môi trường kinh tế xã hội
a). Các tác động có lợi
 Việc đầu tư xây dựng nhà máy dệt nhuộm có hiệu quả lớn về mặt xã hội. Đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm cho khu vực, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực. Dự án phát triển hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của KCN Mỹ Phước nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
 Tạo thêm nguồn ngân sách cho địa phương thông qua việc đóng các khoản thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập và các thuế đất đai khác.
 Tạo công ăn việc làm cho số lượng lao động khá lớn, khoảng 5500 người.
b). Các tác động bất lợi
– Trong quá trình thi công dự án, tập trung rất nhiều vật tư, tiền vốn, đồng thời huy động một lực lượng lao động khá lớn với nhiều đơn vị khác nhau nên có thể gây ra một số tác động tiêu cực như: tai nạn trong lao động, trộm cắp, mất trật tự trị an,….
– Các phương tiện giao thông, thiết bị thi công, không được kiểm tra, bảo dưỡng chu đáo cũng dễ xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

5. Đánh giá những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
a). Sự cố hỏa hoạn
Hầu hết nguyên nhiên liệu, sản phẩm, chất thải rắn của nhà máy đều là những chất dễ cháy.… Ngoài ra, các thiết bị trong dây chuyền sản xuất của Công ty đều sử dụng điện năng để hoạt động, nên nguy cơ cháy nổ do sự cố chập điện rất dễ xảy ra nếu như Công ty không có hệ thống dẫn điện và quản lý tốt. Ngoài ra sự cố hoả hoạn còn xảy ra do sét vào mùa mưa bão. Ngoài ra bồn chứa nhiên liệu cũng là nơi dễ xảy ra sự cố cháy nổ.
Sự cố hoả hoạn xảy ra không chỉ gây thiệt hại lớn đến tài sản mà còn nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì thế công ty sẽ chú ý đầu tư khắc phục.
b). Tai nạn lao động
Các tai nạn lao động có thể xảy ra do sự bất cẩn về điện, vận hành máy móc và rơi hàng hoá khi bốc dỡ. Xác suất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành các nội quy và quy tắc an toàn trong lao động của công nhân trong quá trình làm việc. Mức độ tác động có thể gây thương tật hay thiệt hại tính mạng cho công nhân.
c). Sự cố hệ thống xử lý nước thải
Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sản xuất, các sự cố có thể xảy ra là do sự cố về máy móc thiết bị mà ở đây chủ yếu là các mô tơ bơm nước và sự cố hệ thống bị sốc tải. Các sự cố này xảy ra không thường xuyên, và nếu có xảy ra thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy, do vậy khi đi vào hoạt động của Dự án, chủ đầu tư cần quan tâm khắc phục những sự cố về hệ thống xử lý nước thải.

[Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Dệt nhuộm – May mặc của Công ty TNHH Panko Vina, tại địa chỉ lô I-CN, KCN Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, 2007]

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *