Tác động môi trường từ hoạt động sản xuất linh kiện điện tử

3.3/5 – (3 votes)

I. Các tác động môi trường do hoạt động của dự án

1.1. Tác động đến đời sống kinh tế, xã hội

a./. Tác động tích cực

– Khai thác hiệu quả hoạt động của KCN, tăng nguồn thu cho ngân sách, ngoại tệ cho đất nước qua các hoạt động xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng CNH – HĐH.

– Tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 800 lao động cho nhân dân khu vực Công ty với mức lương ổn định, góp phần cải thiện cuộc sống của nhân dân địa phương.

b./. Tác động tiêu cực

– Tác động do hoạt động giao thông vận tải;

            – Tác động đến sức khỏe cộng đồng;

           – Tác động đến an ninh trật tự xã hội của địa phương.

1.2. Các loại chất thải phát sinh

1.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị, XDCB và lắp đặt thiết bị máy móc

1.2.1.1. Tác động đến môi trường không khí

Bụi phát sinh trong quá trình san gạt mặt bằng: Vì mặt bằng dự án đã được KCN san lấp sẵn nên khối lượng đất đá san gạt mặt bằng dự án không đáng kể, vì vậy tác động do bụi và khí thải ảnh hưởng tới môi trường từ hoạt động san gạt nền được đánh giá là không đáng kể.

– Bụi phát sinh từ hoạt động xây dựng, hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng và bốc dỡ vật liệu xây dựng.

– Khí thải đốt nhiên liệu (xăng, dầu diesel,…) của phương tiện vận tải, máy móc thi công: các kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm như bụi, CO, SO2, NOx thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT.

Tác động của bụi và khí thải trong giai đoạn này có thể đánh giá là tương đối nhỏ vì khối lượng san nền và số lượng phương tiện sử dụng không lớn.

+ Khói hàn phát sinh từ quá trình hàn.

Bụi, khí thải phát sinh từ các nguồn khác.

1.2.1.2. Tác động đến môi trường nước

– Nước mưa chảy tràn: lưu lượng khoảng 0,00125m3/s.

+ Lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực thi công là 374,07 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận.

– Nước thải sinh hoạt: Phát sinh khoảng  6,4 m3/ngày.đêm. Nước thải sinh hoạt với thành phần chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh.

– Nước thải từ các hoạt động thi công xây dựng và từ các máy móc thiết bị: Lượng nước thải tạo ra từ quá trình thi công khoảng 1,5m3/ngày nên tác động của nước thải thi công là không lớn.

1.2.1.3. Tác động do chất thải rắn

  • Chất thải phát sinh từ sinh hoạt của công nhân khoảng 40 kg/ngày.đêm.
  • Chất thải phát sinh từ hoạt động xây dựng.

– Chất thải rắn nguy hại như: Các loại giẻ lau dính dầu, các thùng chứa dầu, bóng đèn hỏng… khoảng 15 kg/tháng.

1.2.2. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

1.2.2.1. Tác động đến môi trường không khí

* Khí thải phát sinh từ máy điều hòa, hệ thống máy lạnh

* Khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất: khói hàn phát sinh từ quá trình hàn, hơi dung môi phát sinh từ quá trình dán keo.

* Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông

Với số lượng cán bộ, công nhân có mặt trực tiếp tại nhà máy khoảng 800 người thì số lượng phương tiện đi lại tương đối lớn do đó lượng khí thải phát sinh đáng kể. Ngoài ra bụi, khí thải còn phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu và phân phối sản phẩm của công ty, chủ yếu là ô tô tải.

* Bụi, khí thải phát sinh từ các khâu sản xuất của Nhà máy.

Bụi phát sinh từ quá trình sản xuất bốc dỡ nguyên vật liệu sản xuất và các sản phẩm đi tiêu  thụ.

Ngoài ra trong quá trình sản xuất còn phát sinh khí thải từ quá trình cố định các linh kiện vào bản mạch, trong công đoạn này sử dụng kỹ thuật hàn bằng chì pha thiếc và keo silicon (nhựa thông) kết dính nên sẽ sinh ra hơi thiếc và hơi nhựa. Tuy nhiên, do những chi tiết hàn rất nhỏ nên lượng hơi sinh ra là rất ít.

* Khí thải do quá trình đun nấu

* Khí thải do hoạt động của máy phát điện dự phòng

* Bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động khác

Quá trình vệ sinh nhà điều hành, nhà nghỉ ca, nhà ăn và sân đường sẽ làm phát sinh bụ. Ngoài ra khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt sẽ làm phát sinh các khí thải do quá trình phân hủy, bay hơi của các chất thải này tạo ra các chất như hơi xăng dầu, H2S, CH4,… có mùi hôi, gây ô nhiễm khu vực nếu không có biện pháp quản lý hợp lý và thu gom kịp thời.

* Nhiệt độ phát sinh từ quá trình hàn

Trong quá trình hàn có kèm theo quá trình sinh nhiệt, tuy nhiên chì hàn dùng trong quá trình lắp ráp các mạch điện tử là loại chì hàn dễ nóng chảy (chì nhẹ lửa), nhiệt độ nóng chảy chỉ khoảng 60¸ 80°C (chì có pha 40-60% thiếc), do chi tiết hàn rất nhỏ nên lượng nhiệt phát sinh ra môi trường xung quanh không đáng kể.

1.2.2.2. Tác động đến môi trường nước

+ Nước thải sinh hoạt: thải ra từ các khu vệ sinh phát sinh do hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân của nhà máy, khoảng 63 m3/ngày.

+ Nước chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra: Nước thải cứu hỏa chỉ có trong các trường hợp sự cố cháy hoặc diễn tập phòng chống cháy. Lượng nước thải này tùy thuộc tính chất sự cố cháy được lấy từ hệ thống cấp nước chữa cháy của nhà máy, luôn luôn được dự phòng để cung ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra. Khi có sự cố xảy ra, lượng nước này được được sử dụng dập tắt các đám cháy. Quá trình này dẫn tới hiện tượng chảy tràn, cuốn theo các chất bẩn vào nguồn nước như đất, cát,…

+ Nước mưa chảy tràn: lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án trong giai đoạn này khoảng 25.140 m3/năm. Lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực nhà máy là 374,07 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy vào nguồn tiếp nhận.

1.2.2.3. Tác động do chất thải rắn

– Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy. Thành phần rác thải chủ yếu là các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học như thức ăn thừa, bã chè,… ước tính khối lượng khoảng 394 kg/ngày.

– Chất thải rắn sản xuất: phát sinh từ nguyên liệu bị hỏng trong quá trình sản xuất như băng dính cách điện, các loại dây nhựa, dây đồng, bao bì nhựa đựng nguyên liệu không phải là hóa chất.

– Chất thải nguy hại: Trong quá trình vận hành ổn định dự án tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình tại nhà máy khoảng 2.480 kg/năm.

1.2.2.4. Tác động của tiếng ồn

Theo tính toán, phạm vi ảnh hưởng lớn nhất do tiếng ồn liên tục của các máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyển khi hoạt động có bán kính khoảng 100m. Tuy nhiên các kết quả tính toán cho thấy mức ồn nằm trong giới hạn cho phép ttheo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

2015-11-03_221144

1.3. Đánh giá rủi ro, sự cố

1.3.1. Trong giai đoạn chuẩn bị, XDCB và lắp đặt thiết bị

+ Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông

+ Sự cố cháy nổ

+ Sự cố sét đánh

1.3.2. Trong giai đoạn vận hành của dự án

– Sự cố cháy nổ do chập cháy điện.

– Tai nạn lao động

– Sự cố của hệ thống xử lý chất thải

– Sự cố lây lan bệnh dịch

– Sự cố sét đánh

II. Những biện pháp giảm thiểu tác động

2.1. Giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế, xã hội

– Phổ biến quán triệt công nhân lao động nghiêm túc thực hiện an ninh trật tự không gây mất đoàn kết với người dân xung quanh;

– Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cờ bạc, nghiện hút trong đội ngũ công nhân;

– Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát khu vực lán trại và khu vực xung quanh;

– Kết hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý công nhân lao động.

– Quy định nội quy rõ ràng tại khu vực Dự án.

2.2. Đối với các loại chất thải phát sinh

2.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị, XDCB và lắp đặt máy móc thiết bị

2.2.1.1. Đối với nguồn tác động liên quan đến chất thải

2.2.1.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

+ Lựa chọn đơn vị thi công có thiết bị và phương tiện thi công cơ giới hiện đại;

+ Có kế hoạch lịch trình thi công hợp lý, giảm mật độ các loại phương tiện thi công trong cùng một thời điểm;

  • Kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng xe vận chuyển nguyên;
  • Các xe vận chuyển thực hiện đúng các quy định giao thông chung;

+ Đối với các hoạt động vận chuyển và thi công gây ra những tác động môi trường lớn (ồn, bụi) đều không hoạt động vào các giờ cao điểm về mật độ giao thông và giờ nghỉ ngơi của nhân dân khu vực (từ 11h đến 1h trưa và từ 18h đến 6h sáng).

+ Ưu tiên chọn nguồn cung cấp nguyên vật liệu gần khu vực dự án;

+ Khi tập kết nguyên vật liệu xây dựng tại công trường xây dựng thì phải được che đậy bằng bạt cẩn thận tránh tác động của mưa nắng và gió nhằm giảm thiểu khả năng phát tán bụi;

+ Dựng rào chắn tạm thời bằng gạch, gỗ, vải, bạt ở các khu vực phát tán nhiều bụi nhằm hạn chế bụi phát tán từ công trường ra bên ngoài;

+ Công nhân thu gom phế liệu xây dựng, dọn dẹp vệ sinh hằng ngày sau mỗi giờ làm việc nhằm hạn chế tối đa lượng bụi trong khu vực dự án;

+ Duy trì phun nước giữ ẩm các vị trí xây dựng, nơi tập kết vật liệu và đường giao thông

+ Trang bị quần bảo hộ lao động cho công nhân.

2.2.1.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

+ Đối với nước thải sinh hoạt:

Chủ dự án sẽ trang bị 3 – 4 nhà vệ sinh lưu động có dung tích thùng chứa 400lít đặt trên công trường thi công, thuê xử lý.

+ Đối với nước mưa chảy tràn và nước thải thi công:

Đầu tiên để đảm bảo vấn đề tiêu thoát nước bề mặt, sẽ đào các tuyến rãnh thoát nước tạm, định hướng dòng chảy theo độ dốc của địa hình, sau đó thoát vào nguồn tiếp nhận của khu vực.

Thường xuyên nạo vét khơi thông dòng chảy các kênh, rãnh trong khu vực đảm bảo thoát nước, không gây ngập cho khu vực xung quanh dự án.

Sau khi san gạt tạo mặt bằng cho dự án, tiến hành xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và định hướng dòng chảy ngay từ giai đoạn đầu của quá trình thi công xây dựng để đảm bảo vấn đề tiêu thoát nước bề mặt, không gây nên tình trạng ngập úng cục bộ, đồng thời để hạn chế lượng nước mưa chảy tràn kéo theo các chất bẩn trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

Để hạn chế sự lắng cặn trong hệ thống cống thoát, nước mưa chảy tràn qua song chắn rác và được xử lý lắng cặn tại các hố ga sau đó mới được xả ra nguồn tiếp nhận.

Hố ga và rãnh thoát nước đều được thiết kế có nắp đậy bằng tấm đan bê tông.

2.2.1.1.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

* Đối với chất thải rắn xây dựng:

– Hạn chế tối đa phế thải phát sinh trong thi công;

– Các phế liệu là các chất trơ, không gây độc như gạch vỡ, đất cát dư được tận dụng cho việc san lấp mặt bằng;

– Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng như bao bì xi măng, chai lọ, các mẩu sắt thép dư thừa,… sẽ được thu gom để bán đồng nát;

– Những loại chất thải khác được vận chuyển, đổ thải theo quy định của địa phương.

Đối với vật liệu tháo dỡ, thu hồi: gỗ ván kè đổ bê tông đa số còn sử dụng được. Phía Công ty thầu xây dựng tiến hành vận chuyển đi xây dựng công trình khác, giảm chi phí đầu tư.

* Chất thải rắn sinh hoạt:

Dự án sẽ tuyển dụng công nhân có điều kiện tự lo chỗ ở để giảm bớt nhu cầu lán trại tạm ngoài công trường.

Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày trong giai đoạn này khoảng 40 kg/ngày, phương án của Chủ đầu tư là phân loại tại nguồn. Xây dựng bể chứa 4m3, bố trí các thùng rác di động để công nhân tiện bỏ rác vào thùng, hàng ngày tiến hành thu gom, đúng quy định, không để tồn đọng nhiều ngày, đồng thời hợp đồng với tổ thu gom rác thải tại địa phương vận chuyển đến nơi tập kết và xử lý cùng với rác thải của địa phương.

* Chất thải nguy hại:

Các loại CTR nguy hại sẽ được thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Do lượng CTR không nhiều nên phương án xử lý tối ưu là “thuê xử lý”. Dự án lựa chọn 1 đối tác có đầy đủ năng lực xử lý CTR nguy hại để ký hợp đồng. Xây dựng kho chứa CTNH 10m2.

2.2.1.1.5. Giảm thiểu tác động tới hệ sinh thái

Ngay trong quá trình thiết kế kỹ thuật được chủ đầu tư tính toán, xem xét trên mọi góc độ đảm bảo hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tới khu dân cư, thảm thực vật xung quanh. Hơn nữa các vấn đề về ô nhiễm môi trường đất, không khí cũng được quan tâm và có biện pháp giảm thiểu, khắc phục. Do vậy, các tác động của giai đoạn chuẩn bị tới hệ sinh thái sẽ được hạn chế tới mức tối đa.

2.2.1.2. Đối với nguồn tác động không liên quan tới chất thải

a./. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

– Giảm tối đa tiếng ồn tại nguồn

– Tính toán thiết kế các móng máy có đủ khối lượng, chiều sâu để làm giảm độ rung của thiết bị;

– Dùng bạt quây xung quanh vị trí gây ồn nhằm giảm thiểu cường độ ồn;

Đã lên kế hoạch lịch trình thi công hợp lý, giảm mật độ các loại phương tiện thi công trong cùng một thời điểm;

– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị thi công trên công trường đảm bảo cho xe trong quá trình vận chuyển được ổn định, giảm thiểu tiêu tốn nhiên liệu và lượng khí thải phát sinh là ít nhất, hạn chế tiếng ồn và khí thải.

b./. Các biện pháp an toàn lao động

+ Các tài liệu kỹ thuật luôn luôn được kèm theo các thông số kỹ thuật được kiểm tra thường kỳ.

+ Thiết lập các hệ thống đèn báo hiệu, chuông báo cháy, kiểm tra rò rỉ các đường ống kỹ thuật.

+ Công nhân được đào tạo hoặc hướng dẫn thực hành để ứng xử với các tình huống theo quy tắc an toàn khi có sự cố. Các thiết bị và các dụng cụ an toàn phải được chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra: các họng nước, các bình oxy, các trang thiết bị cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.

+ Cán bộ nhân viên trực tiếp thi công phải học qua lớp an toàn lao động và được cấp giấy chứng nhận.

+ Khi thi công trên cao, vận chuyển, bốc dỡ và lắp đặt máy móc thiết bị, sử dụng điện phục vụ cho thi công… trang bị đủ các phương tiện bảo hộ lao động như: mũ cứng bảo hiểm trên công trường, khẩu trang, áo phản quang, đèn tín hiệu, cờ báo, phòng hộ cá nhân trong các công việc xây dựng nguy hiểm dễ gây thương tích…; Công nhân trực tiếp thi công được huấn luyện và thực hành thao tác, kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật và đáp ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra.

c./. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường kinh tế – xã hội

  • Vệ sinh phòng dịch:

Trong đời sống, đảm bảo vệ sinh ăn ở cho công nhân như:

– Tạo hàng rào ngăn cách để tách biệt với khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn.

– Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cần thiết phục vụ thi công.

– Bố trí khu nhà vệ sinh và nhà tắm cố định đặt ở vị trí phù hợp.

– Nơi ăn ở phải thoáng mát đảm bảo phục vụ cho tối thiểu 20 người.

– Thực hiện ăn chín, uống sôi không sử dụng thức ăn ôi thiu.

– Đầu tư trang bị thiết bị sở hữu ban đầu và các loại thuốc men thông thường.

  • Đối với nhân công lao động:

– Tăng cường sử dụng nhân lực địa phương và bố trí công nhân nghỉ tại nhà trọ ở gần công trường xây dựng để giảm bớt lán trại. Đối với công nhân ở trong lán trại tại khu vực dự án thì phải đảm bảo đầy đủ các công trình vệ sinh ở khu lán trại như cống rãnh, nhà vệ sinh, nhà tắm, thùng thu gom rác.

– Xây dựng nội quy sinh hoạt rõ ràng, đầy đủ, tổ chức quản lý công nhân tốt nhất;

– Phối hợp với lực lượng bảo vệ an ninh quốc phòng địa phương, tuần tra thường xuyên, nghiêm cấm các hành vi cờ bạc rượu chè, tụ tập hút chích và các tệ nạn khác;

2.2.2. Trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động

2.2.2.1. Giảm thiểu nguồn tác động liên quan đến chất thải

2.2.2.1.1. Đối với môi trường không khí

* Khí thải phát sinh từ máy điều hòa, hệ thống máy lạnh

– Sử dụng hợp lý các máy điều hòa, khi không cần sử dụng nên tắt điều hòa vừa tiết kiệm điện, vừa bảo vệ môi trường.

– Kiểm tra và bảo dưỡng các điều hòa định kỳ.

– Khi máy điều hòa đã cũ, hiệu quả thấp không nên tiếp tục sử dụng.

*  Bụi, khí thải, tiếng ồn của các phương tiện giao thông ra vào Nhà máy

– Làm đường nội bộ bằng bê tông để giảm phát tán bụi từ mặt đường;

– Thành lập tổ vệ sinh để dọn dẹp vệ sinh hằng ngày như quét dọn sân đường, lau dọn nhà xưởng nhằm hạn chế tối đa lượng bụi trong khu vực nhà máy;

– Giao cho tổ bảo vệ giám sát thời gian đi lại của các phương tiện ra vào nhà máy, bốc dỡ hàng hóa, nguyên vật liệu;

– Bố trí, sắp xếp các xe ra vào hợp lý, khoa học…;

– Trồng và chăm sóc cây xanh trong các khu vực hành lang xung quanh nhà máy;

– Sử dụng xăng dầu đạt tiêu chuẩn, không sử dụng xăng dầu trôi nổi, không đảm bảo chất lượng;

– Định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển của nhà máy;

– Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải lượng khí thải nhỏ và độ ồn thấp;

– Thường xuyên tưới nước làm sạch cũng như giữ ẩm mặt đường để giảm bụi phát tán, nhất là trong những ngày khô hanh, tưới nước cho cây xanh để hạn chế ảnh hưởng của bụi nhiệt, giữ cho môi trường xung quanh nhà máy sạch sẽ, thoáng mát.

Khi thực hiện tất cả các biện pháp như trên lượng bụi, khí thải sẽ được khống chế, giảm thiểu phát tán tối đa tạo nên môi trường làm việc trong lành.

* Bụi, khí thải phát sinh từ các khâu sản xuất của Nhà máy.

+ Lắp đặt  hệ thống xử lý không khí (Air Handing Unit) và bộ lọc khí HEPA để đảm bảo không khí trong các xưởng sản xuất đạt độ sạch cao.

+ Áp dụng công nghệ hàn hiện đại có gắn hệ thống chụp hút khí ngay tại vị trí hàn;

+ Nhà xưởng được thiết kế theo quy chuẩn xây dựng, có hệ thống gió, hệ thống làm thoáng đảm bảo môi trường làm việc cho công nhân;

+ Bảo đảm ánh sáng điện và ánh sáng thiên nhiên cho các xưởng sản xuất và nhà làm việc;

+ Công nhân làm việc tại khu vực phát sinh khí và bụi đều được trang bị bảo hộ lao động;

+ Bố trí thời gian vận chuyển nguyên vật liệu và sảm phẩm hợp lý.

* Bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động khác

Đối với mùi hôi tại khu vực thu gom, lưu giữ rác thải:

– Để rác thải đúng quy định và được đựng trong các thùng chứa chuyên dụng;

– Tổ chức thu gom kịp thời, hàng ngày đội vệ sinh có trách nhiệm thu gom rác thải để mang đến nơi tập trung để đơn vị chức năng mang đi xử lý;

– Khử mùi hôi tại chỗ bằng các chế phẩm khử mùi.

Ngoài các biện pháp trên, công ty cần áp dụng biện pháp thông thoáng nhà xưởng để đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe người lao động.

* Nhiệt độ phát sinh từ quá trình hàn

– Nhà xưởng có trang bị hệ thống điều hòa luôn giữ cho phòng ở nhiệt độ từ 16 – 25oC, kết hợp với  không gian của xưởng rộng, thoáng sẽ giúp hạn chế tối đa lượng nhiệt phát sinh ra môi trường.

 Với các giải pháp trên kết hợp với việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường.

2.2.2.1.2.  Đối với môi trường nước

* Phương pháp tiêu thoát nước mưa

Tại xưởng của công ty, toàn bộ mặt bằng được bê tông hóa, hệ thống cống rãnh trong nhà xưởng được thiết kế khép kín nhằm dẫn nước mưa ra thẳng hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp cũng như không có các khu vực nhiễm bẩn. Nước nền sân bê tông và nền đường qua song chắn rác được thu về các hố ga và thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

* Nước chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra

Lượng nước này ít, không phát sinh thường xuyên, xử lý theo hệ thống ống thoát nước mưa thu về các hố ga, qua song chắn rác, tách dầu mỡ, sau đó thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

* Phương án tiêu thoát và xử lý nước thải sinh hoạt

+ Đối với nước thải nhà bếp:

Cho nguồn nước thải này đi qua hệ thống song chắn rác để tách các loại rác thải nhà ăn như rau, củ, thực phẩm thừa, loại,… rồi tách dầu mỡ và loại bỏ cặn lắng tại bể tách dầu mỡ 9m3 sau đó nước thải theo đường dẫn nối với  các hố ga vđi vào hệ thống cống dẫn nước thải chung. Sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy

Định kỳ hàng ngày hớt các váng dầu mỡ nổi lên trên để thu gom theo chất thải sinh hoạt. Rác thải bị ngăn lại trên song chắn rác được thu gom theo chất thải rắn sinh hoạt.

 + Đối với nước thải sinh hoạt:

Chủ đầu tư xây dựng 03 nhà vệ sinh chung ở khu vực nhà xưởng tầng 1, 02 nhà vệ sinh ở khu vực văn phòng và nhà xưởng tầng 2, 01 nhà vệ sinh ở khu vực nhà ăn. Toàn bộ nước thải sinh hoạt này sẽ được xử lý tại bể tự hoại xây ngầm dưới mỗi nhà vệ sinh ở tầng 1. Như vậy nhà máy sẽ xây dựng 06 bể tự hoại với tổng thể tích 130m3. Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý bằng bể tự hoại sẽ được thu gom vào hệ thống bể xử lý nước thải chung của nhà máy trước khi đấu nối với hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp.

2.2.2.1.3.  Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

* Đối với chất thải rắn thông thường:

+ Chất thải rắn sinh hoạt:

Áp dụng phương án 3R.

– Chủ đầu tư sẽ yêu cầu công nhân sinh hoạt phân loại ngay tại nguồn phát sinh bằng các thùng chứa rác và cho công nhân tạp vụ thu gom, lưu giữ. Công ty sẽ trang bị 5 thùng V= 200l.

– Đối với chất thải không tận dụng được được thu gom tạm thời vào bể chứa có thể tích khoảng 4m3 kết hợp trộn phế phẩm vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ được nhanh và không sinh ruồi muỗi, côn trùng gây bệnh. Đối với lượng chất thải này, công ty sẽ ký hợp đồng thuê đơn vị thu gom, vận chuyển tại địa phương định kỳ đem đi xử lý hợp vệ sinh;

– Phần chất thải vô cơ (chủ yếu là chai lọ, vỏ đồ uống…) tiếp tục được phân loại thu gom vào một khu vực riêng tại nhà máy và bán lại cho tổ chức, cá nhân thu mua;

– Đối với các loại rác thải hữu cơ như rau, củ quả, canh, cơm thừa được công nhân thu gom tận dụng để chăn nuôi.

+ Chất thải rắn sản xuất

Chất thải rắn phát sinh từ quá trình sửa chữa, thay thế thiết bị trong Nhà máy sẽ được phân loại tại nguồn và thu về khu chứa rác thải tập trung.

Công ty bố trí các hộp đựng rác nhỏ ở các vị trí các bàn làm việc và có nội quy đối với nhân viên văn phòng và yêu cầu thực hiện đúng nội quy đã định, không vứt rác bừa bãi mà phải phân loại chất thải ngay tại nguồn thải.

Toàn bộ lượng chất thải phát sinh từ nguồn này sẽ được công ty thu gom, phân loại tại nguồn và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý.

* Đối với chất thải rắn nguy hại

  • Lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên.
  • Các loại CTR nguy hại sẽ được thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

2.2.2.1.4.  Giảm thiểu tác động xấu đến hệ sinh thái

+ Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường xử lý tốt các chất thải phát sinh trong nhà máy;

  • Tuyên truyền, giáo dục ý thức BVMT; hướng dẫn các biện pháp bảo tồn ĐDSH cho công nhân;
  • Trồng và chăm sóc các loại cây xanh thích hợp tạo độ che phủ bề mặt trống giảm thiểu tối đa hiện tượng rửa trôi do nước mưa.

2.2.2.2. Đối với nguồn tác động không liên quan đến chất thải

  * Các biện pháp giảm thiểu do tiếng ồn, độ rung

– Khu vực gây ồn lớn được bố trí cách ly với xung quanh ở các vị trí thích hợp (các phòng sản xuất được quy hoạch riêng biệt);

– Trang bị bảo hộ lao động (nút tai chống ồn) cho công nhân làm việc tại những vị trí phát sinh tiếng ồn cao;

– Thường xuyên theo dõi và bảo dưỡng máy móc thiết bị để máy luôn hoạt động tốt;

– Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho mỡ bôi trơn các bộ phận chuyển động để giảm bớt tiếng ồn;

– Lựa chọn các thiết bị có tiếng ồn thấp, lắp thêm các thiết bị giảm thanh cho các máy móc thiết bị có độ ồn cao;

– Trồng cây xanh xung quanh Nhà máy nhằm hấp thụ giảm ồn và giảm bụi, khí thải phát tán vào môi trường xung quanh.

Ngoài ra, để giảm thiểu các tác động từ hiện tượng rung, nhà máy sẽ bố trí để tất cả các tổ hợp máy móc lớn đều được đặt trên các thảm sao su.

* An toàn lao động và sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp

Trang bị hệ thống bảo hộ lao động và kỹ thuật xử lý môi trường hiện đại và hiệu quả. Nhìn chung với các giải pháp quy hoạch, tổ chức và kỹ thuật đảm bảo thì tác động của hoạt động nhà máy đến sức khỏe cộng đồng sẽ được ngăn ngừa và giảm thiểu đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quy định.

* Tác động đến môi trường kinh tế – xã hội

– Căn cứ vào nhu cầu công việc và những yêu cầu về trình độ văn hoá, chuyên môn công ty tổ chức lựa chọn, tiếp nhận những người dân địa phương vào làm việc trong nhà máy, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những mâu thuẫn giữa nhân dân với công nhân nhà máy, tạo thêm nguồn thu nhập cho người lao động, góp phần giảm thiểu số lượng lao động nhàn rỗi, tránh xa vào các tệ nạn xã hội;

– Giáo dục, tuyên truyền công nhân nhà máy thực hiện công tác dân vận trong thời gian làm việc tại nhà máy để tạo tinh thần đoàn kết, giảm mâu thuẫn;

– Tăng cường quản lý công nhân bằng các nội quy tại nhà máy, quy định thưởng phạt và phạt nghiêm khắc, hạn chế tối đa các hiện tượng rượu chè, cờ bạc, ma tuý và mại dâm; kiên quyết loại bỏ những công nhân nghiện ngập, trộm cắp để đảm bảo an ninh khu vực;

– Hỗ trợ địa phương khi cần (xây dựng trường học, tu sửa đường xá, nhà văn hoá, các hoạt động đoàn thể,…);

–  Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đảm bảo tốt an ninh trật tự, an toàn giao thông.

2.3. Các biện pháp giảm thiểu rủi do, sự cố

2.3.1. Trong giai đoạn chuẩn bị và  giai đoạn xây dựng và lắp đặt thiết bị

Biện pháp đảm bảo an toàn lao động

Biện pháp phòng chống sự cố sét đánh

2.3.2. Trong giai đoạn vận hành

+ Biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ: Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn

Phòng chống và ứng phó sự cố hệ thống xử lý chất  thải

+ Vệ sinh phòng dịch

Biện pháp phòng chống sự cố sét đánh

………………………………………………………………………………………………….

Nguồn: Công ty TNHH Young Jin Hi – Tech Việt Nam – Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Young Jin Hi – Tech Việt Nam, 2014

………………………………………………………………………………………………….

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *