Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu

5/5 – (1 vote)

Ths. Vũ Thị Minh Phương

Thư ký Thường trực, Chương trình Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

………………………………………………………………………………………………..

 Trong lịch sử của mình, chưa có khi nào nhân loại đạt được những bước tiến dài trên con đường phát triển như ngày nay, nhưng cũng chưa bao giờ con người phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa đến chính sự tồn vong của mình như bây giờ trong đó: cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh … đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế để đối phó, vì sự an nguy của mỗi quốc gia dân tộc cũng như của toàn nhân loại.

Là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, từ năm 1986 đến nay Việt Nam đã thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tăng cường. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn theo con đường xã hội chủ nghĩa.

2015-10-28_221437

Bên cạnh những thành tựu đã nêu trên, Việt Nam đang đứng trước những thách thức trong lĩnh vực môi trường như: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường; cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số quá cao, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lớn lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay gắt.

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề cao công tác bảo vệ môi trường và coi đây là một trong những vấn đề sống còn; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta; Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chú trọng phát triển kinh tế – xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

Điều 1, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định:  … Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài .

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2015-10-28_210625

Với vai trò và vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị trách nhiệm của Mặt trận về bảo vệ môi trường đã được quy định trong  nhiều văn bản quan trọng, của Đảng, nhà nước, cụ thể:

– Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước (Nghị quyết 41) đã được ban hành với mục tiêu nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra; Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường; Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.

Nghị quyết đã khẳng định: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Bộ Chính trị cũng đề ra nhiệm vụ: Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm tổ chức quán triệt và thực hiện Nghị quyết, đưa công tác bảo vệ môi trường vào nội dung hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể.

– Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Chương XV quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cộng động dân cư trong bảo vệ môi trường,

Điều 144- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:

  1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên và nhân dân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
  2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tư vấn, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường.

Trong những năm qua, hoạt động bảo vệ môi trường trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được triển khai thông qua các kênh sau:

I. PHỐI HỢP VỚI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.

Để công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, tổ chức cho nhân dân giám sát thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hệ thống Mặt trận thành nền nếp, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, phân công 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN làm Chủ nhiệm Chương trình, lãnh đạo các ban, đơn vị chuyên môn làm thành viên của Ban chủ nhiệm. Hằng năm Ban Chủ nhiệm Chương trình xây dựng kế hoạch hoạt động, trình Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phê duyệt và triển khai thực hiện trong hệ thống Mặt trận. Hàng năm, Ban Chủ nhiệm Chương trình đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Bộ Tài nguyên & Môi trường để tổ chức các hoạt động ở cấp Trung ương, như Lễ Mittinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ biển và hải đảo, phối hợp trong việc trao đổi và cung cấp thông tin về môi trường, bảo vệ môi trường để có sự chỉ đạo đến các địa phương trên toàn quốc.

2015-10-28_221711

Tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp số 20 giữa Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường về thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012 – 2016 đã đưa nội dung tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu  lồng ghép vào phối hợp triển khai các phong trào thi đua, cuộc vận động trong các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động phối hợp giữa Bộ Tài nguyên & MT và Ủy ban TW MTTQ Việt Nam cùng nhau hành động bảo vệ môi trường và ứng phó biến dổi khí hậu đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động của nhân dân về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai các chương trình truyền thông về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phối hợp cùng Bộ tổ chức nhiều sự kiện tuyên truyền lớn của ngành như: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; Ngày Đại dương thế giới; Ngày Môi trường thế giới; xét tặng Giải thưởng Môi trường quốc gia; tổ chức các hội nghị tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người uy tín ở cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường,…

Mặt trận Trung ương đã triển khai trên toàn quốc xây dựng mô hình điểm bảo vệ môi trường. Việc xây dựng các mô hình điểm khu dân cư bảo vệ môi trường đang thể hiện sự phối hợp đầy trách nhiệm giữa sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự phối hợp của chính quyền và ngành Tài nguyên – Môi trường với Mặt trận ở các địa phương rất rõ nét. Nhiều cấp ủy đảng từ tỉnh, huyện, xã đến khu dân cư đã ban hành nghị quyết chuyên đề về bảo vệ môi trường để phối hợp với Mặt trận chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm. Trên cơ sở thành công của các mô hình điểm, nhiều địa phương đã triển khai nhân rộng trên địa bàn. Đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã tiến hành xây dựng và nhân rộng 3 loại hình mô hình điểm bảo vệ môi trường:

Trong thời gian qua một số khu dân cư được Mặt trận Trung ương chọn làm điểm đã được Bộ Tài nguyên& Môi trường trao giải thưởng môi trường. Cụ thể

Khu dân cư khối Hiếu Hạp, phường Nghi Thu, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An được Bộ Tài nguyên & Môi trường trao giải thưởng môi trường năm 2015: đây là đơn vị cơ sở được Mặt trận Trung ương chọn để xây dựng mô hình điểm Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Khu dân cư đã tổ chức được nhiều cuộc họp và các buổi tuyên truyền, vận động cộng đồng bảo vệ môi trường khu dân cư như: thu gom rác, giữ gìn vệ sinh môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi; Năm 2014 được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng bằng khen về thành tích trong Bảo vệ môi trường; Được Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam chọn làm đơn vị điểm để phát động phong trào Ngày Chủ nhật xanh năm 2014 đạt nhiều kết quả tốt.

– Triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền trên các báo, tạp chí của Măt trận như: Báo Đại đoàn kết, Tạp chí Mặt trận, Báo người công giáo, Chương trình Đại đoàn kết phát sóng trên. Thông qua các đơn vị báo chí của Mặt trận để tuyên truyền về chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ của Mặt trận và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường; chương trình, kế hoạch phối hợp hành động của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với các bộ, ngành, tổ chức thành viên từ trung ương đến cơ sở triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường; Tuyên truyền, phản ánh những mô hình, điển hình tiên tiến và những vấn đề đặt ra về môi trường và nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại các cộng đồng dân cư; Tuyên truyền, phản ánh các hoạt động truyền thông, vận động, giám sát của hệ thống Mặt trận các cấp (từ trung ương đến ban công tác Mặt trận ở khu dân cư) về tham gia bảo vệ môi trường; Tuyên truyền về các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6 và những hoạt động bào vệ môi trường khác trong hệ thống Mặt trận.

II. PHỐI HỢP THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG GIỮA MẶT TRẬN VỚI CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (bao gồm các tổ chức thành viên) không chỉ là những hoạt động chính trị, mà còn là những hoạt động xã hội rộng lớn. Trong thời gian qua, với những mức độ khác nhau, quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đều có sự phối hợp và thống nhất hành động của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong điều kiện mới, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tuy vẫn giữ chức năng chính trị nhưng chức năng xã hội ngày càng mở rộng và phong phú hơn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp vừa tổ chức chương trình phối hợp hành động, vừa cổ vũ sự sáng tạo các hình thức thi đua của các tổ chức thành viên trong Mặt trận, của các tổ chức và cá nhân trong toàn xã hội để thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường. Mặt trận đề xuất việc quy tụ các lực lượng trên cùng địa bàn để các bên cùng nhau cam kết, cùng nhau thực hiện một cách thiết thực, làm phong phú thêm, sâu rộng thêm các nội dung..

Công tác phối hợp, thống nhất hành động giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường được đẩy mạnh. Mặt trận có Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư đã chủ trì phối hợp thống nhất hành động trong việc vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường. Gắn với từng đối tượng đặc thù, như: chi hội phụ nữ, chi hội thanh niên, chi hội cựu chiến binh, chi hội nông dân,… Do đó việc vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường hiệu quả cao, bám sát theo yêu cầu thực tiễn.

Một số phong trào đã được Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động, như: các cấp Hội phụ nữ có phong trào “5 không, 3 sạch”, tuyến đường phụ nữ tự quản, phụ nữ nói không với túi nilong, phụ nữ thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật,… Các hoạt động về bảo vệ môi trường được các cơ sở Đoàn thường xuyên tham gia với những hoạt động cụ thể có ý nghĩa thiết thực làm sạch môi trường như: “Ngày thứ bảy tình nguyện”; “Ngày chủ nhật xanh”; Phát động phong trào trồng cây xanh, nạo vét kênh mương nội đồng, thu gom rác thải các loại.

Hội Nông dân đã phối hợp với các cấp Hội trên các địa bàn dân cư xây dựng, phát triển các mô hình hiệu quả lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế và hạ  tầng nông thôn, xóa đói giảm nghèo… Đáng chú ý là mô hình “Di dời chuồng chăn nuôi ra xa nhà ở”  triển khai tại xã Hưng Vũ – (Bắc Sơn – Lạng Sơn), xã Mỹ Hòa (Kim Bôi – Hòa Bình)… Từ mô hình trên, tập quán chăn nuôi thả rông, nhốt vật nuôi dưới gầm nhà sàn đã giảm dần, gắn với các mô hình là các câu lạc bộ, các chi hội tổ tự quản về môi trường, thu gom rác thải  đã góp phần làm cho môi trường nông thôn ngày càng trong sạch. Đồng thời, Hội nông dân cũng duy trì phong trào “Sạch từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ vào nhà”, tạo thói quen vệ sinh làng xóm thành nét văn hóa thôn quê, xây dựng các hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường về bảo vệ môi trường.  Bên cạnh đố Hội  đẩy mạnh xã hội hóa hoạt  động bảo vệ môi trường nhằm tăng cường trách nhiệm, thu hút mọi nguồn lực, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng dân cư sống trên địa bàn tích cực tham gia, ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường nông thôn.

Hội Người cao tuổi có phong trào thi đua “Tuổi cao – gương sáng” gắn với xây dựng nông thôn mới. Hội đã vận động hội viên người cao tuổi và nhân dân đóng góp tiền, hiến gần đất, cây trái, hoa màu,… để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng các cây cầu trong khu dân cư; vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, làm nhà vệ sinh tự hoại, thu gom rác, làm hàng rào cây xanh, trồng hoa, kiểng trong sân nhà, góp phần tạo vẻ mỹ quan xanh – sạch – đẹp. Hội viên người cao tuổi tại khu dân cư luôn chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động con cháu trong gia đình chấp hành nghiêm pháp luật; tham gia học tập nâng cao trình độ, các phong trào, cuộc vận động do các ngành, các cấp phát động; chủ động đóng góp nhiều ý kiến, nhằm nâng cao vai trò, quản lý, điều hành của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt các quy ước, quy chế dân chủ ở cơ sở, nêu gương sáng cho con cháu học tập noi theo. Mỗi năm, có trên 90% gia đình hội viên người cao tuổi đạt danh hiệu Gia đình văn hóa.

Hội Khuyến học Việt Nam là một tổ chức xã hội tập hợp những người tự nguyện phấn đấu cho phong trào toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đáng lưu ý Hội đã thành lập 2.500 tổ chức hội tại các xã phường, chiếm 25% tổng số xã, phường trong cả nước. Các trung tâm này, tuy có thể được chính quyền địa phương hỗ trợ với mức độ nào đó, nhưng chủ yếu là do dân tự tổ chức và duy trì, theo nguyên tắc dân cần gì thì học nấy, trước hết là về sản xuất, cải thiện đời sống, bảo vệ sức khỏe. Đây cũng là một mô hình tốt, và có thể thông qua đó mà thực hiện việc giáo dục môi trường trong cộng đồng.

Có thể lấy điển hình tại tỉnh Thái Bình là một trong số các địa phương triển khai mạnh nhất. Cho đến cuối năm 2002, tại Thái Bình đã có 194 trung tâm học tập cộng đồng trên tổng số 285 phường, xã trong toàn tỉnh. Hiện nay, Quỹ Môi trường Sida đang tài trợ cho Hội Khuyến học tỉnh một Dự án nhằm xây dựng nâng cao nhận thức môi trường cho các trung tâm của tỉnh. Hoạt động cụ thể của Dự án là tập huấn cho khoảng 100 người của các huyện, thị để có thể làm báo cáo viên về giáo dục môi trường cho các trung tâm; biên soạn, in ấn và phân phát các tài liệu giảng dạy, tuyên truyền về giáo dục môi trường; triển khai trình diễn hai mô hình tại một xã và một phường về giáo dục môi trường trong cộng đồng với các lớp tập huấn cho khoảng 1.000 người, kết hợp với các hoạt động thiết thực về vệ sinh môi trường, như giữ gìn vệ sinh công cộng, tổ chức thu gom rác và bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng hầm biogas, diệt chuột,…

Vùng biên giới ven biển hải đảo đăng ký thực hiện nếp sống văn minh, gia đình vằn hóa, thực hiện “Tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; đồng thời triển khai nâng cao chất lượng mô hình “Khu dân cư xã phường ven biển hải đảo an toàn lành mạnh”, xây dựng cụm “Tàu thuyền an toàn, làng chài bình yên”. Trong đó có tiêu chí xóa đói giảm nghèo, không sử dụng thuốc nổ, kích điện trong khai thác thủy hải sản, xây dựng cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên biển, môi trường khu du lịch xanh, sạch, đẹp.

Từ các phong trào, hoạt động hiệu quả các cấp hội đã đăng ký tham gia xét tặng giải thưởng Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định tặng giải thưởng Môi trường Việt Nam cho các tập thể và cá nhâ có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nam Định; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai; Bà Đỗ Thị Kim Lĩnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng (năm 2013); Hội Cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng (năm 2013); Câu lạc bộ dịch vụ môi trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, Hội nông dân xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (2011), Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. (năm 2011), Ủy ban MTTQ tỉnh Lai Châu, Ông Lâm Mnh TRiết, Viện trưởng Viện Nước và CNMT kiêm Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (năm 2011).

III. VẬN ĐỘNG CÁC CHỨC SẮC, NGƯỜI TIÊU BIỂU TRONG CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO THAM GIA TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ MOOIN TRƯỜNG.

Hiện nay, Nhà nước đã công nhận 41 tổ chức thuộc tôn giáo. Tổng cộng cả nước có hơn 22.1 triệu tín đồ. Trong đó, Phật giáo có hơn 10 triệu tín đồ, Cao Đài với 2.3 triệu tín đồ, Phật giáo Hòa Hảo với hơn 1.3 triệu tín đồ, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam khoảng 1.5 triệu tín đồ, Tin lành có hơn 1 triệu tín đồ. HIện nay 95% dân số nước ta có tín ngưỡng tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bản thân các tôn giáo, ngoài hệ thống giáo lý, giáo luật và các sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, còn là một thành tố xã hội, văn hoá, đạo đức mang tính cộng đồng.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, MTTQ Việt Nam đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; sống “Tốt đời đẹp đạo” và tích cực tham gia phát triển cộng đồng.

Vận động các chức sắc, người tiêu biểu trong các dân tộc, tôn giáo tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường là một hoạt động rất đặc thù của Mặt trận. Vùng đồng bào công giáo thực hiện 10 nội dung thi đua “Kính Chúa yêu nước” gắn với xây dựng mô hình “Khu dân cư vùng giáo sống tốt đời đẹp đạo”, chùa đăng ký xây dựng mô hình “Chùa cảnh tinh tiến”, vận động các gia đình phật tử, các chức sắc tôn giáo hưởng ứng phong trào xây dựng mô hình “Gia đình phát triển bền vững”. Trong đó đều có nội dung thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp theo tiêu chí khu dân cư văn hóa, làng văn hóa, gia đình văn hóa.

Trong thời gian qua, nhiều tôn giáo ở Việt Nam đã tích cực tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân tôn giáo, mở rộng tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước; là một trong những lực lượng tham gia giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu như: Bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, bá quyền, bạo lực, nghèo đói, thảm hoạ thiên tai, các căn bệnh thế kỷ…; là nhân tố tạo ra hệ giá trị xã hội, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập phát triển và toàn cầu hoá; là lực lượng xã hội ngày càng có đóng góp tích cực trong các hoạt động an sinh xã hội và phát triển cộng đồng.

Gần đây nhất, ngày 4/9/2015, Hội nghị của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp xúc với đại diện lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Trong Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ươmg MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã chia sẻ, vừa qua khi đoàn đại diện MTTQ Việt Nam sang thăm Vatican, nội dung trao đổi quan trọng nhất với Giáo hoàng Francis là xung quanh bức thư của Giáo hoàng về một thông điệp: Kêu gọi công dân toàn cầu bảo vệ môi trường. Như vậy, những người đứng đầu các tôn giáo không chỉ quan tâm đến những vấn đề riêng của tôn giáo mình mà quan tâm đến những vấn đề có tính toàn cầu như vậy. Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam chủ trương phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xã hội hóa các hoạt động y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, dạy nghề, phòng chống HIV/AIDS, bảo vệ môi trường… Điều này cho thấy tại Việt Nam, các tôn giáo đều sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà nước luôn tạo điều kiện để người Việt Nam được tự do sinh hoạt và hoạt động tôn giáo theo pháp luật, khuyến khích các tôn giáo tham gia đóng góp vào các hoạt động chung của xã hội, tham gia bảo vệ môi trường, đoàn kết xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Từ trước đến nay chúng ta thường cho rằng, công tác bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và cộng đồng mà không quan tâm tới vai trò của các tổ chức tôn giáo trong việc tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.​

 Thực tế hiện nay có rất nhiều cơ sở tôn giáo có các hoạt động truyền thông, giáo dục về bảo vệ môi trường rất hiệu quả, đặc biệt là công tác tuyên truyền vận động cộng đồng tôn giáo tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học, và nhiều việc làm cụ thể thiết thực, phù hợp, hiệu quả. Có thể lấy ví dụ mô hình Chùa Viên Giác, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở tôn giảo tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả, năm 2015 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trọng sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Chùa Viên Giác, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên tuyên truyền tới bà con phật tử và nhân dân về việc giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm điện nước để bảo vệ môi trường; Vận động phật tử không dùng và hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng túi nilon và thay thế túi nilon bằng các loại túi thân thiện với môi trường và trong chùa thường xuyên thực hiện việc tiết kiệm năng lượng; Thường xuyên vận động phật tử và nhân dân thả cá xuống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với mục đích bảo vệ nguồn nước; Nhà chùa làm băng rôn để tuyên truyền tới bà con việc giữ gìn vệ sinh môi trường nước, môi trường xung quanh để bảo vệ cuộc sống.

Bằng những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, người có uy tín đã có những tiếng nói, ý kiến đóng góp quý báu trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đại diện cho ý chí làm chủ của nhân dân. Người có uy tín thực sự là cầu nối chuyển tải tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số đến với các cấp chính quyền, đồng thời tham gia đóng góp thiết thực vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng; xây dựng lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước thông qua các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Nhiều người tuy tuổi đã cao nhưng vẫn nhiệt tình tham gia công tác ở cơ sở, đảm nhận các chức vụ như Bí thư chi bộ, trưởng khu dân cư, Trưởng ban công tác mặt trận…; tham gia tổ hòa giải, tổ an ninh, là thành viên mẫu mực của các tổ chức chính trị – xã hội. Ngoài ra, với vốn hiểu biết phong phú, nhất là về phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc mình các già làng, trưởng bản, người có uy tín còn phát huy vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, đồng thời xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan; tích cực động viên con cháu phấn đấu vươn lên trong học tập thông qua việc vận động đồng bào tham gia quỹ khuyến học, xây dựng quỹ khuyến học, gia đình khuyến học, dòng họ khuyến học, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết và trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó người có uy tín tích cực đi đầu trong việc quyên góp tiền, ngày công xây dựng nhà văn hóa, hiến đất xây dụng đường giao thông nông thôn; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại cơ sở.

Với sự tham gia tích của đồng bào dân tộc, sự nhiệt tình trách nhiệm của trưởng bản, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên – cộng đồng dân tộc Nùng, Cao Bằng vừa qua dã được Bộ Tài nguyên và Môi trường trao Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2013. Giải thưởng dành cho giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động giám sát và phản biện xã hội

* Đối tượng giám sát

Hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên.

– Hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan do     Quốc hội thành lập, Hội đồng nhân dân các cấp.

– Hoạt động của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng khác.

– Hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

– Hoạt động của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

– Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp.

* Đối tượng phản biện xã hội

Là các dự thảo văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, bao gồm:

– Dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân.

– Dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo các đề án, dự án, nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

– Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế – xã h

Công tác giám sát, phản biện xã hội được đẩy mạnh; các kiến nghị được xử lý kịp thời góp phần hạn chế các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, xâm hại tài nguyên thiên nhiên, giải quyết hài hòa các mâu thuẫn, xung đột,. . Trong thời gian vừa qua Mặt trận đã tổ chức giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản và thức ăn gia súc (do Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thực hiện).

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

Nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình phối hợp công tác về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016 -2020, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục quan tâm, chỉ đạo MTTQ Việt Nam các cấp tăng cường hoạt động giám sát BVMT trên địa bàn các địa phương; tăng cường vai trò tham vấn chính sách về môi trường, ứng phó với BĐKH; vận động các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng dân cư tham gia và đóng góp nguồn lực cho bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu,…

Tăng cường hoạt động phối hợp giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường với MTTQ Việt Nam trong việc triển khai các chương trình nâng cao nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, huy động được sự tham gia tích cực của người dân tại cộng đồng.

 MTTQ Việt Nam chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường để nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa hai bên. Trước mắt, tổ chức tốt hội nghị chuyên đề về vai trò của các tôn giáo trong BVMT; sơ kết Chương trình toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, trong đó có đồng bào có đạo tham gia, để khẳng định mô hình và xác định nội dung ký kết Chương trình phối hợp giữa MTTQ Việt Nam, các tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong thời gian tới, hai bên cùng tiếp tục phối hợp tham vấn, lấy ý kiến giám sát của MTTQ liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, làm căn cứ để kiến nghị với Quốc hội; tổng kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2012-2016 và triển khai ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2016-2020, nhằm tiếp tục phối hợp tuyên truyền, xây dựng các mô hình phong trào quần chúng BVMT và ứng phó với BĐKH, giám sát, xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp trong linh vực tài nguyên môi trường,…

………………………………………………………………………………………………..

Ngun: K yếu Hi ngh môi trường toàn quc ln th IV, B tài nguyên và Môi trường, Hà Ni, 29/09/2015

………………………………………………………………………………………………..

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *