Hướng dẫn thu gom, phân loại rác thải làm phân vi sinh cấp thôn bản

5/5 – (1 vote)

Tổ chức thu gom, xử lý rác thải:
+ Rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình được chia thành 2 loại: rác hữu cơ (rau cỏ, thức ăn hỏng, vỏ trái cây…) và vô cơ (thuỷ tinh, túi nilon, đất đá …), đựng trong các túi ni lông có màu khác nhau.
+ Rác thải từ các hộ gia đình thu gom hàng ngày và vận chuyển trực tiếp đến khu xử lý rác bằng xe đẩy thu gom rác 2 ngăn. Thời gian thu gom không quy định theo giờ cụ thể, thường được thực hiện vào mỗi buổi sáng cho đến khi thu gom hết lượng rác thải trên địa bàn của thôn.
+ Tại khu xử lý, rác thải được đổ thành 2 loại riêng:
Rác hữu cơ tiếp tục được phân loại, loại bỏ các chất vô cơ, xử lý thành phân hữu cơ vi sinh theo quy trình công nghệ: Rác hữu cơ được trộn với chế phẩm vi sinh Micromix 3 hoặc chế phẩm EM và đưa vào bể ủ dung tích 30-40 m3. Rác được đánh thành đống trong bể ủ, chiều cao từ 1-1,2m và được đảo trộn theo định kỳ 1 lần/tuần nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ. Sau thời gian lên men từ 40-50 ngày, rác được chuyển ra sân phơi khô và đưa vào nghiền sàng phân loại. Phần mùn hữu cơ thu được sau nghiền sàng, phối trộn thêm phân NPK, đóng bao, đưa vào bảo quản trong kho và sử dụng để làm phân bón. Trong quá trình ủ, nước rỉ rác từ các hố ủ được thu hồi vào bể chứa qua hệ thống rãnh, dùng để bổ sung tưới cho khối ủ khi bị khô.
Rác vô cơ được phân thành 2 loại: Loại có thể tái chế (thuỷ tinh, ni lông, sắt thép,…) dùng để bán cho các cơ sở tái chế. Phần không tái chế (gạch ngói, sành sứ, vỏ ốc…) được mang đi chôn lấp.

2016-04-07_091909

Ưu điểm trong mô hình:

Xử lý được rác hữu cơ làm phân vi sinh theo quy trình công nghệ đơn giản có sử dụng chế phẩm vi sinh để khử mùi và ruồi muỗi.

Tồn tại và hạn chế trong mô hình:

Việc phân loại rác chưa triệt để, chưa được tiến hành thường xuyên nên rác đổ ra bãi còn lẫn nhiều rác hữu cơ.

2016-04-07_092706

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *