Nguyên tắc:
Để xác định độ kiềm tổng của mẫu ta dùng dung dịch chuẩn axit HCl để chuẩn độ. Lượng
dung dịch chuẩn HCl tiêu thụ để đưa dung dịch mẫu đạt tới pH=8,3- gọi là độ kiềm tự do còn
đạt tới pH = 4.5 – gọi là độ kiềm toàn phần. Độ kiềm phải xác định ngay sau khi lấy mẫu.
Cách lấy mẫu:
Giống cách lấy mẫu để xác định CO2
Dụng cụ, hoá chất:
Dung dịch chuẩn HCl 0.1N: dùng ống chuẩn HCl 0.1N pha trong 1L nước cất hai lần ta
thu được dung dịch chuẩn 0.1N
Dung dịch phenolphtalein 0.5%
Dung dich metyl da cam 0.05%
Bình nón 250ml
Buret 50ml
Phương pháp tiến hành:
- Độ kiềm tự do (P).
Lấy 100 mL nước kiểm nghiệm , thêm 3-4 giọt chỉ thị phenlphtalein và chuẩn bằng dung
dịch HCl 0.1N cho tới khi mất mầu hồng. Nếu dùng máy đo pH thì tới pH =8.3
Chú ý: Nếu độ kiềm lớn thì nên lấy lượng mẫu ít đi rồi pha loãng bằng nước cất đến 100 mL.
- Độ kiềm toàn phần (F)
Sau khi chuẩn độ tới mất mầu hồng cũng mẫu ấy thêm 2 – 3 giọt chỉ thị metyl da cam và
chuẩn độ tiếp tới khi mầu chuyển từ vàng sang da cam. Nếu dùng máy đo pH thì tới pH =
4.5.
- Tính toán:
Độ kiềm tự do P = 0.1x1000xVa/VM (mđlg/L)
Độ kiềm toàn phần F = 0.1x1000xVb/VM (mđlg/L)
Trong đó:
Va: thể tích HCl tiêu thụ khi chuẩn độ đạt tới pH = 8.3
Vb: thể tích HCl tiêu thụ khi chuẩn độ đạt tới pH = 4.5 (bao gồm cả Va)
VM: thể tích mẫu kiểm nghiệm.
(Theo standard method, 2320B.titration method,pa 4-26→4-27)
Leave a Reply