1. C ÁC H ÌNH THỨC THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
1.1. Hình thức thu gom tại nhà
Hình thức này chỉ được áp dụng cho loại chất thải sinh hoạt hộ gia đình. Công nhân thu gom rác đi đến từng hộ, dọc các đường phố lớn, khu tập thể và mang những thùng rác, túi rác từ mỗi hộ gia đình ra đổ vào xe thu gom của mình và trả lại thùng cho gia đình. Hệ thống thu gom này mất nhiều thời gian và chi phí lao động cao.
Hình thức thu gom này có những hạn chế sau:
– Hoạt động thu gom mang tính thủ công
– Chi phí nhân công cao do công nhân phải tự đi thu gom rác tại từng nhà.
– Thời gian thu gom lâu.
– Không phải tất ca ác hộ gia đình nào cũng đều có mặt ở nhà hoặc bận vào thời điểm thu gom.
Hình thức thu gom tại nhà đựoc tóm tắt trong hình sau:
1.2. Hình thức thu gom theo khối Xe cơ giới thu gom chất thải rắn chạy theo lịch đã được đặt ra từ trước, có thể hàng ngày hoặc vài ba ngày/lần, tuỳ theo khối lượng chất thải rắn phát sinh. Các xe thu gom cơ giơí dừng tại những điểm quy định và rung chuông. Các hộ gia đình, cơ quan,.. ở các khu phố xung quanh đó mang túi rác đến đổ vào xe.
Nhược điểm của hình thức này là xe thu gom không thể gom hết được lượng chất thải rắn xủa toàn bộ khu phố vì nhiều gia đình, các cơ sở kinh doanh ,.. không có nhà hoặc đang bận khi xe thu gom đến.
1.3. Thu gom bên lề đường
Các hộ gia đình đặt các túi rác đã buộc kín trước của nhà hoặc cổng trước thời gian quy định. Xe thu gom cơ giới đến thu gom theo lịch đã định, tuỳ theo khối lượng chất thải rắn để thu gom tất cả các túi rác trong địa bàn.
Một dạng khác của hình thức thu gom này ở các thành phố úa chật hẹp, quanh co, ngõ ngách , xe thu gom cơ giới loại nhỏ cũng khó hoạt động, các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh mang túi rác ra một địa điểm tập kết rác đã được quy định trong khoảng thời gian nhất dịnh. Tại điểm này, có một xe cơ giới chờ sẵn để thu gom. Điểm này còn gọi là điểm tập kết rác lưu động.
1.4. Hình thức thu gom chất thải rắn nguy hại
2. TUYẾN THU DỌN VÀ HOẠT ĐỘNG TRUNG CHUYỂN RÁC
2.1. Tuyến thu dọn
Nếu phương tiện và lực lượng lao động đã xác định thì tuyến thu dọn cũng phải được bố trí làm sao hai phần nêu trên được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Một vài yếu tố sau đây có thể xét tới khi bố trí các tuyến thu dọn:
– Cần nắm được các chính sách, quy định hiện có liên quan đến các hạng mục trong quản lý rác ( thu dọn rác, số lần thu dọn trong tuần).
– Cần phải kết hợp các điều kiện hiện có như cỡ nhóm, loại xe,..
– Tuyến thu dọn có thể được bố trí sao cho tuyến bắt đầu và kết thúc gần những đường chính (phố chính ).
– Ở khu vực miền núi, tuyến thu dọn nên bắt đầu từ đỉnh dốc và dần đi xuống chân dốc ở đó xe bứt đầu bốc nạp rác.
– Tuyến thu dọn nên bố trí làm sao để thùng rác cuối cùng trên tuyến được đặt ở địa gần nhất với bãi đổ rác.
– Rác thải tại địa điểm giao thông dày đặc cần được thu dọn vào thời gian sớm nhất trong ngày.
– Những khu vực có nhiều rác thảI cần phảI thu dọn trước (vào đầu buổi sáng của ngày làm việc).
– Đối với các điểm nằm rải rác có lượng ravs ít thì có thể thu dần trên cùng một tuyến hay trong cùng một ngày làm việc.
* Bố trí tuyến thu dọn:
Trong khi bố trí tuyến thu dọn cần phảI quan tâm đến các bước sau đay:
– Chuẩn bị bản đò khu vưvj trong đó có chứa số liệu về điểm rác, nguồn rác.
– Phân tích số liệu, các bảng tổng hợp về khối lượng rác, thành phần lý hoá, cơ học của rác.
– Bố trí sơ bộ tuyến thu dọn.
– So sánh tuyến sơ bộ và mở rộng, phát triển tuyến cân đối theo thử nghiệm và sai sót.
2.2. Hoạt động trung chuyển rác
Trong lĩnh vực quản lý rác thải, khâu chuyển dời và vận tả rác cũng đống vai trò hết sức quan trọng. Khâu này liên quan đến thiết bị, phươngtiện dời rác từ các điểm gom rác nhỏ, tong xe ô tô rác đến các khu vực lớn hơn hay đến xe ô tô rác to hơn và cuối cùng chở rác từ các điểm trung gian đó đến bãi thải rác của thành phố hay đến các khu tái chế rác.
* Trạm trung chuyển
Trạm trung chuyển đóng vai trò bán hoàn thành vận chuyển rác đến khuvvực bãi thải của thành phố đến khu xử lý, tái chế rác. Trạm trung chuyển đảm nhiệm nhận rác từ các điểm nhỏ, từ các loại xe nhỏ rồi chuyển nó bằng thiết bị lớn hơn đến bãi thải chung.
Phân loại các trạm trung chuyển rác theo kích thước của nó.
– Bé: < 100 tấn/ngày
– Trung bình: 100 – 500 tấn/ ngày
– Lớn:> 500 tấn/ngày
Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế trạm trung chuyển rác:
– Kiểu hoạt động trung chuyển đang được sử dụng.
– Yêu cầu về khả năng hoạt động.
– Yêu cầu về thiết bị và phụ tùng.
– Yêu cầu về vệ sinh.
* Loại trạm trung chuyển
Dựa trên phương pháp (cách) bốc dỡ rác lên ô tô vận tải, có thể chia các trạm trung chuyển thành 3 loại:
– Thải trực tiếp.
– Gom giữ thải.
– Kết hợp cả 2 laọi thải trực tiếp và gom giữ rác thải.
* Địa điểm của trạm trung chuyển
Tuỳ thuộc vào điều kiện (sử dụng đất…) địa điểm của trạm trung chuyển nên:
– Gần trung tâm của từng khu sản xuất ra rác.
– Trong khu vực dễ đi vào các tuyến đường cao tốc chính cũng như gần với phương tiện vận tải cấp hai bổ sung.
– Ở khu vực ít các ý kiến phản đối về cộng đồng và môi trường đối với hoạt động trung chuyển.
– Ở nơi mà việc xây dựng và hoạt dộng (trung chuyển) là kinh tế nhất.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
Tham khảo sơ đồ quy trình xử lý tổng thể xử lý rác thải Khu Công nghiệp Phố Nối, Hưng Yên.
3.1. PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP
Phương thức chôn lấp phổ biến hiện nay:
a. Chôn lấp hợp vệ sinh
Bãi chôn lấp phải được lựa chọn đúng quy cách, xác định đúng tính chất, vận hành đúng quy trình, có hệ thống quản lý theo dõi, phát sinh chôn lấp đúng kỹ thuật.
Ưu điểm: Đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, có thể thu hồi được một lượng khí sinh học sinh ra trong quá trình xử lý. Sau khi đóng cửa bãi chôn lấp đất có thể sử dụng vào mục đích khác.
Nhược điểm: Đòi hỏi diện tích lớn, có nguy cơ cháy nếu khí gas không được thu hồi đúng phương pháp khoa học.
b. Chôn lấp không hợp vệ sinh
Là phương pháp chôn lấp rác thải không theo đúng quy trình chôn lấp tức là giai đoạn đầu có thể làm đúng quy trình nhưng sau một thời gian do không được quản lý chặt chẽ, các ô chứa phế thải xuống cấp nhanh, năng lực sử dụng yếu, trong đó khâu đóng cửa bãi chôn lấp không làm hoặc làm rất sơ sài.
– Ưu điểm: Rẻ tiền nhất, đơn giản nhất. Khả năng áp dụng cho tất cả các loại rác.
– Nhược điểm: Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao nhất, tốn diện tích đất nhất.
c. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chôn lấp
* Ưu điểm
– Nơi nào sẵn có đất thì phương pháp này là kinhtế nhất.
– đầu tư ban đầu ít so với các phương pháp khác.
– Bãi rác vệ sinh là phương pháp hoàn chỉnh hay là cuối cùng nếu so với các phương pháp thiêu rác hay composting. Hai phương pháp này đòi hỏi cần phảI có phần xử lý phụ thêm.
Bãi rác vệ sinh có thể nhận các loại rác và không cần khâu tách hay phân loại rác.
– Bãi rác vệ sinh là phương pháp linh hoạt, khi cần thiết coa thể tăng số lượng rác đổ vào bãi thải đồng thời chỉ thêm một ít nhân lực hoặc thiết bị.
– Vùng đất rìa bãi thải có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau như: bãi đỗ xe, sân chơi, sân gôn,…
* Nhược điểm
– ở khu đông dân, đất thích hợp cho bãi rác có thể không có sẵn theo yêu cầu về khoảng cách vân chuyển rác tối ưu nhất.
– các tiêu chuẩn bãi rác vệ sinh thích hợp phải được gắn với hoạt động hàng ngày nên có thể dẫn đổ thải vào bãi thải trống.
– Bãi rác vệ sinh nằm trong khu vực dân cư sẽ gây sự phản đối dư luận của công chúng.
– Một bãi rác vệ sinh hoàn chỉnh sẽ phải thực hiện và đòi hỏi bảo dưỡng định kỳ.
– Các thiết kế và kỹ thuậ xây dựng đặc biệt cần phải đwocj áp dụng để xây dựng bãi rác vệ sinh hoàn chỉnh.
– Một số khí ( khí mê tan,…) sinh ra từ quá trình phân huỷ có thể gây nguy hiểm hay gây ra khó chịu cho người và động vật xung quanh.
d. Các yếu tố để lựa chọn phương ỏn xõy dựng bói chụn lấp vệ sinh
– Phương án lắp đặt vận hành.
– phản ứng xảy ra khi bói rỏc vệ sinh kết thỳc hoạt động.
– Sự vận dộng và rũ rỉ của khớ và nước từ bói thải
– Thiết kế bói rỏc vệ sinh
– Chớnh sỏch quản lý và các quy định.
e. Lựa chọn địa điểm xõy dựng bói rỏc vệ sinh
– Các yếu tố sau đây cần phải được quan tâm và đánh giá trong khi chọn
địa điểm xõy dựng bói rỏc vệ sinh:
+ Có diện tích đất: Xem xét khu vực có sẵn đất và sẽ không sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp hoặc định cư.
+ Tác động môi trương xung quanh của việc chế biến và tỏi chế rỏc (tại cỏc khu vực bói thải) hoặc trong quỏ trỡnh xõy dựng và vận hành của rỏc.
+ Khoảng cách chuyên trở rác: đảm bảo các yêu cầu về môi trương và kinh tế.
+ điều kiện khí hậu: xem xét sự thay đổi mùa trong năm, lượng mưa, nhiệt độ, không khí, gió và hướng gió, đánh gía mối quan hệ giữa nó và với sự vận chuyển chất thải.
+ Điều kiện thuỷ văn: xem xét khoảng cách từ địa điểm đặt bói thải đến nguồn nước mặt sông suối ), mạch nước ngầm và đánh giá ảnh hưởng môi trường.
+ Điều kiện địa chất và thuỷ địa chất: cấu tạo đá mẹ, tầng chứa nước ngầm, chấn động sụt lún.
+ Điều kiện môi trường địa phương: môi trường tự nhiờn, kinh tế , xó hội xung quanh bói thải dự kiến.
+ Tiềm năng sử dụng tối đa của bói thải, quỹ đất.
e. Các bước thực hiện
Trước khi đổ rác, các ô phải được hoàn thiện phần chống thấm đáy và tràn nước rác theo các bước sau:
* Nếu sử dụng nền lớp chống thấm bằng HDPE làm mặt đáy chống thấm
Bước 1: Đắp một lớp đất sét dày 50 cm ở dưới đáy và đầm chặt.
Bước 2: Rải một lớp vải địa kỹ thuật.
Bước 3: Phủ một lớp sét đệm dày 20 cm để cấu tạo lớp nền và đáy thoát nước.
Bước 4: Phủ lớp đất sỏi dày 50 cm sao cho hệ số thấm nước tối thiểu bằng 1 x 102 cm/s.
Bước 5: Lắp đặt các rãnh thu nước rác về hố ga thu nước rác chung.
Bước 6: Lắp đặt hệ thống thu hoặc thoát khí thải.
* Nếu sử dụng nền đất sét tự nhiên làm mặt đáy chống thấm
Bước 1: Đắp một lớp đất sét dày >100 cm ở dưới đáy và đầm chặt.
Bước 2: Sỏi cuội hoặc đá dăm 30 cm
Bước 3: Lớp cát thô 20 cm
Bước4: Lắp đặt các rãnh thu nước rác về hố ga thu nước rác chung.
Bước 5: Lắp đặt hệ thống thu hoặc thoát khí thải.
– Phương pháp chôn: Rác thải đóng gói đưa đến đổ vào hố chôn, cuối ngày phủ lên một lớp đất dày khoảng 0,15 – 0,2 m. Ngày hôm sau lớp rác mới sẽ đổ phủ lên và chu trình lặp lại.
* Mô hình công nghệ xử lý rác theo phương pháp chôn lấp
3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐỐT
Đốt rác là phương pháp phân huỷ bằng nhiệt thực hiện ở nhiệt độ khoảng 1.200 0C. Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay nhưng phương pháp này mới chỉ được sử dụng ở những nước có nền kinh tế phát triển hoặc dùng để xử lý các chất thải nguy hiểm, độc hại.
Ưu điểm
– Thiết bị có hệ thống tự động hoá cao.
– Xử lý được các loại rác khó phân huỷ, rác có độc tính cao, rác chứa mầm bệnh.
– Giảm thiểu về mặt thể tích.
– Xử lý được toàn bộ chất thải không cần phân loại.
– Sản phẩm sau xử lý có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhược điểm
– Chi phí đầu tư cao
– Chi phí vận hành đắt do sử dụng nhiều nhiên liệu.
– Cần phải có các công trình phụ trợ kèm theo.
– Nếu được quản lý không tốt có thể gây ra hiện tượng cháy nổ.
3.3. PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
Đối với thành phần hữu cơ: Khi xe chở rác thải về khu xử lý, chúng phải dừng lại tại trạm cân để tính toàn bộ khối lượng rác thải và khối lượng xe. Sau khi đổ rác chúng được cân lại lần nữa, từ đó đưa ra con số chính xác về trọng lượng chất thải tiếp nhận để xử lý mỗi ngày.
A. Ủ rác để thu hồi khí sinh học
Dùng công nghệ vi sinh để phân huỷ rác, thu khí CH4 làm khí đốt chạy máy phát điện hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Chi phí của phương pháp này cũng khá cao.
b. Chế biến phân vi sinh
Trong phương pháp này rác sau khi loại bỏ các chất vô cơ được ủ trong điều kiện thoáng khí hay yếm khí. Trong quá trình ủ, các chất hữu cơ chuyển hoá dần về mặt sinh học thành các hợp chất mùn, gọi là phân compost. Phân compost sau khi được trộn đều với các nguyên tố dinh dưỡng (K,N,P với các tỉ lệ khác nhau) sẽ thành các sản phẩm phân vi sinh khác nhau. Việc chế biến phân compost từ rác thải có thể được làm từ công nghệ đơn giản hoặc công nghệ tiên tiến đắt tiền.
Ưu điểm
– Giải quyết được một phần đáng kể chất thải rắn.
– Thu hồi, tái chế được chất thải rắn dưới dạng phân hữu cơ.
– Tận thu và tái sử dụng một số thành phần như: nhựa, nilon, thủy tinh, kim loại…
Nhược điểm
– Chỉ xử lý thành phần hữu cơ trong rác thải.
– Tốn nhiều thời gian, chi phí vận hành cao, công nghệ phức tạp.
– Nếu sử dụng công nghệ đơn giản có thể gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khu vực xử lý (mùi hôi thối và một số khí độc), ô nhiễm nguồn nước ở khu vực lân cận.
Công nghệ ủ
· Nguyên tắc cơ bản:
– Toàn bộ rác và chất thải được ủ lên men hợp vệ sinh trong các hố ủ khô.
– Nước rỉ rác trong quá trình ủ được thu hồi và xử lý làm sạch trước khi xả ra ngoài môi trường.
– Các giải pháp bảo vệ môi trường:
+ Không khí: Tạo vành đai cây xanh cách ly.
+ Nước: Chống thấm và tràn nước ra ngoài.
+ Đất: Bảo đảm chống thấm nước rác theo phương đứng và theo phương ngang.
· Đặc điểm hố ủ phân tạm thời:
Có cấu tạo là các hố nhỏ có thành và đáy được đổ bê tông hoặc đắp một lớp đất sét dày 50 cm ở dưới đáy và đầm chặt sau đó rải một lớp vải địa kỹ thuật lên trên. Trước khi đổ rác, các hố này phải hoàn thiện phần chống thấm đáy và tràn nước rác bằng cách lại phủ thêm một lớp sét đệm dày 20 cm để cấu tạo lớp nền và đáy thoát nước, xây dựng các rãnh thu nước rác ngầm, tạo tường sét bao quanh từng ô chôn. Tại cạnh thành hố, có bậc thang lên xuống dễ dàng, tiện cho việc tận thu sản phẩm sau ủ.
· Phương pháp ủ:
Rác sẽ được phân loại bằng phương pháp thủ công tại khu tập trung rác theo quy mô đầu tư nhỏ. Sau khi phân loại, lượng rác thải hữu cơ được đem ủ trong hố ủ và phun chế phẩm sinh học để tăng nhanh quá trình phân hủy thành mùn, còn các chất trơ thì được chôn lấp đơn giản.
Rác thu gom được xe chuyên dùng chở đến đổ xuống các hố ủ và được phun chế phẩm sau đó dùng máy ủi bánh xích hoặc các thiết bị thủ công san rác, ép và nén chặt cuối chu kỳ xuống. Khi lớp rác đã đầm nén có độ dầy từng lớp khoảng 0,6m hoặc vào cuối ngày được phủ một lớp đất dày khoảng 0,2 – 0,22 m và đầm nén chặt đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén khoảng 0,8 tấn/m3 (hệ số nén khoảng 1,5). Lớp rác mới sẽ được đổ phủ lên và lặp lại chu trình. Quá trình ủ sẽ được tiến hành từ ô này sang ô khác.
Chỉ áp dụng đầm nén bằng thiết bị đầm thủ công vì các hố chôn cấu trúc nhỏ và được xây tường.
Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đó nghiờn cứu và ỏp dụng khoa học, cụng nghệ vào xử lý rỏc thải như ở Nhà máy xử lý rỏc thải Cầu Diễn (Hà Nội). Tuy nhiờn cỏc hỡnh thức này mới chỉ dừng lại ở việc tỏi chế một phần rỏc thải hữu cơ để làm phân vi sinh. Sau một thời gian nghiên cứu, năm 2003, Công ty Cổ phần công nghệ môi trường xanh Seraphin đó chế tạo thành cụng dõy chuyền xử lý rỏc thải bằng cụng nghệ Seraphin để tái chế rác thải sinh hoạt thành những sản phẩm có ích cho đời sống. Đây là công nghệ xử lý rác thải đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp dây chuyền sản xuất, có khả năng tái chế tới 90% lượng rác thải gồm cả rác vô cơ và hữu cơ. Rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày nờn giảm được diện tích chôn lấp rác, tiết kiệm được đất đai. Mức đầu tư cho nhà máy sử dụng công nghệ Saraphin thấp (chỉ bằng 30 – 40% so với dây chuyền nhập khẩu). Công nghệ này đó được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế.
Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rỏc thải là do cú thể vận hành song song giữa hai dõy chuyền sản xuất rỏc thải tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đó chụn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau. Sau khi tách lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, những loại rác vô cơ cũn lại, dõy chuyền tự động sẽ chuyển loại rác này về một bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựa Seraphin, ống cống, bát đựng mủ cao su và các loại xô chậu… Khi áp dụng công nghệ này vào việc xử lý rỏc thải vụ cơ (túi nilông, nhựa…) sẽ tiết kiệm được một lượng rửa lớn, hạn chế việc ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp gây nên. Vỡ cỏc loại rỏc thải này sẽ được đưa vào lồng sấy khô và nhờ sức nóng sẽ làm mất đi những bụi bẩn để tạo ra những sản phẩm sạch. Sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ Seraphin đó được Cục Quản lý chất lượng Việt Nam kiểm định về tính năng động, công dụng cũng như mức độ phù hợp vệ sinh môi trường.
Phân vi sinh được sản xuất từ rác sinh hoạt Sản phẩm ống cống từ rác vô cơ
– Công nghệ Seraphin đó được nghiên cứu trong 5 năm
– ứng dụng cách đây 18 tháng dưới dạng nhà máy xử lý rác thí điểm ở Ninh Thuận
– Chi phí xây dựng một nhà mỏy xử lý rỏc sinh hoạt sử dụng cụng nghệ seraphin rẻ hơn nhiều so với các giải pháp xử lý rỏc nhập ngoại.
– Công suất 150 tấn/ngày.
– Chi phí xây dựng là 20 tỷ đồng.
– Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin (chất thải vô cơ không huỷ được) và 250-300kg phân vi sinh.
– Loại phân vi sinh này hiện đó được bán trên thị trường với giá 500 đồng/kg.
– Các sản phẩm này đó được cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường.
– Với cụng nghệ seraphin, Việt Nam cú thể xoỏ bỏ khoảng 52 bói rỏc lớn, thu hồi đất bói rỏc để sử dụng cho các mục đích xó hội tốt đẹp hơn.
– Tuy nhiên, để tạo điều kiện dễ dàng hơn trong khâu xử lý rỏc thải sinh hoạt, công ty vệ sinh môi trường đô thị tại các tỉnh, thành phố cần vận động, hướng dẫn người dân phân loại rác sinh hoạt ngay từ đầu – điều mà các nước phát triển đó làm từ hàng chục năm qua.
* Quá trình xử lý rỏc thải như sau:
3.4. PHƯƠNG PHÁP HOÁ RẮN
Công nghệ đúc ép hoá rắn như hyđromex, pasta là công nghệ sử dụng việc nén các chất polime và rác thải thành các tấm hay khối, có thể là vật liệu xây dựng.
Ưu điểm: ít nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tận dụng được các chất trong rác thải làm các vật liệu xây dựng.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao.
3.4.1. Dựa vào thành phần, chất thải rắn được chia làm ba loại:
– Chất thải trơ: Được chôn lấp đơn giản vì là thành phần vô hại với môi trường, vật liệu trơ bao gồm: gạch, ngói, rác vụn trơ với kích thước nhỏ, cát vữa xây dựng, những loại sản phẩm không thể lên men trong quá trình ủ phân vi sinh.
– Thành phần chất thải độc hại.
– Thành phần hữu cơ: Ủ trong các hố ủ kị khí để tạo ra phân vi sinh.
* Yêu cầu đối với thiết bị chứa và bãi chôn lấp chất thải độc hại
– Không sử dụng phương pháp giảm thể tích bằng cơ học đối với chất thải độc hại.
– Thiết bị chứa, tích trữ chất thải độc hại phải được lựa chọn tuỳ theo độc tính của chất thải như: với loại chất thải y tế (chất thải sinh học) phải được chứa trong túi Plastic kín hoặc thùng kim loại có lớp lót. Trước khi cho vào túi đựng phải xử lý bằng nhiệt, các túi đựng đặc biệt phải có nhãn.
– Các chất thải độc hại kỵ nhau không được chôn lấp cùng một chỗ.
– Hầu hết chất thải độc hại đều được chôn ở bãi chôn lấp hợp vệ sinh nhưng không được đổ chất thải độc hại với lượng lớn, vì:
+ Khả năng đè nặng các chất độc hại sẽ làm bục, vỡ bao gói.
+ Phản ứng tiềm tàng sinh khí nổ của các chất thải (nếu có) xảy ra trong bãi chôn.
+ Hơi, khí độc dò rỉ từ bãi thải chôn lấp vệ sinh vào môi trường không khí
Phần lớn nhiều nước trên thế giới thường áp dụng một nhóm phương pháp theo thống kê sau:
Bảng 1: Tỷ lệ áp dụng phương pháp xử lý chất thải rắn
(Nguồn: thông tin qua mạng Internet).
Bảng 2: Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Trong những năm gần đây – được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước – vấn đề môi trường đặc biệt là xử lý chất thải rắn từng bước được triển khai và cũng thu được thành tựu đáng kể. Mô hình xử lý chất thải này đã lan truyền đến cấp huyện. Hầu hết các đô thị sử dụng phương pháp xử lý chất thải rắn là chôn lấp đơn giản. Một số thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rác thải thành phân vi sinh và xây dựng các khu chôn lấp rác thải hợp vệ sinh.
4. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU XỬ LÝ RÁC
4.1. Nguồn gốc của nước thải
Ngoài trường hợp đốt rác tiêu chuẩn, rác thải được xử lý bằng phương pháp ủ vi sinh hoặc chôn lấp đều sinh ra nước rác, kể cả trường hợp chôn khô. Nguồn gốc của nước rỉ rác gồm:
– Nước rỉ rác phát sinh trong quá trình lên men phân huỷ các chất hữu cơ trong rác thải.
– Nước mưa thấm qua hố ủ hoặc bãi chôn.
– Nước tưới lên rác để giữ độ ẩm cần thiết cho quá trình phân huỷ hữu cơ.
Dù từ nguồn gốc nào, nước rỉ rác đều có hàm lượng cặn và chất hoà tan rất cao gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống đặc biệt là đối với các tầng nước ngầm. Vì vậy, cần phải có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thu thải ra môi trường.
4.1.2. Thành phần và đặc tính nước rác
Thành phần và đặc tính nước rỉ rác phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
– Nguồn gốc, thành phần và tính chất của rác thải.
– Phương pháp xử lý.
– Thời gian phân huỷ.
– Thành phần đất, chất lượng nước.
Theo kinh nghiệm quản lý các khu xử lý rác, nước rỉ rác đô thị thường có thành phần như bảng sau:
Bảng 7.2.3.2: Thành phần, nồng độ các chất thường có trong nước rác
(Theo GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ – Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp– Trường ĐHXD Hà Nội)
(Thành phần, tính chất nước rỉ rác của dự án lựa chọn là < 2 năm).
Nước rỉ rác có độ ô nhiễm hữu cơ cao so với nước thải sinh hoạt đô thị, ngoài các chỉ tiêu BOD, COD cao, hàm lượng các chất và cặn hoà tan cũng cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Thông thường nước rỉ rác được pha loãng với nước tự nhiên trước khi xử lý.
Sơ đồ: Quy trình xử lý nước rác
5. XỬ LÝ MÙI BÃI RÁC
Rác thải khi vận chuyển đến khu xử lý được phân loại, các thành phần hữu cơ trong rác thải được phun chế phẩm để khử mùi.
Với công nghệ xử lý rác thải theo phương pháp lựa chọn cho dự án, khí thải sinh ra từ quá trình phân huỷ yếm khí sẽ không đáng kể vì:
– Do quá trình ủ rác thải là quá trình ủ kị khí.
– Khu chôn lấp rác chủ yếu là những loại rác thải có thành phần trơ như gạch, đá, cát sỏi, thuỷ tinh, nilon… và sau khi chôn lấp nén ép được lấp đất và trồng cây xanh. Vì vậy, lượng khí sinh ra trong quá trình chôn lấp hầu như bằng không.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Đặng Đình Bạch (chủ biên) – Hoá học Môi Trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2006.
2. PGS.TS. Trịnh Thị Thanh – Công nghệ Môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
3. CN. Hoàng Anh Đức – Quy hoạch hệ thống thu gom và xử ký chất thải rắn thành phố Thái Nguyên đến 2020, Luận văn thạc sỹ Khoa học Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Báo cáo đánh giá tác động Môi trường – Dự án đàu tư xây dựng khu chôn lấp và xử lý rác thải Đông Anh – Hà Nội, 2005.
5. Trang web http//www.vietnamnet
6. Trang web http//www.nea.gov.vn
………………………………………………………………………………………………….
Nguồn: Sưu tầm
Leave a Reply