He-thong-may-nen-khi

Cấu tạo và vai trò của hệ thống máy nén khí trong xử lý nước thải

5/5 – (1 vote)

Trong xử lý nước thải, việc quản lý không khí là một điều quan trọng và khá phức tạp. Không khí tham gia vào hầu hết toàn bộ quá trình xử lý xử lý. Để có thể cung cấp được lượng không khí cần thiết cho toàn bộ quá trình xử lý, yêu cầu mỗi nhà máy xử lý nước thải phải có một hệ thống máy nén khí hoàn chỉnh.

Hệ thống máy nén khí là gì? Chúng có vai trò gì trong xử lý nước thải?

Hệ thống máy nén khí là hệ thống cung cấp khí nén áp lực cao, tiêu thụ điện năng ít nhưng mang lại hiệu quả cao. Máy nén khí có thể được coi là một công cụ vô cùng tiện ích, được ứng dụng rất nhiều trong những ngành công nghiệp khác nhau, và đặc biệt phải kể đến công nghiệp xử lý nước thải.

Trong toàn bộ quy trình xử lý nước thải, có rất nhiều giai đoạn cần đến sự có mặt của máy nén khí, có thể kể đến như:

–         Trong bể lọc thô: Nước thải sau khi được đưa vào bể chứa sẽ được tiến hành lọc thô. Máy nén khí giúp đưa nước tẩy rửa vào bể với áp suất cao, đồng thời đẩy nước thải qua bộ lọc, còn rác thải được giữ lại.

–         Trong bể hiếu khí: giúp cung cấp khí oxi cho vi sinh vật hiếu khí, điều hòa và ổn định môi trường trong bể hiếu khí, tránh hiện tượng yếm khí.

–         Trong hệ thống khử mặn giúp loại bỏ muối hòa tan ra khỏi nước

–         Dùng trong quá trình bơm nước thải từ bể này sang bể khác và đồng thời thực hiện một số quá trình xử lý

–         Trong hệ thống tuyển nổi: Khí nén được bơm vào hệ thống giúp tách bỏ những cặn lơ lửng hay những chất dầu mỡ ra khỏi nước thải.

–         Giúp cung cấp một áp suất phù hợp để loại bỏ các chất gây ô nhiễm và làm sạch đường ống

–         Giúp cho việc bơm xả bùn được dễ dàng hơn

Một số hệ thống máy nén khí được dùng trong xử lý nước thải

1.    Máy nén trục vít

 

May-nen-khi-truc-vit
Máy nén khí trục vít

 

Là máy nén khí có sử dụng cơ chế piston quay. Hệ thống  máy nén khí này được sử dụng trong các ngành công nghiệp lớn có yêu cầu lượng không khí với áp suất cao

2.    Máy nén khí ngâm dầu

Dầu được bơm vào các khoang nén để làm kín và cung cấp bể chứa, làm mát các phân tử khí. Dầu được tách ra khỏi dòng chảy và được làm lạnh, lọc và tái chế.

3.    Máy nén khí khô dầu

 

He-thong-may-nen-khi-kho-dau
Hệ thống máy nén khí khô dầu

 

Không khí được nén hoàn toàn thông qua hoạt động quay của các cánh quạt mà không cần sự trợ giúp của màng dầu nào. Hệ thống máy nén này có thể xả áp lực tối đa thấp hơn, thường được sử dụng khi yêu cầu khí đầu ra không có dầu

Các thành phần của hệ thống máy nén khí

Các hệ thống máy nén khí thường có thiết kế và cấu tạo phức tạp. Một hệ thống máy nén khí bao gồm:

–         Bộ lọc khí đầu vào: Giúp lọc bỏ các hạt bụi có trong không khí, đảm bảo không khí đưa vào máy nén là khí sạch và khô

–         Hệ thống làm mát máy nén: Trong quá trình hoạt động, máy nén sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn. Chính vì thế cần có một hệ thống làm mát để có thể tăng hiệu quả làm việc cũng như kéo dài tuổi thọ, giảm hư hỏng. Thông thường máy nén được làm mát bằng không khí, nước hoặc dầu.

–         Hệ thống trao đổi nhiệt: Hoạt động với mục đích làm giảm nhiệt độ không khí trước khi đi vào giai đoạn nén. Việc giảm nhiệt độ này là cần thiết để tăng hiệu quả của máy nén

–         Hệ thống làm mát: Cuối quá trình nén không khí, trước khi xả ra ngoài, không khí được làm mát để làm cho hơi ẩm ngưng tụ lại trong không khí và tách ra khỏi không khí

–         Máy tách không khí: sau khi làm mát, không khí sẽ đi qua máy tách không khí để tách rời hơi ẩm và không khí

–         Máy sấy không khí: Sau khi tách, không khí được đưa đi sấy đến bão hòa trước khi vào bể chứa. Mục đích của quá trình này để giúp bảo vệ đường ống không bị ăn mòn hay bị phá hủy.

–         Bộ điều chỉnh áp lực: giảm áp suất giúp ổn định áp suất trong toàn hệ thống

–         Chất bôi trơn: Đây là một nhu cầu cần thiết trong hệ thống. Ngoài việc bôi trơn, những chất bôi trơn còn có vai trò làm mát các bộ phận chuyển động, ngăn ngừa sự nóng lên do ma sát

–         Máy thu khí: Không khí sau khi được nén dưới áp lực cao sẽ được đưa vào bể chứa hoặc vào máy thu khí tùy theo yêu cầu sử dụng

–         Hệ thống phân phối và vận chuyển: Đây là giai đoạn cuối cùng, hệ thống này giúp phân phối khí nén đến những điểm cần sử dụng. Hệ thống phân phối và vận chuyển bao gồm hệ thống những đường ống, van được thiết kế phù hợp để tránh làm giảm áp suất trong quá trình vận chuyển và phân phối.

Quá trình hoạt động của hệ thống máy nén khí

 

Quy-trinh-hoat-dong-he-thong-may-nen-khi
Quy trình hoạt độngc ủa hệ thống máy nén khí

 

Không khí xung quanh hệ thống sẽ được đưa vào hệ thống qua bộ lọc không khí đầu vào. Động cơ và bộ phận truyền động sẽ giúp hệ thống máy nén tăng áp suất không khí lên. Hệ thống điều khiển sẽ giúp điều chỉnh lượng không khí nén và khí thải từ hệ thống. hệ thống máy sấy và làm mát không khí được sử dụng để loại bỏ các chất gây ô nhiễm đồng thời cung cấp không khí ẩm. Sau khi không khí được xử lý trong hệ thống sẽ được đưa đi sử dụng qua hệ thống phân phối khí.

Cũng như những hệ thống thiết bị máy móc khác, hệ thống máy nén khí cũng có rất nhiều loại, phù hợp với đa dạng nhu cầu của người dùng. Vì thế, để có thể nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm chi phí, hãy lựa chọn và sử dụng đúng hệ thống máy nén khí.


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *