MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG
I. KHÁI NIỆM CHUNG
– Để phân lập, nuôi cấy và bảo quản VSV, người ta sử dụng môi trường dinh dưỡng (MTDD) đặc hay lỏng. MTDD không những phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đối với hoạt động sống của VK mà còn phải bảo đảm đủ các điều kiện lý hoá học thích hợp với chúng (nhiệt độ, pH, độ ẩm, không khí…)
– MTDD để nuôi cấy VSV phải hoàn toàn vô trùng và không chứa các chất độc hại đối với VSV.
– Người ta thường gọi tên MTDD dựa vào tên người tìm ra môi trường hoặc dựa vào các chất có thành phần chính trong MT.
II. PHÂN LOẠI MT
1. Dựa và thành phần MT:
a. Môi trường tự nhiên:
Dùng các chất có sẵn trong tự nhiên như sữa, trứng, huyết thanh, khoai tây, đường… để điều chế MT. Các chất này thường có thành phần phức tạp, không được xác định một cách cụ thể.
b. Môi trường tổng hợp:
Dùng các loại hoá chất có thành phần xác định để điều chế MT.
c. Môi trường bán tổng hợp:
Ngoài việc sử dụng các chất có sẵn trong tự nhiên, còn sử dụng thêm một số hoá chất để điều chế MT.
2. Dựa vào tính chất vật lý:
a. Môi trường lỏng hay MT dịch thể:
Trong thành phần của loại MT này không có thạch.
b. Môi trường đặc:
Môi trường có chứa 15- 25% thạch hoặc 10- 20% gelatin.
c. Môi trường bán lỏng:
Là MT có chứa khoảng 0,35% thạch.
3. Dựa vào công dụng:
a. Môi trường chọn lọc:
Là MT bảo đảm sự phát triển ưu thế của một nhóm VSV xác định nào đó. VD như MT nuôi cấy và phân lập VK cố định đạm, VK nitrat hoá, VK phân giải xenluloza…
b. Môi trường kiểm định:
Là MT cho phép phân biệt được một số đặc điểm của một số loài VK cần kiểm định. Thường người ta cho vào MT kiểm định một số chất có khả năng tạo phản ứng mầu dễ quan sát thấy, ví dụ như MT thử khả năng sinh Indol…
III. CÁCH ĐIỀU CHẾ MÔI TRƯỜNG
Làm MT là một trong các khâu quan trọng trong công tác N/c VSV. Vì vậy làm MT phải bảo đảm chính xác, cẩn thận và tuân theo những bước sau:
1. Pha chế MT:
– Cân, đong chính xác từng thành phần của MT theo công thức .
– Với MT lỏng, cân đong xong hoà vào nước rồi đun sôi.
– Đối với MT đặc, trước hết cân hoá chất hoà vào nước, cân thạch sợi ngâm vào nước sau đó vớt thạch ra vải màn, vắt khô nước, bỏ thạch vào đun tan với MT trong xoong nhôm rồi hấp lắng cặn.
2. Lọc môi trường
– MT cần phải trong mới dễ quan sát.
– Với MT lỏng, lọc qua vải màn nhiều lớp hay bông thấm nước hoặc qua giấy lọc.
– Với MT đặc phải lọc qua vải màn 2 lớp và phải lọc lúc MT còn nóng.
3. Điều chỉnh pH môi trường:
– Mỗi loài VSV chỉ thích hợp với một khoảng giá trị pH nhất định.
– Đầu tiên ta phải kiểm tra pH của MT bằng giấy đo pH hay pH – met…
– Muốn điều chỉnh pH của môi trường người ta thường dùng dung dịch NaOH hoặc HCl 10%.
4. Phân phối MT vào dụng cụ:
– Tuỳ theo mục đích sử dụng mà phân phối MT vào các loại dụng cụ khác nhau: với bình cầu thường phân phối tới 1/3 hoặc 1/2 thể tích bình.
– Với ống nghiệm thường phân phối đến 1/4 ống khi làm thạch nghiêng hoặc 2/3 ống khi làm thạch đứng.
5. Khử trùng MT:
– Tuỳ theo khả năng chịu đựng nhiệt độ của từng loại MT mà khử trùng MT bằng các phương pháp khác nhau:
a. Khử trùng bằng phương pháp Pasteur:
– Đun nóng MT lên đến 60- 75 0C và giữ trong 15- 30 phút, hoặc 80 0C trong 10- 15 ph, cũng có thể đưa đến 90 0C rồi làm lạnh đột ngột. Phương pháp này chủ yếu để giết các loại VK không sinh bào tử.
b. Khử trùng bằng phương pháp Tyldal (hấp gián đoạn):
– Phương pháp này thường để khử trùng các loại MT chứa đường, không chịu được nhiệt độ cao.
– Hấp MT ở 30 0C trong 30 ph, lấy ra để vào tủ ấm 37 0C/24 h, sau đó hấp lặp lại lần nữa, làm tương tự như vậy 3 lần.
c. Khử trùng băng nồi hấp áp lực:
– Giữa nhiệt độ và áp suất có một mối tương quan nhất định.
– Trong nồi hấp áp lực khi loại bỏ hết không khí, sự tương quan giữa nhiệt độ và áp suất được biểu thị như sau:
Áp suất (at)
Nhiệt độ (0 C) 0
100 0,25
107 0,5
112 1,0
121 1,5
127 2,0
132
* Chú ý: Khi sử dụng nồi hấp áp suất phải hết sức cẩn thận, phải tuân theo các nguyên tắc vận hành để bảo đảm an toàn:
– Lúc đầu cần mở van xả khí cho không khí thoát hết ra.
– Khi nào kim áp kế chỉ đến mức yêu cầu mới bắt đầu tính thời gian.
– Sau khi ngắt điện, chỉ khi nào kim áp kế chỉ về số 0 mới được xả hơi để làm khô rồi lấy MT ra.
Xem thêm: MICROBE LIFT: Chế phẩm Vi sinh Vật Xử lý Môi Trường
Microbe-Lift N1
Vi sinh giảm Amonia MICROBE-LIFT N1 là tổ hợp vi sinh dạng lỏng có tính chuyên hóa cao.Tổ hợp vi sinh này được thiết kế đặc biệt để thúc đẩy, thiết lập và duy trì quá trình chuyển hóa nitơ trong các hệ thống xử lý nước thải.
6. Làm thạch nghiêng:
– Sau khi khử trùng xong, lấy ống MT cần làm thạch nghiêng còn nóng ra, đặt lên bàn phẳng, nghiêng trên thước gỗ có độ dầy thích hợp sao cho thạch trong ống nghiêng không quá 2/3 ống. Nếu phía dưới gần sát đáy, mép trên gần chạm nút bông là tốt nhất.
Nếu MT đổ quá nhiều, khi nghiêng thạch sẽ chạm vào nút bông, nếu đổ quá ít thì mặt nghiêng nhỏ, diện tích cấy ít.
Môi trường làm xong nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh.
Leave a Reply