Lợi ích lớn từ chất thải chăn nuôi – nhiều người chưa biết

5/5 – (1 vote)

Ngày nay, ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp; từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn. Đảng và Chính phủ quan tâm tới ngành chăn nuôi để cùng với ngành trồng trọt, thủy sản đảm bảo an ninh lương thực, thức phẩm thông quanhững chủ trương, chính sách nhằm định hướng và tạo ra những cơ chế khuyến khích để ngành chăn nuôi phát triển nhanh, mạnh và vững chắc. Tuy nhiên,mặt chưa được của chăn nuôi đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã chỉ rõ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong nông nghiệp ở Việt Nan là từ trồng trọt và chăn nuôi. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Cùng với các loại khí khác như CO2, CH4,… gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2014 đàn lợn nước ta có khoản 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 65-70% về số lượng và sản lượng. Từ số đầu gia súc, gia cầm đó có quy đổi được lượng chất thải rắn (phân chất độn chuồng, các loại thức ăn thừa hoặc rơi vãi) đàn gia súc, gia cầm của thải ra khoảng trên 76 triệu tấn, và khoảng trên 30 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn). Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken(kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.

Đây là lượng chất thải lớn nhưng cũng là nguồn tài nguyên lớn nếu biết sử dụng, tận dụng đúng cách để kiếm ra tiền mà vẫn không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các giải pháp sau sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường từ chất thải chăn nuôi:

a. Xử lý và sử dụng phân gia súc làm phân bón
Phân gia súc nói chung và phân chuồng nói riêng là loại phân bón tổng hợp, chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali và nhiều nguyên tố vi lượng mà cây trồng rất cần. Do đó, sử dụng phân gia súc làm phân bón không chỉ làm tăng năng suất cây trồng mà còn đem lại nhiều lợi ích khác cho môi trường. Đó là:
+ Tận dụng được nguồn phân động vật bón cây, nhưng không gây ô nhiễm môi trường tự nhiên.
+ Tiết kiệm đáng kể tiền mặt dùng để mua phân bón. Nếu có phân động vật bán thì hiệu quả chăn nuôi lại tăng thêm.
+ Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, tăng độ xốp, khả năng giữ ẩm và độ màu mỡ của đất.
+ Bón phân hữu cơ làm chất lượng nông sản tốt hơn, thơm ngon và an toàn hơn.
Do lợi ích nhiều mặt của phân hữu cơ, nên các hộ gia đình cần tận dụng loại phân bón này để ủ hoai bón ruộng hoặc bán lấy tiền tăng thu nhập.
b. Thu gom để bán phân tươi hợp vệ sinh
Đối với các loại phân gà, phân cút nên dùng các chất hút thấm như tro, trấu, mạt cưa… rắc trộn với phân tươi, đựng trong các bao kín để tránh rò rỉ nước và mùi hôi thối trong vận chuyển bán đi nơi khác.
Đối với phân trâu bò, dê thỏ do có tỷ lệ nước và đạm trong phân thấp nên ít hôi thối và rò rỉ nước, nên có thể trực tiếp thu gom và chứa trong các bao bì kín.
Đối với phân lợn do chứa tỷ lệ các chất dinh dưỡng cao, thường ở dạng sệt hay nhão và có mùi hôi thối nặng, khối lượng lớn nên việc thu gom vận chuyển phải có các dụng cụ chuyên dùng để tránh gây ô nhiễm môi trường.
c. Ủ phân hữu cơ, phân chuồng
Phân chuồng thường là phân lợn được ủ theo 2 cách cơ bản sau:
* ủ kín
Thu gom phân vào một cái hố, kích thước to nhỏ phụ thuộc vào lượng phân chuồng cần ủ. Đổ phân chuồng vào hố, dùng bùn trộn lẫn rơm trát kín và để khoảng 6 tháng. Trong điều kiện kín, phân chuồng bị phân giải yếm khí làm nhiệt độ đống phân tăng cao, tới 60-700C làm cho phân hoai dần và tiêu diệt gần hết các mầm bệnh, mầm ký sinh trong phân, đảm bảo vệ sinh môi trường, bón cây rất tốt và không gây ô nhiễm.Ủ kín có thể thực hiện như sau:
+ Chứa trong bao kín: Dùng bao nylon dày, kín, chứa phân tươi rồi cột miệng bao lại có chừa một lỗ nhỏ để thoát khí sinh ra trong quá trình phân huỷ. Đặt các bao phân vào nơi cố định cao ráo, xa nhà, có mái che. Sau 6 tháng phân sẽ hoai và có thể sử dụng để bón ruộng. Cách này đơn giản, thường áp dụng cho các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ, lượng phân chuồng không nhiều.
+ Chất đống và dùng đất bao kín: Gom phân lại thành đống to rồi dùng đất bùn nhão trộn rơm trát kín hoặc dùng nylon phủ kín, chừa một khoảng hở để thoát khí sinh ra trong khi phân huỷ phân. Sau 6-12 tháng lấy phân ra bón cây

2016-08-22_154739

* ủ hở
Thu gom phân vào một chỗ và để trong điều kiện không khí và nhiệt độ bình thường ngoài tự nhiên, khi hết mùi hôi thối, phân mủn thì có thể bón ruộng được. Cách ủ này đơn giản, phân nhanh hoai, nhưng cần chú ý thực hiện các việc sau đây để đảm bảo vệ sinh môi trường:
+ Phải có tường bao xung quanh đống phân ủ để tránh phân bị rơi vãi ra ngoài
+ Phải có mái che cho đống phân ủ để tránh nước mưa rơi thấm vào phân và rò rỉ ra xung quanh.
+ Phải đặt nơi xa nhà tránh mùi hôi thối và nơi cao ráo tránh cho nước phân và phân tràn ra.
+ Cần thiết phải sử dụng các chế phẩm như EM, hoặc EMUNI-5, rắc trên mặt đống phân ủ để giảm ruồi muỗi và mùi hôi thối.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *