Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của những máy sục khí bề mặt trong những hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí. Chúng không chỉ giúp duy trì lượng oxy hòa tan giúp ích cho quá trình phân hủy sinh học, mà còn tạo môi trường khuấy trộn, tạo dòng chảy trong bể chứa.
Nguyên lý hoạt động của máy sục khí bề mặt
Máy sục khí bề mặt hoạt động bằng việc tạo ra một lực hút chân không dưới nước. Khi cánh khuấy quay sẽ kéo không khí từ trên mặt nước, qua thanh trục đến cánh khuấy. Nhờ những vòng quay cực mạnh của cánh khuấy, những dòng khí này sẽ tạo một dòng chảy không khí với tốc độ cực mạnh và phân tán vào trong nước, tạo một môi trường khuấy trộn giữa nước thải và bùn hoạt tính.
Sự phân tán dòng khí ở trên chính là sự phân tán oxy vào trong nước giúp ổn định nồng độ oxy trong toàn bể chứa nước, giúp lưu thông dòng chảy, giảm sự phân tầng. Bên cạnh đó việc phân tán này còn làm giảm lượng khí Nito, Carbon dioxide, hydrogen sulfide…những chất khí gây hại có trong nước.
Máy sục khí bề mặt thường có công suất lớn, có thể lên đến trên 2500 vòng/ phút. Chính điều này đã làm cho việc phân tán được lượng lớn khí oxy đi khắp tòan bộ bể chứa nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Máy Khuấy Chìm là gì? Sử dụng Khuấy Trộn trong Xử lý Môi Trường
Cấu tạo của máy sục khí bề mặt
Thiết bị sục khí bề mặt có cấu tạo rất đơn giản và rất dễ sử dụng. Thiết bị bao gồm những bộ phận chính sau:
– Motor truyền động: Mỗi một loại máy sẽ có một động cơ thích hợp, phù hợp với mục đích cũng như vị trí sử dụng. Mỗi loại motor khác nhau sẽ có công suất khác nhau và đường kính thiết bị cũng như cấu tạo cánh khuấy cũng sẽ được chế tạo tương ứng. Các động cơ được thiết kế và sử dụng hệ thống hút ẩm để chống tích tụ nước bên trong, giúp động cơ hoạt động bền và an toàn hơn.
– Trục điều khiển: Có tác dụng truyền chuyển động từ motor đến cánh khuấy thông qua các khớp nối. Trục điều khiển được làm bằng ống thép có trọng lượng nhẹ.
– Cánh khuấy: được chế tạo từ thép không gỉ và gia công cơ khí đảm bảo độ chính xác của các cánh khuấy, nâng cao hiệu năng hoạt động. Cánh khuấy có độ nghiêng phù hợp để có thể cung cấp lượng oxy tối đa vào trong nước mà không làm quá tải động cơ. Các cánh khuấy được cân bằng tĩnh và được nằm trong một khoang chứa. Mái vòm của khoang chứa nổi trên mặt nước.
– Khung nổi trên mặt nước: phần thân được làm bằng vật liệu polyurethane, gia cố bằng sợi thủy tinh cố định giúp cho thiết bị có thể nổi bên trên mặt nước.
– Hệ thống dây cáp neo : Máy sục khí bề mặt không đặt cố địng tại một vị trí và có thể di động đến những vị trí khác khi cần thiết. Nhờ hệ thống dây cáp néo giúp giữ cố định máy tại vị trí nhất định.
– Hệ thống đinh tán: Điều chỉnh độ nông sâu của cánh khuấy.
– Bộ phận khác: Ngoài ra, một số thiết bị còn có thêm bộ phận làm giảm tiếng ồn khi vận hành, giảm độ bắn nước.
Toàn bộ thân máy được làm bằng thép không gỉ và được phủ một lớp vật liệu chống ăn mòn, điều này giúp bảo vệ thiết bị khỏi bị hư hỏng do thường xuyên tiếp xúc với nước thải trong hồ chứa, nâng cao tuổi thọ thiết bị.
Những ưu điểm nổi trội của máy sục khí bề mặt
Máy sục khí bề mặt được sử dụng rất rộng rãi nhờ những ưu điểm vượt trội sau:
– Hiệu quả làm việc cao và liên tục
– Chi phí vận hành, đầu tư, và bảo trì thấp
– Thiết kế và lắp đặt đơn giản, tính di động cao
– An toàn và dễ sử dụng
– Phân tán được một lượng lớn oxy đều khắp bể chứa, giúp loại bỏ một số khí độc ra khỏi bể chứa
– Khả năng khuấy trộn đều, tránh được sự lắng cặn cũng như phân tầng
– Có thể tự làm sạch, sự chuyển động của cánh khuấy sẽ giúp rác thải bị mắc vào cánh khuấy.
– Giảm thiểu tiếng ồn, không bắn tung tóe, không tạo mùi khó chịu
– Có nhiều công suất khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng.
Máy sục khí bề mặt thường thấy ở đâu?
Máy sục khí bề mặt được biết đến như một thiết bị xử lý nước thải, có tác dụng:
– Giảm và loại bỏ những BOD có trong nước
– Kiểm soát được mùi và giúp loại bổ một số chất độc hại như Nitơ, Hydro sulfit, các Nitrat…
– Khuấy trộn và làm thoáng bể chứa, tránh được sự lắng cặn của bùn cũng như sự phân tầng trong bể chứa
– Cung cấp oxy đều khắp bể sinh học áp dụng công nghệ sinh học hiếu khí
Xem thêm: Quá trình Nitrat hóa trong công nghệ xử lý nước thải
Không chỉ được sử dụng trong việc xử lý nước thải, thiết bị sục khí bề mặt còn được dùng trong:
– Trong các trang trại nuôi trồng thủy sản
– Chế biến thực phẩm: sản xuất các loại đồ uống, rượu, sữa..
– Trong công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp dệt, nhuộm
– Trong công nghiệp lọc hóa dầu, các ngành hóa chất….
Với rất nhiều ứng dụng trong thực tế, theo tùy mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình những thiết bị sục khí bề mặt thích hợp nhất, mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Leave a Reply