Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

3/5 – (2 votes)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

 

 

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN ĐU, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

 

 

 

 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

 

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

 

 

 

Sinh viên thực hiện: Hoàng Ngọc Mai

Lớp: KHMT K9                      Khóa: 2011 – 2015

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Nhâm Tuất

THÁI NGUYÊN, 2015

======================================================

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.. 1

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.. 6

PHẦN I: MỞ ĐẦU.. 1

  1. Tính cấp thiết của đề tài 1
  2. Mục tiêu của đề tài 1
  3. Ý nghĩa của đề tài 2

3.1. Ý nghĩa khoa học. 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2

PHẦN II: NỘI DUNG.. 3

CHƯƠNG I:  TỔNG QUAN TÀI LIỆU.. 3

1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 3

1.1.1. Khái niệm về chất thải 3

1.1.2. Khái niệm về chất thải rắn. 3

1.1.3. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 4

1.1.4. Nguồn phát sinh và phân loại chất thải rắn. 4

1.1.5. Thành phần chất thải rắn. 6

1.1.6. Hoạt động thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý chất thải rắn. 6

1.1.7. Quản lý CTR sinh hoạt 7

1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới 7

1.2.1. Tình hình phát sinh CTR trên thế giới 7

1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới 8

1.3. Hiện trạng quản lý CTRSH ở Việt Nam.. 13

1.3.1. Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại CTRSH Việt Nam.. 13

1.3.2. Tình hình xử lý chất thải rắn ở Việt Nam.. 17

CHƯƠNG II:  ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 19

2.1. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu. 19

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 19

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 19

2.1.3. Thời gian nghiên cứu. 19

2.2. Nội dung nghiên cứu. 19

2.3. Phương pháp nghiên cứu. 19

2.3.1. Phương pháp điều tra phỏng vấn. 19

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin. 20

2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa. 20

2.3.4. Phương pháp chuyên gia. 20

2.3.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.. 20

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.. 21

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của thị trấn Đu huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên. 21

3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 21

3.1.2. Các nguồn tài nguyên. 23

3.1.3. Đặc điểm kinh tế – xã hội của thị trấn Đu. 25

3.2. Hiện trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. 29

3.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH tại thị trấn Đu.. 29

3.2.2. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. 32

3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu -huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. 48

3.3.1. Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải 48

3.3.2. Giải pháp giảm lượng chất thải, thu hồi và tái chế CTR sinh hoạt 49

3.3.3. Giải pháp tổ chức, kinh tế xã hội 49

3.3.4. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về môi trường. 50

3.3.5. Giải pháp về công nghệ. 51

KẾT LUẬN.. 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO56


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Lượng chất thải rắn phát sinh tại một số nước. 8

Bảng 1.2. Phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước. 9

Bảng 1.3. Thành phần CTR từ hộ gia đình của một số thành phố. 14

Bảng 1.4. Tình hình áp dụng các công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam so với các nước  17

Bảng 3.1. Phân bổ các loại đất của thị trấn Đu huyện Phú Lương. 23

Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm nguồn CTR phát sinh tại thị trấn Đu. 29

Bảng 3.3. Thành phần CTRSH tại thị trấn Đu. 31

Bảng 3.4. Nhân lực trong công tác quản lý môi trường. 32

Bảng 3.5. Các hình thức thu gom CTRSH của các hộ gia đình. 34

Bảng 3.6. Tỷ lệ phát sinh và thu gom CTRSH tại thị trấn Đu. 34

Bảng 3.7. Phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn thị trấn Đu. 36

Bảng 3.8. Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTR sinh hoạt 37

Bảng 3.9. Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 38

Bảng 3.10. Danh mục máy móc thiết bị chính của Khu xử lý. 42

Bảng 3.11. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng tại Khu xử lý 42

Bảng 3.12. Tỷ lệ % CTRSH được xử lý tại Khu xử lý CTR 43

Bảng 3.13. Đánh giá của cộng đồng dân cư về công tác quản lý CTR địa phương. 43

Bảng 3.14. Tỷ lệ đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường, mỹ quan đường phố. 44

Bảng 3.15. Tỷ lệ đánh giá của người dân về môi trường xung quanh khu xử lý CTR.. 45

Bảng 3.16. Đánh giá mức thu phí VSMT trên địa bàn thị trấn Đu. 45

 


 

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

 

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ thể hiện nguồn gốc phát sinh chất thải rắn. 5

Sơ đồ 1.2. Mô hình quản lý CTRSH tại Việt Nam.. 7

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Singapore. 11

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Nhật Bản. 12

Sơ đồ 1.5. Hệ thống quản lý CTR tại một số đô thị lớn ở Việt Nam.. 15

Sơ đồ 3.1. Công nghệ xử lý CTRSH bằng công nghệ NFi – 05. 39

Sơ đồ 3.2. Quy trình công nghệ chế biến phân bón từ CTRSH.. 53

 

 

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lương. 21

Hình 3.2. Tỷ lệ phần trăm nguồn CTR phát sinh tại thị trấn Đu. 29

Hình 3.3. Tỷ lệ phát sinh và thu gom CTRSH tại các tiểu khu của thị trấn Đu. 35

Hình 3.4. Tỷ lệ đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường, mỹ quan đường phố………………………………………..44

 

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

 

STT CHỮ  VIẾT TẮT GIẢI THÍCH
1 BCL Bãi chôn lấp
2 BVMT Bảo vệ môi trường
3 CBNV Cán bộ nhân viên
4 CTR Chất thải rắn
5 CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
6 Đ/c Đồng chí
7 EM Vi sinh vật hữu hiệu
8 EPD Cơ quan Bảo vệ môi trường Hồng Kông
9 GTSX Giá trị sản xuất
10 HS Học sinh
11 KH Kế hoạch
12 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
13 MT Môi trường
14 NĐ – CP Nghị định Chính phủ
15 PTCN Phát triển công nghệ
16 Quyết định
17 ÔNMT Ô nhiễm môi trường
18 TB Trung bình
19 THCS Trung học cơ sở
20 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
21 TP Thành phố
22 UBND Ủy ban nhân dân
23 VSMT Vệ sinh môi trường

 

 =====================================================================

                                             PHẦN I: MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã giúp cho tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển hơn, một mặt tạo sự phát triển kinh tế, công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân mặt khác đây cũng là nguy cơ làm giảm chất lượng môi trường. Hiện nay, ô nhiễm môi trường không còn xa lạ với chúng ta và nó đã trở thành một vấn đề của toàn cầu. Nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ môi trường kịp thời để ngăn chặn, phòng ngừa mức độ ô nhiễm môi trường thì sự suy thoái môi trường là điều không thể tránh khỏi.

Một trong những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay ở nước ta đó là chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), một thách thức lớn đang được xã hội quan tâm.

Nền kinh tế phát triển, dân số gia tăng dẫn tới nhu cầu tiêu thụ của con người cũng tăng theo, theo đó lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh cũng ngày càng nhiều và đặc biệt là CTR sinh hoạt. Việc bùng nổ CTR sinh hoạt là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cộng đồng, con người cũng như làm mất cảnh quan đô thị…

Hiện nay tình trạng CTR nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng tại thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên chưa có đánh giá một cách đầy đủ dẫn đến việc quản lý CTR gặp nhiều khó khăn và chưa phù hợp trong công tác bảo vệ môi trường.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Khoa học môi trường và Trái đất, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Nhâm Tuất, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải  pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.

  1. Mục tiêu của đề tài

– Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

– Đề xuất một số giải pháp quản lý CTR sinh hoạt phù hợp với điều kiện quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững, góp phần BVMT, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tại khu vực nghiên cứu.

  1. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

– Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.

– Vận dụng và phát huy được tất cả các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

–  Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt.

 

 


 

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I:  TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt

1.1.1. Khái niệm về chất thải

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [15].

Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ…[7].

1.1.2. Khái niệm về chất thải rắn

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải thông thường và chất thải rắn nguy hại.

Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác gọi là chất thải rắn công nghiệp.

Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác [10].

Phần lớn chất thải ở thể rắn và ở khắp mọi nơi xung quanh ta như gạch, đá, xi măng, vôi, vữa, giấy, sắt vụn,… Loại chất thải này do các công trường, nhà máy, hộ gia đình thải ra rất lớn.

Chất thải rắn gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, cát tông, nhựa, vải, cao su, gỗ, xác động thực vật,… và các chất vô cơ như: thuỷ tinh, nhôm, đất cát, phế liệu, kim loại khác… [7].

1.1.3. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) gồm những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, trung tâm dịch vụ, thương mại. CTRSH có thành phần bao gồm vỏ hộp, chai lọ, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, xác động vật, vỏ rau quả, vỏ hộp kim loại, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo…

1.1.4. Nguồn phát sinh và phân loại chất thải rắn

 Nguồn phát sinh chất thải rắn

– Từ sinh hoạt: Phát sinh từ hộ gia đình, các biệt thự và các căn hộ chung cư. Thành phần chủ yếu bao gồm: thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bằng giấy, gỗ, cát tông, plastic, thiếc, nhôm, thuỷ tinh…), đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng…

– Từ khu thương mại: thương mại (nhà kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà in, trạm xăng dầu, gara…): giấy, cát tông, plastic, gỗ, thức ăn thừa, thuỷ tinh, kim loại, các loại chất thải đặc biệt (dầu mỡ, lốp xe,…), các chất thải độc hại khác…

– Từ khu công sở: Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính,…). Thành phần bao gồm: Giấy, cát tông, plastic, gỗ, thức ăn thừa, thuỷ tinh, kim loại… Ngoài ra CTR y tế phát sinh từ bệnh viện phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh, điều trị bệnh vì vậy chất thải y tế trở thành phức tạp nó bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc…

– Từ hoạt động giao thông: Phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ công trình xây dựng, giao thông vận tải như: nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, xây dựng di dời nhà cửa… từ đó sinh ra các loại chất thải như đất, đá, bê tông, gạch ngói, gỗ, sắt thép…[9].

– Từ các hoạt động công nghiệp;

– Từ các hoạt động nông nghiệp;

– Từ các hoạt động xây dựng đô thị;

– Từ trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của thành phố, khu, cụm dân cư.

Nguồn phát sinh CTR được thể hiện ở sơ đồ 1.1

Phân loại chất thải rắn

+ Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh

– Chất thải sinh hoạt: Phát sinh hàng ngày ở đô thị, làng mạc, khu du lịch, nhà ga, trường học, công viên…

– Chất thải công nghiệp: Phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch…

+ Phân loại theo trạng thái tồn tại

– Chất thải rắn: Bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải nhà máy chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, hoá chất, nhựa, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng v.v..)

– Chất thải lỏng: Phân bùn bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước thải nhà máy sản xuất giấy và vệ sinh công nghiệp…

– Chất thải khí: Bao gồm khí thải các động cơ đốt trong, máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu…

+ Phân loại theo tính chất nguy hại

– Vật phẩm nguy hại sinh ra tại các bệnh viện trong quá trình điều trị người bệnh (các loại vật phẩm gây bệnh thông thường được xử lý ở chế độ nhiệt cao, từ 1150oC trở lên, cá biệt có loại vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt khi nhiệt xử lý lên tới 3000oC…)

– Kim loại nặng: Các chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có thành phần As, Pb, Hg, Cd… là mầm mống gây bệnh ung thư cho con  người.

Các chất phóng xạ, các phế thải có phóng xạ sinh ra qua quá trình xử lý giống cây trồng, bảo quản, khai khoáng năng lượng…

1.1.5. Thành phần chất thải rắn

– Chất thải rắn nói chung là một hỗn hợp đồng nhất và phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Tuỳ theo cách phân loại, mỗi một loại chất thải rắn có một số thành phần đặc trưng nhất định. Thành phần của chất thải rắn đô thị là bao quát hơn cả bao gồm các chất thải từ nhiều nguồn gốc khác nhau như sinh hoạt, công nghiệp, y tế, xây dựng, chăn nuôi, xác chết, chất thải đường phố…

Thành phần chủ yếu của chất thải rắn như sau:

+ Hỗn hợp có nguồn gốc hữu cơ cao (50,27% – 62,22%)

+ Chứa nhiều đất, cát, gạch vỡ…

+ Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900 cal/kg)

1.1.6. Hoạt động thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý chất thải rắn

Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất thải rắn:

– Hoạt động thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, đóng gói, và tạm thời lưu giữ chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom.

– Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp.

– Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng bãi xử lý chất thải. Lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.

– Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các biện pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm làm giảm, loại bỏ tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích.

1.1.7. Quản lý CTR sinh hoạt

Mô hình quản lý chất thải sinh hoạt tại Việt Nam từ trước đến nay hầu hết mới chỉ tập trung cho khu vực đô thị. Mô hình quản lý CTRSH tại Việt Nam được thể hiện cụ thể trong sơ đồ 1.2

1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới

1.2.1. Tình hình phát sinh CTR trên thế giới

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, tại Châu Á khu vực đô thị mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn. Đến năm 2025, con số này dự kiến sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên tính theo đầu người. Nói chung  mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Báo cáo cũng cho thấy tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh CTR là 1,8 kg/người/ngày, Singapore, Hongkong là 0,8 – 1,0 kg/người/ngày, Jakarta, Manila, Calcuta, Karhi là 0,5 – 0,6 kg/người/ngày.

Bảng 1.1. Lượng chất thải rắn phát sinh tại một số nước

 

Tên nước GDP/người

( USD)

Dân số đô thị hiện nay (% tổng số) Lượng CTR phát sinh hiện nay (kg/người/ngày)
Nước thu nhập thấp 490 27,8 0,64
Nepal 200 13,7 0,5
Bangladesh 240 18,3 0,49
Việt Nam 240 20,8 0,55
Ấn Độ 340 26,8 0,46
Nước có thu nhập trung bình 1410 37,6 0,33
Indonesia 980 35,4 0,76
Philippines 1050 54,2 0,52
Thái Lan 2740 20 1,1
Malaysia 3890 53,7 0,81
Nước có thu nhập cao 30990 79,5 1,64
Hàn Quốc 9700 81,3 1,59
Hồng Kông 22990 95,0 5,07
Singapore 26730 100 1,1
Nhật Bản 39640 77,6 1,47

 Nguồn: [17]

1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới

Tình hình phát sinh và khả năng xử lý CTR ở các nước khác nhau cũng rất khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống quản lý của mỗi nước. Ở các nước phát triển mặc dù lượng  phát thải là rất lớn nhưng hệ thống quản lý môi trường của họ rất tốt, còn ở các nước kém phát triển dù lượng phát thải nhỏ hơn rất nhiều nhưng do hệ thống quản lý môi trường kém phát triển nên môi trường ở nhiều nước có xu hướng suy thoái nghiêm trọng.

Đối với các nước Châu Á, chôn lấp CTR vẫn là phương pháp phổ biến để tiêu hủy vì chi phí rẻ. Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90%. Tỷ lệ thiêu đốt chất thải của Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) vào loại cao nhất, khoảng 60 – 80%. Hàn Quốc chiếm tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất khoảng trên 40%.

Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu hủy chủ yếu. Ấn Độ và Philippines ủ phân compost tới 10% lượng chất thải phát sinh. Tại hầu hết các nước, tái chế chất thải đang ngày được coi trọng [21].

Bảng 1.2. Phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước

Đơn vị: %

STT Tên nước Phương pháp xử lý (%)
Chôn lấp Chế biến phân Compost Đốt Phương pháp khác
Không thu năng lượng Thu hồi năng lượng
1 Đức 46 2 0 36 16 tái chế
2 Đan Mạch 29 4 0 48 19 tái chế
3 Canada 80 2 0 8 10 tái chế
4 Pháp 40 22 0 38 0
5 Ý 74 3 20 0 3 tái chế
6 Hà Lan 45 5 0 51 0
7 Anh 88 1 0 11 0
8 Thụy Điển 35 10 0 55 0
9 Nhật Bản 23 4,2 0 72,8 0
10 Mỹ 67 2 0 16 15 tái chế

          Nguồn: [7]

* Singapore:

Là một nước nhỏ, không có nhiều diện tích đất chôn lấp chất thải rắn như những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý chất thải bằng phương pháp đốt  và chôn lấp. Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt chất thải. Những thành phần CTR rắn không cháy được chôn lấp ở bãi chất thải ngoài biển. Đảo – đồng thời là bãi chất thải Semakau với diện tích 350 ha, có sức chứa 63 triệu m3 chất thải, được xây dựng với kinh phí 370 triệu USD và hoạt động từ năm 1999. Tất cả CTR của Singapore được chất tại bãi này. Mỗi ngày, hơn 2000 tấn chất thải được đưa ra đảo. Dự kiến chứa được chất thải đến năm 2040. Bãi chất thải này được bao quanh bởi con đập xây bằng đá dài 7km, nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm ra xung quanh. Đây là bãi CTR nhân tạo đầu tiên trên thế giới ở ngoài khơi và cũng đồng thời là khu du lịch sinh thái hấp dẫn của Singapore. Hiện nay, các bãi chất thải đã đi vào hoạt động, rừng đước, động thực vật trên đảo vẫn phát triển tốt, chất lượng không khí và nước vẫn tốt.

CTR từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung tâm phân loại chất thải. Ở đây chất thải được phân loại ra những thành phần: có thể tái chế (kim loại, nhựa, sắt, vải, giấy…), các chất hữu cơ, thành phần cháy được và không cháy được. Những chất chất có thể tái chế thì chuyển tới các nhà máy để tái chế, những chất cháy được được chuyển tới nhà máy đốt chất thải, còn những chất thải mà không cháy được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan và  chở ra tới khu chôn lấp chất thải Semakau ngoài biển [20].

Các công đoạn trong hệ thống quản lý chất thải của Singapore hoạt động hết sức nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ thu gom, phân loại, vận chuyển đến khâu xử lý bằng phương pháp đốt cho đến cuối cùng là chôn lấp. Xử lý khí thải từ các lò đốt được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạng khí.

* Thái Lan:

Việc phân loại chất thải được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra ba loại chất thải và bỏ vào ba thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại. Các loại chất thải này được thu gom và chở bằng các xe ép chất thải có màu sơn khác nhau.

Chất thải tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển đến nhà máy phân loại chất thải để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái chế. Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp. Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt.

Việc thu gom chất thải ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ. Ngoài những phương tiện cơ giới lớn như xe ép chất thải được sử dụng trên các đường phố chính, các loại xe thô sơ cũng được dùng để vận chuyển chất thải đến các điểm tập kết. Chất thải trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường. Các địa điểm xử lý chất thải của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30 km [20].

* Nhật Bản:

Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn CTR, trong đó phần lớn là chất thải công nghiệp (387 triệu tấn). Trong tổng số CTR trên, chỉ có khoảng 5% được đưa tới BCL, trên 36% được đưa tới các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý chất thải. Chi phí cho việc xử lý chất thải hàng năm tính theo đầu người khoảng 300.000 Yên (khoảng 2.500 USD).

Nhật Bản quản lý CTR công nghiệp rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về lượng CTR của mình theo quy định các luật BVMT. Ngoài ra, Chính quyền tại các địa phương còn tổ chức các chiến dịch “Xanh, sạch, đẹp” tại các phố, phường nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Chương trình này đã được đưa vào trường học và đạt hiệu quả [22].

Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban trong đó có Sở Quản lý chất thải và tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử dụng, tái chế và sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quan điểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 

1.3. Hiện trạng quản lý CTRSH ở Việt Nam

1.3.1. Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại CTRSH Việt Nam

Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải. CTRSH chủ yếu được phát sinh từ các đô thị, ước tính mỗi người dân đô thị phát thải 0,7 kg CTR mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người của vùng nông thôn.

Theo Cục BVMT, lượng chất thải rắn phát sinh hằng ngày tính trên người là:

  • Đô thị (toàn quốc): 0,7 kg/người/ngày.
  • Nông thôn (toàn quốc): 0,3 kg/người/ngày.
  • Thành phố Hồ Chí Minh: 1,3 kg/người/ngày.
  • Thành phố Hà Nội: 1,0 kg/người/ngày.
  • Đà Nẵng: 0,9 kg/người/ngày.

Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8 triệu tấn/năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54%). Trong đó, tỷ lệ thu gom CTR tại các đô thị bình quân cả nước chỉ đạt khoảng 70 – 85%. Một điều đáng chú ý là cả nước có tới 52 bãi chôn lấp CTR gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi quỹ đất cho các bãi chôn lấp ngày càng hạn hẹp. Khi đặt ra vấn đề cần phải xử lý CTR như thế nào thì câu trả lời vẫn là…chôn lấp là chính. Chỉ tính riêng tại TP.Hồ Chí Minh, năm 2010 lượng CTRSH phát sinh 7.000 tấn/ngày, trong đó chỉ thu gom được 6.500 tấn/ngày.

Theo dự báo đến năm 2015, tổng khối lượng CTR phát sinh tại vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL khoảng 4.600 tấn/ngày và con số này sẽ tăng lên 7.550 tấn/ngày vào năm 2020. Nguồn phát sinh CTR ở các đô thị ngày càng lớn, trong đó tỷ lệ thu gom trung bình của các thành phố trên chỉ đạt trên 90% và xử lý vẫn chủ yếu là chôn lấp.

Đáng lưu ý hiện nay, không chỉ ở các đô thị lớn mà các vùng nông thôn cũng đã bắt đầu… ngập rác; trong khi đó, những khu vực này lại thiếu nhiều bãi chôn lấp và công nghệ xử lý. Do đó, phần lớn chưa tổ chức thu gom, xử lý CTR, các CTR ở khu vực này chủ yếu vứt bừa bãi ra môi trường tự nhiên như ao, hồ, sông ngòi…[23].

Thành phần CTR là rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và các yếu tố khác. Hiện nay, ở các đô thị Việt Nam thành phần CTR chủ yếu là chất hữu cơ chiếm khoảng 45 – 70% (trong các khu vực đô thị hàm lượng chất thải rắn hữu cơ trung bình cao hơn các vùng khác)

Bảng 1.3. Thành phần CTR từ hộ gia đình của một số thành phố

Đơn vị: %

STT Thành phần CTR Hà Nội Hải Phòng Huế TP. Hồ Chí Minh
1 CTR hữu cơ 53,81 55,18 77,1 64,5
2 Giấy 6,53 4,54 1,92 8,17
3 Vải 5,82 4,57 2,89 3,88
4 Gỗ 2,51 4,93 0,59 4,59
5 Nhựa 13,57 14,34 12,47 12,42
6 Da và cao su 0,15 1,05 0,28 0,44
7 Kim loại 0,87 0,47 0,40 0,36
8 Thủy tinh 1,87 1,69 0,39 0,4
9 Sành sứ 0,39 1,27 0,79 0,24
10 Đất, cát 6,29 3,08 1,70 1,39
11 Xỉ than 3,10 5,70 0,44
12 Nguy hại 0,17 0,05
13 Bùn 4,34 2,29 1,56 2,92
14 Các loại khác 0,58 1,46 0,14

[Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 – Chất thải rắn]

Thành phần CTRSH phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Mức sống, thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong thành phần CTRSH. Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 – 77%, tiếp theo là thành phần nhựa 8 – 16%, thành phầm kim loại đến 2%, chất thải nguy hại bị lẫn nhỏ hơn 1%.

* Mô hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam:

Cùng với xu thế chung của thế giới, ở nước ta trong những năm gần đây Chính phủ rất coi trọng việc BVMT và các biện pháp để quản lý CTR. Mô hình quản lý CTR tại Việt Nam từ trước đến nay hầu hết mới chỉ tập trung cho khu vực đô thị.

Hiện nay, nước ta cũng như một số nước trên thế giới công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị được xây dựng một cách tổng thể theo từng cấp, ngành. Quản lý CTR không còn là việc của riêng cấp hay ngành nào mà nó đã mang tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Việc quản lý CTR tại một số đô thị lớn ở Việt Nam được phân cấp và có mối liên quan thể hiện tại sơ đồ 1.5

*  Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam:

Công tác quản lý CTR ở Việt Nam bắt đầu khá muộn so với nhiều nước trên thế giới, nhưng khối lượng CTR lại tăng lên khá nhanh, nên công tác quản lý chất thải còn nhiều hạn chế:

+ Sự phân công trách nhiệm quản lý CTR giữa các ngành chưa rõ ràng, chưa có một hệ thống quản lý thống nhất riêng đối với CTR công nghiệp của thành phố.

+ Hệ thống văn bản pháp quy BVMT nói chung và quản lý CTR nói riêng còn thiếu, không đồng bộ.

+ Cơ chế thực hiện dịch vụ thu gom và quản lý vẫn còn mang nặng tính bao cấp mặc dù nhà nước ta đã có chính sách xã hội hóa công việc này.

+ Chưa có thị trường thống nhất về trao đổi và tái chế CTR nói chung và CTRSH nói riêng.

+ Việc thu gom chất thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sử dụng sự tham gia của cộng đồng và của khu vực tư nhân vào việc thu gom và quản lý chất thải chưa rộng rãi.

+ Thiếu sự đầu tư thỏa đáng và lâu dài đối với các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại, xây dựng các BCL đúng quy cách và các công nghệ xử lý chất thải phù hợp.

+ Chưa có các công nghệ và phương tiện hiện đại cũng như vốn đầu tư để tái chế chất thải đã thu gom, còn thiếu kinh phí cũng như công nghệ để xử lý chất thải nguy hại.

+ Nhận thức của cộng đồng về BVMT và an toàn sức khỏe liên quan tới công tác quản lý CTR vẫn còn ở trình độ thấp. Việc đổ bỏ bừa bãi CTR xuống kênh rạch gây mất vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng đến nguy cơ suy thoái môi trường nước ngầm [14].

1.3.2. Tình hình xử lý chất thải rắn ở Việt Nam

+ Chôn lấp: Chôn lấp đơn thuần không qua xử lý, đây là phương pháp phổ biến nhất. Theo thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi chất thải cũ không hợp vệ sinh, trong đó có 21 bãi chất thải thuộc cấp tỉnh – thành phố, 128 bãi chất thải cấp huyện – thị trấn. Được sự giúp đỡ của nước ngoài, Việt Nam đã xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

+ Chế biến phân vi sinh: Phương pháp làm phân Compost có ưu điểm làm giảm lượng CTR hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón phục vụ nông nghiệp, xây dựng các công trình mới. Thành phần của CTR xây dựng chủ yếu là: đất, gạch, sắt, thép, bê tông… Khối lượng chất thải xây dựng ngày một tăng do nhu cầu cải tạo, xây dựng các công trình ngày một nhiều. Một số nhà máy chế biến như Cầu Diễn (Hà Nội) có công suất 50.000 tấn/năm, nhà máy xử lý CTR Nam Định 250 tấn/ngày, công nghệ Dano – Đan Mạch tại Hóc Môn – TP. HCM công suất 240 tấn/ngày…

Bảng 1.4. Tình hình áp dụng các công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam so với các nước

STT Quốc gia Tỷ lệ áp dụng các công nghệ (%)
Chôn lấp HVS Ủ sinh học Đốt Khác
1 Nhật Bản 18 44 38
2 Đan Mạch 21 70 9
3 Thụy Điển 30 54 9
4 Pháp 32 18 50
5 Singapore 100
6 Thái Lan 84 14 2
7 Hàn Quốc 70 30
8 Việt Nam 20 10 1 69

[Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 – Chất thải rắn]

+ Thiêu đốt: Được áp dụng để xử lý CTR bệnh viện. Các bệnh viện Lao, Viện 108 mới xây dựng lò đốt chất thải. Tại Hà Nội có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 3,2 tấn/ngày đặt tại Tây Mỗ. Tại Tp. Hồ Chí Minh có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 7,5 tấn/ngày. Phương pháp đốt chất thải còn được dùng để xử lý chất thải công nghiệp như lò đốt chất thải giày da tại Hải Phòng, lò đốt cao su 2,5 tấn/ngày tại Đồng Nai. Việc đốt chất thải công nghiệp này đều không đạt tiêu chuẩn môi trường.

+ Các công nghệ khác: Bộ quốc phòng và công ty TNHH Xuân Kiên nghiên cứu chế tạo lò đốt CTR y tế với công suất nhỏ. Công ty cổ phần PTCN môi trường xanh nghiên cứu thử nghiệm mô hình xử lý CTR theo công nghệ Seraphin tại nhà máy xử lý CTR Đông Vinh (Tp. Nghệ An) và nhà máy xử lý CTR sinh hoạt tại Sơn Tây.


=====================================================================

 

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Chất  thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnhThái Nguyên.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 11/2014 đến tháng 4/2015.

2.2. Nội dung nghiên cứu

–  Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tại thị trấn Đu,huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

– Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên.

– Đề xuất một số biện pháp quản lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra phỏng vấn

– Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, cá nhân.

– Hình thức phỏng vấn:

+ Phát phiếu điều tra: Điều tra 120 hộ gia đình trên địa bàn 6 tiểu khu (20 hộ/tiểu khu) thuộc thị trấn Đu theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp.

Cụ thể : + Giới tính: 40 – 45% nam, 55 – 60% nữ;
+ Tuổi: từ 18 đến 55 tuổi.
+ Trình độ học vấn: Trung học cơ sở: 8 -10 %, Trung học phổ thông: 42 – 45%, Đại học, Cao đẳng: 45 -50%

+ Nghề nghiệp: hộ nông nghiệp: 35- 40%, hộ công chức: 45 – 50%, hộ buôn bán: 10 – 15%

+ Phỏng vấn trực tiếp: Ngoài những câu hỏi trong phiếu cần hỏi thêm những vấn đề liên quan nhằm có kết quả khách quan hơn.

– Nội dung phỏng vấn

+ Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình

+ Thành phần, khối lượng của chất thải rắn sinh hoạt

+ Việc nộp lệ phí thu gom CTRSH của các đối tượng được tiến hành thu gom

+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường

+ Thái độ làm việc của công nhân thu gom

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thông tin, số liệu thứ cấp tại các phòng ban có liên quan như phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Thống kê huyện Phú Lương, UBND thị trấn Đu…

2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra khảo sát tại các địa điểm trong thị trấn.

+ Khảo sát chợ Đu.

+ Khảo sát 1 trường trung học, 1 trường tiểu học và 1 trường mầm non  trên địa bàn.

+ Khảo sát 2,5 km đoạn đường Quốc lộ 3 chạy qua thị trấn.

+ Khảo sát một số cơ quan trên địa bàn thị trấn.

+ Khảo sát CTRSH tại hộ gia đình.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của nhà lãnh đạo: Các cán bộ thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, UBND thị trấn Đu, Tổ, đội vệ sinh môi trường.

Tham khảo ý kiến của các nhà khoa học: Các thầy cô giáo trong khoa Khoa học môi trường và Trái đất.

2.3.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

Tổng hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được để làm căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện của thị trấn.

 

==========================================================================

 

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của thị trấn Đu huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Đu có giới hạn tọa độ địa lý từ  khoảng 21043′ đến 21044′ vĩ độ Bắc và từ khoảng 105042′ đến 105043′ kinh độ Đông, có diện tích tự nhiên là 212,90 ha, địa giới hành chính của thị trấn tiếp giáp với xã Động Đạt ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Phía Tây Nam giáp với xã Phấn Mễ.

Là thị trấn trung tâm văn hóa, chính trị của huyện Phú Lương, có các cơ quan, xí nghiệp, trường học đóng trên địa bàn, có mật độ dân cư đông, được chia thành 6 tiểu khu dân cư. Có Quốc lộ 3 nối liền Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng, vì vậy thị trấn Đu có lợi thế để phát triển kinh tế của một thị trấn trung tâm.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Thị trấn Đu là một đô thị của huyện Phú Lương:

– Vùng phía Tây: có nhiều dãy đồi núi liên tiếp, nơi cao nhất là đỉnh Đồi Cao, cao 97,2 m so với mặt nước biển, có độ dốc chủ yếu từ 100 – 150.

– Vùng phía Đông: có nhiều dãy đồi cao liên tiếp kéo dài mà đỉnh cao nhất là đồi Nạm Kho cao 87,6 m so với mặt nước biển, có độ dốc chủ yếu từ 150 – 250.

– Vùng phía Nam: có đỉnh cao nhất là 95,2 m so với mặt nước biển, với những dãy đồi thấp có độ dốc chủ yếu từ 100 – 150.

– Vùng phía Bắc: Có địa hình thung lũng bằng phẳng, với độ dốc chủ yếu từ 00 – 80.

3.1.1.3. Khí hậu

Thị trấn Đu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C.

Lượng mưa trung bình năm là 2.097 mm.

Độ ẩm trung bình năm là 82%.

Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam và mùa khô là gió Đông Bắc.

3.1.1.4. Thuỷ văn.

– Với dòng sông Đu bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy qua địa bàn thị trấn ranh giới phía Tây của thị trấn với xã Động Đạt và cũng là ranh giới phía Nam – Tây Nam của thị trấn với xã Phấn Mễ dài khoảng 3,65 km.

– Suối Thác Lở bắt nguồn từ phía Bắc – Đông Bắc chảy qua địa bàn thị trấn từ điểm đầu Bắc – Đông Bắc chạy dọc theo phía Đông cắt ngang qua địa bàn thị trấn và hoà với sông Đu, dài khoảng 2,1 km.

– Tổng diện tích sông suối là 2,2 ha cùng 1,78 ha mặt nước chuyên dùng và 3,54 ha hồ, ao, đầm lớn nhỏ đã tạo nên mạng lưới thuỷ văn toàn thị trấn

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất trên địa bàn của thị trấn khá phong phú và được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân bổ các loại đất của thị trấn Đu huyện Phú Lương

STT Loại đất Tác dụng Nơi phân bổ
1 Đất phù sa được bồi (Pb) Trồng cây hàng năm, chủ yếu là hoa màu Phía Tây – Tây Nam dọc bờ sông Đu và Đông – Đông Bắc dọc bờ suối Thác Lở
2 Đất phù sa không được bồi (P) Thuận lợi cho việc sản xuất cây hàng năm Ven sông Đu và suối Thác Lở
3 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl) Sản xuất lúa Phía Tây – Tây Nam
4 Đất dốc tụ (D) Sản xuất cây lương thực và hoa màu Phía Tây – Tây Bắc và một ít ở phía Nam
5 Đất bạc màu (B) Trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả Phía Bắc – Đông Bắc
6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) Trồng cây lâu năm (chè) và canh tác nông lâm kết hợp Phía Tây – Tây Bắc, Bắc – Đông Bắc, phía Nam
7 Đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính (Fk) Trồng cây ăn quả, dược liệu Phía Đông – Đông Nam

 [Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) thị trấn Đu, huyện Phú Lương]

Thị trấn Đu có tổng diện tích tự nhiên là 212,9 ha trong đó:

– Diện tích đất nông nghiệp là 111,78 ha.

– Diện tích đất phi nông nghiệp là 95,76 ha.

– Diện tích đất chưa sử dụng là 5,36 ha.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Trên địa bàn thị trấn có 2 nguồn nước chủ yếu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

– Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa còn có các nguồn nước do dòng sông Đu, suối Thác Lở, cùng các nhánh suối nhỏ khác và các hồ, ao, hệ thống kênh mương đảm bảo tưới tiêu cho gần 100% diện tích canh tác.

– Nguồn nước ngầm: Có độ sâu từ 7m đến 12m, nguồn nước này được nhân dân địa phương khai thác chủ yếu với hình thức giếng khoan, giếng đào, giếng khơi.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Thị trấn có khoảng 15,3 ha rừng trong đó:

– Diện tích rừng tự nhiên là 0,9 ha.

– Diện tích  rừng trồng sản xuất là 14,4 ha.

Với thảm thực vật gồm cây thân gỗ như: bạch đàn, keo, trám, trẩu…, các cây họ tre, trúc, các cây thân leo và cây bụi v.v.., rừng nguyên sinh của thị trấn không còn.

3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn Thị trấn có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm: dân tộc kinh chiếm 70%, còn lại là các dân tộc: Tày, Nùng, Hoa, Sán Chí, Sán Dìu, Mông, Dao.

3.1.2.5. Thực  trạng môi trường

Đu là một thị trấn miền núi của huyện Phú Lương, có nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa cao. Hiện trạng môi trường chưa có sự biến đổi lớn, nhưng phần nào đã chịu ảnh hưởng của CTR, phế thải nông nghiệp, ô nhiễm không khí do công nghiệp gây ra… ô nhiễm ở đây chỉ mạng tính chất cục bộ.

Vì vậy, đây là vấn đề cần quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Và trong thời gian tới khi mà sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn Thị trấn tăng lên thì vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường cần phải quan tâm hơn nữa.

Ngoài tác động của con người thì thiên nhiên cũng gây ra những áp lực không nhỏ đối với môi trường. Hàng năm nơi đây phải gánh chịu nhiều đợt bão, lụt gây ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường như lũ lụt làm sạt lở sông Đu, ngập úng nhiều diện tích canh tác….

Nhìn chung, hiện trạng môi trường Thị trấn hiện nay còn tương đối đảm bảo, chưa bị tác động nhiều. Trong xu thế tương lai ngày càng phát triển hoàn thiện về mọi mặt, đòi hỏi địa phương phải có chính sách, biện pháp cụ thể để kiểm soát và xử lý kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế xã hội mang tính chất bền vững

3.1.3. Đặc điểm kinh tế – xã hội của thị trấn Đu

3.1.3.1. Sự phát triển kinh tế

* Ngành nông nghiệp

– Vụ xuân gieo cấy được: 40 ha lúa, đạt 100 % KH diện tích gieo cấy,  năng suất bình quân đạt 53.46 tạ/ha; sản lượng thóc đạt 216 tấn. Diện tích ngô vụ  đông  xuân trồng được 5 ha; năng suất đạt 43.8 tạ/ha; sản lượng đạt: 21.9 tấn;

– Vụ mùa gieo cấy được 46 ha lúa, đạt 100 % KH diện tích gieo cấy, năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha; sản lượng thóc đạt 243.8 tấn. Diện tích ngô mùa trồng được 4 ha; năng suất đạt 40 tạ/ha, sản lượng đạt: 28 tấn;

Tổng sản lượng cây có hạt: 510 tấn đạt: 100% KH.

– Cây chè sinh trưởng phát triển tốt. Tổng diện tích chè toàn thị trấn 13 ha; chè búp tươi đạt 84 tấn, đạt 100,7% KH cả năm.

* Chăn nuôi – thú y: Tổ chức tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, tiêm bổ sung vaccin phòng dại cho đàn chó và tiêm phòng đợt 2 cho đàn gia súc, gia cầm. Đến nay, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, tổng đàn gia cầm ước đạt 40.000 con; trâu, bò: 80 con; đàn lợn trên 1.700 con.

* Về dịch vụ – thương mại

Hoạt động kinh doanh vẫn giữ được mức phát triển ổn định về quy mô, chủng loại hàng phong phú cơ bản đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và nhìn chung đạt mức tăng trưởng khá. Trong năm giá trị kinh doanh trên địa bàn đạt: 13 tỷ đồng/12 tỷ đồng = 108% KH.Vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

* Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị trấn có sự chuyển biến và phát triển mạnh, các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp liên tục được đầu tư mở rộng cả về số lượng và quy mô. Do vậy, năng suất chất lượng sản phẩm được nâng cao, có khả năng canh tranh tốt trên thị trường tạo được những chuyển biến tích cực trong phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của địa phương. Trong đó chú trọng phát triển các ngành nghề có thế mạnh như: các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất gia công cơ khí; chế biến gỗ và các dịch vụ sửa chữa, may mặc. Hàng năm, đã sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ cho nhân dân trên địa bàn thị trấn và nhân dân các xã vùng lân cận trong huyện. Hiện nay toàn thị trấn có trên 60 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thu hút trên 300 lao động làm việc thường xuyên và cho thu nhập bình quân đạt 20 triệu đồng/người/năm

Tổng giá trị ngành sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hằng năm tăng từ 15 – 20%. Cụ thể: năm 2009 đạt 5,7 tỷ đồng, năm 2010 đạt 8,5 tỷ đồng, năm 2011 và 2012 đều đạt 11,5 tỷ đồng.

* Tốc độ phát triển kinh tế

Trong những năm qua kinh tế của thị trấn Đu phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 20%; là đơn vị tự cân đối ngân sách, bình quân thu ngân sách hàng năm tăng 18 – 20% so với kế hoạch đề ra; năm 2012 thu ngân sách đạt 2.307.555.868 đồng (tăng 14% so với năm 2011); tổng doanh thu dịch vụ đạt 18 tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2011).

3.1.3.2. Sự phát triển văn hoá – xã hội

*  Dân số, lao động

Tính đến tháng 12 năm 2014 toàn thị trấn Đu có 5.455 người, sinh sống trên 6 tiểu khu. Dân cư phân bố không đồng đều rải chất thải theo các khu phố và dọc đường quốc lộ. Nhìn chung đời sống dân cư tương đối ổn định nên việc thực hiện các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách pháp luật BVMT khá tốt.

Lao động của toàn Thị trấn với trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông và phần lớn là lao động trong ngành tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đã và đang thu hút và giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động. Thu nhập bình quân đầu người của thị trấn đạt 20 triệu/người/năm.

* Công tác giáo dục:

Năm học 2013 – 2014, các trường thực hiện tốt các nội dung chương trình, kế hoạch nhiệm vụ của năm học. Mọi hoạt động của nhà trường được duy trì nề nếp, hiệu quả, các phong trào thi đua trong nhà trường được đẩy mạnh, các trường đã quan tâm thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với sự cố gắng nỗ lực của thầy và trò nhà trường đã đạt kết quả như sau:

– Trường THCS: Tổng số cán bộ Giáo viên; cán bộ CNVC: 37 Đ/c; Tổng số HS: 446/12 lớp; tỷ lệ ra lớp đạt: 100%; Số giáo viên đạt chuẩn là: 100%.

– Cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học của trường đạt chuẩn Quốc gia.

– Các phong trào, chương trình công tác trong nhà trường được duy trì và phát huy, chất lượng dạy và học được nâng lên.

– Học sinh khá giỏi: 49,81%; Học sinh TB: 41,25%; học sinh yếu 7,8%; học sinh kém 1,14%. Tỷ lệ tốt nghiệp 99,13%.

– Về xếp loại đạo đức: Tốt 59,41%; khá 34,75%; TB 5,84%.

– Trường Tiểu học: Tổng số cán bộ giáo viên: 33 Đ/c; Tổng số HS: 418/16 lớp. Tỷ lệ phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ngày càng cao năm 2010 là 98,6% năm 2014 là 99,5%. Cơ sở vật chất của nhà trường được quan tâm đầu tư xây dựng để trường đạt chuẩn Quốc gia theo kế hoạch.

+ Lực học: HS giỏi: 51%; HS khá: 32% tăng 1,8% so với năm học 2012 – 2013; TB 15,6% giảm 1,6 lần so với năm học 2012 – 2013; yếu 1,4% giảm 3,0 lần so với năm học 2012 – 2013.

+ Đạo đức: Thực hiện đầy đủ: 418/418 =100%

– Trường Mầm non: Tổng số giáo viên 27; tổng số trẻ: 276/9 nhóm lớp. Tỷ lệ huy động trẻ từ 0 – 5 tuổi đạt 73,20% trong đó: 0-2 tuổi = 51,2%; 3 – 5 tuổi = 86,64%; 5 – 6 tuổi = 100%. Công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ được nhà trường hết sức quan tâm, chú trọng. Các nội dung chương trình dạy trẻ luôn được cải tiến, đổi mới nhằm phát huy trí tuệ sáng tạo của trẻ. Trường luôn duy trì, phát huy được những kết quả, thành tích trong những năm qua.

– Các trường đã tổ chức tốt việc tổng kết đánh giá năm học 2013 – 2014 và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015, có thể đánh giá mọi hoạt động của các trường được duy trì nề nếp, hiệu quả. Giáo dục ngày càng đi vào chiều sâu chất lượng. Ba trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2013 – 2014, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương ngày càng phát triển.

* Văn hoá, thông tin, thể thao

Các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền đa dạng phong phú và đạt được nhiều thành tích lớn. Đã tổ chức và tham gia nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi, hội thơ,… như: Tổ chức thành công đại hội thể dục – thể thao thị trấn lần thứ I, II; tham gia đại hội thể dục thể thao huyện đạt giải nhất toàn đoàn. Tổ chức tốt hội trại nhân ngày đại hội đoàn kết toàn dân, hội nghị an toàn giao thông; hội thi nông dân với kiến thức pháp luật, thi tiếng hát dân ca, nhà nông đua tài và rất nhiều chương trình khác được tổ chức có chất lượng, nhân kỷ niệm chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của địa phương.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được quan tâm chú trọng và thực hiện đạt kết quả cao. Hàng năm số hộ gia đình, tiểu khu, cơ quan được công nhận danh hiệu văn hóa đạt từ 70% đến 90%. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, nề nếp văn minh nơi cơ quan công sở đã có nhiều chuyển biến tích cực.

* Công tác Y tế

Công tác y tế: Đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Hoạt động khám chữa bệnh được duy trì thường xuyên, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Tính đến hết tháng 12/2014 tổng số lượt người khám chữa bệnh là 1.130 lượt, khám các cháu trường Mầm Non; HS Trường tiểu học và các đối tượng thương bệnh binh và thân nhân gia đình có công với cách mạng, Nhà nước; khám tuyển nghĩa vụ quân sự và khám cho các cụ người cao tuổi.

3.2. Hiện trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH tại thị trấn Đu

* Nguồn phát sinh CTRSH tại thị trấn Đu

Chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Đu được tạo ta từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ hộ gia đình, công sở, trường học, đường phố, khu thương mại, chợ… Các nguồn phát sinh có khối lượng, thành phần, tỉ lệ khác nhau mang đặc trưng của từng khu vực. Hàm lượng và tỷ lệ % CTRSH phát sinh tại khu vự được thể hiện cụ thể trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm nguồn CTR phát sinh tại thị trấn Đu

STT Nguồn phát sinh Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ
 (%)
1 Hộ dân 3,0 52,17
2 Đường xá 0,5 8,69
3 Công sở 0,4 6,95
4 Chợ 1,3 22,6
5 Bệnh viện 0,3 5,21
6 Khu thương mại 0,25 4,35
Tổng phát sinh 5,75 100

[Nguồn: UBND thị trấn Đu, 2014]

Qua bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Đu chủ yếu phát sinh từ các hộ dân và chợ.

– CTRSH từ hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư, khu trọ,…thành phần chủ yếu là thực phẩm, đồ hộp, túi nilon, kim loại, thủy tinh,… ngoài ra còn chứa một lượng chất thải độc hại như pin, bơm kim tiêm y tế đã qua sử dụng… Lượng CTRSH phát sinh từ các hộ dân trung bình của 6 tiểu khu là: 3,0 tấn/ngày; Trung bình tổng lượngCTRSH phát sinh tính theo đầu người là: 0,55 kg/người/ngày.

– CTR từ đường xá: Phát sinh từ các hoạt động đường phố, vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn CTR này do những người đi đường và những hộ dân sống dọc hai bên đường vứt ra bừa bãi. Thành phần chủ yếu của chúng là cành cây, lá cây, giấy vụn, bao gói nilon của các đồ chế biến sẵn, xác động thực vật chết, ngoài ra còn một lượng gạch, đất cát do sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp đổ ra đường. Do đặc điểm dân cư thị trấn tập trung chủ yếu dọc theo Quốc lộ 3 nên lượng CTR từ nguồn này chiếm tỷ lệ 8,69 % với 0,5 tấn/ngày.

– CTRSH khu thương mại: CTRSH phát sinh từ các hoạt động buôn bán cả các cửa hàng bách hóa, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng sửa chữa, may mặc… thành phần chất thải tại khu vực này chủ yếu là giấy tại các quán photo, hàng lưu niệm,… vải vụn từ các cửa hàng may mặc, thực phẩm, rau quả, cơm canh thừa, giấy lau,… từ các quán ăn, nhà hàng ăn uống,… gỗ thủy tinh, chai lo… Tỷ lệ CTRSH phát sinh từ nguồn này chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 4,35 %, khoảng 0,25 tấn/ngày.

– CTRSH phát sinh từ cơ quan, công sở: Trên địa bàn thị trấn Đu có 29 cơ quan, công sở có quy mô từ nhỏ đến lớn. CTRSH phát sinh từ nguồn này chiếm 6,95 % với 0,4 tấn/ngày, những rác này phần lớn có thể tái chế và tái sử dụng được chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai, lon nước,…

– CTRSH từ chợ: nguồn này phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như: rau, củ, quả hư hỏng, giấy gói, rơm, … Thị trấn đu có chợ Đu là chợ trung tâm của huyện nên lượng CTRSH phát sinh từ nguồn này tương đối lớn với 1,3 tấn/ngày, chiếm khoảng 22,6.

– CTRSH từ bệnh viện: Đóng trên địa bàn thị trấn có 2 cơ sở y tế là Bệnh viện đa khoa huyện Phú Lương và trạm y tế thị trấn Đu. CTR trong bệnh viện gồm: CTR sinh hoạt: phát sinh trong sinh hoạt của cán bộ và bệnh nhân (thực phẩm, đồ hộp, giấy, vải…); CTR y tế: phát sinh trong quá trình điều trị của bệnh nhân (kim tiêm, bông băng, bao bì, vỏ chai lọ thuốc…

* Thành phần CTRSH tại thị trấn Đu

Thành phần CTR sinh hoạt tại các nguồn phát sinh khác nhau nên thị phần CTR cũng khác nhau, mang đặc trưng của mỗi khu vực đó, mang tính chất công việc, ngành nghề sinh hoạt. Mặt khác thành phần CTR sinh hoạt này thay đổi theo mùa, thời gian, khu vực và cả mức sống của người dân. Theo kết quả điều tra cho thấy CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu thường chứa những thành phần chủ yếu được thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Thành phần CTRSH tại thị trấn Đu

STT Thành phần CTR Tỷ lệ phát sinh
(%)
Mùa khô Mùa mưa
1 Chất hữu cơ dễ phân huỷ 60 70
2 Giấy các loại 3,87 4
3 Kim loại 8 5
4 Đất cát và các loại khác 14,10 10,11
5 Thuỷ tinh 2,03 1,89
6 Cao su 12 9

[Nguồn: UBND thị trấn Đu, 2014]

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy lượng CTR hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ rất lớn 70% vào mùa mưa. Loại CTR này bao gồm: thực phẩm, cơm, rau, củ, quả, lá cây, xác chết của động vật…

Trong các thành phần nêu trên CTR hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất lại nhanh bị phân hủy bởi vi sinh vật nên dễ gây mùi hôi thối, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường. Mặt khác, CTR hữu cơ lại là nguồn tài nguyên quý giá cho sản xuất phân bón sử dụng trong nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà không làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần có các biện pháp xử lý lượng CTR này.

Bên cạnh đó còn có các thành phần khác như: phế thải sắt thép cùng với các loại giấy vụn, chai lọ, bìa carton, kim loại…là những rác thải có thể tái chế được đem lại giá trị kinh tế và lợi ích về môi trường nếu biết cách tận dụng triệt để nguồn rác thải này

3.2.2. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương

Hiện nay cơ quan chuyên trách về vấn đề vệ sinh môi trường của thị trấn Đu và các xã lân cận là Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương.

Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương là tổ chức sự nghiệp tự trang trải, do UBND huyện Phú Lương quyết định thành lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện Phú Lương. Nhân lực của Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương trong công tác quản lý môi trường của huyện được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Nhân lực trong công tác quản lý môi trường

STT Nhân lực Số lượng Tuổi

trung bình

E
1 Cán bộ quản lý 1 35 Nữ
2 Kế toán 1 30 Nam
3 Chuyên viên 3 40 Nam
4 Công nhân thu gom chất thải rắn 6 40 Nam
5 Công nhân làm việc tại khu xử lý CTRSH 4 40 2 Nữ
2 Nam

[Nguồn: Đề án thành lập Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện

 Phú Lương, năm 2013]

Qua bảng 3.4 cho thấy, nguồn nhân lực của Ban quản lý gồm 15 người, trong đó có 1 cán bộ quản lý, 1 kế toán, 3 chuyên viên, 1 lái xe chất thải, 5 công nhân thu gom và 4 công nhân làm việc ở  khu xử lý chất thải. Tuổi trung bình của công nhân  là 40 tuổi, đa số là nam cho nên rất thích hợp cho công việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải… Lương tháng trung bình của công nhân thu gom và công nhân làm việc ở Khu xử lý CTR là 4.000.000 đồng/người/tháng. Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương hoạt động trên nguyên tắc tự thu – chi.

Mặc dù đã hoạt động rất tích cực, xong do nguồn kinh phí hạn chế, nhận thức của người dân chưa cao cho nên công tác thu gom CTR của BQL mới chỉ thực hiện được ở chợ Đu, 29 cơ quan nhà nước và 897 hộ gia đình/1.196 hộ.

* Bộ máy quản lý môi trường của Thị trấn Đu

Thị trấn Đu là Thị trấn trung tâm huyện lỵ, là nơi tập trung đông dân cư, xong công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Thị trấn chỉ có hai cán bộ về địa chính đồng thời phụ trách công tác tài nguyên và môi trường. Các hoạt động BVMT chưa được triển khai và thực hiện sâu rộng trên địa bàn thị trấn; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường chưa thường xuyên. Do đó nhận thức về quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên và môi trường của thị trấn còn hạn chế.

3.2.3.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển  CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu

CTRSH được các gia đình thu gom tại nhà sau đó được công nhân vệ sinh môi trường thu gom, bốc lên xe vận chuyển đến khu xử lý tập trung. Tần suất hoạt động của xe chuyên dụng chở CTR được cố định tại lịch phân ca thu gom các tuyến của BQL Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương, theo đó tại thị trấn Đu có xe thu gom 4 lần/tuần, vào sáng thứ 4, các chiều thứ 2, 4, 6 hàng tuần.

 

 

Bảng 3.5. Các hình thức thu gom CTRSH của các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Đu

Hình thức thu gom Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)
Có xe thu gom 86 72
Hố rác riêng 20 17
Đổ ra khu đất trống 10 8
Đổ, bỏ bừa bãi 4 3

                                            [Nguồn: Kết quả điều tra, 2015]

Nhìn chung, CTRSH được các hộ gia đình thu gom bằng nhiều hình thức khác nhau tùy khu vực sinh sống. Số hộ ký hợp đồng thu gom với BQL chiếm 72%, các gia đình này chủ yếu sống theo dọc Quốc lộ 3 và các ngõ lớn thuận tiện cho xe chở CTR chuyên dụng ra vào thu gom. Khoảng 25% các hộ gia đình tự thu gom và xử lý bằng cách có hố rác riêng hoặc đổ ra khu đất trống bao gồm các hộ gia đình trong ngõ hẹp và các hộ gia đình hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng đổ, bỏ bừa bãi CTRSH của một số hộ gia đình vẫn diễn ra với tỷ lệ 3%.

Tỷ lệ thu gom toàn thị trấn Đu tương đối cao, đạt 75%. Tổng lượng CTRSH phát sinh là 5,75 tấn/ngày, trong đó tiến hành thu gom được 4,33 tấn/ngày. Tỷ lệ phát sinh và thu gom CTRSH của thị trấn Đu được thể hiện ở bảng 3.6 và hình 3.3:

Bảng 3.6. Tỷ lệ phát sinh và thu gom CTRSH tại thị trấn Đu

STT Tiểu khu Lượng CTR phát sinh (tấn/ngày) Lượng CTR

thu gom (tấn/ngày)

Tỷ lệ thu gom (%)
1 Dương Tự Minh 0,72 0,54 75
2 Lê Hồng Phong 1,03 0,73 75
3 Thác Lở 0,89 0,68 75
4 Thái An 1,37 1,22 90
5 Thọ Lâm 1,06 0,69 65
6 Cầu Trắng 0,68 0,46 70
Tổng 5,75 4,32 75

                                            [Nguồn: Kết quả điều tra, 2015]

Qua bảng 3.6 và hình 3.3 cho thấy, tỷ lệ thu gom CTR của các tiểu khu tương đối cao: tỷ lệ thu gom CTR cao nhất là ở tiểu khu Thái An (85%), thấp nhất là tiểu khu Thọ Lâm, Cầu Trắng (70%). Tỷ lệ CTR được thu gom chiếm 75% tổng lượng CTR phát sinh, lượng CTR chưa được thu gom còn lớn chiếm 25%.

 

Bảng 3.7. Phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn thị trấn Đu

Phương tiện thu gom, vận chuyển Số lượng

(cái)

Trọng tải

( m3/xe)

Đánh giá hiện trạng sử dụng
Xe chở rác chuyên dụng 1 9,5 Tốt
Xe đẩy tay 5 0,5 Trung bình
Bảo hộ lao động      
Quần áo lao động 15 Tốt
Khẩu trang, gang tay 15 Tốt
Mũ, kính, ủng 15 Tốt

                                     [Nguồn: Kết quả điều tra, 2015]

Hiện nay, phương tiện thu gom của BQL còn thiếu nhiều đặc biệt là xe đẩy tay, thùng rác công cộng và thùng rác ở đầu các ngõ hẹp. 5 xe đẩy tay hiện nay chỉ tập trung để thu gom CTRSH tại chợ Đu. Với tình trạng CTRSH ngày càng tăng, BQL cần phải bổ sung thêm phương tiện để công tác thu gom đạt hiệu quả hơn.

Nhận thức của người dân về việc thu gom, phân loại và xử lý CTRSH là khá cao được thể hiện tại bảng 3.8. Tỷ lệ người dân quan tâm đến việc thu gom chất thải chiếm 88%, phân loại chất thải chiếm từ 37% đến 62%, xử lý từ 60 – 92% . Qua đó cho thấy mọi người đã nhận thức được ý nghĩa của việc thu gom, phân loại chất thải nhằm xử lý được nguồn chất thải sinh hoạt đang từng ngày gia tăng.

Bảng 3.8. Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTR sinh hoạt

Đơn vị: %

Tiêu chí Mức độ Tổng
Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm
Thu gom 26 62 12 100
Phân loại 34 37 16 100
Xử lý 32 60 8 100

[Nguồn: Kết quả điều tra, 2015]

3.2.3.4.  Hiện trạng phân loại, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh tại thị trấn Đu

* Phân loại và tái chế

Đa số CTRSH tại thị trấn Đu chưa được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn rồi chuyển đến khu xử lý CTR tập trung.

Hiện nay, tại thị trấn Đu có các hình thức thu gom CTR tái chế:

– Thu mua tại nhà: Các hộ gia đình thu gom những loại CTR có thể tái chế được như giấy, kim loại, quạt, ti vi, tủ lạnh hỏng… và bán cho những người mua ve chai, đồng nát.

– Thu gom tại các điểm tập kết CTR hoặc trong thùng đựng rác: một số người đến các nơi này để thu gom tất cả các loại CTR có thể tái chế được.

– Thu gom trong thời gian làm việc: khi đi thu gom rác tại các hộ gia đình, trên đường phố, các công nhân VSMT  thường treo những túi ở bên cạnh xe đẩy tay của mình để đựng CTR tái chế.

– Thu gom tại khu xử lý tập trung: Những người nhặt rác đến khu xử lý bới rác để tìm kiếm, thu gom những loại CTR tái chế như dây điện, kim loại, đồ nhựa, giấy vụn,… còn sót lại.

* Tái sử dụng:

Tái sử dụng là sử dụng lại nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lí của sản phẩm, có thể sử dụng lại với cùng mục đích hoặc mục đích tương tự. Thường thấy trong đời sống hiện nay, các hộ gia đình vẫn tái sử dụng các sản phẩm như các chai nước ngọt, nước cất y tế, hộp sữa,… vẫn được sử dụng đựng hạt khô, hạt giống trong nhà; các chai như chai bia, chai nước,… bằng thuỷ tinh sau khi sử dụng phải trả lại chai cho nhà sản xuất để họ khử trùng làm sạch và tiếp tục đưa vào đóng chai mới. Tái sử dụng nhằm kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, giảm thiểu chất thải, giảm áp lực về nguyên liệu và năng lượng, đồng thời bảo vệ môi trường. Vì vậy nên khuyến khích các hình thức mang tính chất tái chế trong khu vực.

Qua quá trình điều tra phỏng vấn các hộ dân trên địa bàn thị trấn về công tác quản lý CTRSH đạt được kết quả tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Mức độ Tiêu chí
Thu gom Phân loại Xử lý
Tự thu gom Tổ VSMT Tại gia đình Khu xử lý Tại gia đình Khu xử lý
28% 72% 32% 68% 14% 86%
Tổng 100% 100% 100%

[Nguồn: Kết quả điều tra, 2015]

Qua bảng 3.9 cho thấy CTR sinh hoạt phát sinh hiện nay được các hộ gia đình phân loại tại nhà với mục đích tái sử dụng và tận dụng bán cho những người thu mua phế liệu, tỷ lệ các hộ gia đình phân loại chất thải tại nhà chiếm khoảng 32%; đó cũng là con số không nhỏ. Cần có biện pháp tuyên truyền, tập huấn để tăng số lượng hộ phân loại chất thải ngay tại gia đình. Xử lý CTR tại các hộ gia đình bằng các biện pháp đúng kỹ thuật là rất nhỏ. Hầu hết, những hộ xử lý CTR sinh hoạt là chôn hoặc ủ thành phân bón cho cây ăn quả và hoa màu.

*  Hiện trạng xử lý CTRSH tại thị trấn Đu

Hiện nay, tất cả CTRSH thu gom tại khu vực nghiên cứu được vận chuyển đến khu xử lý CTR tập trung được xây dựng tại xóm Vườn Thông, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, cách Quốc lộ 3 khoảng 2km về phía Tây Nam, có đường giao thông thuận tiện cho xe chở chất thải rắn ra vào.

Tại đây, CTRSH được xử lý bằng 2 phương pháp chính là phương pháp đốt và phương pháp chôn lấp.

Phương pháp đốt

Khu xử lý CTRSH tập trung đã đầu tư lắp đặt lò đốt chất thải sử dụng công nghệ lò đốt NFi-05, không sử dụng các loại năng lượng như điện, gas hay xăng dầu để hoạt động mà chỉ sử dụng chính chất thải khô làm mồi đốt kết hợp với các van điều chỉnh lưu lượng gió để tạo nhiệt lượng trong buồng đốt.

Lượng chất thải có thể xử lý ước đạt 7 – 8 tấn/ngày.

Lò đốt chất thải công nghệ NFi sử dụng công nghệ đốt 2 buồng, sau khi chất thải được đưa vào và được đốt cháy tại buồng đốt sơ cấp thì các tro, bụi và các loại khí sẽ được tuần hoàn chuyển sang buồng đốt thứ cấp, tại đây chúng được đốt lại lần nữa và triệt tiêu các khí độc, mùi, các chất thải, khói, bụi…

Trong quá trình hoạt động lò nhanh chóng đạt được nhiệt độ từ 650 – 10000C có thể đốt cháy nhanh chóng toàn bộ CTR, kể cả CTR ẩm ướt. Lượng khí thải ra môi trường đã được kiểm định và nằm trong giới hạn an toàn không ảnh hưởng đến môi trường.

Quy trình vận hành lò đốt NFi-05

  1. Làm vệ sinh ngăn buồng đốt bên dưới phía trước cửa lò, vệ sinh hết tro bụi và CTR còn đọng rớt lại.
  2. Chuẩn bị các nguyên liệu như CTR khô, giấy, củi, bìa cát tông hoặc các đồ nhựa để mồi đốt lò.
  3. Phân loại các CTR không cháy được trước khi đưa vào lò như: Đất, bùn, mảnh sành sứ, thủy tinh, gạch đá, sắt thép,… chú ý không cho các CTRSH dễ gây cháy nổ khi gặp nhiệt độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến buồng đốt và người vận hành lò.
  4. Bước vận hành lò đốt
  • Mở cửa buồng đốt cho CTR vào và sử dụng các vật liệu dễ cháy mồi lửa cháy để nhiệt độ trong lò tăng lên.
  • Bắt đầu đưa CTR vào cửa trên để đốt.
  • Điều chỉnh lưu lượng gió vào buồng đốt dưới. Để duy trì sự cháy và tăng nhiệt độ đốt trong lò phải cho CTR vào buồng đốt đều đặn và không gián đoạn. Khi nhìn ống khói không thấy có khói bay ra tức là lò đốt bắt đầu hoạt động ổn định.
  • Duy trì nhiệt độ cao trong buồng đốt một cách thường xuyên, tránh không để CTR quá ướt vào nhiều trong buồng đốt sẽ làm cho nhiệt độ trong buồng đốt bị hạ xuống, sinh ra khói. Nếu thấy khói, tạm thời ngưng không cho CTR vào buồng đốt và sử dụng công cụ chuyên dùng để cào đều CTR, tránh để bón cục khó cháy. Sau đó, đóng cửa lò trong ít phút để nhiệt độ trong buồng đốt tăng lên và sẽ hết khói, tiếp tục mở buồng đốt để cho CTR vào.
  • Nếu nhiệt độ trong buồng đốt hạ xuống thấp, phải điều chỉnh van để mở cửa gió đằng trước bên dưới để thúc đẩy quá trình tăng nhiệt độ trong buồng đốt.
  • Trong khi đốt, ta có thể mở cửa lò bên dưới đằng trước để xúc tro và CTR chưa cháy hết bị tồn đọng bên dưới sàng ra ngoài để tăng lưu lượng gió trong buồng đốt.

Phương pháp chôn lấp CTR

Hiện tại, khu xử lý chưa bố trí xây dựng được khu chôn lấp hợp vệ sinh mà chỉ là bãi chôn lấp lộ thiên. Một BCL hợp vệ sinh phải có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ, khí thải từ BCL. BCL hợp vệ sinh được thiết kế sao cho mức độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất. Tại đây CTRSH được đổ vào các ô chôn lấp của BCL, sau đó được nén và bao phủ một lớp dày khoảng 1,5 cm (hay vật liệu bao phủ) ở cuối mỗi ngày. Khi BCL đã hoạt động hết công suất thiết kế, một lớp đất sau cùng dày khoảng 60cm được phủ lên trên.

Tại khu xử lý, hiện nay, chủ yếu lượng CTRSH không xử lý hết qua lò đốt trải qua quá trình phân loại thủ công như gạch, đất, đá, thực phẩm, xác động thực vật… được chôn lấp trực tiếp, có bổ sung chế phẩm để tăng cường hiệu quả xử lý.

Đây là phương pháp chôn lấp cổ điển với ưu điểm: rẻ tiền, chỉ tốn chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH từ nơi phát sinh đến khu xử lý.

Tuy nhiên phương pháp này có nhiều nhược điểm như:

+ Đòi hỏi phải có diện tích chôn lấp lớn.

+ Những đống rác thải lộ thiên là môi trường thuận lợi cho các động vật gặm nhấm, các loài côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nghuy hiểm cho sức khỏe con người.

+ Nước rỉ rác từ BCL do không có biện pháp kiểm soát, không có hệ thống thu gom sẽ thấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm hoặc tạo thành dòng chảy gây ô nhiễm nước mặt.

+ BCL lộ thiên cũng gây ô nhiễm môi trường không khí do quá trình phân hủy CTRSH tạo thành các khí có mùi hôi thối.

Mặc dù phương pháp chôn lấp lộ thiên có nhiều nhược điểm nhưng do diện tích đất dành cho BCL khá rộng, xa khu dân cư và chưa có kinh phí xây dựng nên BQL Môi trường – Đô thị huyện vẫn tiến hành phương pháp này.

Chính vì vậy, đây có thể là nguyên nhân dẫn tới các tác động xấu đối với môi trường xung quanh khu xử lý CTRSH tập trung.

* Máy móc thiết bị tại khu xử lý tập trung

Bảng 3.10. Danh mục máy móc thiết bị chính của Khu xử lý

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Nơi sản xuất Tình trạng thiết bị Hiện trạng sử dụng
1 Xe đẩy tay Cái 02 Việt Nam 50% Đang sử dụng
2 Xe rùa Cái 03 Việt Nam 50% Đang sử dụng
4 Lò đốt chất thải Cái 01 Thái Lan 90% Đang sử dụng
5 Dụng cụ lao động như cuốc, xẻng, chổi Bộ 15 Việt Nam 50% Đang sử dụng
6 Bể tự hoại Cái 01 Việt Nam 90% Đang sử dụng

[Nguồn: Kết quả điều tra, 2015]

Máy móc thiết bị được trang bị cho công nhân làm việc ở Khu xử lý CTR khá đầy đủ, tuy nhiên BQL cần đầu tư hơn nữa để mua sắm các trang thiết bị mới đảm bảo hiệu quả và tính năng sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý CTRSH tại địa phương.

* Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng

Tại Khu xử lý CTRSH, nguồn nguyên nhiên liệu vận hành cho hoạt động xử lý chất thải bao gồm điện và nước.

Bảng 3.11. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng tại Khu xử lý [18]

STT Tên Đơn vị Số lượng
1 Điện KWh/tháng 20
2 Nước m3 04

 


 

* Hiệu quả xử lý CTRSH tại khu xử lý tập trung

Bảng 3.12 Tỷ lệ % CTRSH được xử lý tại Khu xử lý CTR [18]

STT Chất thải rắn sinh hoạt Phương pháp xử lý Tỷ lệ (%)
1 CTRSH có khả năng cháy Đốt 80
2 CTRSH có độ ẩm lớn Chôn lấp tại khu chôn lấp 15
3 Chất thải nguy hại Hợp đồng với đơn vị chức năng xử lý 5

 

3.2.3.5. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu

Trong quá trình khảo sát địa bàn nghiên cứu, đề tài tiến hành điều tra thu thập ý kiến của các hộ dân, cơ quan, khu thương mại về hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại địa phương đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.13. Đánh giá của cộng đồng dân cư về công tác quản lý CTR địa phương

Cộng đồng

dân cư

% ý kiến dân cư
Tốt Trung bình Chưa tốt
Hộ gia đình 50 45 5
Chợ 30 60 10
Khu thương mại 40 55 5
Công sở 20 70 10

[Nguồn: Kết quả điều tra, 2015]

Bảng 3.13 cho thấy việc quản lý môi trường tại thị trấn Đu chỉ đạt mức trung bình, điều đó cho thấy việc bảo vệ môi trường chưa thực sự hiệu quả trong đó có một số lý do như:

– Trong quá trình thu gom chất thải làm rơi vãi trên đường làm mất cảnh quan đô thị, việc thu gom chất thải đi từ nơi này tới nơi khác cũng mang mầm bệnh theo.

– Thiếu phương tiện thu gom rác: xe đẩy tay, thùng rác công cộng nên công tác thu gom vận chuyển tiến hành chậm, chưa triệt để.

– Hình thức xử lý CTR tại khu xử lý chưa thực sự đạt hiệu quả, đặc biệt là phương pháp chôn lấp chưa tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Bảng 3.14. Tỷ lệ đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường, mỹ quan đường phố

Mức độ ảnh hưởng Tỷ lệ đánh giá
(%)
Không ảnh hưởng 9,4
Ít ảnh hưởng 10,6
Ảnh hưởng 80

[Nguồn: Kết quả điều tra, 2015]

Điều này cho thấy khi đời sống của người dân được nâng cao, đồng nghĩa với việc chất thải phát sinh ngày càng nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống. Con người bắt đầu quan tâm đến môi trường sống xung quanh mình và ý thức được việc bảo vệ môi trường.

Hoạt động của công tác quản lý và xử lý CTRSH trên địa bàn hiện nay đang được người dân đánh giá là có nhiều mặt tích cực, xong vẫn còn một số mặt tồn tại.

Bảng 3.15. Tỷ lệ đánh giá của người dân về môi trường xung quanh Khu xử lý CTR

Mức độ ảnh hưởng Tỷ lệ đánh giá
(%)
Không ô nhiễm 20
Ít ô nhiễm 40
Ô nhiễm 40

[Nguồn: Kết quả điều tra, 2015]

* Tình hình thu phí VSMT tại thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương tiến hành thu phí VSMT đối với tất cả các hộ gia đình cũng như các cơ quan mà Ban quản lý nhận thu gom. Phí VSMT để thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Hình thức thu phí được BQL áp dụng chủ yếu thông qua việc ký kết hợp đồng với các đơn vị tham gia.

Dưới đây là bảng đánh giá của người dân về mức phí môi trường thông qua điều tra thực tế: 

Bảng 3.16. Đánh giá mức thu phí VSMT trên địa bàn thị trấn Đu

Cộng đồng dân cư % ý kiến dân cư
Thấp TB Cao
Hộ gia đình 10 80 10
Chợ 8 85 7
Công sở 15 75 10

  [Nguồn: Kết quả điều tra, 2015]

Theo bảng số liệu 3.16  thì mức thu phí VSMT tại thị trấn Đu là hợp lý. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà có thể điều chỉnh mức phí cho phù hợp.


3.2.6.3. Nhận xét chung về công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu

* Thuận lợi

– Vấn đề môi trường trong những năm gần đây đang được các cấp, các ngành tại thị trấn Đu đặc biệt quan tâm chỉ đạo sâu, sát. Các vấn đề môi trường đang được đầu tư với nguồn vốn lớn nhằm giải quyết thực trạng về ÔNMT đặc biệt là ÔNMT do chất thải rắn sinh hoạt. Thị trấn đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho các dự án thoát nước đô thị, thu gom và chôn lấp CTR, vv…

– Công tác thu gom chất thải có một số thuận lợi sau:

+ Thu gom chất thải được tiến hành thuận lợi do quy hoạch dân cư chủ yếu ở các trục đường chính, thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển chất thải tới bãi chôn lấp.

+ Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường khá tốt nên công tác thu gom được dễ dàng, việc đóng phí môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân nên đạt được hiệu quả cao.

+ Công tác quản lý và BVMT đã được đưa về các thị trấn, xã trực tiếp điều hành và giải quyết làm tăng tính xã hội hoá cho công tác vệ sinh môi trường, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp. Việc xây dựng các điển hình trong công tác BVMT như từ các cá nhân, hộ gia đình, là tiêu chí xác nhận gia đình văn hoá đã làm cho công tác BVMT được bao phủ rộng khắp và đạt hiệu quả cao.

+ Mặt khác, hiện nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thông tin liên lạc được rộng khắp đã làm thay đổi nhận thức của người dân về công tác BVMT, nó không chỉ  là việc của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào mà của mỗi người dân. Chính nhờ sự tuyên truyền giáo dục trên diện rộng mà ý thức người dân về BVMT đã được nâng lên rõ rệt, người dân đã tự giác hợp tác với chính quyền địa phương bằng mọi hình thức làm giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm và tạo điều kiện cho công tác thu gom, xử lý CTR sinh hoạt được tốt hơn.

+ Đội ngũ cán bộ công nhân môi trường đô thị và những người có liên quan đến công tác BVMT đô thị tại thị trấn có tinh thần trách nhiệm cao, không quản ngại khó khăn, vất vả và tính chất độc hại của công việc.

+ Trong những năm gần đây, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân thị trấn đã có nhiều thay đổi rõ rệt: Nhân dân đều được tiếp cận với thông tin văn hoá, xã hội. 100% được xem truyền hình, đài phát thanh, được phổ biến thông tin, chính sách pháp luật của Trung ương.

* Khó khăn

– Cán bộ làm công tác BVMT còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn. Vai trò quản lý Nhà nước về môi trường ở cấp chính quyền địa phương cơ sở còn nhiều hạn chế và bất cập, thiếu cán bộ có chuyên môn về quản lý về môi trường…

– Công tác BVMT chưa thực sự là vấn đề mang tính quần chúng, người dân chưa thực sự tự giác trong các hoạt động BVMT. Hiện tại, nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư về BVMT còn nhiều hạn chế, chưa đồng nhất. Nhiều doanh nghiệp còn chạy theo lợi ích về mặt kinh tế mà chưa nhìn nhận một cách đúng đắn ý nghĩa của việc BVMT. Mặt khác, các cấp quản lý hiện nay còn chú trọng phát triển kinh tế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức và người dân chưa cao. Chính vì vậy, các cấp chính quyền cần có biện pháp xây dựng tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương đi đôi với BVMT, nếu không sẽ gây khó khăn cho công tác BVMT trong tương lai.

– Hiện tại nhiều quy định pháp luật về BVMT chưa được cụ thể hoá bằng những Nghị quyết và những cơ chế chính sách thích hợp, quán triệt tới các cấp các ngành trên địa bàn thị trấn. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội chưa chú trọng đến công tác BVMT, bên cạnh đó công tác kế hoạch hoá BVMT chậm được triển khai, chưa thực sự được coi là bộ phận không thể tách rời của kế hoạch kinh tế xã hội của thị trấn và các cấp, các ngành liên quan.

– Việc phối hợp giữa các ban ngành trong công tác BVMT còn nhiều hạn chế, việc đùn đẩy trách nhiệm trong việc BVMT vẫn còn tồn tại. Chưa xây dựng được một hệ thống phong trào trong việc BVMT từ cấp quản lý đến các đoàn thể quần chúng, các trường học và cộng đồng dân cư.

– Ngân sách Nhà nước cấp cho công tác quản lý chất thải còn hạn hẹp, nguồn thu phí CTR không đủ cho việc thu gom, xử lý chất thải.

– Nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường còn chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt các cơ sở thu mua chế biến chất thải, ô nhiễm CTR, CTR sinh hoạt làm cho vấn đề CTR và việc xử lý chúng càng thêm nan giải. Cần có sự thống nhất trong quản lý và xử lý chất thải.

– Phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải của BQL còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn đặc biệt là xe đẩy tay. Nhiều vị trí có dân cư sinh sống, qua lại, các cơ quan, các khu vực vui chơi giải trí,… chưa được lắp đặt thùng đựng chất thải công cộng.

– Công tác thu gom, phân loại CTR sinh hoạt đặc biệt là phân loại CTR tại nguồn chưa được chú trọng. Hiện nay, Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương mới chỉ chú trọng thu gom CTR để chở đến khu xử lý chứ chưa có biện pháp phân loại CTR tại nguồn.

– Tại thị trấn Đu nói riêng và toàn huyện Phú Lương nói chung chưa có nhà máy chế biến CTR, vì vậy tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu hồi và tái sử dụng là rất nhỏ. Chỉ có một số cơ sở tái chế chất thải chủ yếu thu gom vật liệu chất thải có thể tái chế được từ những người thu nhặt chất thải và mua bán ve chai…

3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu -huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải

– Phấn đấu mở rộng diện tích thu gom đạt 100% diện tích toàn thị trấn. Nâng cao hiệu quả thu gom, giảm chi phí. Do điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng nâng cao nên lượng CTR sinh hoạt phát sinh có xu hướng ngày càng tăng, cần áp dụng cách thu gom có phân loại từ nguồn.

– Cần bổ sung thêm về trang thiết bị đặc biệt là xe đẩy tay và thùng rác công cộng để công tác thu gom đạt hiệu quả tốt nhất.

– Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải cũng như đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Có những chính sách ưu đãi và nâng cao thu nhập cho công nhân vệ sinh môi trường để họ có thêm động lực làm việc.

– Để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng đổ CTR vô tổ chức, không đúng nơi quy định thì tại những nơi công cộng, ngõ hẻm, khu dân cư,… cần đặt các thùng chưa CTR. Thùng chứa chất thải có kích thước, hình dáng phù hợp với cảnh quan kiến trúc, địa hình nơi đặt. Đầu tư kinh phí và có thể ký hợp đồng với các tổ chức tập thể hoặc tư nhân để thu gom và kiểm soát được cơ bản nguồn CTR ở những khu vực ngõ hẻm trong thị trấn.

– Cần phải đầu tư trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển theo công nghệ tiên tiến như máy kéo xe, xe tải, xe ép,… nhằm cải thiện công tác thu gom, giảm chi phí, tăng năng suất và mở rộng địa bàn thu gom ra toàn thị trấn.

– Thu gom CTR cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như địa hình, đường phố, quy hoạch nhà ở, thời tiết, kinh phí đầu tư,… do vậy cần có kế hoạch thu gom hợp lý, thiết kế xây dựng mô hình thu gom sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

3.3.2. Giải pháp giảm lượng chất thải, thu hồi và tái chế CTR sinh hoạt

–  Phân loại chất thải tại nguồn: Cung cấp túi thu gom màu sắc khác nhau để phân loại tại nguồn, sử dụng xe thu gom có nhiều khoang chứa khác nhau.

–  Toàn bộ chất thải tái chế cần được phân loại tại nguồn kết hợp với việc phân loại tại nơi xử lý, phân loại bằng tay kết hợp với băng tải, phân loại tự động theo nhiều nguyên lý khác nhau

3.3.3. Giải pháp tổ chức, kinh tế xã hội

+ Giải pháp kinh tế- xã hội.

UBND thị trấn đã thực hiện các quy chế BVMT và trong đó cũng đã có quy hoạch về quản lý CTR sinh hoạt. Tuy nhiên, song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực này cần bổ sung các quy định, tiêu chuẩn để quản lý một cách hoàn thiện hơn.

– Tăng cường xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường.

– Ban hành các quy định, tiêu chuẩn quản lý chất thải tới các thị trấn, xã.

Hoàn thiện thu phí vệ sinh môi trường và điều chỉnh hợp lý mức phí vệ sinh môi trường.

+ Tổ chức quản lý

– Bảo vệ môi trường là mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược phát triển, tăng cường hiệu quả quản lý và năng lực của các cơ quan chức năng.

– Tăng cường năng lực của cán bộ có chuyên môn về môi trường.

– Xây dựng kế hoạch và lập thành quỹ cho chương trình phân loại chất thải ngay tại nguồn.

– Xây dựng các quy chế quản lý CTR nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng.

– Khuyến khích sự tham gia của các công ty tư nhân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

– Phương hướng chung là kết hợp các doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế tư nhân khác cùng tham gia vào quản lý CTR nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng.

– Liên doanh có đầu tư trực tiếp với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đảm nhận xử lý CTR với công nghệ cao và vốn đầu tư lớn, các công nghệ thu hồi, tái chế hiện đại và tập trung.

3.3.4. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về môi trường

Cần tiến hành nhanh chóng hơn nữa các hoạt động giáo dục và quảng cáo để tuyên truyền cho việc nâng cao ý thức của quần chúng trong công tác BVMT, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để đạt được những mục đích đó cần:

– Trong nhà trường cần phát động phong trào BVMT xanh, sạch, đẹp bằng các hình thức quét dọn, tổng vệ sinh nhà trường cũng như ngoài đường phố. Đoàn, đội thường xuyên tích cực tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, các buổi ngoại khoá nâng cao nhận thức và tuyên truyền về công tác BVMT.

– Tổ chức các buổi lao động tập thể, công ích quét dọn đường làng ngõ phố. Vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình về chính môi trường nơi mình đang sống.

– Thực hiện đặt các thùng chất thải tại các nơi công cộng và trong các ngõ hẻm của thị trấn nhằm phân loại CTR tại nguồn và tránh để CTR bị vứt bừa bãi, gây mất vệ sinh.

– Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý CTRSH cho các cán bộ chính quyền cơ sở của thị trấn.

– Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho công nhân vệ sinh môi trường. Nâng cao cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương.

Tóm lại, để việc tuyên truyền, giáo dục, đào tạo đạt hiệu quả cao chúng ta cần xây dựng những hình thức tuyên truyền, vận động hấp dẫn, thích hợp với trình độ, tập quán sinh hoạt, lứa tuổi của từng thị trấn, xã. Cần phối hợp tổ chức các hoạt động giữa các ban, ngành địa phương và quần chúng nhân dân trong lĩnh vực BVMT. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ về phương tiện, tài liệu, tài chính và những quy định pháp chế nhất định.

3.3.5. Giải pháp về công nghệ

– Vận động nhân dân xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, từ đó hạn chế tác động của hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Thị trấn tới môi trường.

– Huy động nguồn tài chính từ nhân dân thị trấn, tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính từ nguồn ngân sách tỉnh, các doanh nghiệp,v.v. để xây dựng bãi chôn lấp chất thải thị trấn đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

– Sử dụng thùng đựng chất thải tại những nơi công cộng như: trường học, chợ, cơ quan v.v…

– Sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý sơ bộ CTR, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

– Tăng cường trồng cây xanh quanh chợ, trường học, các cơ quan v.v… để cải tạo cảnh quan đô thị.

* Hướng xử lý CTRSH cho thị trấn Đu và các xã , thị trấn lân cận trên địa bàn huyện Phú Lương

– Dùng thùng nhựa quy định để đựng CTRSH: hiện nay các gia đình trong thị trấn thường dùng các thùng đựng chất thải lấy từ các thùng hỏng, các thùng tự mua hoặc túi bóng… Những thùng đựng chất thải này thường không có nắp đậy làm rơi vãi, bốc mùi, thoát khí, nước thải chảy gây ô nhiễm cho chính gia đình, mất mỹ quan đô thị. Vì vậy, cần khắc phục bằng việc thay thế các thùng đựng chất thải trên bằng các thùng đựng chất thải có nắp đậy đúng quy định. Để thực hiện ngay quá trình phân loại chất thải thì mỗi gia đình nên có ít nhất 2 thùng chất thải, 1 để đựng chất thải vô cơ, 1 để đựng chất thải hữu cơ.

– Chôn lấp hợp vệ sinh: với lượng CTR vô cơ sau khi phân loại có thể dùng để tái chế tiếp tùy theo từng loại khác nhau. CTR hữu cơ được chế biến thành phân hữu cơ, nếu không tái chế mà chôn lấp sẽ lãng phí, tốn không ít diện tích, gây ô nhiễm môi trường.

– Xử lý CTR hữu cơ: với tỷ lệ CTR hữu cơ > 50%, xử lý CTR thành phân hữu cơ là phương pháp thích hợp để xử lý CTRSH trên địa bàn huyện. Để phương pháp này được thực hiện đem lại kết quả cao rất cần sự ủng hộ của các cấp, ban ngành và người dân để phương pháp xử lý được thuận lợi, đem lại nguồn phân vi sinh vừa tốt về chất lượng, vừa giảm chi phí trong thâm canh cho người dân nông thôn.

=======================================================

KẾT LUẬN

Qua thời gian tiến hành điều tra, khảo sát CTR sinh hoạt tại thị trấn Đu đề tài thu được một số kết quả như sau:

– Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Đu trung bình khoảng 5,75 tấn/ngày. Với hiệu suất thu gom như hiện nay mới chỉ đạt 75%, nguy cơ ô nhiễm môi trường còn cao. Vì vậy, rất cần có biện pháp thu gom, xử lý phù hợp theo hướng gắn hiệu quả kinh tế và BVMT.

– Công tác quản lý CTR sinh hoạt ở thị trấn Đu đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. BQL Môi trường – Đô thị chịu trách nhiệm thu gom chất thải rắn từ đường phố, chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình và cơ quan, công sở,… Trong những năm qua, nguồn nhân lực và trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải của BQL đã được quan tâm hơn. Tuy nhiên, một số trang thiết bị đã cũ và thường xuyên bị hư hỏng cần được thay thế.

– Thành phần CTR phát sinh tại thị trấn chủ yếu là chất hữu cơ chiếm 60%, giấy các loại chiếm 3,87%, nilon, nhựa chiếm 8%; còn lại là các chất khác. Tỷ lệ CTR hữu cơ cao do đó cần áp dụng các công nghệ xử lý nhằm tận dụng lượng chất hữu cơ này như dùng chế phẩm vi sinh, ủ phân sinh học phục vụ cho nông nghiệp. Ngoài ra, còn có thể tái chế, tái sử dụng vào các mục đích khác nhằm mục tiêu BVMT.

– Nhận thức của người dân về công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị trấn khá tốt. Tỷ lệ người quan tâm đến các vấn đề môi trường nói chung và vấn đề quản lý CTR sinh hoạt nói riêng là khá cao. Những người nhận thức đúng đắn về việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao, đó là điều kiện giúp cho việc quản lý CTR sinh hoạt được dễ dàng hơn.

Với hiện trạng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nêu trên, đề tài đề xuất một số giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại khu vực nghiên cứu như sau:

– Chú trọng hơn công tác quản lý CTR từ cấp tỉnh, thành phố đến các thị trấn, xã, thôn, xóm,…

– Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR như xe đẩy tay, thùng rác công cộng… để công tác quản lý CTR đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân thị trấn.

– Phân loại chất thải ngay từ nguồn thải bằng cách dùng các dụng cụ như bao nilon, xô nhựa với màu sắc khác nhau để tách riêng từng loại CTR, phát dụng cụ cho mỗi hộ dân.

– Tăng cường năng lực quản lý về môi trường của Phòng tài nguyên và môi trường huyện cụ thể là BQL Môi trường – Đô thị. Xử phạt hành chính nghiêm minh những hành vi vi phạm về quy định đổ chất thải rắn, cho phép người thi hành công vụ được hưởng phần trăm theo quy định để gắn trách nhiệm cá nhân với công việc.

– Nâng cao nhận thức của người dân về BVMT, thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài, báo, ti vi,… mở các lớp tập huấn, gặp gỡ, giao lưu trực tiếp giữa cán bộ môi trường với người dân,… Đưa chương trình môi trường vào hệ thống giáo dục đào tạo từ mẫu giáo đến trung học cũng như các cơ quan công sở, tiểu khu, thị trấn,…

– Tổ chức làm vệ sinh hàng tuần tại cơ quan, đường phố với các hoạt động như vệ sinh môi trường cơ quan, quét dọn đường phố, khơi thông cống rãnh.

– Hướng dẫn người dân về việc xử lý chất thải hữu cơ thành phân hữu cơ bằng phương pháp EM.

– Khuyến khích việc nghiên cứu các chế phẩm sinh học để xử lý chất thải rắn.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 – Chất thải rắn, 2011.
  2. GS.TS. Đặng Kim Chi, Bài giảng công nghệ môi trường, Viện khoa học và công nghệ môi trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
  3. PGS.TS. Hoàng Kim Cơ, Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật, 1999.
  4. Chi cục Thống kê huyện Phú Lương, Niên giám thống kê năm 2013.
  5. Nguyễn Thuý Hà, Nghiên cứu về mức độ tận dụng rác thải hữu cơ trong sinh hoạt ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED), Hà Nội, 2005.
  6. Nguyễn Thị Anh Hoa, Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, Sở Khoa học Công nghệ Môi trường Lâm Đồng, 2006.
  7. GS.TS.Nguyễn Đình Hương, Giáo trình kinh tế chất thải, NXB Giáo dục, 2003.
  8. Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, 2001.
  9. Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn – Chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng, Tr. 14, 74, 75, 77, năm 2001.
  10. Nghị định 59/2007/NĐ-CP, Nghị định về quản lý chất thải rắn, 2007.
  11. Nghị định số 112/2009/NĐ – CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  12. 12. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, Báo cáo kinh tế – kĩ thuật lò đốt chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đu, 2013.
  13. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) thị trấn Đu, huyện Phú Lương.
  14. Nguyễn Văn Phước, Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, Tr. 9, 11, 19, năm 2009.
  15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
  16. Quyết định số 12/2014/QĐ- UBND, Quyết định Quy định điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  17. Tạp chí Khoa học 2011, Quản lý tổng hợp chất thải rắn – Cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường, 2011.
  18. UBND tỉnh Thái Nguyên, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Khu xử lý rác thải tập trung thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2013.
  19. UBND huyện Phú Lương, Đề án thành lập Ban quản lý Môi trường – Đô thị huyện Phú Lương, năm 2013
  20. http://www.dostbinhdinh.org.vn/HNKH7/T_luan11.htm
  21. http://voer.edu.vn/attachment/m/7851
  22. http://www.vysajp.org/news/v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-x%E1%BB%AD-ly-rac-th%E1%BA%A3i-%E1%BB%9F-nh%E1%BA%ADt-m%E1%BB%99t-kinh-nghi%E1%BB%87m-qui-bau-cho-vi%E1%BB%87t-nam/

23.http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/PHONGSU/Pages/T%C3%8CNHH%C3%8CNHPH%C3%81TSINHCH%E1%BA%A4TTH%E1%BA%A2IR%E1%BA%AENSINHHO%E1%BA%A0T%C4%90%C3%94TH%E1%BB%8A%E1%BB%9EVI%E1%BB%86TNAM.aspx

 


 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *