BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG PHÚC TRÌU, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

5/5 – (1 vote)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

 

 

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG PHÚC TRÌU, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

 

 

 

 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

 

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

 

 

 

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ LAN ANH

Lớp: KHMT K9                      Khóa: 2011 – 2015

Người hướng dẫn khoa học: TS. Văn Hữu Tập

THÁI NGUYÊN, 2015

======================================================

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN.. i

MỤC LỤC.. ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.. vi

ĐẶT VẤN ĐỀ.. 1

  1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1
  2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG.. 4

1.1. Cơ sở lý luận. 4

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản. 4

1.1.2. Khái niệm về phát triển làng nghề. 4

1.2. Vai trò của bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống. 8

1.2.1. Giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương và vùng lân cận. 8

1.2.2. Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa. 9

1.2.3. Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, nâng cao thu nhập thu hẹp khoảng cách đời sống nông thôn và thành thị, hạn chế di dân tự do. 9

1.2.4. Phát triển làng nghề thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn làm thay đổi bộ mặt nông thôn. 10

1.2.5. Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. 11

1.3. Đặc điểm, con đường hình thành của làng nghề chè truyền thống. 11

1.3.1. Đặc điểm của làng nghề chè. 11

1.3.2. Con đường hình thành của làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu. 14

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu. 16

1.5. Cơ sở thực tiễn. 20

1.5.1. Tình hình phát triển làng nghề trên thế giới 20

1.5.2. Tình hình phát triển ngành chè tại Việt Nam.. 24

1.5.3. Thực trạng ngành chè tại tỉnh Thái Nguyên. 26

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU   27

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 27

2.2. Phương pháp nghiên cứu. 28

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 28

2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế. 29

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa. 30

2.2.4. Phương pháp phỏng vấn. 30

2.3. Nội dung nghiên cứu. 30

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.. 31

3.1. Cơ sở lựa chọn địa điểm nghiên cứu. 31

3.2. Thực trạng làng nghề chè Phúc Trìu. 31

3.2.1. Sự vận động, phát triển của hộ sản xuất và kinh doanh chè. 31

3.2.2. Cơ sở vật chất của làng nghề. 32

3.2.3. Trình độ văn hóa của làng nghề. 33

3.2.4. Số lượng chè được sản xuất trong làng nghề. 34

3.2.5. Thị trường tiêu thụ của làng nghề. 35

3.2.6. Tình hình môi trường trong làng nghề. 37

3.3. Các giống chè bản địa ở Phúc Trìu. 38

3.4. Kỹ thuật canh tác chè truyền thống ở Phúc Trìu. 42

3.5. Kỹ thuật chế biến chè truyền thống ở Phúc Trìu. 47

3.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu  56

3.6.1. Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển làng nghề chè Phúc Trìu trong tình hình mới 56

3.6.2. Những khó khăn, yếu kém chủ yếu của làng nghề chè Phúc Trìu. 57

3.6.3. Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu  58

KẾT LUẬN.. 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 66

PHỤ LỤC

MỘT VÀI HÌNH ẢNH THU ĐƯỢC TẠI LÀNG NGHỀ CHÈ PHÚC TRÌU

=========================================================

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Nguyên văn
1 CC Cơ cấu
2 CNH – HĐH Công nghiệp hóa –  Hiện đại hóa
3 CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
4 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
5 DT Diện tích
6 ĐVT Đơn vị tính
7 GT Giá trị
8 IPM Quản lý dịch hại
9 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
10 SL Sản lượng
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
12 TP Thành phố
13 UBND Ủy ban nhân dân
14 VIETGAP Vietnamese Good Agricultural Practices c (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam)


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 3.1: Số hộ SX và kinh doanh Chè qua 4 năm (2011 – 2014) 32

Bảng 3.2: Cơ sở vật chất của các hộ trong làng nghề. 32

Bảng 3.3: Trình độ văn hoá, quản lý của chủ hộ sản xuất năm 2014. 33

Bảng 3.4: Số lượng Chè được sản xuất qua 4 năm (2011 – 2014) 35

Bảng 3.5: Thị trường tiêu thụ của làng nghề qua 4 năm (2011 – 2014) 36

Bảng 3.6: Cơ cấu giống chè ở xã Phúc Trìu qua 3 năm.. 39

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ qui trình sản xuất chè xanh. 47

ĐẶT VẤN ĐỀ

  1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở Trung du và Miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ. Phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Ưu điểm tương đối của chè là hệ số chi phí nội nguồn thấp (DRC – Domestic Resource Cost) do nguồn lực tự nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp. Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thủy” của nông. Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng và giá trị cao;  100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu.

Những hộ làm nghề chè đã hình thành lên những làng nghề truyền thống ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ khá lâu. Tính đến hết năm 2013, tỉnh Thái Nguyên có 160 làng nghề có đủ điều kiện để công nhận làng nghề theo thông tư số 116 ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT (trong đó có 105 làng nghề được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp bằng công nghệ làng nghề), với 11.720 hộ làm nghề, số lao động tham gia làm nghề 22.760 lao động. Các loại hình hoạt động chủ yếu của các làng nghề truyền thống đang diễn ra chủ yếu bao gồm: Chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Xuân Phương- Phú Bình, Tiên Phong huyện Phổ Yên; Mây tre đan xã Tân Khánh huyện Phú Bình; sản xuất chế biến chè ở các làng nghề chè truyền thống huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên (Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương,…); Bánh chưng Bờ Đậu,…. Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Số lao động làm nghề của làng nghề chiếm khoảng 70% tổng số lao động của các làng nghề đó, thu nhập từ ngành nghề chiếm trên 75% tổng số thu nhập từ ngành nghề. Làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu đã được tỉnh Thái Nguyên công nhận là làng nghề truyền thống cấp tỉnh vào năm 2014. Hiện nay làng nghề có hơn 300 hộ gia đình tham gia vào hoạt động chế biến chè với hơn 1000ha chè. Nhờ vào hoạt động sản xuất và chế biến chè mà đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Ngoài việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình, làng nghề chè truyền thống đã và đang giải quyết một phần đáng kể lao động tại địa phương.

Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề truyền thống đã khẳng định vị thế và vai trò của nó trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, là một trong những mục tiêu quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể đã cho thấy sự phát triển của các làng nghề truyền thống trong cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế của nó. Song song với đó là tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát và lạc hậu trong hoạt động sản xuất; Hậu quả là chất lượng của sản phẩm truyền thống chưa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, chưa hấp dẫn khách du lịch, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường kém, tính ổn định của sản phẩm không cao và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề. Điều này đã cho thấy việc bào tồn và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm giữ gìn các giá trị văn hoá- khẳng định vị thế của quốc gia, tạo việc làm, nâng cao mức sống, cải thiện môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Làm thế nào để làng nghề Phúc Trìu tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh của thị trường mà vẫn giữ được những nét văn hóa quý báu lâu đời. Từ yêu cầu bức thiết đó tôi đã chọn đề tài: “Bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” với mong muốn góp phần bé nhỏ cùng duy trì và phát triển nghề truyền thống này của quê hương Thái Nguyên.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển làng nghề từ đó đề ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề chè Phúc Trìu.

* Mục tiêu cụ thể

– Tìm hiểu đặc điểm canh tác chè, kỹ thuật sao chè truyền thống tại làng nghề chè Phúc Trìu

– Đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát triển cây chè và kỹ thuật sao chè truyền thống cho làng nghề chè Phúc Trìu

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

– Cây Chè bản địa trong làng nghề chè Phúc Trìu, xã Phúc Trìu, TP.Thái Nguyên

– Kỹ thuật canh tác và sao chè truyền thống  ở Phúc Trìu

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về địa điểm:Làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu

– Về thời gian: Từ tháng 10/2014 đến 5/2015

===============================================================

 

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Bảo tồn và phát triển là hai khái niệm ngày nay đang được sử dụng rất phổ biến mà hầu như ai cũng biết, đến mức nó trở thành tiêu đề, khẩu hiệu ở khắp mọi nơi, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, hoạt động khoa học, sản xuất và hội họp. Tuy nhiên, trên thực tế bảo tồn cái gì và phát triển như thế nào là vấn đề đặt ra để tạo nên sự thống nhất giữa nội hàm của hai khái niệm: Bảo tồn và Phát triển.

Khái niệm về bảo tồn

Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về các nguồn tài nguyên  nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ chè lai”.

 Khái niệm về bảo tồn làng nghề truyền thống

Bảo tồn làng nghề truyền thống là bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống đã được hình thành từ rất lâu và tìm ra những giải pháp phát triển làng nghề để hạn chế mai một và mất nghề.

1.1.2. Khái niệm về phát triển làng nghề

1.1.2.1. Khái niệm về làng nghề

Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm làng nghề, theo giáo sư Trần Quốc Vượng [10] thì làng nghề là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp, có phường, có ông chủ..cùng một số thợ, có quy trình công nghệ nhất định, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và tiến tới mở rộng ra các nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo tác giả Bùi Văn Vượng [8] thì làng nghề truyền thống là làng cổ truyền thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại quê hương mình.

Khái niệm làng nghề theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. Đây có lẽ là định nghĩa đầy đủ và đúng đắn nhất, có thể khái quát về làng nghề.

Từ đó khái niệm làng nghề truyền thống có thể bao gồm các nội dung sau:

“Làng nghề là một thiết chế kinh tế – xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi 2 yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội, văn hóa”.

Theo quy định tạm thời của cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn (Cơ quan trực thuộc bộ nông nghiệp giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực này) thì:

Làng nghề là làng (thôn ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập quan trọng của người dân trong làng. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35-40 % số hộ trở lên có tham gia hoạt động làng nghề và có thể sống bằng chính nguồn thu nhập từ làng nghề và giá trị sản lượng của ngành nghề trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương. Vì vậy khái niệm làng nghề cần được hiểu là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông.

1.1.2.2. Khái niệm về chè

a) Nguồn gốc và phân loại giống chè ở Việt Nam

Là một quốc gia có truyền thống uống chè lâu đời,  Việt Nam sản xuất và tiêu thụ rất nhiều chủng loại chè, từ các loại chè truyền thống cho đến các loại chè được du nhập từ nước ngoài. Nguồn gốc của cây chè được trình bày như sau:

Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau:

Ngành hạt kín (Angiospermae)

Lớp song tử diệp (Dicotyledonae)

Bộ chè (Theales)

Họ chè (Theaceae)

Chi chè Camellia (Thea)

Loài Camellia (Thea) sinensis.

Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L.[5]

Cơ sở của việc phân loại chè thường dựa vào:

– Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng và kích thước của các loại lá, số đôi gân lá…

– Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đầu nhị cái.

– Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Mỗi giống chè đều có hàm lượng tanin biến động trong phạm vi nhất định.

Ở nước ta hiện nay chủ yếu có hai loại chè như sau:

+ Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla):

Đặc điểm:

– Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên.

– Lá to trung bình chiều dài 12 – 15 cm, chiều rộng 5 – 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn.

– Có trung bình 8 – 9 đôi, gân lá rõ.

– Năng suất cao. Phẩm chất tốt.

Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).

+ Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan):

– Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m.

– Lá to và dài 15 – 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày.

– Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết.

– Có khoảng 10 đôi gân lá.

– Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất.

– Nguyên sản ở Vân Nam – Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt Nam.

Trong đó Camellia sinensis var. macrophylla được trồng nhiều nhất ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc (Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, …) với các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như: Trung du lá xanh, Trung du lá vàng, v.v… Tỷ lệ trồng các giống chè trung du ở miền Bắc đạt tới 70%. Năng suất búp trong sản xuất đại trà khi chè 5 – 19 tuổi thường đạt 4 – 5 tấn/ha.

Ưu điểm của các giống chè Trung du là chịu được đất xấu, nhưng lại nhiều sâu hại như rầy xanh, bọ cánh tơ…, ở vùng cao thường bị bệnh phồng lá. Chè Trung du thường để chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt.

– Camellisa sinensis var. Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền Bắc và ở miền nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Ở mỗi địa phương có các giống khác nhau như: Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh … Năng suất búp thường đạt 6 – 7 tấn/ha. Búp chè có nhiều tuyết, dùng chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt nhưng thích hợp với chế biền chè xanh hơn.

Giống chè shan này cũng đã được trồng thử nghiệm ở Thái Nguyên,tuy nhiên kết quả không khả quan. Do đó mục tiêu trọng tâm của tỉnh là tập trung trồng và phát triển các loại chè cành có năng suất cao hiện nay.

b) Khái niệm chè

Chè là một loại nước uống được ưa dùng trên thế giới. Uống chè không chỉ để giải khát, mà nó còn chứa đựng tinh văn hoá của nhiều dân hàng nghìn năm trước người ta đã biết đến chè như là một loại dược liệu có tác dụng tốt với con người [5].

Ngày nay được sự chứng nhận của những nghiên cứu y học hiện đại, chè được nhắc đến bởi khả năng giúp con người chống lại những tác dụng của phóng xạ, giải độc chống sự mệt mỏi của cơ, phục hồi sức hoạt động của bộ não từ những giá trị quý báu đó mà chè được coi như là một loại thực phẩm thuốc tiện dùng, cần thiết đối với con người. Chè là một loại nước uống tự nhiên như thế nên sản phẩm chè đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ở nhiều nước.

1.2. Vai trò của bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống

Bảo tồn và phát triển làng nghề không chỉ tăng thêm sức mạnh cội nguồn gieo vào lòng mỗi người dân Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hóa Việt Nam đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông thôn.

1.2.1. Giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương và vùng lân cận

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc Bộ, là vùng trọng điểm chuyên canh chè lớn thứ 2 sau tỉnh Lâm Đồng của cả nước. Đóng góp vào thu nhập kinh tế từ khu vực nông lâm nghiệp chiếm đa số, đặc biệt là lợi ích kinh tế từ nghề làm chè. Tuy nhiên đời sống của người dân ở vùng chuyên canh chè vẫn còn nhiều gặp nhiều khó khăn do nghề làm chè còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh; như giá bán bấp bênh, nhà nước không đặt ra mức giá trần và giá sàn cho sản phẩm chè để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, chi phí đầu tư cho việc chăm sóc cây chè còn cao do giá vật tư tăng cao,… Sự phát triển làng nghề chè truyền thống không chỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình, làng – xã, mà còn có thể thu hút được nhiều người lao động từ các địa phương khác đến làm thuê. Không chỉ vậy, sự phát triển của làng nghề còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo được nhiều việc làm cho người lao động.

Việc bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu phù hợp với yêu cầu cần thiết hiện nay theo chỉ thị của thủ tướng chính phủ. Thực tế ở làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu cho thấy phát triển làng nghề góp phần đáng kể trong giải quyết việc làm ổn định, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

1.2.2. Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa

Sự phục hồi và phát triển các làng nghề chè truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương. Hàng năm làng nghề cũng sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho địa phương nói riêng. Sản phẩm của làng nghề là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn.

Tỷ trọng sản phẩm ở làng nghề cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông khác. Nếu đem so sánh những địa phương có nhiều làng nghề thì kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển hơn so với các địa phương có ít làng nghề.

1.2.3. Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, nâng cao thu nhập thu hẹp khoảng cách đời sống nông thôn và thành thị, hạn chế di dân tự do

Khác với sản xuất công nghiệp và một số ngành khác, làng nghề truyền thống không đòi hỏi số vốn đầu tư quá lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà những người thợ trong làng nghề đều có thể tự sản xuất hoặc chế tạo được. Hơn nữa, đặc điểm của sản xuất của làng nghề truyền thống là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và cơ cấu lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các hộ gia đình. Với mức vốn đầu tư không lớn, trong điều kiện hiện nay thì đó là một lợi thế để các làng nghề có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đặc điểm sản xuất của làng nghề là sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng là nơi ở của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều loại lao động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi. Trẻ em tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc. Lực lượng này chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số lao động làm nghề.

Việc làm đầy đủ, thu nhập đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao làm cho người lao động nói riêng, người dân nói chung ở làng nghề sẽ yên tâm bám chặt lấy nghề, lấy quê hương. Họ sẽ tích cực, hăng hái lao động, sản xuất, kinh doanh để làm giàu cho bản thân, gia đình mình và xây dựng quê hương, làng xã họ ngày một khang trang, giàu đẹp, văn minh. Họ sẽ không phải đi “tha hương cầu thực”, đi tìm việc làm ở những nơi thị thành hoặc ở địa phương khác. Điều đó sẽ hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng di dân tự do, một trong những vấn đề nan giải hiện nay ở nước ta. Đồng thời nó cho phép thực hiện được phương châm “rời ruộng mà không rời làng” và thực hiện được quá trình đô thị hóa phi tập trung.

1.2.4. Phát triển làng nghề thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn làm thay đổi bộ mặt nông thôn

Hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng vừa là tiền đề vừa là kết quả của phát triển làng nghề. Trước hết làng nghề được hình thành ở những vùng có giao thông thuận lợi, đồng thời làng nghề phát triển sẽ nảy sinh nhu cầu xây dựng, mở rộng đường giao thông, trạm điện,… phục vụ cho việc phát triển làng nghề. Bên cạnh đó làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

1.2.5. Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc

Bảo tồn và phát triển làng nghề chè góp phần vào việc giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc và nâng cao đời sống tinh thần cho cư dân ở nông thôn. Đó là niềm tự hào của dân tộc ta qua các thế hệ tiếp đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sản phẩm của làng chè phản ánh những nét chung của dân tộc có nét riêng của làng nghề. Người Việt Nam sống ở nước ngoài khi nhớ về quê hương là nhớ đến dấu ấn đậm nét của làng nghề với sản phẩm độc đáo của nông thôn Việt Nam mà các dân tộc khác không có được.

1.3. Đặc điểm, con đường hình thành của làng nghề chè truyền thống

1.3.1. Đặc điểm của làng nghề chè

Đặc điểm nổi bật nhất của làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các ngành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp nhưng không rời khỏi nông thôn. Sản xuất nông nghiệp và sản xuất – kinh doanh tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đan xen lẫn nhau. Đối với nghề làm chè, người chịu trách nhiệm chính về chăm sóc và chế biến sản phẩm chè đồng thời là người nông dân thuần túy. Điều đó đồng nghĩa với việc các gia đình thuần nông vừa làm ruộng vừa làm nghề sản xuất chè, ở vùng trọng điểm trồng và chế biến chè thì thu nhập kinh tế từ nghề làm chè là chủ yếu. Sự ra đời của làng nghề đầu tiên là do nhu cầu giải quyết lao động phụ, lao động dư thừa nhàn rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình và từng làng xã. Trong làng nghề, người nông dân thường tự sản xuất đáp ứng phần lớn nhu cầu ít ỏi về hàng tiêu dùng của mình. Về sau, khi xuất hiện những hộ chuyên sản xuất chè thì sản phẩm của họ chủ yếu cũng phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của những người nông dân trước hết ở trong làng – xã mình và ở các làng – xã lân cận trong vùng. Mặt khác trong làng nghề, đại bộ phận các hộ chuyên làm nghề sản xuất chè vẫn còn tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nhất định và đặc biệt là hầu hết các hộ đều giữ đất nông nghiệp để tự mình trồng trọt hoặc thuê mướn người làm nông nghiệp cho mình.

Một số đặc điểm của làng nghề truyền thống như sau:

– Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, cộng với thói quen của người sản xuất tiểu nông nên công nghệ chậm được cải tiến và thay thế.

– Một đặc tính quan trọng của công nghệ truyền thống là không thể thay thế hoàn toàn bằng công nghệ hiện đại và phải có sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất.

– Nguyên liệu của làng nghề chè là tại chỗ, từng hộ gia đình làm nghề chè trong làng nghề như một phân xưởng sản xuất nhỏ trong một nhà máy lớn là làng nghề. Người nông dân thực hiện việc thu hái nguyên liệu chè búp tươi định kỳ (khoảng 35 ngày/1 chu kỳ), việc chế biến chè được thực hiện thường xuyên trong thời gian thu gom nguyên liệu; đảm bảo cho việc sản xuất sản phẩm chè được nhịp nhàng, chế biến liên tục từ nguồn nguyên liệu chè tươi ngay tại hộ gia đình làm chè.

Kết thúc giai đoạn chế biến sẽ thu được sản phẩm chè búp khô, ngoài ra còn có sản phẩm phụ là chè cám và chè ban. Đối với tất cả các sản phẩm chính là chè búp khô thì sẽ được bảo quản cẩn thận theo quy trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bán ra cho người tiêu dùng chính là các túi chè thành phẩm. Hiện nay hầu hết sản phẩm chè được bảo quản ở môi trường chân không, đóng gói hút chân không theo công nghệ của Đài Loan.

– Phần đông lao động trong làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật quy trình từ việc thu hái búp chè tươi cho đến giai đoạn chế biến chè đều phải được tiến hành một cách cẩn thận, tỉ mỉ; đặc biệt là giai đoạn sao chè đến vò chè tạo độ xoăn sau đó sấy khô búp chè. Phương pháp dạy nghề làm chè chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền nghề; những người lớn tuổi trong hộ gia đình làm chè truyền đạt các kinh nghiệm làm chè cho con cháu của mình qua truyền miệng, vừa làm vừa truyền nghề, không cần sự ghi chép vào sổ tay nghề nghiệp

Lao động trong làng nghề. Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là lao động thủ công, giản đơn. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, việc ứng dụng khoa học – công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất làng nghề, đã giảm bớt lực lượng lao động thủ công giản đơn. Tuy nhiên, một số công đoạn trong quá trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động. Với sản phẩm chè thì công đoạn thu lượm các búp chè (nõn chè một tôm hai lá) vẫn phải áp dụng kỹ thuật cắt hái thủ công, do bàn tay của con người, chứ không thể dùng máy cắt được vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến hình thức của cánh chè thành phẩm. Tuy nhiên hiện nay đã có các loại máy hái chè cho năng suất cao, chất lượng búp chè hái cũng đạt tiêu chuẩn để ra, nhưng giá thành cho việc đầu tư máy hái chè lại cao.

Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình từ đời này sang đời khác. Các kinh nghiệm sản xuất thường được bảo tồn trong từng gia đình. Trong những năm đổi mới việc phát triển mạnh kinh tế tư nhân và hộ gia đình cá thể trong làng nghề đã phục hồi phương thức giảng dạy nghề theo lối truyền nghề.

– Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống sản phẩm mang tính riêng có của làng nghề, mang đậm bản sắc dân tộc: Chè khô (có thể là chè xanh hoặc chè đen) với nhiều đặc tính khác nhau.

– Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề mang tính phân tán, địa bàn rộng, mạng lưới tiêu thụ xuyên suốt.

Sự ra đời của làng nghề đối với nghề sản xuất chè là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của địa phương, và nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của thị trường ngoài (tỉnh, phạm vi cả nước và ở một số nước trên thế giới). Thị trường về cơ bản vẫn là thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh. Vì vậy, khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì làng nghề sản xuất chè đã đứng trước những khó khăn không nhỏ và nhiều hộ sản xuất trong làng nghề đã lâm vào tình trạng điêu đứng.

– Hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức khác như doanh nghiệp tư nhân.

Với hình thức này, hầu như tất cả các thành viên trong hộ đều được huy động vào làm những công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Người chủ gia đình thường đồng thời là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình sản xuất và chế biến chè. Tổ chức sản xuất – kinh doanh theo hộ gia đình đảm bảo được sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, huy động được mọi lực lượng trong hộ gia đình có khả năng lao động tham gia sản xuất – kinh doanh, tận dụng được thời gian và nhu cầu đầu tư thấp (sử dụng ngay nhà ở làm nơi sản xuất). Đây là hình thức tổ chức thích hợp với quy mô sản xuất nhỏ.

Hầu như không có làng nghề nào lại không gắn bó chặt chẽ với một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất của làng nghề. Phần lớn làng nghề hình thành nghề chính của mình xuất phát từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương hoặc lân cận.

1.3.2. Con đường hình thành của làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu

Thái Nguyên là một tỉnh có tiềm năng phát triển sản xuất chè dưới góc độ khí hậu và chất đất. Vì vậy, sản xuất chè đã phát triển nhanh trong thời gian dài . Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chế biến chè. Chè Thái Nguyên vốn nổi tiếng đối với thị trường trong nước cũng như được biết đến ở nhiều thị trường nước ngoài khác. Mặc dù chè đã được trồng ở đây từ lâu và rất nổi tiếng, nhưng diện tích trồng chè vẫn chưa được mở rộng tương ứng bởi nhiều lý do khác nhau  trong đó xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên chưa được chú trọng. Vì thế cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, bao gồm cả kỹ thuật và thị trường nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên. Chính vì vậy, bảo tồn và phát triển các làng nghề chè trong tỉnh là hoạt động rất quan trọng, nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể đặc trưng của mảnh đất Thái Nguyên.

Xã Phúc Trìu cũng là xã nằm trong khu vực chỉ dẫn địa lý vùng chè đặc sản Tân Cương. Nghề chè của xã có thời gian phát triển đến nay đã hơn 60 năm. Từ sự phát triển nhỏ lẻ của các hộ gia đình ở 6 xóm của xã Phúc Trìu, đạt được kết quả nhất định là chè của 6/15 xóm đã dần có chỗ đứng trên thị trường và giá cả cũng khá lên; diện tích cây chè nhanh chóng được mở rộng lên tới hơn 100 ha, trồng và chế biến chè được mở rộng tới các xóm khác trong xã. UBND xã cử các cán bộ đi tập huấn công tác trồng và chế biến chè theo dự án của tỉnh được hỗ trợ kinh phí, mặt khác xã cũng tích cực nhập về những giống chè mới cho năng suất thu hoạch cao để trồng và chăm sóc. Bên cạnh đó, toàn bộ nhân lực trong 15 xóm đóng góp công sức vào làm chè, không còn đi làm thuê.

Trên 60 năm hình thành và phát triển cây chè trên đất Phúc Trìu, từ hơn 100 ha chè ban đầu, đến nay toàn xã có 950 ha chè. Ngoài giống chè bản địa, truyền thống, bà con trong thôn phát triển thêm các giống chè đặc sản như Bát Tiên, O25, Ngọc Thúy để nâng cao năng suất, chất lượng. Với 27 ha chè của 26 thành viên của Hợp tác xã Thiên Phú An tại xã Phúc Trìu, bằng cách làm mới theo quy trình VietGap, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu, sản phẩm chè đã có giá trị gấp đôi so với trước đây. Thành lập được 5 tháng, Hợp tác xã Thiên Phú An đã có sản phẩm tham gia Liên hoan Festival Chè Thái Nguyên và đoạt Cúp đồng Hội thi “Búp chè vàng”. Hiện các hộ trong thôn đều học tập, áp dụng theo cách làm mới của Hợp tác xã, hướng tới sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm

Năm 2012, xã Phúc Trìu đã trình hồ sơ để Hội đồng ND tỉnh xét duyệt danh hiệu làng nghề. Xét theo tiêu chí làng nghề truyền thống tại Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên; tháng 08-2014, xã Phúc Trìu chính thức được UBND tỉnh có quyết định công nhận là làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu, theo Quyết định số 1743/QĐ­UBND ngày 12/8/2014 về việc thành lập Hội đồng xét duyệt danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống cấp tỉnh năm 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.. Xã cho biết, để được công nhận Làng nghề thì phải đạt đủ các tiêu chí cơ bản và Phúc Trìu đều hội đủ và vượt các tiêu chí ấy; như Làng nghề phải có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn thì Phúc Trìu hiện có 96% số hộ làm chè. Hoạt động kinh doanh ổn định tối thiếu 2 năm tính đến thời điểm được công nhận thì Phúc Trìu có bề dày hàng chục năm… Như vậy Phúc Trìu trở thành một trong 3 làng nghề chè của thành phố Thái Nguyên được công nhận, bên cạnh đó còn có hai làng nghề chè nữa là làng nghề chè Phúc Xuân và làng nghề chè Tân Cương đều thuộc TP Thái Nguyên.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu

Làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu đã trải qua nhiều giai đoạn trong hơn 60 năm hình thành và phát triển, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, trong đó các nhân tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề gồm có:

Một là, sự biến động của nhu cầu thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, làng nghề phải sản xuất và bán cái mà người ta cần, chứ không phải là cái mà mình có. Sản phẩm của làng nghề phải được thị trường chấp nhận về chủng loại, mẫu mã, chất lượng (theo nghĩa rộng), giá cả, … Nhu cầu thị trường tác động trực tiếp đến làng nghề trên một số khía cạnh chủ yếu sau:

– Trong những thời kỳ, nhu cầu của thị trường thay đổi sẽ làm thay đổi sản phẩm làng nghề. Như vậy, nhu cầu thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của làng nghề ở rất nhiều khía cạnh, từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề.

– Buộc các nhà sản xuất phải tự chủ, năng động trong sản xuất kinh doanh, tự xác định mặt hàng thị trường cần để có kế hoạch đáp ứng, từ đó phát triển cơ sở sản xuất của mình.

– Buộc làng nghề phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế.

– Trong nhiều năm qua làng nghề chè có sản phẩm đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường thì phát triển tốt. Nếu không thích ứng với thay đổi của thị trường thì sản xuất sẽ bị sa sút, thậm chí không duy trì được làng nghề, bỏ nghề để quay lại sản xuất nông nghiệp. Trong những năm tới, làng nghề phải đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn phải có khả năng cạnh tranh cao.

– Bên cạnh đó, việc làng nghề cần nơi tiêu thụ sẽ có thuận lợi nhất định trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nơi tiêu thụ thường là nơi dân cư tập trung với mật độ cao. Thực tế cho thấy rất nhiều làng nghề phát triển tốt do một trong những nguyên nhân là ở gần thị trường chính.

– Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế làng nghề chè phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… ngay ở thị trường trong nước. Nếu không tiếp tục giải quyết thị trường cho sản phẩm làng nghề một cách đồng bộ từ khảo sát nhu cầu thị trường, xác định cơ cấu sản phẩm của làng nghề, giảm thiểu chi phí,… thì sản xuất của làng nghề rất khó phát triển.

Như vậy, thị trường là nhân tố chủ yếu tác động đến sự tồn tại và phát triển làng nghề chè.

Hai là, chính sách của Nhà nước

Cơ chế và chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong làng nghề và sự hình thành, phát triển làng nghề nói chung. Chính sách của Nhà nước tác động đến làng nghề trên một số khía cạnh sau:

– Tạo điều kiện cho làng nghề mở rộng sản xuất kinh doanh

– Bổ sung nguồn lực cho làng nghề

– Là bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội nông thôn

Từ khi đổi mới cơ chế kinh tế, khi kinh tế tư nhân (đặc biệt là kinh tế hộ gia đình) được thừa nhận và khuyến khích thì làng nghề được phục hồi và phát triển. Việc Nhà nước ban hành các chính sách cho vay vốn,… đã tạo điều kiện cho làng nghề phát triển mạnh. Làng nghề tồn tại và phát triển trong môi trường cơ chế thị trường. Chính vì vậy, sản phẩm của làng nghề được sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ba là, kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng trước hết là giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông,… có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp rất lớn tới sự hình thành tồn tại và phát triển của làng nghề, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất. Nhờ có giao thông phát triển mà nguyên liệu và sản phẩm được giao lưu dễ dàng hơn phục vụ tốt hơn.

Điện có nhiều tác dụng trong đó đặc biệt là đáp ứng nhu cầu cơ khí hóa trước hết là cơ giới hóa ở một số khâu, công đoạn trong quá trình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thông tin là cầu nối để người sản xuất nắm bắt được nhu cầu sở thích của khách hàng từ đó ra quyết định về mẫu mã sản phẩm, giá bán đồng thời thông tin còn giúp cho chủ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.

Tóm lại sự phát triển của kết cấu hạ tầng và sự phát triển của làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau kết cấu hạ tầng yếu kém sẽ làm cho quy mô sản xuất của doanh nghiệp trong làng nghề chậm mở rộng.

Bốn là, trình độ khoa học và công nghệ

Trình độ khoa học và công nghệ có ảnh hưởng lớn với làng nghề, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường và cuối cùng là quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của một làng nghề.

Hiện nay phần lớn các cơ sở sản xuất ở làng nghề vẫn sử dụng thiết bị thủ công, công nghệ cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong từng gia đình. Bởi vậy sản phẩm sản xuất ra có số lượng thấp, giá thành cao hạn chế đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.

Để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề không thể không đổi mới trang thiết bị, cải tiến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất.

Năm là, vốn cho phát triển sản xuất

Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của làng nghề. Trước đây vốn của các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề thường là vốn tự có hoặc vay mượn của họ hàng, anh em nên quy mô sản xuất không được mở rộng. Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt nhu cầu vốn đã khác trước, đòi hỏi các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề phải có lượng vốn khá lớn để đầu tư, cải tiến công nghệ, đưa máy móc vào một số khâu, công đoạn để thay thế lao động thủ công. Vốn ít dẫn đến đầu tư thấp,… nghèo đói.

Sáu là, nguyên vật liệu

Nguyên liệu có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của làng nghề chè. Với làng nghề chè thì giá trị nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản phẩm (nguyên liệu là cấu thành của chi phí). Chất lượng nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, qua đó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, của đơn vị sản xuất cho nên làng nghề rất chú trọng đến yếu tố nguyên liệu.

Bảy là, yếu tố truyền thống

Yếu tố truyền thống trong điều kiện hiện nay có tác dụng hai mặt vừa tích cực vừa tiêu cực, đối với sự phát triển của làng nghề.

Tích cực là bởi yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét đặc trưng văn hóa của từng làng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm làng nghề có tính độc đáo và có giá trị cao. Những người thợ cả, những nghệ nhân, các truyền thống tốt đẹp là tài sản của quốc gia. Những quy ước và ràng buộc trong luật nghề, lệ làng đề ra những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi người thợ phải sản xuất – kinh doanh một cách trung thực, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Tiêu cực là do sự thay đổi của nên kinh tế, sự phát triển của công nghệ khoa học trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có những con người có đầu óc kinh doanh năng động, sáng tạo. Điều đó nhiều khi yếu tố truyền thống, những kinh nghiệm chủ nghĩa lại cản trở sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của làng nghề nói riêng. Đồng thời những quy định ngặt nghèo, hạn chế trong luật nghề, lệ làng đã làm cản trở không nhỏ tới việc mở rộng sản xuất – kinh doanh của làng nghề. Trong điều kiện kinh tế thị trường không thể chỉ có kinh nghiệm mà phải có khoa học công nghệ kết hợp. Tóm lại nếu có thể đưa được những tiến bộ của khoa học – công nghệ hiện đại vào, nhưng vẫn giữ được những yếu tố truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc và những sản phẩm đó của các làng nghề phải được tiếp nhận trong thị trường của xã hội hiện đại.

1.5. Cơ sở thực tiễn

1.5.1. Tình hình phát triển làng nghề trên thế giới

Nhật Bản tiến hành CNH từ nền nông nghiệp cổ truyền. Trong quá trình CNH, Nhật Bản đã mở mạng lưới công nghiệp gia đình phân tán ở nông thôn làm vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ở đô thị. Vừa duy trì và phát triển các ngành nghề cổ truyền, Nhật Bản vừa mở ra các ngành nghề mới, trước hết là các hoạt động dịch vụ kinh tế – kỹ thuật ở nông thôn, huy động thêm lao động nông thôn vào các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp để nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Các ngành nghề thủ công ở nông thôn, các làng có nghề truyền thống vẫn được duy trì và phát triển trong quá trình CNH. Đến cuối thế kỉ XX, Nhật Bản có 867 nghề TTCN ở nông thôn. Sản phẩm của nghề sơn mài cổ truyền không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu nhiều nước khác, kể cả Mỹ. Tỉnh Figu có nghề rèn cổ truyền từ 700 – 800 năm nay hiện đang được thực hiện quy trình sản xuất nông cụ theo phương pháp cổ truyền được cải tiến gồm nhiều công đoạn được chuyên môn hóa, từ luyện thép tại tập đoàn sắt thép toàn Nhật Bản qua làm phôi theo tiêu chuẩn của từng loại sau đó đưa về gia đình để gia công. Nông cụ do các hộ gia đình làm ra được bao tiêu. Công nghệ chế tạo nông cụ được cơ khí hóa với các máy móc gia công tiến bộ và có hệ thống máy móc tinh vi kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vào những năm 70, ở tỉnh Oita đã có phong trào “mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ truyền ở nông thôn. Kết quả là ngay từ năm đầu tiên, họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm, thu được 358 triệu USD, đến năm 1992 tăng lên 1,2 tỷ USD. Phong trào này đã nhanh chóng lan rộng khắp nước Nhật [5]. Năm 1990, thu nhập từ làng nghề thủ công và các hoạt động phi nông nghiệp khác ở Nhật Bản chiếm đến 85% tổng thu nhập của nông dân Nhật. Năm 1993, nghề thủ công ở Nhật đã đạt giá trị sản lượng 8,1 tỷ USD. Làng nghề của Nhật Bản còn là nơi tham quan du lịch thú vị. Ví dụ, năm 1992, một làng nghề ở Oita có tới 2.640 lượt người của 62 nước tới thăm. Xây dựng các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ và các cơ sở công nghiệp gia đình ở nông thôn là hình thức sản xuất công nghiệp được tổ chức đầu tiên ở Nhật Bản [6].

Trung Quốc vào những năm 50 của thế kỷ XX có khoảng 10 triệu thợ thủ công. Saukhi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, các đơn vị sản xuất TTCN được chuyển sang hoạt động dưới hình thức HTX và nhiều nguyên nhân khác, ngành nghề nông thôn dần bị mai một. Sau đó chủ trương cải cách mở cửa, nhiều hộ gia đình có nghề TTCN tự liên kết để xây dựng các xí nghiệp cá thể mà điển hình là xí nghiệp hương trấn ở Tô Nam (Giang Tô) đã thu hút nhiều lao động ở nông thôn và tạo ra giá trị sản lượng chè đối lớn; ở đây xí nghiệp hương trấn hoạt động công nghiệp chiếm 95% giá trị sản lượng (chủ yếu là công nghiệp nhẹ), 95% lao động là nông dân. Từ khi cải cách đến nay, công nghiệp nông thôn Trung Quốc có sự phát triển đáng kể. Những năm 1978 – 1996, giá trị sản lượng của các doanh nghiệp nông thôn (trong đó có đóng góp không nhỏ từ các nghề TTCN) trong nền kinh tế tăng từ 9,1% lên hơn 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tổng xuất khẩu tăng từ 9,2% lên 45%. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp nông thôn tăng 5 lần, đạt 130 triệu lao động, thu hút 28,4% lao động nông thôn.  Thu nhập nông thôn trong thời kỳ này tăng 14 lần. Sự phát triển công nghiệp nông thôn ở Trung Quốc chịu tác động của các chính sách vĩ mô như: Chính sách cải cách kinh tế vĩ mô và thể chế ở khu vực nông thôn; Luật doanh nghiệp tư nhân; Luật doanh nghiệp tập thể nông thôn; các chương trình giáo dục và hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp nông thôn xuất khẩu; cải cách về mặt tài chính và Luật phá sản [6].

Indonesia là nước nông nghiệp, trong quá trình CNH, Chính phủ Indonesia đã đề ra các chương trình phát triển ngành nghề TTCN ở nông thôn trong ba kế hoạch 5 năm. Để thu hút đầu tư vào TTCN, Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách, trong đó chú ý đến khuyến khích về thuế và ưu tiên công nghiệp  nhỏ chế biến nông sản xuất khẩu. Chính phủ Indo còn tổ chức ra “hội đồng thủ công nghiệp quốc gia Indonesia” nhằm thúc đẩy các ngành TTCN phát triển như tổ chức thì thiết kế mẫu mã, tổ chức triển lãm hàng TTCN và lập “Trung tâm phát triển tiểu công nghiệp” để quản lý, hỗ trợ TTCN. Kế hoạch phát triển các ngành TTCN được lồng vào các chương trình đào tạo việc làm ở nông thôn. Năm 1994, Indonesia đã cung cấp tiền đề một số làng khôi phục nghề thủ công cổ truyền nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân [3].

Thái Lan có nhiều biện pháp khuyến khích phát triển TTCN nông thôn. Trong quá trình CNH nông thôn Chính phủ Thái Lan đã tiến hành mở mang các ngành nghề TTCN, phát triển mạnh mẽ nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ, sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới nhờ có sự kết hợp tay nghề của nghệ nhân với công nghệ, kỹ thuật, thiết bị hiện đại.  Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu mỹ nghệ vàng bạc của Thái Lan đã đạt gần 2 tỷ USD. Sản phẩm của nghề gốm sứ cổ truyền trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ đứng thứ hai sau gạo (năm 1989 đạt 300 triệu baht). Chính phủ Thái Lan còn chú ý phát triển ngành thủ công sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu, cây quả ở địa phương, nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn thông qua một số biện pháp như: cung cấp vốn tín dụng, bồi thường tay nghề, tiếp thị, tạo ra mối quan hệ gia công giữa công nghiệp nhỏ và công nghiệp lớn. Vào đầu thế kỷ XXI, Chính phủ Thái Lan đã tài trợ cho những sáng kiến đẩy mạnh các ngành thủ công, năm 2002, bộ thương mại Thái Lan đã mời nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp làm việc với một HTX thủ công ở nông thôn để cải tiến sản phẩm truyền thống đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. kết quả là sản phẩm đó đã có mặt ở các cửa hàng bách hóa cao cấp tại Tokyo với giá cao gấp 4 lần giá bán trong nước. Năm 2003, Chính phủ Thái Lan chi khoảng 800 triệu baht (tương đương 18,7 triệu USD) để cung cấp thêm 400 sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đồng thời tổ chức các triển lãm thương mại tại EU và Nhật Bản [1].

Ấn Độ có nhiều ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống. Trong hai kế hoạch 5 năm (1980 – 1990), Chính phủ Ấn Độ đã có chương trình tổng hợp thúc đẩy nông thôn, trong đó có việc phát triển ngành nghề TTCN nhằm tăng việc làm, tăng thu nhập ở Ấn Độ, hàng chục triệu người nông dân đang làm nghề thủ công với doanh thu bán các sản phẩm này đạt 1.000 tỷ rupi. Chính phủ Ấn Độ đề ra nhiều biện pháp và chính sách để bảo tồn và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ như tổ chức các trung tâm nghiên cứu công nghệ và thiết kế mẫu cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở các trung tâm kinh tế. Ấn Độ còn có khoảng 400 trung tâm dạy nghề cho thợ cả. Các nghệ nhân tài năng được Nhà nước quan tâm cả về vật chất cũng như tinh thần. Từ năm 1950 đến nay, Chính phủ Ấn Độ đặt ra giải thưởng cấp Nhà nước trao tặng cho các thợ cả, nghệ nhân xuất sắc một thẻ chứng nhận của chính phủ, 10.000 rupi tiền thưởng và một bộ quần áo của Tổng thống ban tặng. Từ năm 1973, mỗi năm Nhà nước chọn ra 15 thợ cả – nghệ nhân xuất sắc và cấp cho mỗi người khoản trợ cấp 500 rupi/tháng, ở Ấn Độ, Viện thủ công mỹ nghệ quốc gia là cơ quan nghiên cứu phục vụ phát triển các làng nghề cổ truyền. Ngoài việc nghiên cứu công nghệ, mẫu mã, mặt hàng, trong thời gian qua. Viện còn tổ chức hàng trăm cuộc triển lãm, hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ ở trong và ngoài nước, giới thiệu các mặt hàng đặc sắc của Ấn Độ, nghiên cứu thị trường và tiếp thị để mở rộng thị trường xuất khẩu [6].

1.5.2. Tình hình phát triển ngành chè tại Việt Nam

Ngành chè Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Thứ nhất, khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu của nước ta vẫn ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến nên giá trị tăng thấp.

Thứ hai, chất lượng của sản phẩm chè xuất khẩu chưa cao, do đó giá trị xuất khẩu thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới.

Thứ ba, bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới có thể giúp cho việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn do các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, nhưng đồng thời lại bị hạn chế bởi việc xuất hiện thêm nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản.

Rất nhiều Hội thảo đã được tổ chức để bàn giải pháp cho ngành chè phát triển bền vững và cũng đã có những đánh giá và đề xuất giải pháp về sản xuất, quản lý kinh doanh chè theo hướng an toàn và bền vững được các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đưa ra bàn bạc.

Theo đó, điều quan trọng nhất là phải thay đổi cơ chế sản xuất để đảm bảo tính bền vững cho ngành sản xuất chè. Hiện nay ngành chè vướng phải một vấn đề là “trên bảo dưới không nghe” vì nhiều chính sách đưa ra không thực hiện được trong khi vẫn thiếu các quy chế đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất và chế biến chè. Cơ chế của ngành chè hiện nay đang phát triển theo hướng làm cái mình có thay vì làm cái thị trường cần. Việt Nam mới hăng hái phát triển thị phần chứ chưa quan tâm đầy đủ đến thị hiếu của thị trường.

Việc cấp phép kinh doanh chè cũng đang diễn ra tràn lan nên số lượng nhà máy chè mọc lên như nấm với 455 nhà máy và hơn 200 đầu mối xuất khẩu, mỗi cơ sở chỉ xuất khẩu được 500 tấn/năm, điều này đi ngược với xu thế sản xuất công nghiệp tập trung. Có một nghịch lý là Việt Nam có sản lượng chè đứng thứ 5 thế giới nhưng giá trị xuất khẩu lại chỉ đứng thứ 10. 80% giá trị của ngành chè thế giới, nằm ngoài các nước sản xuất chè vì chất lượng chè của Việt Nam còn thấp. Trong khi chúng ta xuất khẩu chè với giá 1,45 USD/kg thì nhiều nước châu Âu nhập khẩu chè về rồi xuất khẩu với giá gần 10 USD/kg” [3].

Thêm vào đó, Việt Nam đang đánh giá chất lượng chè bằng mắt thường và điều này là không chính xác. Chất lượng chè phải được đánh giá bằng máy móc với các con số khoa học cụ thể. Việc số lượng nhà máy chế biến chè tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến, họ sẵn sàng mua nguyên liệu với bất kỳ chất lượng nào khiến người dân không muốn cố gắng sản xuất sản phẩm chất lượng tốt hơn nên chất lượng sản phẩm ngày một giảm, đồng nghĩa với đó là thu nhập của nông dân đi xuống, do đó thiếu đầu tư cho mở rộng sản xuất dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế thấp.

Để cải thiện tình hình, giúp ngành chè phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho người trồng chè thì điều cốt yếu là phải tái cơ cấu  ngành chè  theo hướng thị trường, phát triển sản xuất chè dựa trên lợi thế từng vùng và có cơ chế hỗ trợ tài chính với người trồng chè và xuất khẩu chè. Cần chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sản xuất tập trung, quy mô lớn và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất chế biến nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

1.5.3. Thực trạng ngành chè tại tỉnh Thái Nguyên

Để tiếp tục khai thác thế mạnh về chè, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè để mang lại lợi ích cao nhất.

Cụ thể, về quy hoạch, trên cơ sở định hướng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến (theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen). Thái Nguyên đã xây dựng quy hoạch cụ thể diện tích chè xanh, chè đen.

Trong đó diện tích chè xanh chủ yếu tập trung tại vùng sản xuất chè của TP. Thái Nguyên và một số vùng sản xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Thị xã Sông Công. Đối với chè đen tập trung tại huyện Định Hoá, Võ Nhai và một số vùng sản xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ.

Tỉnh Thái Nguyên cũng triển khai xây dựng điều kiện sản xuất chè an toàn cho các vùng sản xuất chè của tỉnh. Cụ thể, tỉnh hỗ trợ người trồng chè trong quá trình triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các khâu tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao; chỉ đạo áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), IPM để 100% nguyên liệu chè búp tươi là chè an toàn thực phẩm.

Việc lựa chọn nhà máy chế biến chè sẽ sẽ căn cứ vào dự báo khả năng đáp ứng nguyên liệu và sự hình thành các vùng nguyên liệu. Các công nghệ, thiết bị chế biến cũng sẽ phải lựa chọn phù hợp với từng loại chè. Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm sau chè có hiệu quả cao như: Nước chè đóng chai, dược liệu chè… Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 có 50% các doanh nghiệp phải áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO-HACCP.

===============================================================

 

 

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

* Điều kiện tự nhiên

– Vị trí địa lý:

Phúc Trìu là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Xã nằm ở phía tây thành phố Thái Nguyên và nằm ven hồ Núi Cốc.

Xã Phúc Trìu giáp với xã Phúc Xuân ở phía Bắc

Phía Đông Bắc giáp xã Quyết Thắng

Phía Đông Nam giáp xã Thịnh Đức và xã Tân Cương đều thuộc thành phố Thái Nguyên

Phía Tây Nam giáp xã Phúc Tân của huyện Phổ Yên

Xã có tuyến tỉnh lộ 261 chạy qua và có đường nối với tuyến tỉnh lộ 261 tại xã Phúc Xuân. Trên địa bàn Phúc Trìu có đập chính của hồ Núi Cốc và có dòng chính của sông Công chảy qua. Ngoài ra, một số hệ thống thủy lợi từ hồ Núi Cốc cũng đi qua địa bàn của xã.

– Khí hậu thời tiết:

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mưa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 – 280C và lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh, mưa ít, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau [7].

– Dân số và lao động:

Làng nghề chè Phúc Trìu có số hộ là hơn 300 hộ. Với hơn 1000 nhân khẩu (2010).Tổng số lao động  trong làng nghề năm 2010 là 740 lao động [7].

– Cơ sở hạ tầng:

Có hơn 10km tuyến tỉnh lộ 261 chạy qua. Đường liên xã thôn đều được trải nhựa, bê tông. Điện, thông tin liên lạc 100% số hộ trong làng nghề đều có điện sinh hoạt và sản xuất, 96% số hộ có máy điện thoại cố định [7].

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

– Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (các tài liệu, giáo trình, sách báo, luận án, internet…), có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

– Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (điều tra các điểm và hộ)

– Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA)

PRA là phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn bao gồm một loạt các cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để tìm ra phương sách, giải pháp. Từ đó lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhằm cải thiện đời sống của cộng đồng nông thôn; là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp hệ thống các công cụ nghiên cứu. Thông qua các công cụ này người nghiên cứu và người dân cùng phát hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, phối hợp thực hiện và cùng rút ra những bài học kinh nghiệm phổ cập. Qua PRA người nghiên cứu phổ cập có thể học hỏi từ người dân, đồng cảm với người dân, là người cộng tác lòng cốt giúp cộng đồng nông thôn phát triển.

Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ PRA.

– Thu thập tài liệu có sẵn

– Tạo mối quan hệ

– Làm việc với nhóm sở thích

– Sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt. Trong phỏng vấn linh hoạt, người nghiên cứu phải có một số câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Và bao nhiêu?

2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế

– Phương pháp so sánh.

Dựa trên các chỉ tiêu đã tính toán cho từng hộ sản xuất, từng nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ từ đó so sánh với các chỉ tiêu tương ứng để xem yếu tố nào là ảnh hưởng nhất.

– Phương pháp mô tả dùng một số chỉ tiêu để nhận biết thực trạng về phát triển sản xuất và tiêu thụ chè từ đó giúp phân biệt được sự khác nhau về bản chất của chúng theo yêu cầu nội dung nghiên cứu.

– Phương pháp dự báo nhằm mục đích xác định phương hướng phát triển sản xuất chè trong thời gian tới. Dựa vào tình hình thực tế về điều kiện, khả năng phát triển sản xuất cũng như diễn biến thị trường tiêu thụ để đề ra phương hướng phát triển

+ Điểm nghiên cứu làng nghề chè là làng nghề sản xuất và chế biến chè đã có từ lâu đời thuận lợi cho việc tiến hành khảo sát, nghiên cứu phân tích đánh giá.

– Số mẫu điều tra là 30 hộ

Trong đó: Số doanh nghiệp sản xuất chè : 1

Số hộ chuyên sản xuất: 16

Số hộ kiêm sản xuất: 13

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả dùng kỹ thuật quan sát  trực tiếp để quan sát các giống chè được trồng tại Phúc Trìu; quan sát địa hình và đất canh tác chè tại Phúc Trìu; quan sát môi trường xung quanh vùng sản xuất và chế biến chè tại Phúc Trìu; quan sát cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh chè tại Phúc Trìu.

2.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn:

Hộ gia đình sản xuất kinh doanh chè ở làng nghề chè Phúc Trìu

Nội dung phỏng vấn:

Tác giả tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình được điều tra theo bộ câu hỏi trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước nhằm tập trung vào các vấn đề chính như sau:

Phiếu điều tra có các thông tin như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của các chủ hộ; các nguồn lực như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất chè, chi phí sản xuất chè; thu nhập của người làm chè; tình hình thu chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất chè; các thông tin có  liên quan khác đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần; các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè…

Những câu hỏi được ghi thông tin cụ thể để người được điều tra có thể hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.

2.3. Nội dung nghiên cứu

– Tìm hiểu thực trạng của các hộ sản xuất và kinh doanh chè, kỹ thuật và công nghệ trong quá trình sản xuất chè.

– Phân tích những hạn chế khó khăn của làng nghề chè Phúc Trìu.

– Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triền làng nghề trong đó bao gồm bảo tồn kỹ thuật trồng chè, bảo tồn các giống chè và các kỹ thuật sao chè.

===========================================================

 

 

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đại hội lần thứ 6 của đảng cộng sản Việt Nam (1986) thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xoá bỏ chế độ tập chung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đã tạo ra một bước ngoặt mới trong công cuộc phát triển kinh tế. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường đã tạo ra một sức sống mới phục sinh các làng nghề truyền thống. Cơ chế mới đã mở rộng khả năng huy động mọi nguồn tiềm năng: Lao động, vật tư, tiền vốn… của các hộ gia đình trong làng nghề và phát triển sản xuất. Nhiều làng nghề truyền thống trước đây bị mai một, tàn lụi, nay bắt đầu phát triển.

3.1. Cơ sở lựa chọn địa điểm nghiên cứu

Phúc Trìu là một xã nằm ở phía Tây của TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Phúc Trìu được biết đến với thương hiệu Chè nổi tiếng và các sản phẩm từ cây chè của Phúc Trìu đã vươn tới khắp mọi miền của đất nước khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước. Phúc Trìu vinh dự được nằm trong khu vực chỉ dẫn địa lý của vùng chè Tân Cương, TP Thái Nguyên. Trong tổng số hơn 1.300 hộ của xã, có tới 80% số hộ trồng chè. Cây chè có diện tích trên 300ha là cây chủ lực trong tỷ trọng kinh tế của xã Phúc Trìu.

3.2. Thực trạng làng nghề chè Phúc Trìu

3.2.1. Sự vận động, phát triển của hộ sản xuất và kinh doanh chè

Phát triển làng nghề chè có tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội, trước năm 1990 có khoảng 20 hộ sản xuất từ khi xã Phúc Trìu có chủ trương khôi phục lại làng nghề thì ở xã đã có nhiều hộ trở lại để sản xuất khôi phục làng nghề. Qua các năm số hộ sản xuất và kinh doanh như sau:

Bảng 3.1: Số hộ SX và kinh doanh Chè qua 4 năm (2011 – 2014)

Năm 2011 2012 2013 2014
1.Số hộ của làng nghề 285 297 308 315
2. Số hộ SX và KD

– Hộ chuyên SX

– Hộ kinh doanh

– Hộ kiêm

252

100

56

96

256

108

63

85

262

112

69

81

273

119

64

90

[Nguồn: UBND xã Phúc Trìu, 2014]

Do vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiện, nhờ đó người tiêu dùng mua chè dễ dàng hơn do đó hộ gia đình kinh doanh mặt hàng chè khô tăng bình quân 6-7 hộ từ đó thúc đẩy làng nghề phát triển. Số hộ chuyên sản xuất tăng bình quân 4-8 hộ. Hộ kiêm sản xuất có phần giảm đi từ 4-5 hộ.

Chè được các hộ thu hoạch sao sấy trong máy sao chè và máy vò chè. Xét theo quy mô sản xuất thì những hộ sản xuất với quy mô lớn có từ 5-6 máy, những hộ có quy mô sản xuất trung bình có khoảng từ 2-3 máy và những hộ sản xuất với quy mô nhỏ có khoảng 1 máy.

3.2.2. Cơ sở vật chất của làng nghề

Bảng 3.2: Cơ sở vật chất của các hộ trong làng nghề

Nội dung ĐVT 2011 2012 2013 2014
1. Nhà xưởng

-Kiên cố

-Bán kiên cố

 

Nhà xưởng

Nhà xưởng

3

0

3

3

3

0

4

4

0

6

6

0

2. Trang thiết bị

-Máy vò chè

-Máy sao chè

-Bếp củi

-Máy hút chân không

 

Chiếc

Chiếc

Cái

Chiếc

 

100

315

315

52

 

115

327

327

60

 

137

350

350

71

 

180

400

400

100

[Nguồn: UBND xã Phúc Trìu, 2014]

Cơ sở vật chất trong làng nghề chè Phúc Trìu chưa được đầu tư nhiều, sản xuất vẫn mang tính thủ công truyền thống. Số liệu điều tra cho thấy hầu hết những hộ có quy mô nhỏ hoặc những hộ kiêm chưa đầu tư máy móc, cũng như chưa biết kết hợp được máy móc vào các khâu sản xuất. Do vậy sản lượng sản xuất ra không được cao, chất lượng sản phẩm sản xuất không được đồng đều. Một số hộ có quy mô lớn, hộ chuyên, doanh nghiệp đã có sự đầu tư về máy móc trang thiết bị như máy hút chân không, máy vò chè… vào sản xuất làm năng suất lao động tăng lên, giá thành sản phẩm hạ, chất lượng sản phẩm đồng đều hơn tuy nhiên sự đầu tư đó còn ít. Năm 2011 số máy sao chè trong cả làng nghề là 315 chiếc, năm 2013 tăng lên 35 chiếc, sang năm 2014 đã tăng tổng số lên 400 chiếc. Tổng số máy vò chè của  làng nghề năm 2011 là 100 chiếc, năm 2013 là 137 chiếc, năm 2014 đạt 180 chiếc. Máy đóng gói hút chân không năm 2011 làng nghề có là 52 chiếc, năm 2013 có 71 chiếc, đến năm 2014 có 100 chiếc. Số máy móc thiết bị trên cho thấy làng nghề cần phải đầu tư thêm nhiều về máy móc, trang thiết bị vào sản xuất sản phẩm của làng nghề. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất chè đang được các hộ từng bước đầu tư, nhằm đảm bảo duy trì và phát triển làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu lâu dài và bền vững.

3.2.3. Trình độ văn hóa của làng nghề

Bảng 3.3: Trình độ văn hoá, quản lý của chủ hộ sản xuất năm 2014

Loại hình

 

Trình độ

DN Hộ chuyên Hộ kiêm
Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%)
TN Cấp I
TN Cấp II 120 55,38 103 43,40
TN Cấp III 115 33,85 97 33,96
TN Trung cấp, Cao đẳng, Đại học 50 100 20 10,77 8 22,64
Tổng 50 100 255 100 208 100

[Nguồn: UBND xã Phúc Trìu, 2014]

Đối với chủ hộ, doanh nghiệp thì trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý của các cơ sở sản xuất trong làng nghề nhìn chung còn rất hạn chế. Tuy không có chủ hộ nào ở trình độ tiểu học nhưng số chủ hộ ở trình độ tốt nghiệp cấp II lại khá cao, có 223 chủ hộ tốt nghiệp cấp II và có 222 chủ hộ tốt nghiệp cấp III. Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có 108 chủ hộ. Tỷ lệ chủ hộ chưa qua đào tạo kiến thức quản lý chuyên môn chiếm 73%. Điều quan trọng hơn nữa là các chủ hộ, chủ doanh nghiệp chưa được trang bị những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh cũng như chưa hiểu biết các luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nền kinh tế thị trường ngày nay một nhà quản lý có đầu óc linh hoạt trong việc nắm bắt thị trường là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của một làng nghề.

3.2.4. Số lượng chè được sản xuất trong làng nghề

Trước đây người dân xã Phúc Trìu chỉ sản xuất chè vào các tháng cuối mùa xuân, suốt mùa hè và cuối mùa thu, nhưng ngày nay chè được sản xuất quanh năm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Chè được sản xuất quay vòng, cứ 4 tháng lại cho một đợt chè ngon. Nhưng các hộ không phải đợi 4 tháng sau sản xuất mới có chè bán mà cứ sản xuất và bán liên tục hàng ngày, hàng tuần với khối lượng không nhỏ trong một năm.

Số lượng chè được sản xuất qua các năm như trên theo nhu cầu của thị trường mà các loại hình sản xuất hai loại chè Trung du cổ truyền và Chè lai. Chè Trung du cổ truyền sản xuất ít hơn chè lai. Các doanh nghiệp, hộ chuyên sản xuất, hộ kiêm sản xuất năm 2014 đã tăng so với năm 2011-2013.

Thị trường bao gồm thị trường các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, thị trường vốn, sức lao động. Nguyên liệu của làng nghề chủ yếu là nguyên liệu tại chỗ.

 

Bảng 3.4: Số lượng Chè được sản xuất qua 4 năm (2011 – 2014)

ĐVT: Tạ

Năm sản lượng 2011 2012 2013 2014
1. Doanh nghiệp 440 585 665 700
– Chè Trung du cổ truyền 150 270 200 220
– Chè Lai 290 315 465 480
2. Hộ chuyên 180 240 215 233
– Chè Trung du cổ truyền 80 90 95 98
– Chè Lai 100 150 120 135
3. Hộ kiêm 50 69 240 277
-Chè trung du cổ truyền 35 40 45 52
– Chè lai 15 29 195 225
Tổng cộng 670 894 1120 1210

3.2.5. Thị trường tiêu thụ của làng nghề

Một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của làng nghề là vấn đề thị trường. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu, thời tiết thích hợp cho việc phát triển cây chè. Vốn là một vùng đất có truyền thống sản xuất chè từ lâu đời, được gắn với thương hiệu nổi tiếng cả nước là “chè Thái”. Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, đến nay vẫn phát triển mạnh mẽ và là một trong những tỉnh có diện tích chè lớn nhất trong cả nước. Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đã xác định rõ chè là cây trồng kinh tế mũi nhọn cần được quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay tổng diện tích chè trên toàn tỉnh là 16.641 ha, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 14.663 ha với tổng sản lượng là 129.913 tấn.

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao; xây dụng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc ược chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…). Đã hình thành vùng chuyên canh chè sạch với các xã trọng điểm của thành phố Thái Nguyên như các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức. Thị trường tiêu thụ chè của làng nghề chủ yếu vẫn là thị trường trong nước, có thể thấy được qua bảng sau:

Bảng 3.5: Thị trường tiêu thụ của làng nghề qua 4 năm (2011 – 2014)

ĐVT: tấn

Năm

TT tiêu thụ

2011 2012 2013 2014
Miền Bắc 13 18 16 23
Miền Trung 5 8 6 10
Miền Nam 5 9 7 5
Nước ngoài 1 0,8 1,2 1,5
Tổng 24 35,8 30,2 39,5

Kết quả điều tra thị trường tiêu thụ và các hình thức bán chè cho thấy tình hình tiêu thụ chè hiện nay của làng nghề truyền thống Phúc Trìu chủ yếu là thị trường tiêu thụ nội địa, còn xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số sản lượng chè bán ra, trong đó miền Bắc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất, miền Nam là thị trường tiêu thụ ít nhất. Kết quả điều tra các hộ trong làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu cho chúng ta kết quả thông kê như sau:

– Bán cho tư thương tại nhà, tại các chợ địa phương thông qua các tư thương là 89,92 %.

– Bán cho các HTX trên địa bàn chiếm 5,54 %.

– Bán cho doanh nghiệp trên địa bàn (các công ty chuyên sản xuất và kinh doanh về chè như công ty chè Hà Tuyên, Công ty chè Vạn Tài,…) chiếm 4,54 %

* Hình thái tiêu thụ sản phẩm

Việc quảng bá thương hiệu “chè Thái Nguyên” đã mang lại những hiệu quả nhất định. Sản phẩm của làng nghề Phúc Trìu hiện nay là sản phẩm chè sạch sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Nhiều diện tích chè giống mới, chất lượng cao như Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, TRI 777… ngày càng được mở rộng, thay thế chè giống cũ, góp phần nâng cao chất lượng chè Thái Nguyên, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Việc tiêu thụ chè của bà con cũng có nhiều chuyển biến tích cực khi các hộ sản xuất lớn tại các vùng chè đặc sản đã có sự liên kết, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trong chế biến, tiêu thụ chè, ký hợp đồng tiêu thụ ổn định với các doanh nghiệp lớn…

3.2.6. Tình hình môi trường trong làng nghề

– Bảo vệ thực vật cho chè:

Trong sản xuất chè hiện đại thì việc cơ giới hoá trong khâu phun thuốc là điều rất quan trọng, nó không những giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế mà còn giải phóng sức lao động, giảm sự độc hại với người trực tiếp phun thuốc. Phun thuốc bằng máy kết hợp với cơ giới hoá trong khâu thu hái sẽ giảm được 50% số lần phun trong năm.

Hệ thống thiết bị phun thuốc gồm: Máy bơm nước, máy phun áp lực cao, thùng chứa, dây và vòi phun. Máy bơm cấp nước vào các thùng chứa, thuốc BVTV được hoà vào các bình này, máy phun áp lực sẽ hút thuốc đẩy ra hệ thống dây dẫn và vòi phun, công nhân phun thuốc cầm cần phun điều chỉnh theo yêu cầu. Bán kính phun khoảng 250m, một cụm thiết bị như vậy mỗi ngày có thể phun từ 5 – 10ha chè, có thể sử dụng để phun phân bón lá và các loại phân khác.

Yêu cầu phun đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng, và chỉ phun thuốc khi số lượng sâu hại vượt ngưỡng phòng trừ.

– Quản lý dịch hại (IPM):

Không sử dụng thuốc hoá học để phun phòng sâu bệnh; phòng trừ bằng những biện pháp canh tác (trồng trọt) thông thường, như trồng giống khoẻ, chăm sóc tốt và duy trì việc trồng cây che bóng, cây trồng xen, duy trì che phủ đất; mở rộng việc tìm hiểu về diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại chính, tìm hiểu về sự phát triển của thiên địch; thiết lập các ngưỡng gây hại của các tác nhân gây hại chính (rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi), dựa vào mức thiệt hại kinh tế (rầy xanh 3 – 5 con rầy non/khay, bọ cánh tơ 4 con/lá, nhện đỏ 3 con/lá, bọ xít muỗi bắt đầu thấy lác đác chòm lá có vết kim châm màu đen …); trong trường hợp sử dụng thuốc hoá học trừ dịch hại là cần thiết, thì việc lựa chọn thuốc là quan trọng để giảm bớt sự mất cân bằng sinh thái, an toàn sản phẩm và đảm bảo sự an toàn cho người lao động.

3.3. Các giống chè bản địa ở Phúc Trìu

a) Một số giống chè ở làng nghề chè Phúc Trìu

Ở vùng đất Phúc Trìu thì cây chè đã mọc từ nhiều đời nay, những loại chè lâu đời này là loại chè rừng, tuy nhiên nó không có chất lượng đặc biệt và tính sinh trưởng cao. Hòa chung với phong trào chuyển dịch cơ cấu giống chè của tỉnh Thái Nguyên, thì làng nghề chè truyền thống xã Phúc Trìu cũng đã tiến hành cải tạo các loại chè giống mới có chất lượng cao và sinh trưởng mạnh, đem lại năng suất cao hơn chè ta.

Từ năm 2006, phong trào cải tạo đồi chè phát triển mạnh, bằng chính sách hỗ trợ cho nông dân đầu tư thâm canh, từ năm 2006 đến hết năm 2012, trung bình mỗi năm nhân dân các vùng chè của tỉnh trồng mới, trồng lại 1.000 ha, chủ yếu là các giống chè cành có chất lượng đặc biệt như Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Thúy Ngọc…

Trong chuỗi sản xuất chè bao gồm các khâu: trồng, chăm sóc, vận chuyển, chế biến, đóng gói, bảo quản, tiêu thụ đều có liên quan chặt chẽ về quy trình kỹ thuật và các biện pháp bảo đảm chất lượng chè. Như vậy có thể thấy khâu đầu tiên là trồng chè có một vị trí rất quan trọng, vì giai đoạn này sẽ quyết định đến chất lượng của chè thành phẩm là tốt hay không.

Giai đoạn đầu, cây chè ở Phúc Trìu chỉ là loại chè trung du lá nhỏ, được trồng phổ biến ở nhiều diện tích đất tại Thái Nguyên.

Giai đoạn sau, từ sau khi chuyển đổi cơ cấu giống chè thì đến nay diện tích chè giống mới đã chiếm tỷ lệ 70% cơ cấu giống chè trên địa bàn xã Phúc Trìu. Thống kê có tới 10 loại giống chè khác nhau đang tồn tại trên các vùng trồng chè của làng nghề chè Phúc Trìu. Trong đó có một số giống chủ đạo vẫn đang tiếp tục được người làm chè đón nhận và tin dùng là LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, TRI 777, Long Vân. Sở dĩ các loại chè này được trồng nhiều là bởi vì chúng có chất lượng thơm ngon khác so với chè trung du, mặt khác lại cho năng suất cao và cánh chè đẹp. Bên cạnh những giống chè chủ đạo nói trên, các loại giống khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ đáp ứng một bộ phận những khách hàng có nhu cầu đặc biệt. Những dòng chè chủ đạo với chất lượng đặc biệt, tính chất ưa thâm canh, chống sâu bệnh, giá bán cao sẽ là những giống chè được ưu tiên phát triển trong thời gian tới tại xã Phúc Trìu.

b) Cơ cấu giống chè tại Phúc Trìu

Cây chè là loại cây lâu năm với thời gian sinh trưởng rất dài, trồng một lần và thu hoạch trên 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Sự đầu tư trồng chè rất tốn kém, do đó việc chọn tạo giống ban đầu là khâu rất quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng búp chè về sau này.

Qua đi điều tra các hộ trồng chè và các hợp tác xã trồng chè ở Phúc Trìu, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.6: Cơ cấu giống chè ở xã Phúc Trìu qua 3 năm

Chủng loại giống chè Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Chè lai

(Chè cành)

179,5 59,54 177,8 57,95 176,3 56,82
Chè Trung du (Chè hạt) 122 40,46 129 42,05 134 43,18
Tổng 301,5 100 306,8 100 310,3 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu điều tra tổng hợp trên cho thấy giống chè ở xã gồm chè trung du và chè lai (chè cành giống mới). Trong đó chè Trung du tại xã được trồng bằng hạt từ những năm 1970 (còn gọi là chè hạt, chè ta), đây là một giống chè đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên, chè trung du có sức sống mãnh liệt, chống chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhất là vào mùa đông; khi mà chè cành (chè lai) không có sự sinh trưởng mạnh do thiếu nguồn nước ẩm thì ngược lại chè trung du vẫn sinh trưởng đều đặn, mặc dù sản lượng ít hơn các vụ canh tác khác nhưng vẫn cho người nông dân thu hoạch một số sản lượng chè lớn trong vụ đông. Đây chính là ưu điểm vượt trội của chè Trung du mà giống chè lai không có được.

Tuy sản lượng chè vụ đông chỉ đạt khoảng 30% so với chè chính vụ nhưng giá bán cao gấp 2-3 lần so với giá bán chè chính vụ. Vụ đông cho thu hoạch khoảng 2-3 lần, vì chu kỳ chè đông lâu hơn từ 10-15 ngày. Nếu so sánh chi phí bỏ ra để đầu tư sản xuất và chế biến chè vụ đông giữa hai loại chè trung du (chè ta, trồng bằng hạt) và chè lai (chè cành) thì  chi phí tính trên 1ha chè lai cao gấp 3 lần chi phí tính cho 1ha chè Trung du; bởi do nguồn dịch hại sâu bệnh trong vụ đông không có. Do đó, kế hoạch phát triển sản xuất trong tương lai ở làng nghề chè Phúc Trìu là giữ lại các diện tích chè Trung du hiện tại; chỉ xóa bỏ các diện tích chè đã cằn cỗi, không cho năng suất cao, cây chè đã thoái hóa; còn lại để phục vụ sản xuất chè đông.

Tuy nhiên, xã cũng đã tiến hành nhập giống chè mới từ năm 2005, đó là giống LDP1 vào trồng thử đầu tiên ở xã Phúc Trìu, đây là giống chè được tạo từ tổ hợp lai giữa cây mẹ Đại Bạch Trà (Trung Quốc) và cây bố PH1 (Ấn Độ) có năng suất cao, lá to có màu xanh nhạt, non hơi phớt tím, thời gian sinh trưởng búp sớm và kết thúc sinh trưởng chậm, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi tốt. Và kết quả đạt được sau 3 năm chè kiến thiết cơ bản cho năng suất rất cao, từ năm thứ 5 năng suất trung bình 6-7 tạ/ha và tăng dần qua các năm, đặc biệt đến khi cây chè phát triển đầy đủ cả về lượng và chất thì có thời điểm đạt 16-18 tạ/ha, năng suất cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và chăm sóc kỹ thuật của từng lô. Đến nay, xã Phúc Trìu đã và đang trồng được thêm những giống chè lai khác LDP1 như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, TRI 777, Long Vân.

Nếu so sánh chè lai so với chè Trung du về giá trị sản xuất kinh tế thì giống Trung du vẫn là giống chủ đạo, được đánh giá là thích hợp ở mức trung bình cho cả sản xuất chè đen và chè xanh.

Mặt khác các thành phần hóa học có trong chè trung du có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Do đó việc nghiên cứu về thành phần sinh hóa chè, đặc biệt về hàm lượng polyphenol và thành phần catechin rất được quan tâm, cập nhật. Trong khi các thành phần này thay đổi rất lớn theo giống và chất lượng nguyên liệu thì thành phần hóa học cơ bản của giống chè Trung du đều đạt mức độ cao hơn so với chè lai. Từ những nghiên cứu này, đã tạo cơ sở khoa học hữu ích cho các nhà công nghiệp chế biến cũng như trong việc khai thác các hợp chất polyphenol từ giống chè trung du.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Nông nghiệp Hà Nội, thì chỉ ra rằng hàm lượng chất khô của các lá chè trung du già là rất cao đạt 33,75% và hàm lượng chất hòa tan của nguyên liệu này cũng khá lớn, đạt 75,6% so với nguyên liệu non  1 tôm 2 lá. Điều này mở ra triển vọng chế biến chè hòa tan từ các là chè già, loại chất liệu bị bỏ đi trong công nghiệp chế biến, nhằm nâng cao giá trị của cây chè trung du. Đây là một lợi thế mà tất cả các giống chè lai không có được.

Nghiên cứu về chất polyphenol đối với giống Trung du, nguyên liệu chè trung du càng non càng có lợi cho chiết xuất chất polyphenol. Cũng theo nghiên cứu này, các hợp chất catechin có trong chè chỉ ra rằng, khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn, khả năng phòng chống các bệnh nan y như tim mạch, ung thư, béo phì… của nước chè pha chủ yếu do các polyphenol-catechin quyết định. Mà nguyên liệu càng non thì hàm lượng catechin tổng số càng cao và ngược lại, giống chè Trung du có hàm lượng polyphenol-catechin cao hơn giống chè lai.

Qua phân tích ưu nhược điểm các giống chè trung du và chè lai ở Phúc Trìu, có thể thấy được sự cần thiết của việc bảo tồn và phát triển các giống chè bản địa tại Phúc Trìu. Giống chè Trung du cần được duy trì, chăm sóc cẩn thận nhằm tránh sự thoái hóa cây; một yếu tố quan trọng để bảo tồn giống chè Trung du là chỉ có chè Trung du mới phục vụ được sản xuất vụ đông, vì ưu điểm của nó là cho năng suất cao hơn chè lai trong vụ đông, chi phí rẻ hơn rất nhiều lần so với chè lai.Tuy nhiên, việc đưa giống chè cao sản và những giống mới là những yếu tố đảm bảo cho năng suất chè cao và ổn định hơn so với các giống chè trồng bằng hạt. Việc này góp phần nâng cao năng suất sản lượng và qua đó cũng góp phần đáng kể vào thu nhập của các hộ trồng chè trong xã.

3.4. Kỹ thuật canh tác chè truyền thống ở Phúc Trìu

Chè là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, vì vậy việc chọn giống chè tốt, phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng sẽ cho hiệu quả cao. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa khô. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 18 – 25oC. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm >80% Lượng mưa hàng năm trên 1200 mm. Về đất đai ở vùng đất Phúc Trìu thì chủ yếu vẫn là đất đồi, tuy nhiên đất thích hợp cho việc trồng chè là loại đất có tầng dày canh tác 50 cm trở lên, kết cấu tơi xốp. Mạch nước ngầm ở sâu dưới mặt đất từ 100 cm trở lên. Độ PHKCL từ 4,0 – 6,0, tỷ lệ mùn tổng số 2,0% trở lên. Độ dốc bình quân đồi không quá 25 o.

Từ khi hình thành và phát triển nghề làm chè ở xã Phúc Trìu, thì người dân đã thực hiện kỹ thuật canh tác theo lối truyền thống. Đối với việc nhân giống chè, họ thực hiện bằng phương pháp nhân giống bằng hạt giống. Người dân sẽ phải đi lựa chọn những quả chè to, già, không bị sâu bọ, không bị lép về để làm giống, muốn lấy hạt chè thì người ta phải phơi khô quả chè sau đó làm vỡ quả rồi lấy hạt.

Sau khi thực hiện nhân giống chè, người dân thực hiện việc trồng chè theo kỹ thuật chi tiết dưới đây:

Bước 1: Thiết kế đồi chè, bãi chè, hàng chè

Thiết kế đồi chè hay bãi chè đều phải nằm trong khu vực thâm canh chung của vùng chè. Trong khi thiết kế thì phải chú tới điều kiện như đường, lối đi vào đồi chè, bãi chè; các hồ, bể chứa nước gần đồi chè, bãi chè; các hố đất để ủ phân xanh, phân chuồng phục vụ cho chăm sóc chè

Trên mỗi bãi chè hay đồi chè thì khi thiết kế hàng cần phải chú ý khoảng cách giữa các hàng chè với nhau; trong mỗi hàng chè cần chú ý khoảng cách giữa các cây chè với nhau để trồng cho đúng kỹ thuật.

Bởi vì chè là loại cây có tán rộng, rễ chùm ăn sâu lòng đất, thân cây lùn, chắc, khỏe; đặc biệt là thích hợp với mọi loại đất nên đây là loại cây trồng rất dễ tính trong khi thực hiện canh tác.

Bước 2: Gieo trồng chè

+  Làm đất

Việc làm đất trồng chè phải đạt yêu cầu sâu sạch ải, vùi lớp đất mặt có nhiều hạt cỏ xuống dưới, san ủi những điểm dốc cục bộ.

Chú ý làm đất vào thời gian ít mưa (dưới 150mm/tháng) để tránh xói mòn đất, nhất là ở trên vùng đất đồi. Đối với loại đất mới, nhiều mùn, khai hoang xong nên trồng chè ngay. Đối với đất phục hoang, đất xấu, trồng một vụ cây phân xanh cải tạo đất trước, sau đó ngả cây phân xanh, dùng làm phân lót luôn; sau đó mới trồng chè trên đất cải tạo.

+ Trồng cây chè

Trước khi trồng chè thì đất trồng chè phải được cày vùi phân xanh trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 – 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây.

Khoảng cách trồng:

Nơi dốc < 15o  : Hàng cách hàng 1,4 – 1,5m, cây cách cây 0,4 – 0,5m.

Nơi dốc > 15o  : Hàng cách hàng 1,2 – 1,3m, cây cách cây 0,3 – 0,4m.

Bên cạnh đó người dân còn trồng cây phân xanh, cây che bóng mát: Cây phân xanh là các loại cây có khả năng cải tạo đất, làm phân bón tăng chất dinh dưỡng cho cây chè, tốt nhất là các cây họ đậu. Cây bóng mát bộ đậu, thân gỗ, tán thưa, rộng, không tranh chấp nước với cây chè về mùa đông, được trồng cùng hàng hay giữa hai hàng chè, mật độ từ 150 – 250 cây/ha, trồng bằng cây ươm bầu, đảm bảo che bóng 30 – 50% ánh sáng mặt trời.

+ Chăm sóc cây chè

Sau khi chè mọc mầm, lên cây khoảng 15 cm; người ta tiến hành đi dặm cây con để phủ kín đất trống

Sau đó thực hiện bón phân cho chè:

 Bón lót trước khi trồng: Sau khi đào rãnh hàng xong bón lót phân hữu cơ 20 – 30 tấn/ha và 100 – 150 kg P2O5/ha, trộn phân vào đất trồng.

Bón phân cho mỗi ha chè kiến thiết cơ bản (2-3 năm sau trồng)

Tưới nước cho chè: Nơi có điều kiện về nguồn nước, khả năng đầu tư thì có thể tiến hành tưới cho chè khi độ ẩm đất dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng (vào các tháng hạn, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và các thời điểm hạn dài chính vụ quá 15 ngày). Tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định cho hiệu quả cao.

+  Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại

–  Xới cỏ đảm bảo cỏ sạch quanh năm trên hàng chè, riêng chè 1 tuổi  cần nhổ tay ở gốc chè để bảo vệ được cây chè . Giữa hàng trồng xen cây phân xanh, đậu đỗ hoặc bừa xới sạch cỏ.

Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường. Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ cụ thể:

+ Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.

+ Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè.

+ Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ.

Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh.

Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đợt chè.

Từ quy trình canh tác chè truyền thống trên của xã Phúc Trìu, cho ta thấy những ưu điểm, lợi thế của kỹ thuật này như:

– Việc tuyển chọn giống chè được thực hiện cẩn thận từ khâu chọn quả, rồi chọn lấy hạt giống; tuy mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả cao, chất lượng đảm bảo. Từ đó việc nhân giống chè đảm bảo được yêu cầu bảo tồn giống chè phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng vùng chè.

– Việc trồng cây xanh để phủ xanh đất trống đồi trọc giúp cải tạo đất đồi đã cằn, giúp giữ nước; còn dùng để làm phân xanh bón cho chè. Một số loại cây có tán thưa, trồng xen kẽ ở hàng chè còn tạo bóng mát cho cây chè, không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây chè. Kỹ thuật canh tác thâm canh và trồng xen cũng làm tăng hiệu quả bằng cách cho phép hạn chế các loại bệnh và cải tạo đất. Ngoài ra còn phục hồi độ màu mỡ của đất trước khi trồng, sử dụng ít hóa chất, cải thiện việc sử dụng phân chuồng và phân compost bằng cách phát triển các cây che phủ dưới chè.

– Xây dựng hệ thống tưới, tiêu hợp lý cho khu vực trồng chè bằng mức chi phí hợp lý như xây bể chứa nước tưới, bể chứa nước phân, bể ủ phân xanh, phân chuồng.

– Sử dụng phân bón NPK theo quy trình khép kín giúp cho cây chè phát triển cân đối về bộ rễ, thân lá; tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi. Đặc biệt số lượng búp xòe ít, búp vươn dài, mật độ búp nhiều, trọng lượng búp nặng, phiến lá dầy, chất lượng tốt. Thực hiện thâm canh cây chè theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm mang lại năng suất, chất lượng cao.

– Các giai đoạn của kỹ thuật canh tác chè truyền thống đều rất thân thiện với môi trường; trong khi thực hiện các giai đoạn thì người dân cũng đã biết áp dụng một số biện pháp khoa học kỹ thuật để chăm sóc chè như bón phân đúng cách, đủ lượng, đủ chất; phun thuốc trừ sâu đúng cách, đúng liều lượng, đúng loại bệnh, đúng thời điểm.

So sánh kỹ thuật canh tác chè truyền thống với kỹ thuật mới theo tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practises – thực hành nông nghiệp tốt), cho thấy một số điểm khác như sau:

– Nếu thực hiện đúng quy trình theo GAP thì sẽ đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hoá chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrat).

– Tuy nhiên GAP đòi hỏi phải lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm theo đúng quy trình nghiêm ngặt, nhất là ngay từ khâu chọn giống, phải đảm bảo thời gian cách ly, thu hái đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Quy trình GAP còn phức tạp, nhiều khâu xử lý như trước khi bón phân, phương pháp tưới nước, …cầu kỳ không cần thiết.

– Mô hình này còn nhiều bất cập như: thị trường tiêu thụ còn hẹp, người tiêu dùng chưa biết đến thương hiệu chè an toàn nên điều này ảnh hưởng đến giá bán chè; còn một số người dân quên không ghi sổ nông hộ ngay trong quá trình thực hiện nên thông tin trong sổ sách chỉ mang tính tương đối.

Từ những phân tích và so sánh trên đây, thì nhận thấy rằng việc bảo tồn và phát triển kỹ thuật canh tác chè truyền thống là cần thiết và quan trọng. Bởi vì điều này sẽ duy trì được tập quán canh tác truyền thống của người dân Phúc Trìu, hơn nữa còn giúp cho việc bảo tồn giống chè bản địa được hiệu quả nhờ chăm sóc theo quy trình được truyền đạt từ cha ông cho tới bây giờ. Có thể thấy kỹ thuật canh tác chè truyền thống là mô hình kỹ thuật thân thiện nhất với môi trường và bảo vệ môi trường để có thể phát huy giá trị canh tác chè.

3.5. Kỹ thuật chế biến chè truyền thống ở Phúc Trìu

Hiện nay trên địa bàn xã có 7 Hợp tác xã và DN chế biến chè và hàng trăm hộ gia đình trong làng nghề thực hiện sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm chè xanh. Chè xanh là sản phẩm đặc trưng và chủ yếu của làng nghề chè Phúc Trìu, làng nghề chưa sản xuất được sản phẩm trà Ô long và sản phẩm chè đen.

Để thấy rõ được các quy trình làm ra sản phẩm chè xanh ta đi vào sơ đồ sau:

Hiện nay ở làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu thực hiện chế biến sản phẩm chè xanh bằng cả biện pháp thủ công và cơ giới như sau:

  1. Dụng cụ chế biến

+ Yêu cầu của dụng cụ chế biến và nơi chế biến

Để bảo đảm chất lượng chè theo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ và nơi chế biến chè an toàn phải đạt các tiêu chuẩn sau:

– Phải có nơi chế biến riêng, xa khu nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Gia súc, gia cầm không xâm nhập khu chế biến. Nền phải được lát gạch đỏ hoặc láng bê tông.

– Tôn quay, cối vò và các dụng cụ chế biến khác bằng kim loại không bị han gỉ, không để tình trạng mạt sắt bị han gỉ lẫn trong sản phẩm chè búp khô.

– Dụng cụ bao gói phục vụ việc vận chuyển sản phẩm tươi, khô phải bảo đảm mới, không sử dụng những bao đựng hóa chất như phân bón, cám chăn nuôi …. để bao chứa, vận chuyển và bảo quản sản phẩm.

 Chú ý: Tất cả các dụng cụ sử dụng trong quá trình vận chuyển, chế biến và bảo quản sản phẩm chè tươi, khô trước khi sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ.

+ Dụng cụ chế biến chè theo phương pháp bán thủ công gồm

– Dụng cụ đựng chè búp tươi (bao, sọt, dậu…)

– Tôn quay

– Cối vò (Máy vò chè)

– Nia, sàng, rổ, thúng…

– Dụng cụ bảo quản ( túi nilon, bao dứa…)

– Kho chứa sản phẩm (Nhà kho)

– Nhà chế biến

  1. Kỹ thuật chế biến chè xanh (chè búp khô)

Quy trình chế biến chè xanh bằng phương pháp sao diệt men có thể mô tả như sau:

+ Nguyên liệu

Nguyên liệu chế biến chè xanh cần được thu hái vào những ngày trời không mưa. Tiêu chuẩn hái 1 tôm + 2 lá non, không có búp mù xòe.  Sau khi hái chưa chế biến, có thể bảo quản chè búp tươi nhưng không quá 6 tiếng. Trong quá trình thu hái, vận chuyển và bảo quản không được để chè búp tươi bị dập, hoặc bị ôi do nóng.

Biện pháp thủ công: Chè tươi nguyên liệu được thu hái bằng đôi bàn tay của người nông dân, hái theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật búp chè một tôm hai lá, không hái búp mù hoặc đã xòe ban. Trong khi thu hái và bỏ nguyên liệu và dụng cụ đựng chè búp tươi thì tuyệt đối không được làm nát nguyên liệu.

Biện pháp cơ giới: Chè tươi nguyên liệu được thu hái bằng máy hái chè, trong đó máy hái đơn có năng suất hái từ 600 – 800 kg/ca, máy phù hợp với mọi địa hình đồi chè kể cả vùng đồi dốc; máy hái đôi (lưỡi cong và lưỡi thẳng), năng suất hái có thể từ 1.600 – 2.000 kg/ca. Tuy nhiên việc thu hái nguyên liệu bằng phương thức này có thể làm lẫn các búp chè tươi không đạt tiêu chuẩn do quy trình thực hiện, người nông dân phải mất thêm công sức lọc lại nguyên liệu chè tươi ở kho nguyên liệu. Mặt khác trong quá trình thu hái búp chè có thể khiến búp bị dập nát cho hoạt động cơ học của máy móc. Để hái chè bằng máy cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật: nương chè có độ dốc thấp (<150), thiết kế theo lô thửa và khoảng cách hàng chuẩn theo quy trình và trồng bằng giống chọn lọc.

– Héo nhẹ: Nguyên liệu chè búp tươi được rải trên nong hoặc nia, hoặc nền gạch, độ dày rải nguyên liệu từ 2÷4 cm để đảm bảo búp chè không bị quá nóng, không bị dập nát. Thời gian héo chè đối với nguyên liệu giống chè Trung du tốt nhất là 3÷4 giờ, đối với giống chè LDP1 là 4÷6 giờ. Đây là biện pháp hoàn toàn thủ công, được người nông dân thực hiện ngay sau khi thu hái nguyên liệu về. Điều kiện môi trường để héo búp chè phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, không gần nơi có thuốc trừ sâu, nơi nuôi gia súc gia cầm, nơi chứa nước thải,…; chủ yếu là héo nhẹ ngay tại kho nguyên liệu và sân kho nguyên liệu.

+ Diệt men (Hay còn gọi là sao chè bằng tôn quay): phương pháp cơ giới và thủ công kết hợp, được chính người nông dân thực hiện.

Mục đích của quy trình diệt men:

– Sử dụng nhiệt độ cao để phá hủy hệ thống enzym có trong nguyên liệu chè. Do đó, đình chỉ sự oxy hóa các chất, nhất là tanin, giữ màu xanh tự nhiên và vị chát của nguyên liệu.

– Làm bay hơi đi một phần nước của nguyên liệu, làm giảm áp lực trương nở của tế bào, do đó lá chè trở nên mềm dịu, thuận lợi cho quá trình vò.

– Làm bay đi mùi hăng ngái của nguyên liệu, bước đầu tạo hương thơm cho chè xanh.

Phương pháp thực hiện:

– Diệt men: Bằng thùng quay chế tạo bằng thép không gỉ

+ Lượng chè diệt men: 1,4- 1,6kg/mẻ.

+ Thời gian diệt men: 2,5-3 phút.

+ Nhiệt độ thùng sao: 250- 260 độ C.

+ Tốc độ quay thùng sao: 40-45 vòng/phút.

+ Thủy phần chè sau diệt men: 60-62%.

– Sau khi diệt men nguyên liệu có mùi thơm, không bị cháy khét và có màu vàng sáng

– Trên mặt lá chè hơi dính, mùi hăng mất đi.

Tiến hành diệt men theo phương pháp sao ở chảo sao (phương pháp thủ công): thường dùng thiết bị sao kiểu thùng quay hoặc chảo sao. Người lao động thao tác thủ công bằng hai tay, làm việc gián đoạn, trong quá trình sao cần chú ý các yếu tố sau: Về nguyên tắc phải diệt men triệt để,  dùng nhiệt độ cao 250 – 300 0C để truyền vào khối chè làm đình chỉ toàn bộ hoạt tính sinh học của hệ thống men trong búp chè. Đốt nóng tôn quay đến nhiệt độ 250 – 300 0C (tôn từ màu đen chuyển sang màu hồng). Cho chè tươi vào quay đều liên tục (khoảng 8-10 phút) đến khi chè chín đều thì đổ ra rải mỏng cho nguội.

– Lượng nguyên liệu cho vào chảo sao trong từng mẻ: lượng nguyên liệu cho vào chảo sao phụ thuộc vào dung tích chảo. Nếu ít quá so với dung tích chảo thì nhiệt độ khối nguyên liệu khó đảm bảo (800 C) do bị đảo nhiều, nguyên liệu chè tiếp xúc nhiều với chảo nên dễ bị cháy. Ngược lại, nếu lượng nguyên liệu quá nhiều so với dung tích chảo thì chè dễ bị diệt men không đều. Về nguyên tắc phải diệt men triệt để,  dùng nhiệt độ cao 250 – 300 0C để truyền vào khối chè làm đình chỉ toàn bộ hoạt tính sinh học của hệ thống men trong búp chè. Đốt nóng tôn quay đến nhiệt độ 250 – 300 0C (tôn từ màu đen chuyển sang màu hồng). Cho chè tươi vào quay đều liên tục (khoảng 8-10 phút) đến khi chè chín đều thì đổ ra rải mỏng cho nguội. Lượng chè búp tươi cho vào quay mỗi lần khoảng 1- 1,5 kg. Một mẻ chè diệt men tốt thường có mùi thơm, búp chè mềm, dẻo, bẻ không gẫy, không cháy.

+  Vò và rũ tơi: kết hợp thủ công và cơ giới

Mục đích của vò chè:

– Sau khi diệt men và để cho chè nguội tiến hành vò chè bằng máy vò chè, vò làm 2 công đoạn. Cho chè đã diệt men vào túi vải rồi vò bằng tay trong thời gian 2-5 phút. Sau đó cho chè vào cối vò để vò. Mỗi cối vò cho khoảng từ 4- 5 kg chè đã diệt men, tùy theo thể tích cối vò. Thời gian vò 13- 15 phút tùy theo vòng quay của cối vò. Sau khi vò xong, cho chè ra nia rũ tơi và sấy khô.

– Vò để làm dập tế bào của lá làm dịch chè thoát ra bề mặt để sau khi sấy sẽ làm cho cánh chè bóng hơn và sau khi pha nước, dịch chè chuyển vào nước pha dễ dàng hơn. Yêu cầu độ dập của tế bào thấp hơn chè đen vì chè xanh có thể pha nhiều lần.

– Vò làm cho cánh chè xoăn chặt và giảm thể tích.

– Sàng để tránh cho chè vò khỏi vón cục và còn có tác dụng làm nguội chè, tránh quá trình oxy hóa có thể xảy ra.

Yêu cầu: Do pha được nhiều nước, nên yêu cầu vò để cho độ dập búp chè khoảng 45- 50% là đạt.

Các phương pháp vò chè và sàng tơi:

– Vò thủ công: vò trực tiếp bằng tay hoặc cho chè vào bao, đặt trên bàn có nhiều gờ nghiêng để vò, thời gian vò 20 – 30 phút.

– Vò bàng máy vò: có thể sử dụng máy vò trong sản xuất chè đen để vò nhưng chỉ vò mở.

Nên kết hợp sàng chè vò với việc phân loại, phần chè kích thước nhỏ đem đi sấy ngay, phần chè to đem vò lại ngay để tránh quá trình oxy hóa bởi không khí.

+ Sao khô chè

Mục đích của sao khô chè vò:

Chè sau khi vò được đưa vào sao lăn để sao đến khô. Mục đích của sao lăn là vừa làm giảm lượng nước trong búp chè vừa làm cho búp chè xoăn chặt, có ngoại hình đẹp, màu nước xanh và hương thơm dễ chịu. Thời gian sao lăn từ 15-20 phút, nhiệt độ 150 – 200 0C (chạm tay vào đầu mép tôn thấy nóng bỏng phải rụt tay lại). Sau đó giảm nhiệt độ xuống còn 120 0C (sờ vào mép tôn được 1-2 giây) trong khoảng thời gian 20 phút. Sau đó tiếp tục giảm nhiệt độ xuống còn 80-90 0C (sờ được tay vào mép lăn được vài giây). Sau đó tiếp tục sao cho đến khi chè khô giòn. Chè thành phẩm phải đạt độ ẩm trong búp chè còn 3-5% (khi chè nguội cho một vài búp vào lòng bàn tay trái dùng ngón tay cái phải xát nhẹ búp chè tan vụn là đạt).

Những lưu ý sấy chè vò:

– Sử dụng nhiệt độ cao để làm bay đi một phần ẩm, từ đó thuận lợi cho việc bảo quản và cố định ngoại hình chè sau khi vò.

– Nhằm phát huy hương thơm và tạo màu.

– Về yêu cầu, phải sấy đều, không cháy, độ  ẩm còn lại 3- 5 %

Các phương pháp sấy khô:

Trong sản xuất chè xanh, chè nguyên liệu đã được diệt men trước khi vò nên không nhất thiết phải sấy thật nhanh như trong sản xuất chè đen. Có các phương pháp sấy như sau:

– Sấy bằng máy sấy: thường người ta dùng thiết bị sấy kiểu băng tải như trong sản xuất chè đen, ngoài ra còn có thể sấy chè trong tủ sấy hoặc thùng sấy, chia thành hai giai đoạn:

* Giai đoạn 1: sấy ở 100 – 1050 C, thời gian  12 -15 phút, độ ẩm còn lại 10- 12 %

* Giai đoạn 2: chè sau khi sấy ở giai đoạn 1, để nguội 1  –  2 giờ để ẩm phân phối đều  rồi tiến hành đem sấy tiếp ở nhiệt độ 80-850C, thời gian từ 12-15 phút, độ ẩm còn lại 3- 5 %.

– Sấy bằng chảo sao. Phương pháp này năng suất thấp, chè vò được sao trong chảo sao cho đến khi độ ẩm còn lại 3-   5 % , chè vụn nát nhiều và màu nước chè không được xanh nhưng có ưu điểm là sợi chè xoăn, thẳng, mùi thơm dễ chịu.

– Sấy bằng máy sấy và sao kết hợp: phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn cả, chất lượng tốt hơn so với hai phương pháp sấy trên, thường được tiến hành theo ba bước:

* Bước 1: sấy trên máy sấy chè kiểu băng tải, thời gian 6-¸ 12 phút, nhiệt độ sấy 120- 1400 C độ ẩm còn lại 30-  35  %.

* Bước 2: Sao khô lần 1 trong máy sao thùng quay, thời gian 20- 25 phút. Sao ở nhiệt độ 110 -1150 C , độ ẩm còn lại 20 %, lúc này cánh chè xoăn chặt, có màu xanh xám.

* Bước 3: Sao khô lần 2, tiến hành sao ở nhiệt độ 90 – 1000 C, độ ẩm của chè 5 %, lúc này cánh chè nhẳn bóng có màu tro bạc.

+ Phân loại chè thành phẩm

Chè xanh sau khi chế biến sẽ bao gồm cả chè búp, chè bồm và cậng chè. Vì vậy chè thành phẩm cần phải được phân thành từng loại trước khi đưa vào lưu thông hoặc bảo quản.

Sau khi sấy xong chè được phân loại để thành những sản phẩm có phẩm chất tốt xấu khác nhau, chủ yếu là về kích thước, hình dáng; ngoài ra phân loại còn nhằm mục đích để loại trừ các tạp chất lẫn vào trong quá trình chế biến.

+ Bảo quản chè thành phẩm

Sau khi phân loại cần phải bảo quản chè búp khô theo phương pháp bao kín. Cần đựng chè trong túi nilon và để nơi khô ráo (kê cao cách mặt đất ít nhất 40 cm).

Từ sơ đồ dây chuyền sản xuất chè xanh như trên có thể thấy được để sản xuất được ra sản phẩm chè xanh thì phải trải qua rất nhiều công đoạn như thu hái búp chè, làm héo nhẹ búp chè trong điều kiện sạch, tiến hành diệt men chè để thực hiện quy trình tiếp theo là vò búp chè tạo hình cánh chè; giai đoạn cuối là sao và sấy khô chè để lấy hương thơm và giữ vị chè; sau đó chè thành phẩm được bảo quản. Trong đó mỗi công đoạn lại yêu cầu chỉ số kỹ thuật riêng. Ví dụ như công đoạn diệt men ban đầu (hay còn gọi là công đoạn cố định chè tươi) là công đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng chè, mục đích của giai đoạn này là làm mềm, dai lá chè, chuẩn bị cho quá trình vò, … Sau giai đoạn này thì các khâu tiếp theo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật về thời gian, nhiệt độ, có như vậy thì sản phẩm làm ra mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng chè đặt ra.

Qua điều tra cho thấy hiện nay làng nghề chè Phúc Trìu đã và đang sản xuất chè xanh dựa vào những công nghệ truyền thống; trong đó tận dụng tối đa nhân lực trong chế biến chè như thu hái nguyên liệu trên đồi chè hay bãi chè. Bởi vì hái chè bằng tay (thủ công) có ưu điểm rất lớn đó là không làm dập nát búp chè, hai theo đúng tiêu chuẩn búp chè một tôm hai lá. Trong giai đoạn diệt men và sao sấy khô thì đã sử dụng triệt để nguồn nhiệt từ than và củi khô. Chè thành phẩm sau khi chế biến xong có thể bán ngay hoặc được bảo quản tại kho của nơi chế biến; nhưng vì được chế biến cẩn thận theo kỹ thuật truyền thống nên chất lượng của chè rất chậm bị thay đổi, điển hình là cánh chè không bị vỡ, gãy vụn; hương thơm và màu sắc của chè được lâu vì trong công đoạn sấy khô đã lấy hương chè đạt đến mức tiêu chuẩn, màu sắc đã đạt yêu cầu đặt ra. Chế biến chè xanh theo phương pháp truyền thống có nhiều ưu điểm với nhiều kinh nghiệm đúc kết trong dân gian, là công nghệ truyền thống. Quá trình chế biến theo cách truyền thống trên quy mô nhỏ với thiết bị như dùng loại máy sao đốt bằng củi hoặc than và máy vò nên sản phẩm chè xanh có độ duỗi, xoăn đẹp. Đây là yếu tố khiến cho chất lượng chè ổn định, được khách hàng tin cậy sử dụng.

Quy trình chế biến chè theo phương pháp hiện đại do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã nghiên cứu, tìm ra một quy trình sản xuất chè mới trên cơ sở các công đoạn chế biến chè truyền thống. Phương pháp mới bổ sung thêm hai công đoạn làm héo nhẹ và làm lạnh đột ngột. Việc thực hiện kỹ thuật héo nhẹ tương đối khó và kỳ công phức tạp, vì búp chè nguyên liệu được rải mỏng trên giàn héo và được đặt ở nơi thoáng khí. Lượng chè rải đều trên khay dày từ 2 đến 3 cm, mỗi m2 khay chè chứa từ 1,5 đến 2 kg. Sau khoảng 30 phút đến 1 giờ, người ta đảo rũ chè để chè héo đều, thời gian cho công đoạn này từ 3 đến 6 giờ tùy theo từng loại nguyên liệu và điều kiện môi trường như độ ẩm không khí, nhiệt độ phòng. Quá trình héo nhẹ khi búp chè có mùi hương nhẹ và độ ẩm còn lại từ 74 đến 75%, sau đó búp chè được chuyển sang công đoạn diệt men. So sánh với công nghệ truyền thống thì công nghệ hiện đại này rất tốn thời gian, cần độ tỉ mỉ chính xác cao. Tuy nhiên chỉ có công đoạn làm mát và làm lạnh đột ngột còn sẽ làm cho hàm lượng axitamin, đường, cafein, hợp chất thơm trong búp trà còn được tăng từ 2 đến 10% sau khi áp dụng công đoạn làm mát và làm lạnh đột ngột. Nhược điểm rất lớn khi áp dụng công nghệ hiện đại (chế biến công công nghiệp) là tốn kém đầu tư dây chuyền thiết bị máy móc nếu áp dụng với quy mô sản xuất theo hộ gia đình, công nghệ sản xuất kèm theo các qui trình phức tạp hơn.

Do đó, kỹ thuật chế biến chè truyền thống cần được bảo tồn và phát triển tại vùng chè Phúc Trìu. Vì nó phù hợp với giống chè Trung du và chè lai được trồng ở làng nghề. Mặt khác nếu so sánh công nghệ chế biến chè đen với công nghệ chế biến chè xanh thì cho thấy chè đen trải quan quy trình chế biến rất phức tạp, mà giá bán chè đen lại không cao như chè xanh, mức tiêu thụ chè đen không nhiều như chè xanh. Ngoài ra, vì chè Ô long – một loại chè có giá trị vô cùng cao trên thị trường thì tại làng nghề Phúc Trìu chưa có vùng nguyên liệu chè tươi để phục vụ sản xuất chè Ô long. Nên kỹ thuật chế biến chè xanh vẫn là kỹ thuật hàng đầu, cơ bản được áp dụng trong làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu.

3.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu

3.6.1. Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển làng nghề chè Phúc Trìu trong tình hình mới

Làng nghề có ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân nông thôn, trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đồng thời có ý nghĩa to lớn về bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.

Làng nghề chè Phúc Trìu đang bước vào thời kỳ mới phát triển và hội nhập. Trong xu hướng phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, các làng nghề phải giữ lại truyền thống, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống; mặt khác phải thích ứng với yêu cầu của cuộc sống văn minh hiện đại, phát triển sản phẩm mới nâng cao chất lượng sản phẩm; vừa phát triển kinh tế vừa chú trọng phát triển xã hội, đóng góp quan trọng trong việc phát triển du lịch, bảo vệ môi trường…bảo đảm sự phát triển làng nghề một cách bền vững.

Công cuộc phát triển làng nghề chè Phúc Trìu trong điều kiện mới gắn chặt với yêu cầu phát triển nông thôn mới. Chính là trên cơ sở phát triển nông thôn mới mà làng nghề tìm được hướng phát triển rộng mở nhằm phục vụ công cuộc phát triển nông thôn mới; và ngược lại, chính việc phát triển thêm nhiều nghề, làng nghề sẽ làm cho nông thôn mới nước ta thể hiện rõ bản sắc văn hóa của mình, vừa rất hiện đại, vừa rất “Việt Nam”.

Trong xu hướng hiện đại hóa nông thôn, làng nghề chè Phúc Trìu không chỉ có sản xuất kinh doanh; mà còn là nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng, gồm hệ thống các công trình văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng cuộc sống của người dân. Làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu chuyên sản xuất kinh doanh chè đặc sản, kết hợp với du lịch sinh thái – nhân văn; tức là kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại, là nét đẹp riêng của làng nghề trong quá trình phát triển.

3.6.2. Những khó khăn, yếu kém chủ yếu của làng nghề chè Phúc Trìu

* Cơ hội và thách thức đối với làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu

Về cơ hội:

– Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2006. Do đó, nhờ gia nhập cam kết WTO, hệ thống pháp luật được hoàn chỉnh, tính công khai, minh bạch hơn, thể chế kinh tế thị trường được khẳng định và môi trường kinh doanh ngày một thông thoáng hơn. Đây là điều kiện tiền đề quan trọng để các làng nghề như làng nghề chè Phúc Trìu có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh.

– Thị trường được mở rộng, làng nghề có điều kiện đưa sản phẩm chè của mình vào các nước tham gia hiệp định cam kết với mức thuế suất đã cắt giảm. Điều này tạo điều kiện cho làng nghề mở rộng sản xuất và quy mô đầu tư. Hơn nữa, chè là sản phẩm xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu, nên điều này sẽ khuyến khích cho các làng nghề, không chỉ đối với làng nghề chè Phúc Trìu tiếp tục thúc đẩy sản xuất và chế biến chè trong thời gian tới. Nhiệm vụ đặt ra trong điều kiện này là làng nghề phải nâng cao chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu khó tính của khách hàng ở các nước nhập khẩu chè như Đài Loan,…

Về thách thức:

– Cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn đối với làng nghề; cạnh tranh giữa sản phẩm của làng nghề chè Phúc Trìu với sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài.

– Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm chè của làng nghề với các doanh nghiệp, làng nghề sản xuất chè khác.

– Sự biến động của thị trường thế giới tác động đến thị trường trong nước, cụ thể tác động đến thị trường tiêu thụ chè của làng nghề.

Tuy nhiên các cơ hội và thách thức đan xen và tác động lẫn nhau. Do đó làng nghề cần biết nắm bắt cơ hội để vượt qua khó khăn, thách thức và vươn lên, tiếp tục phát triển.

* Những khó khăn yếu kém của làng nghề hiện nay:

– Một là, thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh; đây là khó khăn chủ yếu về thiếu vốn hoạt động của làng nghề chè Phúc Trìu. Sản phẩm chè của làng nghề được bán chủ yếu ở trong nước, mức độ xuất khẩu ra nước ngoài còn rất thấp. Mặt khác, làng nghề chè không thực hiện xuất khẩu hàng trực tiếp được mà đều phải xuất khẩu ủy thác qua các công ty xuất nhập khẩu hay ngành hàng. Do đó làng nghề không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi.

– Làng nghề chè Phúc Trìu có ít kinh nghiệm trong việc tiếp cận thị trường; nhất là hoạt động thăm dò, tìm hiểu thông tin thị trường.

– Chất lượng chè xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn, đo dó không thực hiện xuất khẩu được nhiều tỷ trọng sản phẩm trong thời gian vừa qua.

3.6.3. Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu

3.6.3.1. Các giải pháp thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề

a) Giải pháp giáo dục truyền thông

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục tới người dân về các giá trị quan trọng của làng nghề chè Phúc Trìu như làng nghề được chỉ dẫn địa lý vùng chè sạch TP Thái Nguyên, làng nghề Phúc Trìu là vùng chè đặc sản,… Vì vậy cần phải huy động mọi hình thức tuyên truyền giáo dục tới người dân để hiểu được ý nghĩa của làng nghề chè truyền thống, vai trò quan trọng của nghề làm chè đối với đời sống văn hóa xã hội của người dân làng nghề.

Tuyên truyền về sự phù hợp của giống chè bản địa với đặc điểm của vùng đất Phúc Trìu; tuyên truyền về giá trị của cây chè trung du đối với làng nghề chè Phúc Trìu. Ngoài ra còn phải giới thiệu tới người dân về kỹ thuật canh tác chè truyền thống của Phúc Trìu , kỹ thuật chế biến chè xanh an toàn mà hiệu quả, thân thiện với môi trường; hơn nữa, sản phẩm chè xanh lại được người tiêu dùng tin cậy sử dụng làm đồ uống trong đời sống hàng ngày.

Ngoài ra, làng nghề còn nên tuyên truyền giới thiệu các giá trị đặc biệt của cây chè trung du, các ưu điểm của giống chè này tới đông đảo người dân.

b) Giải pháp về tổ chức quản lý

– Làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu nằm trong khu vực được chỉ dẫn địa lý của TP Thái Nguyên, bên cạnh hai làng nghề chè Tân Cương và làng nghề chè Phúc Xuân; do đó việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển làng nghề chè Phúc Trìu phải nằm trong hệ thống chính sách chung về bảo tồn và phát triển làng nghề của tỉnh Thái Nguyên. Ngày 22/01/2013, thủ tướng chính phủ có Quyết định 203/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên. Làng nghề chè Phúc Trìu thực hiện đồng bộ theo các mục tiêu và nội dung sau đây:

Mục tiêu:

a) Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên, góp phần để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội.

b) Tôn vinh các giá trị văn hoá đặc sắc của Trà Thái Nguyên; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hoá mới; giới thiệu giá trị văn hoá Trà Việt Nam với đông đảo nhân dân trong nước và quốc tế; thực hiện giao lưu, hợp tác với các dân tộc Việt Nam và trên thế giới.

c) Thúc đẩy việc phục dựng, tạo lập và phát huy giá trị các hoạt động lễ hội, Festival Trà, nét sinh hoạt văn hoá truyền thống, độc đáo của tỉnh Thái Nguyên; giúp người dân có cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú, lành mạnh, văn minh.

d) Làm phong phú các hoạt động văn hoá, du lịch, dịch vụ liên quan đến Trà Thái Nguyên, tạo việc làm cho người dân trong tỉnh; phát triển các mô hình trồng và chế biến chè, xây dựng làng nghề chè truyền thống trong địa bàn tỉnh.

đ) Hình thành và phát triển các ngành kinh tế, du lịch, dịch vụ và hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ Festival Trà Thái Nguyên, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh một cách bền vững; xây dựng và bảo vệ thương hiệu Trà Thái Nguyên để Thái Nguyên thực sự trở thành vùng chè nổi tiếng trong nước và quốc tế.

  1. e) Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Trà Thái Nguyên.

Nội dung hoạt động:

a) Bảo tồn và phát triển các vùng chè, làng chè truyền thống nổi tiếng, gắn với phương thức sản xuất cổ truyền như: Tân Cương, La Bằng, Khe Cốc Trại Cài, Sông Cầu; quy hoạch lại các vùng trồng chè để nâng cao năng suất, chất lượng và tính an toàn của nguyên liệu chè búp tươi.

b) Sưu tầm, tổng hợp, kiểm kê, bảo quản, lập hồ sơ khoa học và trưng bày, triển lãm các hiện vật, di vật cổ vật; khôi phục, giữ gìn, nâng cao chất lượng và phát huy các loại hình văn hoá nghệ thuật.

c) Nâng cao chất lượng và phát huy các lễ hội dân gian truyền thống của Thái Nguyên, văn hoá ẩm thực trà tại các cộng đồng dân cư; phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật đương đại, kết hợp hài hoà với các hình thức văn hoá dân gian truyền thống.

d) Hoàn thiện các cơ sở văn hoá, thể thao phục vụ các hoạt động văn hoá, thể thao, cộng đồng và tổ chức Festival Trà Thái Nguyên: Bảo tàng tỉnh, Nhà văn hoá đa năng, Trung tâm Triển lãm văn hoá, Khu liên hợp thể thao, Trung tâm đua thuyền.

đ) Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, các nhà nghiên cứu văn hoá; đào tạo kỹ năng, nghề nghiệp, văn hoá ứng xử, giao tiếp và trình diễn nghệ thuật mời trà, thưởng trà.

e) Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, các dịch vụ, các sản phẩm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh để có thể kết nối, hình thành tour – tuyến du lịch nội tỉnh và các tỉnh đến với Festival Trà Thái Nguyên; tập trung phát triển các tour -tuyến du lịch, điểm du lịch gắn với làng nghề.

g) Tổ chức Festival Trà Thái Nguyên định kỳ 2 năm một lần; thời gian tổ chức vào quý IV của năm tổ chức theo định kỳ.

– Làng nghề chè Phúc Trìu thực hiện các hoạt động trong đề án “Xây dựng Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề” của tỉnh Thái Nguyên: Làng nghề Phúc Trìu đã được công nhận cần tiếp tục đầu tư, duy trì để làng nghề có thể phát triển tốt.

c) Giải pháp về khoa học kỹ thuật

+ Sản xuất chè: Rà soát lại các vùng trồng nguyên liệu chè trong làng nghề, hướng dẫn lại người dân trong vùng về kỹ thuật canh tác chè truyền thống trong làng nghề, nhất là những người trẻ tuổi.

+ Chế biến chè: Đẩy mạnh hướng dẫn nông dân làng nghề chè Phúc Trìu chế biến chè theo kỹ thuật truyền thống – chế biến sản phẩm chè xanh, vừa thân thiện với môi trường, vừa tận dụng tối đa các nguồn lực tại chỗ như lao động, vật tư, nhiên liệu, địa điểm, …

+ Tiếp tục phát triển diện tích trồng chè Trung du và chè lai cho năng suất sản lư­ợng cao của vùng chè Phúc Trìu. Thay thế những vùng chè Trung du đã già cỗi, bị sâu gốc, năng suất thấp bằng giống chè khác thích hợp. Nhân giống đối với những giống chè lai phục vụ cho chế biến chè xanh của làng nghề. Điều đó không những bảo tồn được giống chè bản địa, mà còn giúp thay đổi cơ cấu giống theo hướng tăng năng suất và chất lượng chè nơi đây.

d) Các giải pháp khác

+ Giải pháp về nguồn nguyên liệu: Ưu tiên phát triển các nguồn nguyên liệu chè có lợi thế tại vùng chè Phúc Trìu như các loại chè Trung du, chè cành lai cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon đặc biệt. Làng nghề cần có chính sách quy hoạch để phát triển vùng nguyên liệu chè tập trung nhằm tạo tính ổn định cung ứng phục vụ sản xuất và đảm bảo về chất lượng của các sản phẩm chế biến. Hoạt động này cần có sự nỗ lực không ngừng từ phía người dân trong làng nghề.

+ Giải pháp về nguồn nhân lực

– Tiếp tục đào tạo nghề cho lao động trong làng nghề, trong đó ưu tiên, chú trọng đào tạo quy trình sản xuất chè mới theo tiêu chuẩn chè sạch như VietGap, UTZ, GlobalGap, …

+ Giải pháp về vốn

– Tận dụng nguồn ngân sách tỉnh cho lĩnh vực phát triển làng nghề nông thôn.

– Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các chương trình hỗ trợ vay vốn của Chính phủ về phát triển sản xuất kinh doanh, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

+ Giải pháp về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm

– Làng nghề cần phải thực hiện đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của mình; tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng thương hiệu, qua đó khẳng định thương hiệu chè Phúc Trìu.

– Làng nghề cần nắm bắt cơ hội tham gia hội chợ về ngành chè, festival làng nghề nông thôn, festival nghề truyền thống.

+ Quảng bá cho du lịch làng nghề

– Khâu này rất quan trọng nhưng quảng bá còn ít, chủ yếu là quảng bá cho sản phẩm chè của làng nghề Phúc Trìu mà thôi. Vì vậy để thúc đẩy hoạt động du lịch tại làng nghề chè Phúc Trìu cần có sự đầu tư cho hoạt động quảng bá một cách xứng đáng, đầu tư qua các website, tờ rơi. Cần quảng bá qua con đường du lịch và khai thác thị trường lớn như Trung Quốc để tăng thị phần, đưa hình ảnh du lịch làng nghề truyền thống đầy thú vị đến với du khách quốc tế.

– Đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: Vì các cơ sở lưu trú qua đêm và các dịch vụ bổ sung chưa nhiều, chất lượng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu càng cao của du khách, nên làng nghề cần đầu tư xây dựng các khu nhà nghỉ, khách sạn để thu hút khách du lịch.

– Đầu tư nâng cấp các dịch vụ ăn uống, điện thoại, tăng cường vệ sinh môi trường, đường sá,…

– Đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch làng nghề: Các cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ở làng nghề còn chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia, hệ thống các cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm còn ít, vì vậy cần xây dựng nhiều hơn nữa các cửa hàng trong vùng làng nghề chè Phúc Trìu để trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm chè của làng nghề.

=============================================================

 

KẾT LUẬN

Xã Phúc Trìu là một trong 3 xã thuộc thành phố Thái Nguyên (hai xã còn lại là Phúc Xuân và Tân Cương) được tỉnh chú trọng trong bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống trong thời gian qua; vì ba xã này được chỉ dẫn địa lý của vùng chè Tân Cương.

Làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu đã trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển; đến này xã đã có một vị thế cao trong ngành chè tỉnh Thái Nguyên nói riêng, trong cả nước nói chung. Làng nghề chè Phúc Trìu đặc trưng với giống chè bản địa là chè trung du lá to, được du nhập từ Trung Quốc.

Với các điều kiện thuận lợi về tự nhiên kinh tế, xã hội cho thấy xã Phúc Trìu có lợi thế trong việc phát triển cây chè, cùng với đó là sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, của cán bộ KN, sự tham gia nhiệt tình của người dân trong xã nên trong thời gian qua sản xuất chè của xã đã đạt được những kết quả nhất định như sau:

Qua giai đoạn 2012-2014, số hộ sản xuất và kinh doanh chè tăng lên đến 273/315 hộ trong làng nghề. Tất cả các hộ gia đình trong làng nghề đều đã đầu tư máy móc thiết bị để phục vụ cho sản xuất và chế biến chè; đặt biệt 100% số hộ chế biến chè trong làng nghề đã có máy hút chân không.

Tổng số diện tích chè trồng của xã hiện nay đạt hơn 300ha, tỷ lệ diện tích chè trung du chiếm khoảng 40%, còn lại là chè lai; sản lượng chè sản xuất được trong giai đoạn này tăng đều và nhanh, năm 2014 đã đạt 1210 tạ chè. Với sản lượng sản xuất đạt được như vậy, các kênh tiêu thụ chè của xã vẫn được duy trì như bán cho doanh nghiệp, ủy thác xuất khẩu, bán cho khách hàng lẻ, gửi bán cửa hàng và đại lý,…Thương hiệu chè Phúc Trìu đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến thông qua sản phẩm của các hợp tác xã uy tín như HTX Thiên Phú An, HTX Phúc Trìu. Hiệu quả kinh tế do cây chè đem lại cho hộ nông dân là khá cao khoảng trên 30 triệu đồng/ha, góp phần cải thiện thu nhập nâng cao đời sống người dân.

Tỷ lệ giống chè lai được trồng ở Phúc Trìu chiếm từ 56% trở lên, còn lại là chè trung du. Giống chè trung du cần được bảo tồn và phát triển tại làng nghề vì nó có những ưu điểm vượt trội hơn so với chè lai.

Kỹ thuật canh tác chè truyền thống trong làng nghề được đại đa số người dân áp dụng; chỉ một số ít hộ dân chuyển sang hình thức sản xuất chè an toàn.

Để sản xuất ra chè xanh thì làng nghề chè Phúc Trìu đã áp dụng kỹ thuật chế biến chè truyền thống; kỹ thuật này sử dụng kết hợp phương pháp thủ công và phương pháp cơ giới. Ưu điểm là giúp cho làng nghề tiết kiệm được nhiều chi phí, vì có thể sử dụng kết hợp tối đa các nguồn lực khác nhau như nhân lực, vật lực, …Mặc dù quy trình chế biến này trải qua nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn lại đòi hỏi sự cẩn thận trong khi thực hiện, nhưng sản phẩm chè được sản xuất ra là có mùi thơm và vị ngon khác hẳn so với các kỹ thuật chế biến khác. Chính vì điều này đã làm cho các khách hàng ưa chuộng sản phẩm chè xanh của làng nghề.

Trên cơ sở phương hướng mục tiêu của việc bảo tồn và phát triển làng nghề chè Phúc Trìu, đề tài cũng đã đề xuất được các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề chè truyền thống Phúc Trìu như tăng cường tuyên truyền giáo dục truyền thông; giải pháp về tổ chức quản lý và các chính sách của nhà nước đối với làng nghề chè Phúc Trìu; các giải pháp có liên quan khác nhằm bảo tồn các giống chè quý tại làng nghề, bảo tồn các kỹ thuật canh tác chè truyền thống và kỹ thuật chế biến chè xanh của làng nghề

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ kế hoạch và đầu tư, trung tâm thông tin thư viện, Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn Thái Lan, 2001.
  2. Đường Hồng Dật, Kỹ thuật trồng chè, Nxb. Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2008.
  3. Lê Quốc Doanh, Kết quả nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Chè Việt Nam giai đoạn 2010 – 2011, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2011.
  4. Phạm Văn Việt Hà, Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại Thành Phố Thái Nguyên, Đại học Kinh tế và QTKD, 2013.
  5. Đặng Hạnh Khôi, Chè và công dụng của chè, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1993.
  6. Dương Bá Phượng, Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.
  7. UBND xã Phúc Trìu, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2014, phương hướng năm 2015.
  8. Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB văn hóa dân tộc, 1998.
  9. Trần Quốc Vượng, Một số vấn đề về các ngành ngh– làng nghtruyền thống Việt Nam, Bộ Công nghiệp- Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, tr37-44, 1996.
  10. Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2003.

 

 

 


PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ

 

Số phiếu:……………..

Ngày      tháng         năm 2015

Điều tra viên: Nguyễn Thị Lan Anh

  1. Thông tin chung nông hộ

1.Họ và tên người được phỏng vấn:…………………………………………

  1. Giới tính: Nam/Nữ
  2. Tuổi:…………..4. Trình độ học vấn:…………….5. Dân tộc:……………
  3. Tổng số nhân khẩu:…………….(người)
  4. Số lao động chính:…………………………………………………………
  5. Địa chỉ: xóm…………….. xã Phúc Trìu – TP Thái Nguyên
  6. Thông tin chi tiết về giống chè, trồng và chế biến chè
  7. Diện tích đất sản xuất của gia đình?
Loại đất Diện tích (Sào – m2)
1. Đất trồng chè
Của xã
Của HTX, DN
Của gia đình
2. Đất chăn nuôi
3. Đất lâm nghiệp
4. Đất khác
  1. Gia đình trồng chè từ năm nào?

………………………………………………………………………………

  1. Giống chè đang trồng của gia đình:

………………………………………………………………………………

  1. Năng suất bình quân sản xuất chè qua các năm của gia đình:
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
Năng suất bình quân
  1. Gia đình tự trồng chè hay có sự hỗ trợ từ bên ngoài?

………………………………………………………………………………

Cơ quan nào hỗ trợ…………………………………………………………

  1. Gia đình mua giống chè ở đâu?

…………………………………………………………………………

  1. Các khoản chi phí cho sản xuất chè:
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá thành
Giống chè Kg
Phân đạm Kg
Phân lân Kg
Phân kali Kg
Phân chuồng Kg
Phân vi sinh Kg
Thuốc trừ sâu 1000đ
Thủy lợi 1000đ
Chi phí khác 1000đ
  1. Các khoản chi phí lao động trong khi canh tác chè
Chỉ tiêu Số lượng công Công/m2 Thành tiền (VNĐ)
Làm đất
Đào hố, bỏ phân
Chăm sóc
Phòng trừ sâu bệnh
Đốn chè
Thu hái
Chi phí khác
  1. Các bác hái chè bằng phương pháp nào?

c Hái tay                                                                 c Hái máy

  1. Các bác có áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất không?

c Có                                                                         c Không

  1. Các công cụ chế biến chè mà gia đình sử dụng khi chế biến chè

…………………………………………………………………………………

….………….……………………………………………………………………………

  1. Gia đình có được tập huấn kỹ thuật không?

c Có                                                                         c Không

  1. Sau các buổi tập huấn gia đình có nắm kỹ thuật như thế nào?

c Nắm chắc kỹ thuật

c Nắm được kỹ thuật

c Nắm chưa chắc kỹ thuật

c Không rõ

  1. Mức độ áp dụng kỹ thuật vào thực tế của gia đình như thế nào?

c Áp dụng hoàn toàn

c Áp dụng một phần

c Không áp dụng

  1. Gia đình có được hỗ trợ gì trong quá trình trồng chè:

Vốn ……….                              Phân bón…………….

Giống………                             Không được hỗ trợ gì………….

Kỹ thuật…………

  1. Các bác có thiếu vốn sản xuất không?

c Có                                                                      c Không

 

  1. Hộ gia đình bán chè cho:
STT Nội dung Số lượng Ghi chú
1 Doanh nghiệp kinh doanh chè
2 Người thu gom
3 Người bán buôn
4 Người bán lẻ
5 Siêu thị, cửa hàng
6 Khác
  1. Những nguồn cung cấp thông tin thị trường cho gia đình là:
STT Nguồn thông tin Không Ít Nhiều
1 Thương nhân
2 Chủ cơ sở chế biến
3 Nông dân
4 Cán bộ khuyến nông
5 Sách, báo, tạp chí
6 Ti vi, đài
7 Internet
8 Khác
  1. Doanh thu và lợi nhuận tính trên 1ha chè của hộ gia đình là:
Năm Sản lượng (Kg) Giá bán (VNĐ/kg) Doanh thu Lợi nhuận
2011
2012
2013
2014

 

  1. Trong quá trình sản xuất chè ông/ bà gặp phải những khó khăn gì?
STT Chỉ tiêu Số ý kiến
1 Thiếu giống
2 Đất sản xuất ít
3 Đất nghèo dinh dưỡng, đất dốc
4 Thiếu nước
5 Không đủ phân bón
6 Thiếu lao động
7 Thời tiết khắc nghiệt
8 Thiếu vốn
9 Giao thông khó khăn
10 Thiếu kỹ thuật
11 Chính sách hỗ trợ người dân chưa nhiều
12 Sâu bệnh
13 Khác
  1. Gia đình thấy hiệu quả thu được từ cây chè như thế nào?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………… ……

  1. Xin hãy cho biết dự định của gia đình trong những năm tới về sản xuất chè như thế nào?
STT Nội dung Diện tích (m2)
1 Giữ nguyên diện tích
2 Giảm diện tích
3 Mở rộng diện tích
4 Trồng thêm giống mới
  1. Các bác có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả cây chè?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn!

 

MỘT VÀI HÌNH ẢNH THU ĐƯỢC

TẠI LÀNG NGHỀ CHÈ PHÚC TRÌU

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *