Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn tại xóm Phú Yên, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

5/5 – (4 votes)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

 

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI XÓM PHÚ YÊN,

XÃ PHẤN MỄ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

 

 

 

 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

 

Chuyên ngành: Công nghệ môi trường

 

 

 

 

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thúy

Lớp: KHMT K9           Khóa: 2011 – 2015

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Tố Oanh

 

 

 

 

Thái Nguyên, 2015

 

============================================

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.. 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.1.1. Cơ sở khoa học về chất thải rắn. 4

1.1.4. Khái quát về chất thải rắn. 6

1.2. Nguồn gốc phát sinh và quản lý CTR ở Việt Nam.. 8

1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn. 8

1.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam.. 10

1.3. Hiện trạng phát sinh và quản lý CTR tại tỉnh Thái nguyên. 11

1.3.1. Hiện trạng phát sinh CTR tại tỉnh Thái Nguyên. 11

1.3.2. Hiện trạng quản lý CTR tại tỉnh Thái Nguyên. 12

1.4. Chất thải rắn làng nghề. 13

1.4.1. Khái niệm làng nghề. 13

1.4.2. Chất thải rắn làng nghề ở Việt Nam.. 13

1.4.3. Chất thải rắn tại làng nghề ở Thái Nguyên. 14

1.4.4. Tổng quan về làng nghề mây tre đan. 14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU   16

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 16

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 16

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu. 16

2.2. Phương pháp nghiên cứu. 16

2.2.1. Phương pháp điều tra thực địa. 16

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 17

1.4.3. Chất thải rắn tại làng nghề ở Thái Nguyên………………………………………………… 17

2.1.4. Phương pháp toán học. 17

2.1.5. Phương pháp chuyên gia. 18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.. 19

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tại khu vực nghiên cứu. 19

3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 19

3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội 22

3.2. Nguồn gốc phát sinh CTR và công tác quản lý CTR tại xóm Phú Yên  25

3.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTR ở xóm Phú Yên. 25

3.2.2. Thực trạng quản lý CTR tại xóm Phú Yên. 31

3.3. Đánh giá việc quản lý CTR tại xóm Phú Yên. 33

3.3.1. Đánh giá nhận thức của cộng đồng và tính hiệu quả của công tác quản lý CTR.. 36

3.3.2.  Những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý CTR.. 37

3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất trải rắn tại làng nghề  38

3.4.1. Giải pháp giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức người dân. 38

3.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách. 39

3.4.3. Giải pháp quản lý. 39

3.4.4. Giải pháp định hướng quy hoạch. 41

3.4.5. Các giải pháp công nghệ. 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 46

PHỤ LỤC..


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Lượng CTR sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên…………………………………………….. 12

Bảng 3.1. Chỉ tiêu kinh tế đạt được của xã Phấn Mễ năm 2014………………………………. 23

Bảng 3.2. Khối lượng và thành phần CTR sinh hoạt phát sinh  tại các hộ dân/ngày .. 25

Bảng 3.3. Lượng thuốc BVTV được sử dụng trên cây trồng ở địa phương hàng năm………………………. 27

Bảng 3.4: Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi…………………………………………………………. 28

Bảng 3.5: Nguyên vật liệu, sản phẩm và CTR từ hoạt động sản xuất mây tre đan trong 5 ngày của một hộ gia đình làm nghề tại xóm Phú Yên………………………………………………………………………… 30

Bảng 3.6: Thực trạng nhà vệ sinh tại xóm Phú Yên………………………………………………… 31

Bảng 3.7: Cách xử lý CTR của người dân xóm Phú Yên . 34

Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến của người dân về ảnh hưởng của CTR .. 36

 

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn . 6

Hình 1.2. Sơ đồ những tác động của CTR đến môi trường và con người 7

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình sản xuất nghề mây tre đan của xóm Phú Yên, năm 2015.. 29

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTRNH Chất thải rắn nguy hại
BVTV  Bảo vệ thực vật
KCN Khu công nghiệp
TCTK Tổng cục thống kê
TW Trung ương
NQ Nghị quyết
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
TN-MT Tài nguyên- Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
TP Thành phố
TX Thị xã

 

==================================================================

 

MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, dân số Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm gần 70% (TCTK, 2010). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tương đối chậm, tuy nhiên cơ cấu ngành sản xuất ở nông thôn đang ngày càng đa dạng và được đẩy mạnh. Sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày 05 tháng 08 năm 2008, đánh giá của Chính phủ, các bộ, ngành, đời sống của người nông dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người nông dân năm 2010 tăng 34,5% so với năm 2008, tất cả các lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ đều có bước phát triển khá. Song song với sự chuyển biến tích cực, nông thôn Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có quy hoạch nhưng chất lượng quy hoạch chưa cao. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn lạc hậu, vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều vấn đề bất cập. Hầu hết nhà ở nông thôn được xây không có quy hoạch. Chính những hạn chế, yếu kém này kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn đang ở mức báo động [1].

Ở Việt Nam, vùng nông thôn chỉ có hoạt động sản suất nông nghiệp được gọi là vùng thuần nông. Vùng nông thôn thuần nông có các nguồn CTR chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt. Vùng nông thôn ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp còn có thêm một số nghề phụ khác như: Mộc, đan, sản xuất gạch ngói thủ công,… được gọi là vùng nông thôn có thêm nghề phụ. Tại vùng nông thôn có thêm nghề phụ, ngoài nguồn thải CTR từ hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp có thêm nguồn thải từ nghề phụ, do vậy thành phần và khối lượng chất thải rắn nhiều hơn.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tính riêng trong năm 2013 có 23 làng (vùng nông thôn có thêm nghề phụ) mới được công nhận làng nghề. 23 làng nghề bao gồm: Làng nghề chè truyền thống chiếm đa số và một số làng nghề thủ công mỹ nghệ. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ như: mây tre đan, làng nghề sinh vật cảnh, làng nghề mộc mỹ nghệ… đây là một số làng nghề tạo ra sản phẩm mang giá trị văn hóa, do vậy cần được bảo tồn và phát triển [9].

Người dân xóm Phú Yên có hoạt động sản xuất nông nghiệp và mây tre đan. Xóm Phú Yên với hoạt động sản xuất mây tre đan, được công nhận làng nghề năm 2013, do đó cần đáp ứng yêu cầu về môi trường trong tiêu trí 17 phát triển nông thôn mới. Tuy nhiên, lượng CTR do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của làng nghề hiện chưa được quản lý chặt chẽ. CTR đã và đang gây ô nhiễm môi trường địa phương đặc biệt là CTR chăn nuôi và bao bì thuốc BVTV [3].

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn tại xóm Phú Yên, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyênđược đề xuất nghiên cứu.

  1. Mục tiêu của đề tài
  • Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt, sản xuất nghề và sản xuất nông nghiệp tại xóm Phú Yên, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  • Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn tại xóm Phú Yên, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  1. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

Cho tới nay chưa có đề tài nghiên cứu về môi trường và các giải pháp quản lý chất thải tại làng nghề Mây tre đan xóm Phú Yên. Do vậy, sản phẩm của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu cho các nhà quản lý đất đai, các nhà quy hoạch và các nhà quản lý môi trường tại địa phương, đồng thời góp phần tạo cơ sở dữ liệu về đối tượng môi trường xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, chính sách phù hợp để phát triển kinh tế, xã hội của khu vực xóm Phú Yên, xã Phấn Mễ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài giới thiệu chung về thực trạng môi trường nông thôn có thêm nghề mây tre đan tại xóm Phú Yên, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Sản phẩm của đề tài giúp các nhà hoạch định đề xuất chính sách và quản lý bền vững làng nghề mây tre đan xóm Phú Yên.

4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu

Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

 

=======================================================

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Cơ sở khoa học về chất thải rắn

Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn.

Khái niệm chất thải rắn

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của các hoạt động khác.

Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại.

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…

Khái niệm chất thải rắn nông nghiệp

Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.

Khái niệm quản lý chất thải rắn

Đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất của con người thường xuyên tạo ra chất thải rắn và các dạng chất thải khác. Sự gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống được cải thiện góp phần gia tăng về khối lượng cũng như thành phần của chất thải rắn gây ra những tác động đến môi trường.

Quản lý chất thải: Là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Cũng theo nghị định 59/2007/NĐ-CP định nghĩa về quản lý chất thải rác (CTR) như sau:

“Hoạt động quản lý CTR bao gồm: Các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người”.

+ Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.

+ Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý.

+ Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng.

+ Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn.

+ Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

+ Phân loại rác tại nguồn: Là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau.

– Tái chế chất thải rắn: Thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.

– Tái sử dụng chất thải rắn: Thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học [13].


1.1.2. Khái quát về chất thải rắn

  1. Nguồn gốc phát sinh

  1. Phân loại chất thải rắn

Phân loại CTR có thể dựa vào nhiều tiêu chí:

– Dựa vào nguồn gốc phát sinh như: CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp, CTR y tế.

– Dựa vào đặc tính hóa – lý như: Các chất hữu cơ, các chất vô cơ, chất có thể cháy.

– Dựa vào khả năng gây nguy hại đối với sức khỏe con người: Các chất thải rắn nguy hại (gọi tắt là chất thải nguy hại – CTNH) và CTR không nguy hại.

  1. Khối lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng CTR

Xác định khối lượng CTR phát sinh và thu gom là một trong những điểm quan trọng trong quản lý CTR. Số liệu thu được từ công tác này được dùng để hoạch định hoặc đánh giá kết quả của chương trình thu hồi tái chế, tuần hoàn vật liệu; thiết kế các phương tiện, thiết bị vận chuyển và xử lý CTR.

Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến khối lượng CTR:

– Ảnh hưởng của các hoạt động giảm thiểu tại nguồn phát sinh

Giảm thiểu tại nguồn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý CTR, giảm thiểu tại nguồn đồng nghĩa với giảm thiểu một lượng đáng kể CTR. Trong sản xuất, giảm thiểu CTR được thực hiện suốt từ khâu thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm nhằm giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng hóa chất độc hại, nguyên nhiên liệu đầu vào, cũng như tạo ra sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn.

– Ảnh hưởng của luật pháp và thái độ của công chúng 

Khối lượng phát sinh sẽ giảm đáng kể nếu người dân bằng lòng và sẵn sàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách sống của họ để duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm gánh nặng kinh tế. Giáo dục thường xuyên là cơ sở dẫn đến thay đổi thái độ của công chúng. Ban hành các luật lệ, quy định liên quan đến việc sử dụng các vật liệu và đồ bỏ thải có ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh khối lượng CTR.

– Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, và các yếu tố khác 

Các yếu tố tự nhiên như mưa, nắng, độ bốc hơi, nhiệt độ không khí và các yếu tố khác như tần xuất thu gom, đặc điểm khu vực phục vụ…cũng ảnh hưởng đến khối lượng CTR.

d, Những tác động chung của chất thải rắn đến môi trường và con người

1.2. Nguồn gốc phát sinh và quản lý CTR ở Việt Nam

1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh, cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng CTR phát sinh ngày càng lớn.

Theo số liệu của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn– Bộ Xây dựng (2010), khối lượng CTR đô thị ở Việt Nam, năm 2003 chỉ 6.400.000 tấn, năm 2008 đã tăng đến 12.802.000 tấn (tăng 2,0 lần chỉ sau 5 năm). Tỷ lệ rác thải tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, các khu công nghiệp, như các đô thị tại tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (12,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)… Các khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tăng đồng đều hằng năm với tỷ lệ tăng ít hơn 5%. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 của Bộ TN-MT, trong các năm qua, tốc độ gia tăng CTR ở toàn quốc là 10%/năm [14].

Bên cạnh đó, với dân số 60,703 triệu người sống ở khu vực nông thôn (năm 2010), lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3 kg/người/ngày, ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu tấn/năm. Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long có lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất, do có mức độ hoạt động sản xuất nông nghiệp cao [7].

Chất thải rắn nông nghiệp thông thường: Là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: Trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ,…), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản,…

Chất thải rắn chăn nuôi: Theo tổng cục chăn nuôi, tổng cục thống kê hiện tại ở nông thôn Việt Nam có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi với gần 6 triệu con bò, gần 3 triệu con trâu; 27 triệu con lợn; 300 triệu con gia cầm. Riêng về nuôi lợn, từ 1-5 con chiếm 50% số hộ, nuôi 6-10 con chiếm 20%, từ 11 con trở lên chiếm 30%. Với phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, người dân hầu hết chưa quan tâm đến xử lý chất thải chăn nuôi nên hoạt động này đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường tại nhiều vùng nông thôn. Theo ước tính có khoảng 40-70% (tùy theo từng vùng) chất thải rắn chăn nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh, rạch¼ nên làm cho môi trường nông thôn vốn đã ô nhiễm lại càng ô nhiễm hơn. (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011) [4].

Chất thải rắn nông nghiệp từ trồng trọt cũng là một nguồn thải đáng kể. Với khoảng 7.5 triệu ha trồng lúa nước hằng năm lượng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn. Tại các vùng nông thôn trồng điều, cà phê như Tây Nguyên lượng chất thải rắn phát sinh từ nguồn này là khá lớn. Như tại đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa thải ra khoảng 39,4 triệu tấn/năm rơm rạ phế thải. Trong trồng mía thải ra ngọn mía phế thải khoảng 2,47 triệu tấn/năm, lượng bã mía sau chế biến đường khoảng 1,42 triệu tấn/năm và bùn thải sản xuất mía đường khoảng 0,94 triệu tấn/năm [4].

Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp (chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ). Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan năm 2008, tại các vùng nông thôn Việt Nam trung bình mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn thải lượng bao bì các loại. Trong đó khối lượng bao bì thuốc BVTV là 11.000 tấn/năm. Bao bì phân bón 240.000 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương đều chưa có công nghệ xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì sau khi thu gom cùng với bao bì phân bón hóa học thường đem đốt hoặc chôn lấp ở xa khu dân cư. Nhiều địa phương, người nông dân còn thu gom chung vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật với CTR sinh hoạt. Tất cả các cách làm trên đều chưa đảm bảo cho môi trường và con người [4].

Chất thải rắn làng nghề: Gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc nhiều vào nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất: Như phế phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thủy tinh, nhựa, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu gốm, sứ, gỗ, kim loại … Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011 của bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước có 4.575 làng nghề được công nhận trong tổng số trên 5.000 làng có nghề. Hoạt động sản xuất nghề ở nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn; đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn 60% lao động của cả làng, đã và đang có nhiều đóng góp cho ổn định đời sống nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Trong đó, các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%), vì vậy làng nghề đã và đang là nhân tố gây ô nhiễm môi trường tại nông thôn [4].

Phát thải một khối lượng lớn CTR các loại như vậy đã kiến suy nghĩ của người dân cùng các cấp chính quyền về rác thải nông thôn dần thay đổi. Vài năm trở lại đây, vấn đề quản lý rác thải ở nông thôn đã được quan tâm song còn bộc lộ nhiều bất cập. Chính vì vậy, cần có những biện pháp quản lý rác thải nông thôn hiệu quả hơn, nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống cho người dân.

1.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Chính do tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, khả năng đầu tư có hạn, việc quản lý tại các khu đô thị tập trung dân cư với số lượng lớn, các KCN, mức độ ô nhiễm do CTR gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ở nước ta, hiện nay đang sử dụng các phương pháp xử lý CTR sau: Chôn lấp, chế biến vi sinh, thiêu đốt, tái sinh/tái sử dụng…

Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa thích hợp, chỉ là nơi đổ rác, không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do vậy, đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước, không khí.

Ở các khu vực nông thôn Việt Nam, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn vào khoảng 40- 55%. Theo thống kê, có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ; trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom CTR tự quản. Việc thu gom rác còn rất thô sơ, bằng các xe cải tiến. Nhiều xã không có quy hoạch các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không quy định chỗ tập trung rác, không có người và phương tiện chuyên chở rác. Do đó, các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng CTR sinh hoạt nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý. Một số huyện, xã mặc dù đã có quy hoạch bãi rác, nhưng vẫn chưa có các cơ quan quản lý, biện pháp xử lý đúng kỹ thuật và người dân vẫn chưa có ý thức đổ rác theo quy định. Toàn quốc chỉ có 12/63 tỉnh thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật. Hầu hết các bãi chôn lấp chất thải nông thôn, là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, chủ yếu là bãi rác hở và để phân hủy tự nhiên. (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011) [4].

Những năm gần đây, rơm rạ không còn là chất đốt chủ yếu ở nông thôn, do có các nhiên liệu khác thay thế như điện, khí gas, than. Vì vậy, sau mùa gặt, phần lớn rơm rạ không được thu gom mà được đốt ngay tại ruộng. Hiện tượng này ngày càng phổ biến không chỉ ở các vùng quê Bắc Bộ: Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình… mà còn ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước. Phần rơm, rạ không bị đốt thì cũng xả bừa bãi trên đường giao thông, đổ lấp xuống các kênh mương, ao hồ xung quanh. Tại nhiều vùng nông thôn, bao bì thuốc BVTV cũng được vứt tại mương nước, bờ rộng mà chưa có biện pháp thu gom hay xử lý nào. Một số nơi, đã tổ chức thu gom xong chưa có biện pháp xử lý hợp vệ sinh, sau khi thu gom thường đem đốt hoặc chôn lấp ở xa khu dân cư. Tại một số địa phương, người nông dân còn thu gom chung vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật với CTR sinh hoạt.

Nhìn chung, công tác quản lý CTR ở Việt Nam còn nhiều yếu kém. Các cấp chính quyền mới chỉ trú trọng tới công tác quản lý CTR ở các khu vực đô thị và khu công nghiệp… Công tác quản lý CTR ở nông thôn: Một số ít khu vực nông thôn, chính quyền địa phương bước đầu đã có giải pháp quản lý CTR; Nhiều vùng nông thôn, chính quyền địa phương chưa có bất kỳ biện pháp quản lý CTR nào.

1.3. Hiện trạng phát sinh và quản lý CTR tại tỉnh Thái nguyên

1.3.1. Hiện trạng phát sinh CTR tại tỉnh Thái Nguyên

Với dân số trên 1,2 triệu người (2009), khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn khoảng gần 500 tấn (bảng 2.10). Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh hàng ngày là 300-400 tấn (chưa kể CTR từ các mỏ), trong đó CTR công nghiệp của khu gang thép Thái Nguyên là 160-170 tấn/ngày. Khoảng 10% CTR công nghiệp thuộc loại CTR nguy hại. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các TP, TX, huyện được thống kê ở bảng 1.4 [7].


Bảng 1.1. Lượng CTR sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên

1.3.2. Hiện trạng quản lý CTR tại tỉnh Thái Nguyên

Tại Thái Nguyên, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt chỉ đạt 36%, được thực hiện bởi các công ty môi trường đô thị, dịch vụ môi trường. Vấn đề thu gom hiện nay còn nhiều bất cập, công tác thu gom còn hạn chế, phương tiện thu gom thiếu thốn. Phương thức xử lý rác tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:

– TP. Thái Nguyên áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh và xử lý nước rác bằng công nghệ vi sinh kết hợp xử lý hóa học và cơ học đảm bảo nước rác được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả ra môi trường.

– Huyện Định Hóa đã xây dựng được ô chôn lấp và hệ thống xử lý nước rác bằng bãi lọc trồng cây và hồ sinh học nhưng chưa đưa vào sử dụng.

– TX. Sông Công sử dụng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và nhà máy xử lý chất thải rắn thông thường;

– Huyện Phổ Yên đã xây dựng và đưa vào sử dụng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh tại Đồng Hầm- Minh Đức;

– Các huyện còn lại đều đổ rác lộ thiên và chưa có biện pháp xử lý nước rác. Về mặt kỹ thuật, các bãi chôn lấp hiện có đều không đảm bảo các yêu cầu về xử lý hợp vệ sinh. Công tác quản lý vận hành các bãi chôn lấp chưa được coi trọng, các huyện đều chưa bố trí đủ nguồn kinh phí và nhân lực cho công tác quản lý, vận hành bãi chôn lấp. CTR sinh hoạt chủ yếu đổ lộ thiên và không có hệ thống xử lý nước rác, không có các biện pháp khử mùi, diệt côn trùng dẫn đến tình trạng các bãi chôn lấp đều đang làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Các huyện có bãi chôn lấp đều thiếu thiết bị vận hành như: Xe ủi, xe xúc lật, đầm nén rác, máy phun chế phẩm vi sinh và diệt côn trùng. Tất cả các bãi rác, khu xử lý CTR ở Thái Nguyên đều có diện tích nhỏ (lớn nhất là 25 ha, phần lớn dưới 9,0 ha, thậm chí chỉ 1 ha như các bãi rác thị trấn Đu, Đình Cả. Do vậy không đủ khả năng chứa và xử lý rác trong vòng 5-10 năm tới [11].

1.4. Chất thải rắn làng nghề

1.4.1. Khái niệm làng nghề

Làng nghề” là các làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và doanh số thu nhập so với nghề nông.

Làng nghề là một hình thức sản xuất công nghiệp nông thôn đặc thù. Sự hình thành và phát triển của làng nghề vừa chịu sự chi phối theo kinh tế ngành, vừa chịu sự chi phối theo kinh tế lãnh thổ (tính địa phương) như sự ràng buộc với vùng nguyên liệu, tập quán công nghệ trong sản xuất, các quan hệ xã hội và truyền thống lâu đời của địa phương.

1.4.2. Chất thải rắn làng nghề ở Việt Nam

CTR làng nghề chiếm một phần đáng kể trong nguồn phát sinh CTR nông thôn. Do: Làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền (miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam 10%); Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần, có thể thấy rằng chất thải làng nghề bao gồm những thành phần chính như: phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thủy tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại. Một số loại khác như các loại đầu mẩu thừa, phế phụ phẩm ôi thiu, vỏ sắn, xơ sắn, bã dong, đao, bã đậu [8].

Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để, nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, tác động xấu đến cảnh quan xung quanh. Mặc dù, công tác thu gom vận chuyển CTR làng nghề ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

1.4.3. Chất thải rắn tại làng nghề ở Thái Nguyên

Làng nghề ở Thái Nguyên thường có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm gần 90%, chất thải rắn sản xuất gồm nhiều loại, phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh và đặc trưng của từng loại hình sản xuất [11].

Công tác thu gom chất thải rắn sản xuất chưa được thu gom triệt để. Nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tác động xấu đến cảnh quan và sức khỏe con người.

Công tác phân loại tại nguồn các loại chất thải chưa được triển khai, chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất bao gồm cả CTNH được thu gom và vận chuyển và xử lý như chất thải thông thường bằng cách chôn lấp không hợp vệ sinh.

Làng nghề thường sản xuất theo quy mô hộ gia đình nên chưa có hệ thống xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn sản xuất riêng mà thường xử lý chung với chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.

1.4.4. Tổng quan về làng nghề mây tre đan

Mây, tre gắn liền với đời sống người dân Việt Nam từ ngàn đời nay. Từ dây mây, cây tre với bàn tay khéo léo, nhân dân ta đã làm ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của chính mình như: Rổ, giá, nong, nia, bàn ghế tre, …Sự xuất hiện của phương thức hàng hóa, nền kinh tế thị trường và sự phát triển của khoa học công nghệ các sản phẩm từ mây, tre đã trở thành mặt hàng thủ công truyền thống. Những sản phẩm từ mây tre đan không những được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài.

Một số đặc trưng cơ bản của làng nghề mây tre đan

  • Đặc trưng về kỹ thuật công nghệ: Nghề thủ công mĩ nghệ mây tre đan sử dụng kỹ thuật thủ công thô sơ, công cụ sản xuất chủ yếu là chính công cụ do người thợ thủ công tạo ra.
  • Đặc trưng về kinh tế xã hội: Ngành nghề mây tre đan là một ngành mang nét văn hóa truyền thống của nước ta, gần gũi với người dân Việt Nam. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, nhà nước đã có những chính sách ưu đãi để khôi phục và phát triển ngành, góp phần bảo vệ nhiều nét văn hóa đặc sắc và đóng góp lượng lớn cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
  • Đặc trưng về thị trường:

Thị trường cung ứng nguyên vật liệu còn hết sức nhỏ hẹp, thông qua mua bán tại chỗ, phương thức phục vụ theo kiểu cung cầu truyền thống.

Thị trường tại chỗ nhỏ hẹp, khả năng tiêu thụ còn hạn chế và không ổn định. Thị trường nước ngoài phong phú, rộng lớn, nhưng có sự đòi hỏi khắt khe về chất lượng, chủng loại và sự thay đổi mẫu mã.

  • Đặc trưng về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh:

Hộ gia đình: Huy động và sử dụng được mọi thành viên trong gia đình tham gia vào các công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, tận dụng được thời gian lao động và mặt bằng sản xuất, quản lý dễ dàng. Tuy nhiên, quy mô thường nhỏ, vốn ít, hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới kỹ thuật, đào tạo trình độ quản lý, kỹ thuật và tay nghề.

======================================================

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

  • Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất sản phẩm mây tre đan tại xóm Phú Yên.
  • Chất thải rắn sinh hoạt tại xóm Phú Yên.
  • Chất thải rắn nông nghiệp tại xóm Phú Yên.

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

  • Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn: Quá trình thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải rắn tại làng nghề mây tre đan Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian thực hiện

Từ tháng 12/2014 đến tháng 4/2014

Nội dung nghiên cứu

Điều tra, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực làng nghề. Khảo sát hoạt động sản xuất, và quản lý chất thải rắn của chính quyền địa phượng và người đân khu vực nhằm tổng hợp thông tin, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn tại đây. Từ đó, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng; Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn và phổ biến đến người dân tại làng nghề mây tre đan Phấn Mễ trên điạ bàn tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra thực địa

Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu có sẵn, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu, để biết được khối lượng, thành phần, thực trạng quản lý chất thải rắn sản xuất tại khu vực nghiên cứu.

Thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp thành viên trong gia đình với bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thu thập các tài liệu như: Chính sách của cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý chất thải rắn, các biện pháp quản lý chất thải rắn làng nghề, sinh hoạt và nông nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới.

Tìm hiểu về thành phần, tính chất của chất thải rắn phát sinh tại làng nghề mây tre đan Phấn Mễ dựa trên nghiên cứu tài liệu đã thu thập được.

2.1.4. Phương pháp toán học

Phân tích, thống kê, xử lý số liệu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sản xuất tại xóm Phú Yên, xã Phấn Mễ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó tiến hành nhập và mã hóa số liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài vào phần mềm Excel để xử lý số liệu. Sau đó tiến hành vẽ biểu đồ, bảng biểu đối với số liệu đã được xử lý.

Phương pháp tính toán khối lượng và thành phần chất thải rắn được áp dụng trong nghiên cứu chất thải rắn nông thôn.

Công thức tính lượng phân gia súc thải ra hàng ngày:

P = (T x 15kg/ngày) + (D x 10kg/c.ngày) + (L x 3kg/c.ngày) + (G.V x 0.1kg/c.ngày)

Trong đó:

P : Tổng lượng phân trung bình thải ra hàng ngày

T : Số lượng con trâu

D: Số lượng con dê

L : Số lượng con lợn

G.V: Số lượng con gà, vịt.

Theo tài liệu hướng dẫn sản xuất khí biogas (Guidebook on biogas Development) của ESCAP, 1980 thì:

1con dê mỗi ngày thải ra khoảng từ 1 – 1,5kg phân.

1 con trâu mỗi ngày thải ra khoảng từ 15 – 20kg phân.

1con lợn mỗi ngày thải ra khoảng từ 2,5 – 3,5kg phân.

1 con gà, vịt mỗi ngày thải ra khoảng từ 90 gram phân.

2.1.5. Phương pháp chuyên gia

Lấy ý kiến chuyên gia về công tác quản lý chất thải rắn nói chung và quản lý chất thải rắn nông thôn nói riêng, từ đó áp dụng đưa ra giải pháp quản lý CTR tại làng nghề mây tre đan xóm Phú Yên.

=================================================================

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tại khu vực nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

  1. Vị trí địa lý

Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên.

  • Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới- tỉnh Bắc Kạn.
  • Phía Nam và Đông Nam giáp T.P Thái Nguyên.
  • Phía Tây giáp huyện Định Hóa.
  • Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ.

Hiện nay, Phú Lương có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 14 xã gồm: Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên, xã Ôn Lương, Phú Đô, Yên Lạc, Tức Tranh, Sơn Cẩm, Động Đạt, Phủ Lý, Vô Tranh, Phấn Mễ, Yên Ninh, Yên Trạch, Hợp Thành, Cổ Lũng, trong đó huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm T.P Thái Nguyên 22km về phía Bắc.

Phấn Mễ là một  thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái NguyênViệt Nam. Xã nằm ở phía Tây Nam của huyện và giáp với xã Động Đạt ở phía Bắc và Tây bắc, giáp với hai xã Yên Lạc và Tức Tranh ở phía Đông Bắc, giáp với xã Vô Tranh ở phía đông, giáp với thị trấn Giang Tiên ở phía Đông Nam và với hai xã Tân Linh và Phục Linh của huyện Đại Từ ở phía Tây và Tây Nam.

Phấn Mễ có xóm Phú Yên là xóm mới và là khu vực làng nghề mây tre đan của xã. Xóm Phú Yên có diện tích tự nhiên 103 ha, nằm ở phía Bắc của xã Phấn Mễ, cách trung tâm xã gần 6km, cách trung tâm huyện Phú Lương gần 2km về phía Đông Bắc.

  • Phía Đông giáp xóm Cọ 1 – xã Phấn Mễ.
  • Phía Tây giáp xã Phục Linh – Đại Từ.
  • Phía Nam giáp xóm Cọ 2 – xã Phấn Mễ.
  • Phía Bắc giáp xã Động Đạt.

Khu vực xóm Phú Yên ở phía Bắc của xã, nằm ở ven những quả đồi và núi thấp. Bao quanh xóm chủ yếu là rừng trồng trên đất dốc.

  1. Đặc điểm địa hình

Huyện Phú Lương thuộc vùng địa hình trung du miền núi, nên có nhiều núi từ 100-300 m, độ cao trung bình của mặt ruộng từ 30- 100m. Địa hình cao dần về phía Bắc, phân bố núi cao xen lẫn những thung lũng tương đối rộng. Là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn như: Mỏ than Phẫn Mễ và nguồn tài nguyên rừng phong phú cung cấp nguồn nguyên liệu cho người dân khu vực, đặc biệt là một số làng nghề: Gỗ, mây tre đan…

Xã Phấn Mễ nằm ở phía Tây Nam của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, do đó đây là khu vực có nhiều đồi và núi thấp, là khu vực có diện tích rừng lớn.

Trong đó, khu vực xóm Phú Yên nằm ở rìa và một phần đất rừng của xã, do địa hình chủ yếu là đồi cao và núi thấp không thuận lợi cho trồng cây lương thực, phù hợp với trồng rừng. Người dân địa phương trồng cây lấy gỗ như: Keo, chè, tre và cây bụi như mây… Tre và mây làm nguyên liệu chủ yếu cho phát triển làng nghề mây tre đan của xóm.

  1. Điều kiện khí hậu, thủy văn

Điều kiện khí hậu

Huyện Phú Lương thuộc vùng trung du Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: Mùa hè từ tháng V đến thắng X, thời tiết nắng nóng mưa nhiều và mùa đông bắt đầu từ tháng XI đến thắng IV năm sau, thời tiết lạnh, mưa ít.

Nhiệt độ không khí: Theo số liệu thống kê của Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, nhiệt độ trung bình nhiều năm của Thái Nguyên đạt khoảng 23,60C. Trong đó, nhiệt độ trung bình thấp nhất đạt khoảng 17,00C và nhiệt độ trung bình cao nhất đạt 28,80C (vào tháng 6).

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa và vùng, phụ thuộc vào lượng mưa và nhiệt độ không khí. Độ ẩm thường cao vào mùa mưa và thấp vào mùa khô. Phú Lương là khu vực có độ ẩm khá cao. Trung bình năm đạt tới 80%. Độ ẩm trung bình thấp nhất đạt 77% và cao nhất đạt 88%.

Lượng mưa và bốc hơi: Khu vực có lượng mưa khá lớn trung bình năm 1800 – 2500 mm, tuy nhiên, lượng mưa phân bố không nhiều tùy theo không gian và thời gian. Năm cao nhất là 2300mm, năm thấp nhất là 1250mm (tính đến năm 2009). Mưa tập trung từ tháng IV đến tháng X, chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm.

Lượng bốc hơi trung bình năm là 1176mm. Lượng bốc hơi thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ không khí trong năm.

Điều kiện thủy văn

Trên địa bàn huyện Phú Lương có hai con sông chảy qua là sông Đu và sông Cầu. Ngoài ra còn có hệ thống kênh mương, suối nên rất thuận tiện co giao thương hàng hóa, tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Sông Cầu với tổng chiều dài 17 km chảy qua các xã Phú Hộ, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm là nguồn cung cấp nước chủ yếu đảm bảo sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Sông Đu là con sông lớn, dài khoảng 45 km. Sông Đu được tạo bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ Đông Bắc xã Hợp Thành, một nhánh bắt nguồn từ phía Bắc xã Động Đạt. Hai nhánh này hợp lưu ở phía trên thị trấn Đu, chảy dọc theo địa bàn huyện, qua thị trấn Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại xã Sơn Cẩm. Sông Đu có vai trò quan trọng đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Phú Lương. Hàng năm, con sông này cung cấp cho đồng bào Phú Lương nhiều cá, tôm, từ xa xưa nhân dân đã lưu truyền câu thành ngữ “Cơm làng Giá, cá làng Đu”. Hơn nữa, nguồn nước của sông Đu có vai trò tưới tiêu cho những cánh đồng nhiều xã của huyện [1].

Sông Đu chảy qua khu vực trung tâm của xã Phấn Mễ theo chiều Bắc- Nam, một dòng suối chảy từ hai xã Phục Linh và Tân Linh đổ vào sông Đu tại cực Nam của xã Phấn Mễ.

  1. Thổ nhưỡng

Về khoáng sản

Theo tài liệu của liên đoàn địa chất Đông Bắc thì Phú Lương là khu vực giàu khoáng sản.

Nhóm khoáng sản nguyên liệu: Than có ở nhiều xã điển hình ở mỏ than Phấn Mễ có trữ lượng 2.177.000 tấn [1].

Nhóm khoáng sản kim loại: Sắt, magan, titan, thiếc, .. đặc biệt là titan thuộc xã Đông Đạt có trữ lượng 48,3 triệu tấn [1].

Nhóm nguyên liệu vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét ximăng, sét gạch ngói, trong đó sét ngạch ngói là điển hình phân bố ở các xã Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Vô Tranh.

Về đất đai

Phú Lương có ba loại đất chính: Đất feralit vàng đỏ trên phần thạch sét, đất feralit vàng nhạt trên đá cát và đất đỏ trên đá mắc ma bazo và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây dài ngày, chủ yếu là cây chè, cà phê, cây ăn quả và được bố chí theo hướng nông- lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

Tuy nhiên, khu vực xóm Phú Yên nằm trên vùng đất cao của xã Phấn Mễ, địa hình dốc nên chủ yếu là đá mồ côi, chất đất nghèo dinh dưỡng không phù hợp trồng cây lương thực, cây ăn quả, chủ yếu là phát triển trồng rừng.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

  1. Đặc điểm kinh tế

Trồng trọt

Đối với huyện Phú Lương, nông nghiệp lúa nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Ngoài ra, người dân Phú Lương còn trồng các loại cây lương thực và hoa màu khác như: Ngô, khoai, sắn. Trồng các cây công nghiệp như: Cây chè, cây lạc, đậu tương…trong đó cây chè có vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Phú Lương là huyện có diện tích trồng chè đứng thứ hai trong tỉnh Thái Nguyên (sau huyện Đại Từ), không những thế, chè Phú Lương còn nổi tiếng về chất lượng. Tính riêng với xã Phấn Mễ, các chỉ tiêu kinh tế đã đạt được của xã trong năm 2014 như sau:


Bảng 3.1. Chỉ tiêu kinh tế đạt được của xã Phấn Mễ năm 2014

 

Cây trồng Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(Tấn)

Chú ý
Lúa 830,1 50 4.150,5 Giảm 11,27%
Ngô 128,9 40 516,2 Giảm 28%
Lạc 22,1 15 33,15 Tăng 86,2%
Đậu tương 8,8 16 14 Tăng 21,5%
Chè 282 88 2.393,6 Tăng 8,73%

(Nguồn: Theo báo cáo tiêu chí kinh tế- xã hội đạt được của xã Phấn Mễ,2014 [1])

Do điều kiện không thuận lợi, lũ lụt, ngập úng vào vụ mùa và giá cả các mặt hàng thiết yếu không ổn định đã làm ảnh hưởng tới năng xuất lúa, ngô và giảm sản lượng thu hoạch chè trong năm 2014. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn dân trong xã, tổng sản lượng từ cây công nghiệp như: Đậu tương, lạc, chè tăng đáng kể góp phần cải thiện đời sống người dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ vốn rừng hiện có của xã, thực hiện việc khai thác rừng đúng quy định. Trong năm 2014, khai thác rừng đạt 1.650m3 gỗ các loại, giảm 12,2% so với cùng kỳ. Rừng trồng mới 69,75 ha đạt 139,5% kế hoạch đề ra [1].

Chăn nuôi

Ngoài trồng trọt, nhân dân Phú Lương còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như: Trâu, bò, lợn, dê…; Gia cầm như: Gà, vịt…để cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo và phân bón cho đồng ruộng.

Xã Phấn Mễ trong năm 2014, tổng đàn gia súc, gia cầm có 199.594 con, đàn trâu có 438 con, dàn bò 12 con, đàn lợn 14.500 con và đàn gia cầm có 740.000 con.

Xóm Phú Yên thuộc xã Phấn Mễ là xóm ở ngay sát rìa rừng nên hoạt động chăn nuôi của người dân cũng có đặc trưng riêng. Ngoài đàn lợn 113 con, đàn gà 550 con, đàn chó 48 con, đàn trâu 35 con, xóm còn có đàn dê 25 con. Công tác thú y của xóm được quan tâm và tiêm phòng theo đúng kế hoạch [2].


Nghề thủ công

Phú Lương là huyện có nhiều nghề thủ công, giỏi đan lát, nghề làm trống, sản xuất gạch ngói. Đặc biệt tại xóm Phú Yên của xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương đã được công nhận làng nghề “Mây tre đan” năm 2013.

  1. Đặc điểm xã hội

Theo số liệu thống kê của huyện Phú Lương đến năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 368,82 km2 với dân số 105.233 người. Sinh sống trên địa bàn huyện có 8 thành phần dân tộc chính, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, tiếp đến là các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Dao, H. Mông và người Hoa.

Cư dân Phú Lương gồm nhiều bộ phận hợp thành; Một bộ phận vốn là dân bản địa sinh sống lâu đời; Một bộ phận là dân phu được tuyển mộ và làm thuê cho tư bản Pháp, trong các đồn điền, hầm mỏ; Một bộ phận khác là dân khai hoang tới từ các tỉnh miền xuôi. Phú Lương có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên nét văn hóa chung của dân cư nơi đây, nơi hội tụ giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn huyện.

Phấn Mễ là một xã của huyện Phú Lương, với diện tích tự nhiên là 2472 ha và 10330 người cùng sinh sống (năm 2012). Tính riêng xóm Phú Yên, có 103 ha diện tích đất tự nhiên và 220 người, cho tới năm 2014 là 236 người [1].

Theo hồ sơ làng nghề của xóm, năm 2013 có 48 hộ và 220 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc kinh từ xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, nơi vốn có nghề mây tre đan truyền thống tới khai hoang, lập nghiệp. Người dân trong xóm có dân trí còn thấp, cao đẳng 01 người, trung cấp 03 người. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 140 người/220 số nhân khẩu, trong đó có 115 người tham gia trực tiếp vào nghề mây tre đan truyền thống [10].

  1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hiện trạng giao thông

Tuyến quốc lộ 3 chạy qua phần phía Đông của xã, thuận lợi cho giao thông đường bộ, thúc đẩy kinh tế cuả xã phát triển. Đây là tuyến đường quan trọng nhất của xã, đảm bảo vai trò quan trọng trong vận tải phục vụ khai thác khoáng sản, đáp ứng giao thông đối nội và đối ngoại của xã. Đã hoàn thành và đi vào sử dụng cây cầu Làng Giàng, góp phần thúc đẩy phát triển hinh tế và giao thương đối nội của xã.

Xóm Phú Yên có 1,5 km đường cấp phối rộng 5 m chạy dọc theo xóm và 3,5 km đường đất rộng 3 m đi đến các hộ dân.

Hiện trạng cấp điện

Người dân xóm Phú Yên cũng như người dân xã Phấn Mễ sử dụng nguồn điện hạ thế đạt chuẩn quốc gia, 100% hộ dân xóm có điện, đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Hiện trạng cấp nước

Xóm Phú Yên là xóm có mực nước ngầm ổn định và nông, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là giếng khơi hoặc giếng khoan.

3.2. Nguồn gốc phát sinh CTR và công tác quản lý CTR tại xóm Phú Yên

3.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTR ở xóm Phú Yên

Chất thải rắn sinh hoạt

Xóm Phú Yên cũng như những vùng nông thôn khác của Việt Nam, với sự phát triển của kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật là sự gia tăng về thành phần và khối lượng chất thải rắn từ sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân. Thành phần rác thải này thường bao gồm chủ yếu là thực phẩm (rau, quả, thức ăn thừa…), túi nilon, giấy, gỗ, thủy tinh, chai lọ, nhựa, tro than củi… Ngoài ra, CTRSH phát sinh từ hộ dân còn chứa một phần nhỏ các chất nguy hại như pin.

Bảng 3.2. Khối lượng và thành phần CTR sinh hoạt phát sinh  tại các hộ dân/ngày (kg/người)

Thành phần Các chất hữu cơ Kim loại, nhựa Chất vô cơ khác (nilon, vải…) Pin các loại Tổng
Khối lượng 0,3 0,05 0,1 0,001 0,451

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015)

Xóm Phú Yên có lượng rác bình quân đầu người là 0,451 kg/người/ngày; tổng lượng phát thải rác thải sinh hoạt từ các hộ dân là 99 kg/ngày. Đây là khu vực đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nên lượng phát thải CTR sinh hoạt thấp hơn các khu vực khác từ 0,2-0,3 kg/người/ngày.

Chất thải rắn nông nghiệp.

Chất thải rắn phát sinh từ trồng trọt

Xóm Phú Yên có địa hình đồi núi xen kẽ các thung lũng nhỏ và hẹp chạy theo một dải từ đầu xóm đến cuối xóm dài 1,8 km. Đời sống chính của người dân là chuyên canh cây chè, cây lâm nghiệp và đồ đan lát. Bên canh đó, nằm ngay sát xóm và cánh đồng trũng của xóm Cọ 1, đây là cánh đồng nhỏ hẹp và nằm xa khu dân cư của xóm Cọ 1. Do đó, người dân xóm Phú Yên thuê ruộng làm trả sản. Tại đó, người dân trồng các cây ngắn ngày như: Lúa, ngô, đỗ, các loại rau xanh… Ngoài ra xóm có trồng 13,5 ha chè, 3 ha đất màu các loại và 85,9 ha đất rừng trồng cây lâm nghiệp trên diện tích của xóm [2].

Do đặc điểm địa hình cũng như tập quán canh tác tại địa phương, cánh đồng trồng lúa, khu trồng chè, và hoa màu nằm giáp với khu nhà ở của người dân nên hoạt động sản xuất, sử dụng thuốc BVTV hàng năm có ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống và sức khỏe của người dân xóm Phú Yên. Theo điều tra, đối với lúa mỗi năm người dân phun thuốc BVTV ít nhất từ 4-5 lần trên vụ, người dân sử dụng cả thuốc nước và thuốc gói. Đối với thuốc gói thường 50-100 g/gói/sào (sào bắc bộ), nếu thuốc nước thường sử dụng loại 100ml cho 1 sào 5 thước và loại 250ml cho 3 sào; Quy trình chăn sóc chè phức tạp hơn, mỗi năm người dân thu 3 lứa chè, sau mỗi lứa thường phun thuốc diệt cỏ dại, ngoài ra giữa các lứa người dân thường phải phun thuốc trừ sâu, bọ dầy; Với hoa màu thì số lần phun thuốc ít hơn do thời gian sinh trưởng của cây ngắn. Dựa trên số liệu điều tra và tính toán, đề tài đã đưa ra bảng thống kê khối lượng cũng như luợng bao bì thuốc của xóm Phú Yên/năm [2].

Công thức tính toán ( theo tài liệu xử lý bao bì thuốc BVTV [15]).

M= C x 1,2kg/ha/năm + L x 1kg/ha/năm + M x 0,5kg/ha/năm

Trong đó:

M: Khối lượng thuốc BVTV (khối lượng bao bì thuốc BVTV bằng 10%M).

C: Diện tích chè

L: Diện tích lúa

M: Diện tích hoa màu

Bảng 3.3. Lượng thuốc BVTV được sử dụng trên cây trồng ở địa phương hàng năm

Loại cây trồng Loại thuốc Diện tích (ha) Lượng

thuốc (kg)

Lượng bao

bì (kg)

Lúa Thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu 7,3 15 1,5
Hoa màu Thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu 3 2 0, 2
Chè Thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu 13,5 20 2
Rừng Thuốc trừ cỏ 85,9 1 0.1
Tổng 109,7 38 3,8

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán, năm 2015)

Một xóm Phú Yên có 48 hộ dân hàng năm thải ra môi trường ít nhất 3,8 kg bao bì thuốc BVTV. Mặt khác, lượng thuốc BVTV đã sử dụng trên diện tích gieo trồng hàng năm không thể tính toán cụ thể được bởi: Với, mỗi loại thuốc BVTV đều có quy định về liều lượng phun có ghi trên mỗi bao bì, chai lọ song thực tế thì khi phun thuốc mỗi bà con ít khi tuân theo quy định này nên lượng thuốc BVTV trên các sản phẩm cao hơn so với quy định và làm cho sâu hại nhờn thuốc. Lượng phân hóa học sử dụng ở nước ta trung bình 80-90 kg/ha (cho lúa 150-180kg/ha) việc sử dụng các loại phân bón hóa học cũng phát sinh các loại bao bì, túi đựng… Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, thông thường lượng bao bì chiếm 10% tổng lượng thuốc tiêu thụ và còn chứa 0,125% lượng thuốc tồn dư.

Phun nhiều và bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng không được quản lý hiệu quả sẽ làm tăng lượng thuốc tích đọng trong đất, nước. Sau nhiều năm, lượng tích lũy này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người.

Chất thải rắn chăn nuôi

Mỗi hộ gia đình tại xóm Phú Yên chăn nuôi với số lượng không nhiều, song lượng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi đều được thải trực tiếp ra môi trường. Đối với Phú Yên, một xóm mới được công nhận làng nghề năm 2013, hiện trạng phân vật nuôi thải trực tiếp ra môi trường không những gây ô nhiễm môi trường sống của người dân trong xóm mà còn là một rào cản trong thực hiện tiêu chí 17. Trong quá trình điều tra và dựa trên báo cáo của trung tâm nước vệ sinh môi trường nông thôn – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (tháng 06/2008), lượng thải được tính theo công thức sau [8]:

P = (T x 15kg/ngày) + (D x 10kg/c.ngày) + (L x 3kg/c.ngày) + (G.V x 0.1kg/c.ngày)

Trong đó:

P : Tổng lượng phân trung bình thải ra hàng ngày

T : Số lượng con trâu

D : Số lượng con dê

L: Số con lợn

G.V: Số lượng con gà, vịt

Bảng 3.4: Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi

Vật nuôi Tổng số con CTR bình quân

(kg/ngày/1 con)

Tổng CTR

(kg)

Trâu 35 15 525
Lợn 113 2 226
550 0,2 110
25 1,5 37,5
Tổng số 723 27,2 898,5

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu- tính toán dựa vào báo cáo kết quả thực hiện kinh tế- xã hội cuả xã Phấn Mễ, năm 2014)

Qua bảng thống kê trên cho thấy, tại khu vực xóm Phú Yên mỗi ngày thải ra môi trường 898,5 kg CTR ngoài ra còn khối lượng lớn các chất thải lỏng khác, tương đương mỗi năm môi trường tiếp nhận trực tiếp trên 40 tấn chất thải rắn chăn nuôi. Đây được coi là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường chính của địa phương.

Chất thải rắn nghề mây tre đan

Khu vực nông thôn có thêm nghề phụ thì lượng chất thải nhiều hơn về thành phần và khối lượng. Nghề mây tre đan là một nghề thủ công mỹ nghệ do đó lượng chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ tre và mây với lượng không nhiều như các nghề khác (như nghề mộc, nghề làm mành cọ…).

Nghề mây tre đan của xóm Phú Yên chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ nhu cầu của khu vực là chủ yếu, do vậy sản phẩm còn đơn điệu. Cách xóm Phú Yên 3 km về phía Đông là chợ Du, đây là chợ phiên của xã Phấn Mễ. Chợ Du cứ cách 5 hôm họp một phiên, do đó người dân chuẩn bị nguyên liệu sản xuất trong 5 ngày, lượng sản phẩm tạo ra được đem ra chợ bán. Theo điều tra nguồn nguyên liệu chủ yếu người dân tự cung cấp được từ trồng rừng, 30% phải mua từ ngoài, tuy nhiên nguồn vốn đầu tư cho mua nguyên liệu không nhiều chỉ từ 300.000 đến 400.000 đồng là đủ. Quá trình điều tra đã phát 48 phiếu, và trong đó có 32 phiếu cho kết quả có làm nghề mây tre đan truyền thống của xóm và lượng sản xuất như sau:

Quy trình sản xuất mây tre đan

Theo sơ đồ quy trình sản xuất mây tre đan của người dân xóm Phú Yên, quá trình sản xuất trải qua ba công đoạn chính:

– Công đoạn chẻ tre, chuốt nan: Chẻ tre, chuốt nan là công đoạn đầu tiên, người thợ tiến hành gia công nguyên liệu. Mỗi người thợ khác nhau có cách trẻ nan tre, trẻ dây mây khác nhau. Nếu không phải người trong nghề sẽ không làm được. Nan tre và dây mây phải nhẵn, đều thì khi đan sản phẩm mới đẹp. Tuy nhiên, công đoạn này phát sinh ra một khối lượng lớn đầu mẩu và bòng hong (bọng thanh tre và phần sợi thừa khi vót cho nan nhẵn, bóng). Qua điều tra cho thấy, trung bình khi sử dụng từ 3- 4 cây tre và 1kg dây mây sẽ thải bỏ từ 5- 6 kg bòng hong.

– Công đoạn đan, cạp: Đây là công đoạn quan trọng nhất của nghề mây tre đan. Người thợ sẽ thể hiện khả năng sáng tạo và sự khéo léo của mình để tạo ra những sản phẩm có hình dáng khác nhau, người thợ có thể sử dụng khuôn mẫu hoặc không. Tại xóm Phú Yên, người dân đan và uốn nan cong dần, đều trên sự tích lũy kinh nghiệm lâu đời. Lượng chất thải rắn phát sinh trong công đoạn này không nhiều, chủ yếu là nan thừa.

– Công đoạn hun khói: Sau khi những chiếc rổ xảo, rổ rá, thúng, nong… hoàn thành được người thợ đem hum khói nhằm chống mọt và tạo màu vàng đẹp mắt cho sản phẩm. Mỗi gia đình làm nghề mây tre đan đều có một ống trụ tròn đứng, bằng bê tông, cao 0,7m và có đường kính tầm 1m dùng để hun sản phẩm. Công đoạn này người thợ sử dụng một phần lớn nan thừa của công đoạn trước và phủ lên trên một lớp lá cây, lửa được nhóm ở lớp nan thừa, khói lan tỏa đều trong ống bê tông. Sản phẩm sau khi đan được xếp đầy vào trong, đậy miệng ống lại bằng một cái nong to nhằm giữ khói lại, khói làm vàng đều sản phẩm. Sau từ một đến hai giờ đồng hồ người dân có thể đem sản phẩm của mình đi bán.

Trước khi bước vào thực hiện các công đoạn trên, người thợ thường chuẩn bị nguyên vật liệu (mây, tre…) để sản xuất trong năm ngày. Lượng nguyên vật liệu được chuẩn bị sẽ sản xuất được lượng sản phẩm đồng thời tạo ra lượng CTR (được thống kê ở bàng 3.5).

Bảng 3.5: Nguyên vật liệu, sản phẩm và CTR từ hoạt động sản xuất mây tre đan trong 5 ngày của một hộ gia đình làm nghề tại xóm Phú Yên.

Nguyên liệu Lượng sản phẩm

(đôi)

Lượng bòng hong, đầu mẩu

(kg)

Khối lượng nan thừa (kg)
Tre

(cây)

Mây

 (kg)

4 1 Rổ xảo: 15

Rổ rá: 30

Rổ xảo: 20

Nia: 1

5-6 1,5- 2,5

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015)

Theo bảng thống kê trên, sau năm ngày trung bình mỗi hộ gia đình tham gia sản xuất nghề mây tre đan thải ra môi trường 5- 6 kg bòng hong. Như vậy, một tháng mỗi hộ gia đình sản suất nghề mây tre đan thải ra môi trường 30- 36 kg bòng hong. Bòng hong có cấu trúc dạng sợ, với khối lượng bòng hong phát sinh như trên nễu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường và mất mĩ quan khu vực nhà ở.


3.2.2. Thực trạng quản lý CTR tại xóm Phú Yên

  1. Chất thải rắn sinh hoạt

Tại xóm Phú Yên, người dân chưa hiểu khái niệm phân loại CTR là như thế nào. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay hầu hết lượng chất thải rắn hữu cơ được người dân tận dụng cho chăn nuôi; Chất thải bằng nhựa, sắt, kẽm… được người dân gom lại bán cho cơ sở thu mua và tái chế; Các chất thải khác như: nilon và quần áo rách, pin… đều không được thu gom mà thải trực tiếp ra vườn, ra đường…, bất kỳ chỗ nào người dân đều có thể thải bỏ CTR. CTR được thải bừa bãi ra môi trường mà chưa có bất kỳ hoạt động thu gom cũng như xử lý nào.

Trong năm 2014, xóm đã thông qua công tác thu gom và chất thải rắn sinh hoạt theo từng hộ gia đình. Theo đó, mỗi hộ cần có một bể nhỏ để gom lượng rác sinh hoạt phát sinh, khi đầy bể các hộ gia đình tự xử lý bằng phương pháp đốt hở. Phương pháp đốt hở là phương pháp đốt mang tính truyền thống, đơn giản, tuy nhiên lại sinh ra chất ô nhiễm thứ cấp gây ô nhiễm môi trường không khí như COX, SOX, đioxin,… Cho tới tháng 3 năm 2015, xóm Phú Yên vẫn chưa triển khai thực hiện công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt như đã thông qua. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh được người dân thải trực tiếp ra vườn như một thói quen.

Bên cạnh đó hiện nay trên địa bàn xóm tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn còn thấp và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6: Thực trạng nhà vệ sinh tại xóm Phú Yên

Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ %
Không có 4 12
Nhà vệ sinh đất 30 45
Nhà vệ sinh hai ngăn 10 30
Nhà vệ sinh tự hoại 4 12
Tổng 48 100

      (Nguồn: số liệu điều tra và tính toán, 2015)

Theo bảng kết quả điều tra trên cho thấy đa số các hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Hiện trạng nhà vệ sinh vẫn có ruồi nhặng, côn trùng, khi mưa nhà vệ sinh vẫn bị dột và nước hắt vào. Do nhà vệ sinh không có cửa, nhiều hộ gia đình lại lấy phân trong ngăn ủ ra để làm phân bón khi chưa đủ thời gian ủ (6 tháng).

Nguồn chất thải này gần như chưa được xử lý, tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển gây bệnh cho con người. Không những thế, chất thải còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm và bốc mùi hôi thối.

Chất thải rắn nông nghiệp

Chất thải phát sinh từ trồng trọt

Phế phẩm nông nghiệp thường được người dân tận dụng lại; Chất thải từ sản xuất nông nghiệp: Rơm rạ, thân cây ngô, đậu, sắn, khoai lang sau khi thu hoạch thường được các hộ tái sử dụng: cho gia súc, gia cầm ăn, phơi làm củi đun nấu nên lượng rác thải phát sinh là không đáng kể.

Hiện nay, tại xóm Phú Yên đã cho xây dựng ba bể chứa bao bì thuốc BVTV có đáy và mái che. Theo ông Nguyễn Văn Lập- trưởng xóm Phú Yên, bao bì thuốc BVTV sau khi thu gom sẽ được đốt ở điều kiện bình thường do người dân xóm thực hiện. Nếu cách xử lý bao bì thuốc BVTV này được thực hiện sẽ sinh ra chất ô nhiễm thứ cấp độc hơn chấ ban đầu là khí điôxin và Furan, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Chất thải rắn chăn nuôi

Theo kết quả điều tra, hiện nay tại địa phương, 100% các hộ gia đình chưa có bất kỳ biện pháp nào xử lý hợp vệ sinh đối với CTR chăn nuôi tại gia đình. Phương pháp truyền thống mà người dân sử dụng là: Toàn bộ CTR cũng như nước thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra vườn; hoặc lưu giữ tại các hố phân hở của gia đình; hoặc đổ trực tiếp ra đồng ruộng.

Do đó, chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người như: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều VSV gây bệnh, trứng giun.

Chất thải rắn nghề mây tre đan

Nghề mây tre đan tại xóm Phú yên do sản phẩm còn đơn điệu, sản phẩm chủ yếu là rổ, rá, rổ xảo, nong nia nên các công đoạn như: Ngâm tre, phun sơn… không được sử dụng. Vấn đề môi trường chủ yếu đối với nghề mây tre đan xóm Phú Yên là CTR, tuy nhiên, nghề mây tre đan là nghề thủ công phát sinh khối lượng CTR ít hơn các nghề khác như: Nghề làm mộc, nghề làm mành cọ… Chất thải rắn phát sinh chủ yếu là bòng hong, nan thừa.

Theo kết quả phỏng vấn cho thấy bòng hong không được sử dụng cho đan, lát mà thường bỏ ra vườn đợi khi nào khô đem vào nhóm lửa. Xóm Phú Yên, mỗi hộ gia đình trung bình có khoảng 2 ha rừng trồng, là nguồn cung cấp khối lượng củi lớn cho đun nấu. Do đó, lượng bòng hong được người dân đem nhóm lửa là rất ít, chúng chất đống trong vườn càng ngày càng nhiều lên. Bòng hong được cấu tạo bởi các bó sợ xenlulozo, đây là hợp chất cao phân tử, phải mất nhiều thời gian cho qua trình phân hủy.

Khối lượng nan thừa phát sinh trong quá trình đan là không nhiều và được người dân sử dụng khi hun sản phẩm (tạo màu vàng khói trên sản phẩm trước khi đem ra thị trường).

Như vậy, người dân xóm Phú Yên làm nghề mây tre đan rất thủ công và truyền thống, một phần chất thải rắn phát sinh đã được tận dụng cho sản xuất.

3.3. Đánh giá việc quản lý CTR tại xóm Phú Yên

Phân loại và thu gom rác tái chế

Hiện nay, rác thải tại xóm Phú Yên đã được thực hiện thum gom chất thải tái chế rất tốt. Trên địa bàn, số hộ kinh doanh ngành nghề này là 2 hộ. Các hộ này chỉ thu mua, phân loại rồi bán cho các xưởng tái chế. Thu mua dưới hình thức tại nhà: Các hộ gia đình thu gom những loại rác có thể tái chế được như giấy, kim loại, quạt, ti vi hỏng… và bán cho những người mua ve chai, đồng nát.

Tái sử dụng: Tái sử dụng là sử dụng lại nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lí của sản phẩm, có thể sử dụng lại với cùng mục đích hoặc mục đích tương tự. Theo điều tra người dân xóm Phú Yên tái sử dụng vỏ các sản phẩm hộp bánh kẹo, hộp sữa… để đựng lương thực khô, hạt giống trong nhà; các chai như chai bia, chai nước giải khát… bằng thuỷ tinh sau khi sử dụng phải trả lại chai cho nhà sản xuất để họ khử trùng làm sạch và tiếp tục đưa vào đóng chai mới.

Tái sử dụng nhằm kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, giảm thiểu chất thải, giảm áp lực về nguyên liệu và năng lượng, đồng thời bảo vệ môi trường. Vì vậy, khuyến khích các hình thức mang tính chất tái chế trong khu vực.

Xử lý rác thải.

Tại khu vực xóm Phú Yên vẫn chưa có cá nhân, đoàn thể nào đứng lên tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm xử lý rác thải phát sinh trên địa bàn. Ở đây người dân xử lý tự phát, riêng lẻ theo từng hộ đối với CTR.

Bảng 3.7: Cách xử lý CTR của người dân xóm Phú Yên

Hoạt động Loại CTR Hướng xử lý
Biện pháp xử lý Tỷ lệ hộ thực hiện (%)
Sinh hoạt Rau, củ, quả hỏng, giấy, nilon, hộp nhựa, kim loại… Rau, củ, quả thừa, hỏng…tận dụng cho chăn nuôi. Giấy, hộp kim loại nhựa bán còn nilon, vải… vứt ra vườn. 90%
Nông nghiệp Trồng trọt Chai lọ thuốc BVTV, vỏ báo phân bón, phế phụ phẩm từ cây trồng nói chung. Từ tháng 12 năm 2014, thu gom rồi đốt 100%
Chăn nuôi Phân, vỏ bao bì thức ăn, xác gia súc gia cầm. Phân vật nuôi đào hố chứa để lộ thiên, không che đậy. 100%
Vỏ thuốc tiêm phòng, thuốc chữa bệnh cho vật nuôi. Thải trực tiếp ra vườn
Mây tre đan Đầu mẩu tre, bòng hong, nan thừa. Một phần nhỏ được tận dụng nhóm lửa. Phần lớn thải ra vườn. 100%

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán, năm 2015)


Từ bảng trên ta thấy

  • Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt: Hoạt động sản xuất sinh hoạt phát sinh chủ yếu là chất thải hữu cơ. Có 90% số hộ dân được điều tra đã thực hiện phân loại rác. Công tác phân loại rác được thực hiện tự phát không hướng tới biện pháp xử lý CTRSH: Hầu hết lượng túi nilon, quần áo thải bỏ được thải trực tiếp ra vườn, ra đường. Rác của mỗi hộ không nhiều, nhưng rác của cả khu, cả làng, cả xã sẽ là gánh nặng lớn cho vấn đề bảo vệ môi trường của nông thôn.
  • Chất thải rắn phát sinh do hoạt động sản xuất nông nghiệp: Đối với bao bì thuốc BVTV, 100% số phiếu điều tra cho kết quả chỉ mới thực hiên thu gom bao bì thuốc BVTV. Từ thàng 12 năm 2014, xóm đã xây bể thu gom bao bì thuốc BVTV. Tuy nhiên, chai lọ thuốc BVTV còn xuất hiện trên ruộng đồng, bất kỳ đâu chúng ta cũng bắt gặp những vỏ chai, bao bì thuốc BVTV từ bờ ruộng, bờ rào, đặc biệt ở vị trí gần nguồn nước. Với đặc tính tồn tại lâu trong môi trường, thuốc BVTV còn lại trong bao bì sẽ ngấm dần vào nước, đất và có thể gây những bệnh tật cho con người, nhất là các bệnh có liên quan đến di truyền và các mầm bệnh nguy hiểm chỉ chờ bộc phát khi sức đề kháng của chúng ta suy yếu; Đối với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt, 100% số phiếu điều tra cho kết quả chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt được tận dụng lại. Rác thải từ sản xuất nông nghiệp: Rơm rạ, thân cây ngô, đậu, sắn, khoai lang sau khi thu hoạch thường được các hộ tái sử dụng: Cho gia súc, gia cầm ăn, phơi làm củi đun nấu…; Tuy nhiên, đối với chất thải rắn phát sinh tù hoạt động chăn nuôi, là nguồn gây ô nhiễm chính. 100% người dân được hỏi đều áp dụng đào hố chứa phân, nước thải nhưng lại để lộ thiên, không có bất cứ gì che đậy. Đây là hiện trạng thường thấy ở nông thôn, đa số người dân làm chuồng cho gia súc, gia cầm và các chất thải của chúng được cho ra ngay bên cạnh chuồng, cứ thế ngày qua ngày những chất thải này được phân huỷ và người dân lấy đó làm nguồn phân bón cho đồng ruộng. Song điều đáng nói ở đây là những chất thải này để lâu ngày khi chưa kịp sử dụng nó đã đầy lên và trào ra ngoài. Hiện tượng này gây ra rất nhiều ô nhiễm như mùi hôi thối, chất thải ngấm vào nguồn nước nhất là khi trời mưa.

Thực tế cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường tại xóm Phú Yên tập trung chủ yếu do CTR chăn nuôi và vỏ bao bì  thuốc BVTV.

3.3.1. Đánh giá nhận thức của cộng đồng và tính hiệu quả của công tác quản lý CTR

Cộng đồng có vai trò rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Nguồn phát sinh chất thải rắn là từ hoạt động của con người. Do đó để công tác quản lý CTR có hiệu quả thì cần có sự chung tay đóng góp của cộng đồng. Với ý nghĩa đó, qua việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sinh sống trên đại bàn xóm nhằm đánh giá và tìm hiểu về nhận thức của họ về vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn, tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra cán bộ xã, trưởng thôn và những người dân tại xóm với tổng số phiếu là 47 phiếu và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến của người dân về ảnh hưởng của CTR

           CTR

Môi trường

CTR sinh hoạt Bao bì thuốc

BVTV

CTR chăn nuôi CTR nghề

mây tre đan

Đất 67,7 78,7 75,3 13,9
Nước 32,4 89,3 65,7 0
Khí 65,4 97 56,8 0

(Nguồn: Số liệu điểu tra, phỏng vấn và tính toán, năm 2015)

Qua bảng tổng hợp ý kiến của người dân về ảnh hưởng của CTR tới môi trường đất, nước, không khí, ta nhận thấy người dân đã phần nào nhận thấy được những tác hại của CTR tới môi trường và sức khỏe con người.

Người dân nhận thức rõ những ảnh hưởng của bao bì thuốc BVTV tới môi trường đất, nước, không khí. Đa số người dân được hỏi đều muốn thực hiện thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV.

Đối với CTR chăn nuôi và CTRSH, người dân cũng phần nào nhận thức được những tác hại của chúng tới môi trường. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân cho rằng CTRSH và CTR chăn nuôi ít ảnh hưởng đến các thành phần môi trường, do lượng chất thải hàng ngày thải ra ít, mỗi hộ đân đều có vườn rộng.

Đối với CTR phát sinh từ nghề sản xuất mây tre đan, hầu hết người dân đều không nhận thức được những ảnh hưởng lâu dài của chúng đến môi trường. 100% người dân được hỏi cho biết, lượng CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất may tre đan là không nhiều và được tuần hoàn tái sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế lượng CTR phát sinh từ nghề mây tre đan khá lớn, người dân biết cách xử lý loại chất thải này sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế và giảm những tác động tiêu cực của chúng tới môi trường sống.

Do nhận thức của người dân về tác hại của CTR đến môi trường và sức khỏe con người còn hạn chế, nên công tác quản lý CTR của xóm Phú Yên không đem lại hiệu quả. Năm 2013, xã Phấn Mễ đã cử cán bộ môi trường về xóm hướng dẫn người dân tổ chức xây dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom và xử lý ủ phân gia súc, gia cầm; thu gom CTRSH; … Song công tác này chỉ manh tính hình thức, chưa tác động được tới người dân nên các hoạt động trên chưa được thực hiện.

Để công tác quản lý CTR được tốt hơn, xóm cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về môi trường đến với người dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân về những ảnh hưởng của CTR đến môi trường sống và sức khỏe con người. Chính quyền địa phương cần phát động phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường, kêu gọi mọi người tham gia bảo vệ môi trường.

3.3.2.  Những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý CTR

Về quản lý nhà nước (thể chế, chính sách)

Hiện nay, trên toàn xã Phấn Mễ nói chung vẫn chưa xây dựng chính sách riêng, kế hoạch cụ thể cho công tác quản lý CTR. Do đó, các thôn xóm khó triển khai công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

UBND xã chưa trú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, chưa có kế hoạch cụ thể xuống thôn, xóm.

Đối tượng được phục vụ chính của công tác quản lý, thu gom rác thải là người dân. Tuy nhiên, những hoạt động như hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân hiểu về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường không được thực hiện thường xuyên; chưa sinh động còn mang nặng tính lý thuyết.

Về kỹ thuật

– Cán bộ làm công tác BVMT còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng nhất là các thôn, xóm. Các văn bản đã được triển khai về xóm, tuy nhiên người dân đọc nhưng không hiểu làm như thế nào?

– Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường còn hạn chế.

–  Trên địa bàn chưa có khu xử lý CTR sinh hoạt cũng như CTR nguy hại: bao bì thuốc BVTV, pin…

Về tài chính

Ngân sách nhà nước thanh toán cho công tác quản lý rác thải gần như chưa về tới thôn, xóm.

Chưa có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chất thải rắn nông thôn: Trong khi ở các khu vực đô thị, các Công ty dịch vụ môi trường đô thị là các doanh nghiệp công ích Nhà Nước, 80% hoạt động từ ngân sách Nhà Nước, 20% do dân dóng góp; Các dịch vụ môi trường nông thôn kinh phí hoạt động chủ yếu do người dân đóng góp. Nguồng kinh phí này chỉ đủ để trả cho người thu gom rác với mức chỉ bằng 30- 40% thu nhập của người thu gom rác đô thị. Ở nông thôn, người thu gom chưa được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhiều nơi chưa có bảo hộ lao động.

3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất trải rắn tại làng nghề

3.4.1. Giải pháp giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức người dân

Các vấn đề về môi trường là vấn đề của toàn cầu. Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mọi người, không là của riêng ai. Công tác quản lý chất thải rắn ở xóm Phú Yên cũng như ở mọi khu vực, cần sự chung tay góp sức của từng cá nhân. Công tác phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cần phải được thực hiện tốt và hiệu quả. Do đó, mọi người phải biết về tác hại của CTR tới môi trường và con người, tự ý thức trong côn tác thu gom, xử lý CTR và bảo vệ môi trường sống.

Chính vì vậy, công tác truyền thông cần thực hiện thường xuyên và tập trung vào các lĩnh vực:

  • Truyền thông nâng cao nhận thức trong nhà trường với đối tượng học sinh, sinh viên.
  • Tổ chức các cuộc phát động làm vệ sinh môi trường trong các ngày cuối tuần hoặc các dịp lễ lớn của đất nước.
  • Đẩy mạnh các mô hình tự quản của xóm, hội như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh.
  • Khen thưởng những gia đình, hội giữ gìn vệ sinh môi trường tốt; phê bình, xử phạt những cá nhân, tập thể không thực hiện công tác này.

3.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

  • Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần sớm ban hành các chính sách hỗ trợ công tác quản lý chất thải rắn ở nông thôn.

Hiện đã có 5 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn nhưng có tới 4 văn bản về quản lý chất thải rắn cho đô thị. Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn ban hành tháng 4/2007 nhưng chưa có hướng dẫn thực hiện.

Do vậy một số quy phạm pháp luật cần được ban hành để hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện quản lý chất thải rắn ở nông thôn như:

+ Xây dựng chiến lược quản lý chất thải rắn cho nông thôn.

+ Xây dựng tiêu chí và hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn ở nông thôn.

+ Xây dựng các yêu cầu vệ sinh đối với khu xử lý quy mô nhỏ, trạm trung chuyển quy mô cấp huyện, xã, thôn, xóm.

  • Hiện nay, xã Phấn Mễ chưa có bãi rác riêng, cần quy hoạch khu vực xây dựng bãi rác hợp vệ sinh.
  • Xóm Phú Yên là xóm ở xa đường quốc lộ, điều kiện đi lại khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt, xóm cần lên kế hoạch quản lý CTR riêng.

3.4.3. Giải pháp quản lý

  • Đối với cấp các cấp cao (xã, huyện, tỉnh, nhà nước…)

Tiếp tục hoàn hiện bộ máy quản lý môi trường đến cấp cơ sở, chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở cấp cơ sở.

Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý về môi trường cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các quy định pháp luật và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với các địa phương khác nhằm tận dụng kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ người dân về nguồn vốn trong công quản lý CTR nói riêng và bảo vệ môi tường địa phương nói chung.

  • Đối với xóm Phú Yên
  • Trưởng xóm cần có những quy định chung về quản lý chất thải rắn.
  • Cử người đi tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về rác thải để tuyên truyền tới từng hội trong xóm, đảm bảo mọi người có nhận thức đúng về tác hại và công tác quản lý CTR.
  • Quy hoạch một khu đất riêng xây dựng bãi rác hợp vệ sinh cho xóm.
  • Đưa các môi hình quản lý CTR đi kèm với giải pháp phát triển kinh tế xã hội.
  • Thành lập nhóm, hội có trách nhiệm nhắc nhở các hộ gia đình thực hiện tốt công tác quản lý CTR nói chung, đặc điệt có trách nhiệm quản lý bao bì thuốc BVTV.
  • Yêu cầu mỗi hộ gia đình tự trang bị thùng đựng rác sinh hoạt. Đồng thời xây dựng điểm thu gom rác, quy định giờ tập kết rác trong ngày (do khu vực xóm nhỏ và thưa dân), nên công tác này cần được mọi người thực hiện nghiêm túc nhằm giảm thời gian và chi phí thu gom, đổ thải vào bãi rác.
  • Đối với người dân

Mỗi cái nhân, gia đình cần tự trang bị cho mình những hiểu biết về tác hại của rác thải đến môi trường sống và sức khỏe con người. Từ đó có ý thức tự giác trong giữ gìn vệ sinh chung của xóm, tự vệ sinh nhà ở và thực hiện tốt quy định thu gom và xử lý CTR của xóm.

Mỗi hộ sản xuất nghề mây tre đan cần có phương pháp xử lý CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề hiệu quả nhất. Quá trình sản xuất diễn ra theo chu kỳ 5 ngày, do đó CTR nghề nên được thu gom và xử lý ngay sau 5 ngày.


3.4.4. Giải pháp định hướng quy hoạch

Đối với khu nhà ở của người dân

Trong lô đất ở của mỗi hộ gia đình nông nghiệp bao gồm không gian phục vụ sinh hoạt và không gian phát triển sản xuất theo mô hình v­ườn- ao- chuồng.

Khoảng cách từ nhà ở (chỉ có chức năng ở) tới các khu chăn nuôi, sản xuất  tiểu thủ công nghiệp phải đảm bảo khoảng cách > 200 m.

Các hộ gia đình phải xây dựng bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại. Tr­ường hợp không thể thiết kế bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại thì sử dụng hố xí hai ngăn như­ng phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi tr­ường.

Chuồng trại chăn nuôi gia súc- gia cầm trong khuôn viên lô đất hộ gia đình (nếu có) phải đặt cách xa nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m, cuối h­ướng gió và phải có hố chứa phân, rác, thoát nư­ớc thải đảm bảo vệ sinh môi trư­ờng.

Đối với khu vực bãi chôn lấp

Khu vực xóm Phú Yên có nhiều thung lũng xe kẽ đồi cao, bãi chôn lấp rác thải có thể xây dựng ở thung lũng, nhằm lợi dụng địa hình. Kiểu hố chôn lấy nửa nổi, nửa chìm rất phù hợp với địa hình cũng như vị trí địa lý của xóm. Tuy nhiên, cần chọn thung lũng có khoảng cách phù hợp với khu vực sinh sống của người dân và không nằm ở đầu nguồn nước mặt. Xây dựng bãi chôn lấp đảm bảo các quy định về mặt kỹ thuật. Thiết kế bãi chôn lấp đảm bảo thời gian sử dụng từ 10 đến 15 năm và không ảnh hưởng đến quy hoạch của địa phương trong những năm tới.

3.4.5. Các giải pháp công nghệ

  • Chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay, CTR sinh hoạt tại xóm Phấn Mễ đã và đang dược phân loại rất tốt, phần rác hữu cơ thường được người dân tận dụng cho chăn nuôi, phần rác vô cơ trở thành thành phần đáng lo ngại ở địa phương. Do đó, mỗi gia đình cần phải có hai thùng đựng rác vô cơ các loại không phân hủy được; Một thùng đựng rác tái chế như: Hộp nhựa, kim loại, bìa cacton…; Một thùng đựng CTR vô cơ không tái chế được như: quần áo thải, cao su,…

– Công nghệ xử lý rác vô cơ: Rác vô cơ xử lý theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Thiết kế ô chôn lấy phải đảm bảo: Rác trong bãi phải được đầm nén. Hằng ngày rác phải được che phủ (bằng đất hoặc các vật liệu khác) để tránh không bị môi trường bên ngoài. Kiểm soát và ngăn ngừa những tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường (chẳng hạn như mùi, làm nguồn nước cấp bị ô nhiễm…). Mỗi ô chôn lấp được tính toán và thiết kế để sử dụng trong thời gian một năm. Với điều kiện địa hình, địa chất khu vực xử lý chọn loại bãi chôn lấp nửa chìm, nửa nổi. Rác thải đổ vào ô chôn lấp, đầm nén bằng thủ công, sau 3 tháng đổ 1 lớp đất phủ. Sau khi ô chôn lấp đầy, tiến hành đóng ô chôn lấp và trồng cây lên trên. Tiếp tục sử dụng ô thứ 2 theo kiểu cuốn chiếu.

– Phương án thu hồi chất tái chế: Rác tái chế là nhựa, bìa cacton được người thu gom phế liệu tự do mua. Thành phần nilon sẽ do hội viên phân loại tại khu xử lý tập trung, dùng máy cắt xé nhỏ, rửa sạch để bán cho các cơ sở tái chế.

  • Chất thải rắn nông nghiệp

     Chất thải rắn chăn nuôi

Trong những năm gần đây ở nông thôn Việt Nam mô hình xử lý chất thải chăn nuôi đem lại hiệu quả về kinh tế và môi trường là công nghệ biogas. Mỗi hộ gia đình ở xóm Phú Yên chăn nuôi không nhiều nhưng ổn định qua các năm, do vậy mỗi hộ có thể xây dựng bể biogas với dung tích nhỏ 6m3. Công nghệ biogas giúp xử lý CTR chăn nuôi hiệu quả đồng thời cung cấp chất đốt và nguồn phân bón cho cây trồng.

Bao bì thuốc BVTV

Xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật là quá trình làm mất hoặc giảm độc tính của thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong bao bì và xử lý chiệt để vỏ bao bì nhằm không gây tác động xấu đến môi trường. Có rất nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp vật lý, hóa học, sinh học….

Căn cứ vào điều kiện kinh tế, sản xuất của địa phương, phương pháp khả thi nhất để xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật là oxy hóa thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong bao bì bằng tác nhân Fenton hoặc tác nhân Permanganat. Đây là phương pháp xử lý đơn giản, chi phí thấp, chỉ mất khoảng ba đến bốn trăm nghìn cho một lần xử lý (5-6 kg vỏ thuốc BVTV).

Sau khi thu gom khoảng 8- 10 tháng thu gom, lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật vào khoảng 4-5 kg thì cho thêm vào bể tác nhân oxy hóa nhằm oxy hóa hết lượng thuốc còn tồn dư trong bao bì.

Lượng vỏ bao bì sau khi ôxy hóa được phân loại và xử lý như sau:

Nhóm 1: Đem thiêu đốt như chất thải thông thường. Tại địa phương có thể đem chôn lấp cùng với CTR sinh hoạt.

– Nhóm 2:  Là nhóm vỏ bao chứa clo do vậy được thiêu hủy trong lò có nhiệt độ cao trên 12000C hoặc chôn lấy an toàn. Đối với xóm Phú Yên, nhóm này có thể đem thiêu đốt cùng với rác thải y tế nguy hại của huyện.

– Nhóm 3: Liên hệ với bộ cung ứng vật tư nông nghiệp của huyện, liên kết với nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, nhằm tận dụng, tái chế làm chai đựng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu không thực hiện được thì đem xử lý giống như bao bì nhựa độc hại.

  • Chất thải rắn nghề mây tre đan

Sử dụng than sinh học cho trồng trọt giúp giúp cải thiện tính chất đất đồng thời giảm khả năng rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất.

Như vậy người dân xóm phú yên có thể sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ), lá cây và tre, nứa (bòng hong) làm than sinh học. Lượng than sinh học này đem bổ sung thêm phân chuồng và phân tổng hợp để bón lót cho diện tích trè được trồng lại, trồng mới hàng năm. Ngoài ra người dân có thể sử dụng than sinh học bón cho các loại cây trồng khác.

 

=======================================================

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua thời gian tiến hành điều tra khảo sát thực tế ở xóm để tìm hiểu về công tác quản lý rác thải nông thôn khu vực xóm Phú Yên hiện nay, đề tài đã thu được một số kết quả sau:

Khu vực xóm Phú Yên là khu vực có khí hậu mát mẻ, có diện tích đồi, rừng lớn, chất đất phù hợp với hoạt động trồng rừng. Trên diện tích dất rừng hiện có, người dân chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp và cây mây, cây tre, là nguồn nguyên liệu phong phú cho nghề sản xuất mây tre đan.

Bên cạnh hoạt động sản xuất nghề mây tre đan, người dân xóm Phú Yên còn tham gia các hoạt động kinh tế như: Chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh…. Trước tháng 12 năm 2014, lượng chất thải rắn sinh hoạt, và sản xuất phát sinh chưa có bất kỳ biện pháp thu gom, xử lý nào. Do đó, môi trường của xóm Phú Yên đang bị ô nhiễm bởi CTR sinh hoạt, CTR chăn nuôi, bao bì thuốc BVTV và chất thải rắn phát sinh do hoạt động sản xuất mây tre đan. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính của xóm: Là do chất thải rắn chăn nuôi và chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất mây tre đan.

Công tác quản lý chất thải rắn nói riêng, quản lý môi trường địa phương nói chung, chưa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm. Xóm Phú Yên bước đầu mới chỉ quan tâm đến thu gom bao bì thuốc BVTV, chưa có biện pháp thu gom, xử lý đối với các loại chất thải rắn phát sinh khác.

Từ thực trạng ô nhiễm môi trường, cũng như hiện trạng quản lý chất thải rắn tại địa phương, đề tài đã đề xuất các biện pháp quản lý CTR mang tính khoa học và khả thi để quản lý tốt CTR nông thôn nói chung và môi trường làng nghề mây tre đan xóm Phú Yên nói riêng. Các giải pháp nhằm hướng tới phát triển bền vững, cải thiện đời sống nhân dân và môi trường địa phương. Quản lý tốt CTR góp phần thực hiện tốt tiêu chí 17- xây dựng nông thôn mới.

2.Kiến nghị

Đối với UBND xã và các cấp chính quyền

  • Coi công tác vệ sinh môi trường như một nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
  • Đưa cán bộ có chuyên môn về môi trường xuống thôn, xóm thực hiện công tác truyền thông môi trường và các hoạt động quản lý rác thải có liên quan.
  • Truyền thông cho người dân hiểu rằng CTR ảnh hưởng tới môi trường sống và súc khỏe con người. Thực hiện quản lý tốt CTR góp phần thực hiện tốt tiêu trí 17- xây dựng nông thôn mới nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hướng tới một xã hội phát triển bền vững.
  • Công tác quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, căn cơ, nhất thiết không được ồ ạt, rập khuôn, máy móc theo mô hình ở địa phương khác.
  • Đầu tư xây dựng, hệ thống thu gom – vận chuyển – xử lý chất thải, nước thải, trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Tiến tới phân loại rác sinh hoạt tại nguồn.

Đối với chính quyền địa phương và các đoàn thể

  • Vận động người dân tham gia các phần việc: Tổng vệ sinh theo phát động của chính quyền, đoàn thể; sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, rác thải sinh hoạt phải được thu gom; xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi, hố xí hợp vê ̣ sinh, thu gom bao bì thuốc BVTV…. Đối với các hộ sản xuất nghề mây tre đan phải tuân thủ các quy định về môi trường.

Đối với người dân

  • Chấp hành mọi quy định, kế hoạch của nhà nước, tổ chức đoàn thể trong cốc tác quản lý CTR: Thu gom CTRSH, bao bì thuốc BVTV và giữ vệ sinh môi trường…
  • Xây dựng nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh… Đầu tư xây dựng biogas đối với các hộ chăn nuôi.
  • Tự nâng cao hiểu biết của bản thân về vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng lối sống văn minh…

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *