Hấp phụ trong xử lý nước và nước thải

4.8/5 – (6 votes)

Hấp phụ là quá trình hút các phân tử khí, hơi hoặc các phân tử, ion của chất tan lên bề mặt phân chia pha. Bề mặt chia pha có thể là lỏng – rắn, khí – lỏng, khí – rắn. Chất mà trên bề mặt của nó có sự hấp phụ xảy ra gọi là chất hấp phụ, còn chất mà được hút trên bề mặt phân chia pha được gọi là chất bị hấp phụ.

Microbe-Lift SA: Vi sinh giảm bùn MICROBE-LIFT SA là một quần thể vi sinh có độ hoạt tính cao, hoạt động như một chất gia tốc được thiết kế đặc biệt để đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất khó phân hủy nhằm làm giảm thể tích bùn trong hệ thống xử lý nước thải, ao hồ, đầm chứa

Bề mặt tính đối với 1g chất hấp phụ gọi là bề mặt riêng của nó. Những vật có lỗ xốp có bề mặt riêng từ bài m2/g đến vài trăm m2/g. Trong quá trình hấp phụ, năng lượng tự do bề mặt của hệ giảm, nghĩa là ∆G < 0. Đồng thời độ hỗn độn của hệ giảm (do các tiểu phân của các chất bị hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ được sắp xếp một cách có trật tự) nghĩa là ∆S < 0. Do đó, từ phương trình năng lượng của công thức GIBBS (thế đẳng áp đẳng tích) ta có:

∆G = ∆H – T.∆S < 0

Từ đó suy ra: ∆H < 0. Nghĩa là quá trình hấp phụ là quá trình tỏa nhiệt. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực nghiệm. Hiệu ứng nhiệt của quá trình hấp phụ được gọi là nhiệt hấp phụ.

Hấp phụ được chia thành:

  1. Hấp phụ vật lý: các nguyên tử bị hấp phụ liên kết với những tiểu phân (nguyên tử, phân tử, các ion,…) ở bề mặt phân chia pha bởi lực liên kết Van der Walls yếu. Nói một cách khác, trong hấp phụ vật lý các phân tử của chất bị hấp phụ và chất hấp phụ không tạo thành hợp chất hóa học (không hình thành các liên kết hóa học) mà chỉ bị ngưng tụ trên bề mặt phân chia pha và bị giữ lại trên bề mặt bằng lực liên kết phân tử yếu (lực Van der Walls) và liên kết hydro. Sự hấp phụ vật lý luôn luôn thuận nghịch. Nhiệt hấp phụ không lớn.
  2. Hấp phụ hóa học: có những lực hóa trị mạnh (do các liên kết bên của liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết phối trí,…) liên kết những phân tử hấp phụ và những phân tử bị hấp phụ tạo thành những hợp chất hóa học trên bề mặt phân chia pha. Nói một cách khác, hấp phụ hóa học xảy ra khi các phân tử hấp phụ tạo thành hợp chất hóa học với các phân tử bị hấp phụ và hình thành trên bề mặt phân chia pha (bề mặt hấp phụ). Lực hấp phụ hóa học khi đó là lực liên kết hóa học thông thường (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết phối trí,…) sự hấp phụ hóa học luôn luôn bất thuận nghịch. Nhiệt hấp phụ hóa học lớn, có thể đạt tới giá trị 800kJ/mol.

Microbe-Lift DGTT: Vi sinh xử lý dầu mỡ MICROBE-LIFT DGTT là một chủng vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng => có hoạt tính cao . Chủng vi sinh này được thiết kế đặc biệt để phân hủy nhanh chóng các chất béo, dầu, và mỡ trong các hệ thống nước thải, bao gồm tất cả các bể bẫy mỡ, hố chứa chất thải, đường ống chất thải…

         Trong quá trình hấp phụ những phân tử khi bị hấp phụ sẽ ở lại trên bề mặt hạt xúc tác trong một thời gian nhất định để tiếp nhận năng lượng và thực hiện quá trình nhả hấp phụ. Quá trình hấp phụ và quá trình nhả hấp phụ xảy ra đồng thời cho đến khi hạt phản ứng đạt được trạng thái cân bằng. Để thiết lập được phương trình động học cho quá trình hấp phụ, Langmuir đã đưa ra một số điều kiện sau (thuyết hấp phụ đẳng nhiệt của Langmuir):

  • Tất cả các tâm hoạt hóa đều có tính chất như nhau.
  • Số tâm hoạt hóa không thay đổi theo thời gian.
  • Mỗi tâm hoạt hóa chỉ có thể hấp phụ một phân tử bị hấp phụ.
  • Giữa các phân tử bị hấp phụ không có tác động qua lại.

 Hấp phụ bao gồm ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: khuếch tán từ môi trường lỏng đến bề mặt chất hạt chất hấp phụ.
  • Giai đoạn 2: khuếch tán theo các mao quản đến bề mặt.
  • Giai đoạn 3: tương tác hấp phụ

Microbe-Lift IND: Vi sinh xử lý nước thải MICROBE-LIFT IND là sản phẩm côt lõi của dòng sản phẩm vi sinh môi trường, chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Chuyên dùng giảm BOD, COD, TSS cho nước thải đa ngành như: công nghiệp, sinh hoạt, đô thị, ngành cao su, ngành dệt nhuộm…

         Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, kẹo nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất như xỉ tro, xỉ mạt sắt,…Trong số này than hoạt tính được sử dụng phổ biến nhất. Than hoạt tính có hai dạng: dạng bột và dạng hạt đều được dùng để hấp phụ. Lượng chất hấp phụ tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của từng chất và hàm lượng chất bẩn có trong nước. Phương pháp này có khả năng hấp phụ 58 ÷ 95% các chất hữu cơ và màu. Các chất hữu cơ có thể bị hấp phụ được tính đến là phenol, ankylbenzen, sulfonic axit, thuốc nhuộm, các hợp chất thơm.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *