Ô nhiễm tại Vĩnh Phúc như thế nào ?

5/5 – (1 vote)

 

Vĩnh Phúc được mệnh danh là Sapa thứ hai, là một tỉnh giáp với Hà Nội. Thiên nhiên ở đây được trời phú cho thật loàn hảo sự kết hợp giữa mây trời sông núi thật làm cho con người ta thoải mái nhất sau những công việc căng thẳng. Thời tiết chính là điểm cộng ở đây vì thế nó mới được ví như Sapa thứ hai, mát mẻ thoáng mát, dù trời Hà Nội có găy gắt đến mấy nhưng khi vừa bước chân đếnTam Đảo thôi là bao nhiêu cái nóng , bức bách được giải tỏa hết.

Môi trường ở Vĩnh Phúc?

Gạt qua những cái đẹp miễn chê thì vấn đề cần bàn đến hôm nay là ô nhiễm môi trường ở đây. Du khách từ thập phương đến nơi đây không chỉ đếm ngắm cảnh hưởng thụ khí trời mát mẻ trong lành bên cạnh đó họ còn ở lại để cắm trại. Các bạn cũng đã biết đến hiện trường còn lại sau một buổi cắm trại qua đêm rồi đấy. Củi đốt không hết dở dang trông rất mất mí quan. Cộng thêm còn biết bao nhiêu rác sau một đêm tiệc tùng nào là túi nilong, vỏ hoa quả, rau rợ, và rất nhiều vỏ hộp thức ăn sẵn bỏ lại mà không được thu dọn đi.

Trước kia chưa có nhiều dịch vụ cắm trại vui chơi thì Tam Đảo giữ những nét nguyên sinh làm cho ai cũng tưởng thiên cảnh. Nhưng bây giờ do ý thức của nhiều khách du lịch không được tốt đã gây đến những cảnh tượng rất khó nhìn, gây mất đi nhiều ý nghĩa của một không gian xanh. Chúng ta suy nghĩ xem cứ chỗ nào có sự xuất hiện của con người thì ý như rằng chỗ đó băt đầu ô nhiễm.

Không chỉ dừng lại ở những khu cắm trại tự do ngay những chỗ du lịch linh thiêng như chùa, chiền cũng trở nên rất mất mĩ quan. Mặc dù được trang bị nhiều thùng rác nhưng hình như cái ý thức thì khó mà có thể thay đổi được. Rác không được bỏ vào thùng mà bị vứt bừa bãi ra sân chùa, bậc thang , bậc thềm nơi đâu có sự nghỉ chân của khách du lịch thì nơi đó có sự tồn tại của rác. Một câu chuyện mà chúng ta nghe rất là quen là:”tại sao cô không bỏ rác vào thùng đằng kia vậy ạ? Cô thấy gói gọn rồi để ở đây thì có người đến dọn mà có phải mình cô vứt ra đây đâu, nhiều người cũng làm thế mà ….” Đấy là tâm lí chung của hầu như những người có ý thức vất rác như thế, họ thường là lí luận những hành động của mình dựa trên hành động của những người xung quanh. Dẫn đến một khung cảnh không còn được đẹp đẽ nữa.

Xem thêm: Chặt cây ở Hà Nội và câu chuyện của người dân

Đấy là câu chuyện về rác thải do khách du lịch để lại nơi đây. Nhưng liệu Vĩnh Phúc còn chỗ nào bẩn hơn do ý thức con người nữa hay không. Người dân ở đây cũng vẫn còn một số bộ phận đang ngày càng hủy hoại đi môi trường theo từng ngày, từng giờ. Câu chuyện về con sông gần chùa Tây Thiên. Xác động vật chết thối nhiều ngày được đựng trong những bao tải to nổi chềnh bềnh trên sông. Những bao bị rách còn thấy dòi bọ bò lổn nhổm trên bao có khi tràn cả ra nước sông. Nhìn bằng mắt thường thôi cũng đã đủ thấy nước ở đâu hết sức ô nhiễm. Nước sông chuyển qua màu đen đục không còn thấy sự hiện diện của sinh vật sống nào dưới nước nữa, mùi hôi thối bốc lên. Đi qua những khúc sông bị xác động vật vứt trôi nổi thật khó mà chịu được. Thế nhưng con sông này đã tồn tại ở đây được nhiều năm rồi nhưng chưa có sự can thiệp của chính quyền. Vì thế ngày qua ngày càng thêm nhiều xác động vật được vứt ra con sông này.

Chính vì thế chúng ta là người có ý thức cần phải tố cáo và thay đổi ngay cả suy nghĩ, ý thức khi mình đi đến bất cứ nơi nào để du lịch và bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *