Quản lý hoá chất trong sản xuất và sản phẩm tiêu thụ

5/5 – (1 vote)

a. Những yêu cầu pháp lý trong quản lý  sản xuất hoá chất và tiếp xúc với hoá chất

Quản lý hoá chất ở nơi làm việc và trong sản phẩm tiêu thụ là đảm bảo an toàn “ một cách hợp lý ” cho công nhân trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng. “ Hợp lý ” là một vấn đề đang được tranh luận, một số người lập luận là những vấn đề này không phải bộ phận của kinh tế môi trường vì môi trường nơi làm việc và môi trường ở gia đình không phải là bộ phận của môi trường thiên nhiên và ở những trưòng hợp này là mối quan hệ giữa người công nhân với các chủ nhà máy, giũa người tiêu thụ với người sản xuất được thực hiện trực tiếp thông qua thị trường. Lập luận này đã không thể hiện được môi trường thiên nhiên theo đúng nghĩa của nó là bao gồm cả một số yếu tố môi trường riêng đều nằm trong môi trường thiên nhiên . Thí dụ, người công nhân tiếp xúc với sợi amiăng ở nơi làm việc, các gia đình tiếp xúc với fomandehyt rò rỉ, cũng đều phải chịu thiệt hại đôi khi còn rất nặng nề do họ phải hít thở trong bầu không khí bị ô nhiễm do khí độc hại phát ra từ một nhà máy gần đấy.
Sự an toàn của sản phẩm tiêu thụ là một vấn đề cũng diễn ra từ lâu, như trong thời kỳ công nghiệp tăng trưởng nhanh của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, với việc tạo điều kiện cho mọi người được tự do kinh doanh đã dẫn đến nhiều trường hợp cố ý hoặc vô tình giả mạo sản phẩm đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đôi khi còn dẫn đến “thảm khốc” do sử dụng nhưng sản phẩm này. Sau đó, vào cuối thế kỷ XX, sự tăng nhanh của công nghiệp hoá chất lại tạo nên những thị trường phức tạp về những sản phẩm tiêu thụ vượt khả năng phân biệt, lựa chọn của người tiêu dùng bình thường. Do các bước tiến triển này đã dẫn đến sự ra đời một số bộ luật nhằm quản lý và điều chỉnh trong lĩnh vực này ở nhiều nước phát triển. Điển hình là các bộ luật sau đây:

i. Bộ luật về thuốc diệt hại sâu hại, cỏ và kiểm soát các chất nguy hại.

Đến nay, đã có tới hàng chục ngàn loại thuốc diệt sâu hại khác nhau, bao gồm những loại dùng để giệt, đuổi hoặc kiểm soát bất cứ sinh vật gây hại nào, từ các vi khuẩn đến những con vật có hại, những cỏ, cây ảnh hưởng đến các cây trồng chính. Trên thực tế, bộ luật này còn có chức năng theo dõi, kiểm soát sản xuất và sử dụng hoá chất, nhất là các loại hoá chất công nghiêp không thể quản lý hữu hiệu bằng các bộ luật thông thuờng khác được như phân bón hoá học, các hoocmon tăng trưởng và các sinh vật mới được phát triển nhờ tái phối hợp DNA. Phương thức thực thi của bộ luật này là “ mệnh lệnh và kiểm soát ”. Theo đó, mọi loại thuốc trừ sâu, vật hại cây trồng đều phải đăng ký tại cơ quan quản lý. Luật còn quy định không cho phép tồn dư vi lượng thuốc trừ sâu, vật hại và hoá chất trong lương thực, thực phẩm (một số ít có thể được cho phép một tỷ lệ dung sai nào đó hoặc được miễn trừ đặc biệt). Để cưỡng chế thi hành, luật quy định các hình thức phạt tiền hoặc các hình thức khác như thanh tra, giám sát nơi sản xuất, tịch thu sản phẩm hay buộc huỷ bỏ sản phẩm, nếu vi phạm nặng phải truy cứu hình sự. Song, bộ luật này còn thể hiện tính “cân bằng” nghĩa là cho phép cơ quan quản lý cân nhắc, so sánh về cả lợi ích và thiệt hại của các loại sản phẩm này khi cấp đăng ký cho lưu hành.

ii. Bộ luật về thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và an toàn sản phẩm tiêu dùng.
Đây là bộ luật cấm lưu hành các loại thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm không đạt một số tiêu chuẩn quy định, được coi là “ giả mạo” hay “sai nhãn hiệu”, do các loại sản phẩm này có chứa phụ gia có hại. Phụ gia thực phẩm có nhiều loại, có thể là một loại hoá chất đặc biệt như một tác nhân hoặc để tạo mầu cho vào thực phẩm nhằm tạo cho nó một ưu điểm nào đó, các loại phụ gia này có thể là một chất cặn bã xuất phát từ một thứ thuốc trừ vật hại cây trồng đã dùng khi cây trồng còn ở ngoài đồng hoặc cũng có thể là một hoá chất xâm nhập vào thực phẩm do chất liệu bao gói có hoá chất (những loại hoá chất đã có sẵn trong tự nhiên có thể được phép. Chẳng hạn, lạc không bị loại trừ , tuy lạc trong tự nhiên có một loại hoá chất mạnh có thể gây ung thư, có tên là Aflatoxin). Một loại dược phẩm được coi là “sai nhãn hiệu”, nếu nó nó được xác định là không an toàn hay không tác dụng đối với người bệnh.
Các phụ gia và dược phẩm này phải được thử nghiệm để có số liệu khoa học giúp cho các cơ quan quản lý xem xét chuẩn y các sản phẩm này được sử dụng hay không. Trong trường hợp một số phụ gia và dược phẩm được sử dụng thì luật phải quy định các điều kiện cụ thể như liều lượng cho phép của các loại phụ gia hay hoá chất này và các yêu cầu về nhãn mác. Ngoài ra, luật còn quy định cấm các phụ gia có trong thực phẩm có biểu hiện gây ung thư cho súc vật, vì từ đây có thể xâm nhập vào con người.

iii, Luật về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
Mục tiêu của bộ luật này là quy định các điều kiện về lao động phải đảm bảo an toàn và kỹ thuật sử dụng hoá chất trong sản xuất. Đó là, những quy định về “ Tiêu chuẩn nơi làm việc ”, quy định cụ thể về “mức độ tiếp xúc được phép”,nó có hai loại:
– Tiêu chuẩn về sức khoẻ, quy định người làm việc, tiếp xúc với hoá chất hay các tác nhân gây hại phải đủ sức khoẻ như không bị bệnh mãn tính, dị ứng với hoá chất…
– Tiêu chuẩn về an toàn nơi làm việc, nhằm bảo vệ người lao động không bị tổn hại đến cơ thể khi làm việc như có bị ngã, điện giật, hoả hoạn… và những trang bị an toàn khi tiếp xúc với hoá chất hay chất độc hại.
Đặc biệt bộ luật này không cho phép áp dụng phương pháp “cân bằng”, (Phương pháp cân bằng sẽ được đề cập trong các phần về kinh tế sau đây) như các bộ luật khác. Điển hình là một số hoá chất như: Clorua vinyl; Chì; Belzen; Bụi bông; Khí lò than cốc lầ phải áp dụng bộ luật này một cách tuyệt đối, nên các cơ quan quản lý phải chú ý đến cả hai khía cạnh là nguy hiểm cho sức khoẻ khi sử dụng hoá chất và những nơi làm việc có nồng độ hoá chất tối đa theo quy định. Theo đó, luật còn quy định cả việc giám sát và chăm sóc y té cho người lao động trong một số điều kiện nhất định.
Một phần quan trọng nữa của bộ luật là quy định về hệ thống thông tin nhằm thông báo cho người lao động biết những nguy hiểm do còn tồn dư các chất nguy hại ở nơi làm việc. Theo đó, cơ quan quản lý tực tiếp các cơ sở này còn phải ban hành kèm theo bộ luật này về : “Tiêu chuẩn thông tin về các mức độ nguy hiểm” Nhằm yêu cầu các nhà chủ sản xuất ngoài việc phải đánh giá được những nguy hiểm của hoá chất họ đang sử dụng mà còn phải thông báo cho người lao động những nguy hiểm này trong khu vực họ đang làm việc.

b. Những vấn đề kinh tế trong sản xuất hoá chất và tiếp xúc với hoá chất

– Về cân bằng.
Trong hoạt động sản xuất hoá chất hay có sử dụng hoá chất và tiếp xúc với hoá chất thì tiêu chuẩn để xác định các mức có thể chấp nhận được khi phải tiếp xúc với hoá chất và bảo vệ người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Điển hình như khi đặt ra các tiêu chuẩn của belzen hay của sợi bông ở nơi làm việc hoặc các tiêu chuẩn về formaldehyt cho vật liệu xây dựng, các cơ sở sản xuất phải áp dụng nguyên tắc nào để định ra các tiêu chuẩn này. Để giải quyết vấn đề này, người ta sử dụng khái niệm về mức cho phép hữu hiệu của ô nhiễm môi trường như là sự trao đổi giữa chi phí kiểm soát và thiệt hại sát giới hạn do ô nhiễm gây ra. Áp dụng cho trường hợp này, khi đặt ra mức độ cho phép khi tiếp xúc với hoá chất phải xác định được điểm mà ở đấy lợi ích có được khi sức khoẻ không bị giảm sút hoặc loại trừ được các nguy cơ khác có thể gặp phải được “cân bằng” với chi phí (phí tổn) do phải giảm sản xuất và giám sát khi sử dụng hoá chất. Sự trao đổi này được thể hiện ở hình 1 dưới đây.

2016-09-24_202746

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng các số liệu xác định lợi ích và chi phí trong trường hợp này thưòng không rõ ràng (nhất là về chi phí). Vì vậy, kết quả về lợi ích và chi phí này có giá trị khác nhau trong đánh giá của xã hội. Do đó, không có thể có sự sai lệch cao trong các số liệu khi phân tích phương pháp “cân bằng” trên đây.
Phương pháp phân tích này yêu cầu thông tin đầy đủ về quan hệ giữa liều lượng hoá chất sử dụng và đáp ứng kết quả đạt được của sản phẩm.hay số liệu về tiếp xúc với hoá chất và đánh giá lợi ích của việc giảm nguy hiểm cho người lao động hay người tiêu dùng. Thực tế không thể có đầy đủ thông tin như yêu cầu được, nên khi cần điều chỉnh một chất, người ta cần nhiều thông tin hơn chứ không chỉ là các số liệu về nguy hiểm và lợi ích của chất âý. Chẳng hạn, khi cần loại trừ hoàn toàn hay chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt một hoá chất nào đó, phụ thuộc vào việc có thể dùng chất nào thay thế nó. Vì thế, muốn đánh giá một chất nào đó, người ta không những phải biết các đặc tính riêng của nó mà còn phải biết những chất nào có thể thay thế nó, nếu chất thay thế bị kiểm soát thì nó có những đặc tính gì.
Mặt khác, do số lượng các loại hoá chất rất lớn và tầm quan trọn của từng loại không như nhau, nên người ta chỉ có thể tạp trung thông tin vào những chất được sử dụng rộng rãi hoặc với số lượng sử dụng tương đối lớn. Ví dụ, ở Mỹ từ 1975 đến 1989 bộ luật của liên bang về thuốc diệt sâu, diệt nấm và loài gậm nhấm đã xem xét và điều chỉnh lại tới 19 loại thuốc diệt sâu hại nhưng có khả năng gây ung thư đang sử dụng rộng rãi khi đó để tăng năng xuất cây trồng trong nông nghiệp.do trong 245 thực phẩm đăng ký có liều lượng cho phép của nhóm thuốc diệt sâu hại này, đã có tới 96 thực phẩm phải loại bỏ. Tuy có nhiều khó khăn, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì “sự cân bằng” đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định tương tự như ví dụ này.
Để có thông tin cần phải thử nghiệm với số lượng lớn hoá chất, nên nẩy sinh một số thiếu sót trong cách thử nghiệm hiện thời dẫn đến cách đánh giá chưa chính xác mức độ nguy hiểm sau đó. Chẳng hạn, nghiên cứu ở người khó đạt kết quả vì hầu như không thể thu được những số liệu chính xác về tiếp xúc với hoá chất. Điều này cho thấy những thông tin thuộc vấn đề này có được đều phải lấy từ việc thí nghiệm trên súc vật, nhất là các loài chuột. Sau đó, ngoại suy kết quả thí nghiệm nên thông tin chỉ mang tính chất tương tự vì từ một sinh vật này sang một snh vật khác có sự trao đổi chất hoàn toàn khác hẳn nhau và từ một tỷ lệ liều lượng này sang một tỷ lệ liều lượng khác trong tiếp xúc cho kết quả cũng rất khác nhau. Điển hình như trong một thí nghiệm với người là cho họ tiếp xúc với một hoá chất tiêu biểu trong môi trường như một loại cặn bã thuốc trừ sâu hại còn trong một loại thức ăn nào đó có trung bình khoảng từ 1-2 g cho người tiếp xúc mỗi ngày. Nếu thử nghiệm với chuột ở mức tiếp xúc này thì phải cần tới một nưả triệu con chuột để phát hiện ra một hoặc hai khả năng trong một triệu khả năng bị ung thư do hoá chất này. Để đơn giản hoá, thục tế các nhà nghiên cứu cho súc vật tiếp súc với liều lượng hoá chất cao hơn nhiều, có thể cao hơn tới mấy nghìn lần so với người khi tiếp xúc, những kết quả này vẫn được ngoại suy cho người. Nói cách khác, thử nghiệm trên súc vật dùng liều lượng rất lớn, kết quả đó dùng để ngoại suy hay dự đoán tác động đến người khi iếp xúc với liều lượng rất nhỏ.
Các phương pháp thí nghiệm đã có những tiến bộ đáng kể trong mấy thập kỷ gần đây, nhưng chưa được như mong muốn. Hy vọng trong tương lai sẽ có cách rẻ tiền và hữu hiệu về thử nghiệm độc tính của một hoá chất đối với người. Tuy nhiên, cho dù có đạt được như vậy, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng vẫn có nhiều điều không chắc chắn xung quanh sự đánh giá nguy hiểm trung bình xuất phát từ việc dùng một hoá chất đặc biệt nào đó và lưu ý đến điều ấy khi có quyết định “cân bằng” để sử dụng nó.
Trong bộ Luật về an toàn nghề nghiệp và sức khoẻ ở Mỹ (1970) đề ra các tiêu chuẩn về bảo vệ sức khoẻ cho người lao động ở nơi làm việc với yêu cầu rất cao, đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn, nên rất khó thực hiện. Thực tế các cơ sở sản xuất vẫn phải cân bằng khi đặt ra các tiêu chuẩn, điều quan trọng hơn là để cân bằng phải nhờ cưỡng chế đủ mạnh vì cho dù các tiêu chuẩn được ban hành với yêu cầu chặt chẽ nhưng cưỡng chế yếu thì sự cân bằng cũng không được như mong muốn. Trong các tình huống như vậy, nên thực hiện theo một tiêu chuẩn cân bằng rõ ràng.

+ Các tiêu chuẩn đồng nhất.
Chất nguy hại ở nơi làm việc và trong sản phẩm tiêu thụ đã được quy định phần lớn bằng các tiêu chuẩn thuộc các chủng loại khác nhau. Điều này đã nẩy sinh hai vấn đề cần giải quyết.: Một là, các tiêu chuẩn có nên đồng nhất hay không. Hai là, thị trường thường hoạt động như thế nào để thể hiện được mối nguy hiểm của chất độc hại có mạt ở nơi làm việc và trong các sản phẩm tiêu thụ.. Để minh hoạ hai vấn đề nêu trên, chúng ta tiến hành phân tích về các tiêu chuẩn ở nơi làm việc do bộ Luật về an toàn nghề nghiệp và sức khoẻ quy định. Trước tiên hãy xem xét hình 2 sau đây:

2016-09-24_202930

Hình 2, áp dụng cho một trường hợp nơi làm việc có hoá chất, ở đấy người lao động gặp phải nguy hiểm do phải tiếp xúc với hoá chất dùng trong sản xuất.Trục hoành nêu lên mức độ nguy hiểm bắt đầu từ 0 và tăng lên về bên phải. Nguy hiểm cao hơn khi kết hợp với thiệt hại sát giới hạn tăng lên thông qua các tác động đến sức khoẻ do tiếp xúc với hoá chất. Có hai đường MC, mỗi đường cong mô tả chi phí kiểm soát sát giới hạn nhằm giảm nguy hiểm nơi làm việc. Nguy hiểm có thể giảm thông qua một số biện pháp: Trang bị bảo hộ lao động an toàn hơn; Sắp xếp lại nơi làm việc; Các biện pháp an toàn thành quy định bắt buộc, v.v.. Những chi phí thực hiện giảm nguy hiểm trong trường hợp này thưòng với trường hợp khác, vì có nhiều công nghệ sản xuất khác nhau nên mức độ nguy hiểm ở mỗi nơi làm việc cũng khác nhau và chi phí sát giới hạn để giảm nguy hiểm do tiếp với hoá chất cũng khác nhau. Trong hình 6-2 có hai đường cong sát giới hạn của chi phí này là MC1 và MC2. Đường cong MC1 nằm phía trên MC2 nhiều vì được giả thiết là nó đại diện cho một công nghệ mà bản thân nó có nguy hiểm hơn công nghệ mà MC2 đại diện, nghĩa là với MC1 đại diện chi phí sát giới hạn để giảm nguy hiểm tương đối cao.
Giả thiết, một tiêu chuẩn chung cho tiếp xúc ở nơi làm việc đươc đặt ở r1. Nói cách khác, một tiêu chuẩn đã được xác lập quy định tất cả các nơi làm việc phải bố trí sao cho nguy hiểm do tiếp xúc không được cao hơn r1. Tiêu chuẩn này hữu hiệu cho nơi làm việc có chi phí kiểm soát sát giới hạn là MC1, nhưng nó không phù hợp cho trường hợp r2 và do chi phí kiểm soát sát giới hạn thấp hơn nên mức hữu hiệu của MC2 là r2. Như vậy, quy định một tiêu chẩn chung và cưỡng chế thi hành sẽ dẫn tới mất hiệu quả nhiều khi tiêu chuẩn chung đó thấp hơn trường hợp khác.
+ Hoạt động của thị trường lao động.
Mở rộng ra, vẫn với giả thiết trên, trường hợp mức tiếp xúc ở nơi làm việc được quản lý hữu hiệu ở cả hai nơi. Song, vẫn xẩy ra chi phí sát giới hạn ở nơi này cao hơn nơi kia, ở hình 6-2 nơi làm việc nguy hại hơn chi phí sát giới hạn là w1, còn ở nơi ít nguy hiểm hơn là w2. Khi thị trường lao động hoạt động bình thường thì tiền lương của người lao động ở Công ty1 (tương ứng với MC1) sẽ cao hơn tiền lương ở Công ty 2 (tương ứng với MC2)> Tiền lương ở Công ty 1 cao hơn là cần thiết để thu hút ngườ lao động đến làm việc ở nơi làm việc nguy hại hơn. Nói cách khác, do hoạt động bình thường của thị trường lao động sẽ dẫn tới kết quả là tiền lương cao hơn ở nơi làm việc nguy hại hơn. Khi đó, ngưòi lao động tìm việc làm sẽ phải lựa chọn một trong hai tình huống tiền lương và nguy hại, người lao động sẽ lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích riêng của mình. Mặt khác, điều này cũng khuyến khích các công ty tìm biện pháp giảm nguy hại ở nơi làm việc, vì họ sẽ có lợi nhuận cao hơn thông qua tiết kiệm tiền lương khi giảm được nguy hại ở nơi làm việc.
Nếu thị trường lao động hoạt động bình thường như vậy thì có thể không cần đặt ra các tiêu chuẩn làm gì. Để duy trì được như vậy đòi hỏi phải có sự cạnh tranh hợp lý của cả hai công ty trên thị trường bằng cách tìm ra các phương án tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế không đạt được mong muốn như vậy. Vì vậy, điều quan trọng là thị trường lao động có sự cạnh tranh phù hợp thì mọi người tham gia thị trường này phải hiểu biết về các mối nguy hại ở các nơi làm việc. Sự hiểu biết này thuờng không đầy đủ, nên người lao động không hiểu biết đầy đủ về những nguy hại của hoá chất mà họ tiếp xúc hoặc là không biết được hoá chất gì có mặt ở nơi làm việc hoặc họ thiếu kiến thức về các tác động của các hoá chất có ở nơi làm việc, nhất là các tác động này trong thời gian dài. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của việc cung cấp thông tin cho người lao động hiểu biết đâỳ đủ hơn về các mối nguy hại ở nơi làm việc.
– Kiểm soát có phân biệt.
Trong các bộ luật về kiểm soát ô nhiễm nước hay không khí. Nhất là ô nhiễm không khí đã có sự phân biệt giữa các nguồn phát thải “ cũ ” và các nguồn “ mới ” thì các nguồn mới được quản lý chặt chẽ hơn các nguồn cũ, sự phân biệt này giống như việc kiểm soát chất nguy hại. Trong đó, phân biệt giữa hoá chất đã có và hoá chất mới và đã đặt ra yêu cầu thử nghiệm chặt chẽ hơn đối với hoá chất mới. Điều này có thể cũng xẩy ra như việc phân biệt nguồn phát thải cũ và mới, giống như dự đoán với hoá chất là thúc đẩy các nhà sản xuất và người sử dụng hoá chất bám chặt việc dùng hoá chất cũ, có khi nguy hại hơn mà không phát triển hoá chất thay thế, ít nguy hại hơn nhưng phải trải qua thử nghiệm nghiêm ngặt hơn.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *