Chi trả dịch vụ cảnh quan môi trường

5/5 – (1 vote)

Chi trả dịch vụ cảnh quan thường bao gồm chi trả phí tạo lập và bảo vệ cảnh quan, chi trả phí vào cửa các khu vực bảo tồn để tạo nguồn quỹ bảo tồn thông qua du lịch; và du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) như là cơ chế chi trả dịch vụ sinh thái (Payment Eco System – PES) cho cả vẻ đẹp cảnh quan lẫn đa dạng sinh học.

Chi trả dich vụ cảnh quan nói riêng và dịch vụ hệ sinh thái nói chung là một lĩnh vực mới, nhưng khá nhiều quốc gia trên thế giới triển khai thực hiện. Ví dụ, mô hình PES ở Costa Rica, một số khách sạn tham gia vào cơ chế chi trả dịch vụ môi trường để bảo vệ lưu vực sông Pacuare và sông Reventazón.

Cơ sở của việc chi trả này là nhận thức về mối tương quan chặt chẽ giữa cung cấp dịch vụ môi trường nước do bảo vệ lưu vực và người hưởng là ngành du lịch. Lý do là các hoạt động ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào trữ lượng và chất lượng nước.

Vì vậy, từ năm 2005 một số khách sạn chi trả hàng năm 45,5 USD cho mỗi ha đất của các chủ đất địa phương và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hình chi trả dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, ở Costa Rica, “vẫn chưa có một cơ chế được thừa nhận chung, dựa vào lợi ích của người được chi trả trực tiếp từ vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học”.

Du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) là một dạng cơ chế “kiểu PES” khác, một nghiên cứu tại Tan-za-ni-a nhằm thiết lập chi trả dịch vụ môi trường, trong đó một nhóm 5 công ty du lịch đã cùng nhau làm hợp đồng với một làng nằm trong khu vực đồng cỏ ởđịa phương để bảo vệ các loài hoang dã chủ yếu thông qua chi trả tài chính hàng năm.

Tuy nhiên, các mô hình nghiên cứu về chi trả dịch vụ cảnh quan trên thế giới hiện nay phần lớp đều gặp phải vấn đề về cơ chế giám sát, phân chia lợi ích và đánh giá hiệu quả mô hình.

Việt Nam đã có một số hoạt động chi trả cho người dân để trồng và bảo vệ rừng từnhiều năm nay, trong các chương trình của chính phủ như chương trình 327 vào giữa những năm 90, tiếp đó là chương trình 661 từ năm 1998 đến 2010.

Các bài học từ ngành lâm nghiệp ởViệt Nam trong hai thập kỷ qua (Chương trình 327 và  661) cho thấy rằng mức chi trảgiống nhau cho các chủ rừng dường như chỉ thành công trong việc trồng rừng nhưng không dẫn đến thay đổi trong việc bảo vệ và sử dụng rừng. Thực trạng phá rừng và suy thoái vẫn còn xảy ra, đặc biệt trong rừng tự nhiên. Do đó “thực tiễn tốt” cho bảo vệ rừng dường như phụ thuộc vào nhiều yếu tố hơn là mức chi trả.

Trong năm 2008 Chính phủ Việt Nam đã bắt  đầu thử nghiệm chi trả  dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008, tại tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Trên cơ sở thành công của dự án thí điểm, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 thực hiện chi trả  dịch vụ môi trường rừng trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 1 năm 2011.

Nghị định 99/2010/NĐ-CP tạo ra cơ sở pháp lý cho các tỉnh để đề nghị các nhà máy thủy điện, công ty cung cấp nước sạch và các đơn vị kinh doanh du lịch chi trả một phần nhất định từdoanh thu của họ cho bên cung cấp dịch vụ môi trường. Ví dụ về bên cung cấp dịch vụ môi trường như các chủ  sử  dụng  đất và những người bảo vệ  rừng. Các dịch vụ môi trường quy  định trong chính sách này rất rõ ràng là “cung cấp nước”, “vẻ đẹp cảnh quan”, “lâm sản”, “nguồn gen”, “đa dạng sinh học”, và “chống xói mòn và lũ  lụt”. Mức chi trả đặt ra là 20 đồng/KWh điện thương phẩm của các công ty thủy điện, 40 đồng/m3 nước thương phẩm của các công ty cấp nước và khoảng 1-2% tổng doanh thu của “những người hưởng lợi từrừng hoặc những người tác động đến rừng. Mức cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Chi trả dịch vụ môi trường từ ngành du lịch là một vấn đề mới không chỉ đối với Việt Nam mà cả trên thế giới. Vì thế, kinh nghiệm xác định ngành dịch vụ nào phải chi trả hoặc không phải chi trả cũng còn rất thiếu liên quan đến chi trả dịch vụ vẻ đẹp cảnh quan, Điều 7 của Nghị định 99 đã nêu rõ: “Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệcảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch”.

Theo Điều 11 “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối tượng phải chi trả bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Như vậy Nghị định 99 đã quy định rõ việc chi trả của những đối tượng hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng nhưng không đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để xác định những đối tượng này. Dù sao đây cũng là cơ sở yêu cầu các công ty tham gia vào lĩnh vực du lịch phải chi trả.

Một số lưu ý từ tổng quan kinh nghiệm trong nước và quốc tế: Quan điểm về cung cấp dịch vụ môi trường từ các loại rừng và các hình thức sử dụng đất là khác nhau giữa các bên liên quan khác nhau. Bên cạnh đó, việc theo dõi đánh giá hiệu quả của cơchế chi trả còn có nhiều hạn chế do nhiều lý do, ví dụ như phương pháp hay kinh phí đòi hỏi quá nhiều, dẫn đến chi phí cao và hiệu quả thấp. Chi trả dịch vụ môi trường quyết định bởi tầm quan trọng của việc hiểu và kết hợp ba hệ thống kiến thức: kiến thức địa phương, kiến thức phổ thông/chính sách và kiến thức khoa học trong quá trình xây dựng cơ chế đền đáp hoặc chi trả dịch vụ môi trường. Điều quan trọng là các bên liên quan thống nhất rằng mục tiêu đề ra đối với các dịch vụ môi trường như chất lượng và khối lượng nước, tích lũy carbon, đa dạng sinh học) là thực tế và có thể đạt được thông qua cơ chế chi trảdịch vụ môi trường.

Các dự án về chi trả dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là chi trả cảnh quan tại Việt Nam, hiện đang có những dấu hiệu khởi sắc, như dự  án chi trả dịch vụ môi trường tại Ba Bể, Bắc Kạn do ICRAF tài trợ, và Phong Nha –Kẻ Bàng tại Quảng Bình do GIZ tài trợ. Điều này, hứa hẹn một nguồn tài chính mới cho công tác bảo vệ cảnh quan môi trường.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *