Theo báo cáo công bố vào ngày 2-7 năm 2009, hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đã cho biết trong năm thế kỉ qua, đã có tới 860 loài động thực vật hoang dã bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó cũng có khoảng 17000 loài khác cũng đang đối mặt với nguy cơ bị biến mất khỏi trái đất.
Có nhiều loài động vật hoang dã đã phải bỏ mạng vì có người tin rằng xương hổ, sừng tê giác, mật gấu,… là những phương thuốc chữa bách bệnh hay còn được gọi với cái tên là thuốc “ tiên”. Hiện nay nhiều người thấy rằng việc buôn bán đông vật quý hiếm là một phương thức kinh doanh đem lại rất nhiều lợi nhuận. Chính bởi vì thế nên mặc dù biết là việc làm của mình là sai trái nhưng họ vẫn làm. Cũng có không ít người đã móc nối với các tổ chức để buôn bán động vật hoang dã để kiếm lời về cho bản thân.\
Xem thêm: Một số vấn đề môi trường toàn cầu và định hướng giải pháp trong thời gian tới
Theo thống kê thì hoạt động buôn bán động vật hoang dã ở nước ta đang ngày một gia tăng. Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng danh sách động vật sắp bị tuyệt chủng đã lên đến con số 407 loài. Điều đó cũng động nghĩa với việc mức độ đa dạng sinh học của Việt Nam đang bị đe dọa. Việc xâm phạm rừng đã làm biến đổi môi trường sống của các loài động thực vật theo hướng xấu. Đó chính là nguyên nhân khiến nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng. Một số rất ít còn lại cũng trong tình trạng tuyệt chủng là rất cao.
Một số loài động vật quý hiếm như tê giác, chim gõ kiến mỏ ngà, báo Amur, vượn tre, hổ Siberia,… đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Những loài động vật này trên toàn thế giới chỉ còn lại với số lượng có thể đếm được là rất nhỏ. Bên cạnh đó một số loài thực vật quý hiếm cũng được liệt vào danh sách có nguy cơ bị biến mất ở nước ta như pu mơ, trầm hương, lát hoa, nấm lim xanh, sưa,… Và đứng trước tình trạng lâm tặc ngày càng hoành hành như hiện nay thì có lẽ nơi cư trú của nhiều loài động thực vật cũng sẽ dần bị mất đi.
Xem thêm: Top 10 thành phố ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới
Việt Nam chúng ta được xếp thứ 16 trên thế giới về đa dạng sinh vật. Tuy nhiên năm 2007, nước ta đã có 880 loài động thực vật được ghi vào sách Đỏ. Theo bộ tài nguyên và môi trường năm 2012, số lượng hổ ở nước ta chỉ còn khoảng 28-47 con sống ngoài tự nhiên và có nguy cơ bị tiêu diệt do bị săn bắt và mất nơi sinh sống. Không có một ghi nhân nào trong vòng 100 năm qua về việc loài linh trưởng bị tuyệt chủng trên toàn thế giới tuy nhiên theo tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế đã cảnh báo cuối năm 2015 thì Việt Nam ta đang có nguy cơ được nhận danh hiệu “ quốc gia đầu tiên có linh trưởng tuyệt chủng”.
Tất cả những điều trên đều cho thấy rằng công tác quản lý của ta còn rất lỏng lẻo và thiếu đồng bộ, các xử phạt còn quá nhẹ đối với những hành động đốt phá rừng hay buôn bán động thực vật trái phép. Các cơ quan quản lý cần có những biện pháp răn đe hơn đối với những hành động ác độc này để làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của những loài động thực vật quý hiếm. Mỗi chúng ta cũng hãy bảo vệ loài động thực vật hoang dã bằng mọi cách như săn bắt, ăn thịt hay bao che cho người buôn bán,… để góp phần làm cho môi trường thiên nhiên trở lại với đúng những gì đã có.
Leave a Reply