Máy ozon không có khả năng khử thuốc sâu trong rau quả hay không?

5/5 – (1 vote)

Thực phẩm sạch, an toàn luôn hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam. Đã đến lúc người Việt sợ thực phẩm bẩn, sợ mua và ăn hoa quả bảo quản hóa chất, sợ mua và ăn rau xanh phun thuốc sâu, thuốc kính thích tăng trưởng, sợ ăn thịt, cá nuôi công nghiệp sử dụng thức ăn tăng trọng, chất tạo lạc…. Việc lạm dụng hóa chất trong chăn nuôi, trong trồng trọt, và trong bảo quản thực phẩm đã mang đến cho con người nhiều bất an về sức khỏe. Số lượng người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng, nhất là với người trẻ. Một trong những nguyên nhân đó là việc sử dụng các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, chất bảo quản, chất tạo lạc….. Vì thế, nhiều người muốn tìm giải pháp tạo ra thực phẩm sạch. Trong khi chưa có giải pháp hợp lý thì nhiều người đã tìm đến máy ozon gia đình với hy vọng sẽ khắc phục được các chất bẩn trên theo giới thiệu của nhà sản xuất.

2016-11-30_193538

2016-11-30_193642

Nhiều người vẫn nghĩ rằng máy khử độc ozon có khả năng khử độc rau quả, thịt, cá, tôm… khử dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng hoocmon kích thích sinh trưởng, tăng trưởng trên rau quả, thịt, cá… loại bỏ các chất độc hại trong nước như kim loại nặng, clo, vi khuẩn coliform… trong nước. Vì thế, nhiều người đã lựa chọn máy ozon như 1 giải pháp để loại bỏ các chất độc hại trên cho gia đình. Với những giới thiệu hấp dẫn như máy khử độc rau quả ozone, hay máy khử độc ozone, máy khử độc thực phẩm… Nếu có được công dụng như thế thì đó sẽ là 1 giải pháp tuyệt vời để chúng ta có rau quả sạch, có thực phẩm, thịt, cá… sạch.

Tuy nhiên, trên thực tế, máy ozone hoạt động như thế nào? và hiệu quả loại bỏ các loại chất độc trên đến mức độ nào? và sau khi sục khử rau quả, thịt, cá… chúng ta có khẳng định được là đã loại bỏ được chất độc chưa?

Xem thêm: Cơ chế phân hủy các chất hữu cơ của ozone

Trên thực tế, máy ozone có khả năng sinh ra khí O3, đây là một khí oxi hóa mạnh, có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong khí và trong nước theo con đường trực tiếp bằng phân tử O3 hay gián tiếp thông qua việc hình thành gốc hydroxyl linh động (OH*). Theo nguyên lý này, khi khí O3 sinh ra từ máy ozone có thể  oxi hóa trực tiếp với chất hữu cơ, amoni… trong không khí khi tiếp xúc trực tiếp với các chất đó. Vì thế, trong không khí có mùi hôi hay nói chung là chứa các chất hữu cơ có thể bị oxi hóa làm mất mùi, màu…. Hoặc khí ozone sinh ra được hòa tan vào trong nước để oxi hóa các chất hữu cơ mang màu, mang mùi, vị…. làm mất màu, mất mùi, giảm hàm lượng các chất hữu cơ trong nước hay nước thải. Các chất hữu cơ có thế được oxi hóa làm giảm phân tử lượng, chuyển từ chất hữu cơ bền vững thành chất hữu cơ kém bền vững hoặc mạnh hơn có thể chuyển hết thành chất vô cơ.

Tuy nhiên, có điều là khả năng sống của phân tử O3 (khả năng tồn tại của phân tử O3) trong khí hay trong nước chỉ trong thời gian ngắn, có thể kéo dài cũng chỉ được vài phút, nếu không chỉ được vài giây là bị phân hủy thành phân tử O2. Vì thế, môi trường tiếp xúc hay khả năng tiếp xúc của ozone với các chất hữu cơ quyết định khả năng thành công của quá trình oxi hóa. Khả năng tiếp xúc càng cao thì khả năng phân hủy (hay oxi hóa) các chất hữu cơ bởi O3 càng tốt. Như vậy, nếu các chất hữu có trong không khí và khi phát máy ozone sinh khí O3 trực tiếp vào không khí thì khả năng tiếp xúc nhanh nên khả năng phân hủy xảy ra tốt. Nhưng trong môi trường nước thì khả năng hòa tan của ozone vào trong nước lại là yếu tố quyết định đến khả năng phân hủy chất hữu cơ. Vì thế, khả năng tiếp xúc của khí O3 với nước càng cao càng tốt.

Trở lại với vấn đề mà người dân Việt Nam đang sử dụng. Mục tiêu của người dân là khử độc (khử hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, tăng trưởng, vi sinh vật gây bệnh….) của rau quả, thịt, cá, tôm…. Vậy, máy ozone có khả năng khử độc trong các thực phẩm này được không?

Trước hết, nói về khả năng khử độc của máy ozone thì đúng là máy ozone có khả năng khử độc như vậy nhưng cách sử dụng thì không mang lại hiệu quả, không hoàn toàn khử độc được. Trước hết, chúng ta thấy rằng, khi các loại hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, hóa chất tạo lạc trong chăn nuôi… được sử dụng thì những hóa chất này sẽ tích lũy ở trong rau, quả, thịt, cá, tôm… nghĩa là các chất độc nằm lại trong cơ thể thực vật, động vật chứ không phải trên bề mặt bên ngoài.

Như cơ chế oxi hóa của O3 thì chỉ khi tiếp xúc được với các chất hữu cơ thì mới xảy ra quá trình oxi hóa. Vậy khi chúng ta sục máy ozone vào trong chậu nước chứa rau, quả, thịt, cá, tôm…. thì quá trình tiếp xúc chỉ xảy ra ở trên bề mặt xung quanh rau, quả, thịt, cá, tôm…. và chỉ những chất hữu cơ, vi sinh vật bám trên bề mặt các loại thực phẩm trên mới có khả năng bị oxi hóa (có khả năng khử độc) được.

2016-11-30_201029

Tuy nhiên, như phân tích ở trên, các loại hóa chất độc hại được sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi đã tích lũy trong rau, quả, thịt, cá, tôm… thì rất rất khó có thể tiếp xúc được với phân tử O3 trong nước hay trong khí. Vì thế, trên thực tế, rất rất khó để khử được các hóa chất độc hại này trong thực phẩm bởi máy ozone. Mặc dù máy ozone có khả năng sinh khí O3 tốt. Vì khí O3 hay phân tử O3 đã hòa tan trong nước cũng rất rất khó có thể xâm nhập vào trong cơ thể hay tế bào rau, quả, thịt, cá, tôm… để oxi hóa các chất hữu cơ. Và về nguyên lý, khi gặp chất hữu cơ thì O3 sẽ oxi hóa mà rau, quả, thịt, cá, tôm.. đều là chất hữu cơ nên nếu có tiếp xúc với khí O3 thì khí này oxi hóa các chất hữu cơ trên bề mặt các loại thực phẩm này mà không thể xâm nhập vào bên trong thực phẩm được. Và rằng, thời gian tồn tại của phân tử O3 rất ngắn nên khẳ năng xâm nhập vào bên trong cơ thể các loại thực phẩm trên để oxi hóa lại càng khó thành công.

Tiếp đến, nói về cách sử dụng của máy ozone trong sục rửa thực phẩm của chúng ta lại càng khó thành công. Thông thường, chúng ta thường dùng chậu nước (như chậu rửa rau quả, thịt, cá…) với chiều cao mực nước thấp và cho khí O3 sục vào để rửa.

2016-11-30_202030

Như vậy, khả năng hòa tan của khí O3 sinh ra từ máy phát ozone rất khó hòa tan vào trong nước vì khi sục khí chứa O3 sẽ bay lên và với mực nước thấp như hình trên thì rất khó để hòa tan O3 vào trong nước. Nếu hòa tan được thì phải cần 1 bình chứa nước chuyên dụng có chiều cao cao hơn nhiều so với chậu rửa thông thường. Như vậy, khi sục thì khí O3 chưa kịp hòa tan vào trong nước đã thoát ra ngoài không khí thì làm sao mà quá trình oxi hóa (hay khử độc) rau quả, thịt, cá, tôm… thành công được. Cũng không có cơ chế nào đề khí O3 có thể luồn lách vào trong khối thịt, cá, rau, quả để khử độc được.

Như vậy, máy ozone có khả năng oxi hóa các chất hữu cơ trên bề mặt thực phẩm, khử vi sinh vật bám trên bề mặt thực phẩm làm cho bề mặt thực phẩm sạch. Nếu sau đó, thực phẩm được bảo quản tốt, tránh tiếp xúc với không khí thì thực phẩm đó hạn chế bị vi sinh vật phân hủy làm hư hỏng, ôi thiu… Nhưng khó có khẳ năng khử thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng trong thực phẩm.

Xem thêm: Phân tích khí ozone.

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *