Cháy rừng và những hệ lụy

4.1/5 – (8 votes)

 

Rừng được coi là một phần cần thiết không thể thiếu của thế giới nó đã trở thành lá phổi xanh của thế giới. Cây cối quang hợp sẽ sản sinh ra ô xy để nuôi dưỡng các sinh vật sông trên trái đất. Bất kể loài sinh vật  nào sống trên trái đất này đều cần đến oxy,bởi oxy sẽ giúp duy trì sự sống. Nhưng đến bây giờ diện tích rừng bao phủ trên trái đất còn lại rất ít. Một ví dụ điển hình nhất là diện tích rừng còn lại ở nước ta. Việt Nam chúng ta những năm trước kháng chiến được ví như “rừng vàng biển bạc” bởi những năm tháng đó rừng nguyên sinh còn nhiều phần bị chặt phá đi không đáng kể gì. Theo số liệu thống kê nước ta có đến ¾ là diện tích đồi núi mà đồi núi đó thì thường là những núi đồi nguyên sơ bị ít sự chạm tay của loài người , thế nhưng hiện tại chỉ sau có vài chục năm thì những số liêu thống kê đó đã bị giảm đi rất nhiều. Một phần là do bàn tay con người phá hủy một mặt khác là do biến đổi khí hậu, nắng nóng thất thường dẫn đến cháy rừng.

Những năm gần đây chúng ta cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của khí hậu, trái đất nóng lên nhiệt độ cũng thay đổi thất thường theo. Biên độ nhiệt ngầy càng dao động mạnh lên và luôn giữ mức cao. Điều đó cho thấy nhiệt độ tại những nước nhiệt đới cao làm cho mùa hè khắc nghiệt hơn cháy rừng diễn ra phổ biến hơn.

Nguyên nhân dẫn đến cháy rừng một phần là do bàn tay con người cũng có thể là đốt rừng để khai phá nhưng nguyên nhân chính vẫn là do khí hậu. Nền nhiệt độ luôn cao trên 40 độ C thì rất dễ dấn đến cháy rừng. Những khu rừng vào mùa hanh khô thường có dấu hiệu như là cây khô héo, cành cây, gốc cây trơ lại thường rất dễ bén lửa. Chỉ cần một chút lửa thôi nhưng do gió đưa đi làm cho cả cánh rừng mấy ha cũng có thể bị thiêu rụi trong vòng vài chục phút.

Vậy sau khi rừng bị cháy chúng ta được gì không ?

Tất nhiên cháy rừng nếu xét sâu xa hơn thì chính con người là người chịu thiệt nhất. Hâu quả đầu tiên cần nhắc tới là chúng ta đã bị mất đi cánh rừng hàng chục năm cũng có thể là hành trăm năm trong vào chục phút. Còn lại gì sau những ngọn lửa đó, chắc mọi người chỉ thu lại được than củi nhưng thay vào đó chúng ta đã mất thêm hàng chục năm nữa mới có thể lấy lại những gì đã mất. Cháy rừng đồng nghĩa với việc chúng ta lại bị chậm lại hàng chục năm để trồng thêm rừng đó là một khoảng thời gian rất dài chính là những thách thức dành do loài người bởi không phải chỉ trồng thôi mà chúng ta còn cần có thêm nhiều biện pháp để chăm sóc và bảo vệ.

Không chỉ thế cháy rừng làm cho nhiều loài sinh vật bị thiêu rụi, xác động vật bị cháy đen sau những vụ cháy rừng trông rất thương tâm. Những con vật xấu số đã ra đi theo những ngọn lửa.Nếu như là những loài động vật quý hiếm thì lại một lần nữa chúng ta lại nhận thấy mất đi cân bằng sinh thái. Như những vụ cháy rừng ở Indonesia nước này chính là một điểm nóng cho những vụ cháy rừng. Ở đây có loài động vật đang trên đà tuyệt chủng do cháy rừng đó là đười ươi. Chỉ trong một năm thôi số vượn còn lại chỉ còn chưa đầy 20% nếu nhhuw tình trạng này còn tiếp tục xảy ra thì những loài vật còn lại ít trên thế giới sẽ hoàn toàn biến mất trong thời gian sớm thôi.

Xem thêm: Môi trường khu dân cư

Chảy rừng còn là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Khói, bụi ùn ùn bay vào trong không khí làm cho vùng trời xung quanh đó bị bao trùm trong khối khí bụi. Những người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Những triệu chứng khi hít phải những khí đó là khó thở, ho ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp.

Như vậy chúng ta thấy được nhiều hệ lụy từ cháy rừng đến chính con người chúng ta. Không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống mà ngay cả chính ức khỏe chúng ta cũng không được bảo vệ an toàn. Chúng ta cần có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng cháy rừng xảy ra ngày càng liên tiếp như thế. Một biện pháp thiết thực nhất dành cho chúng ta là hãy hành động ngay các hoạt động trong đời sống hằng ngày gắn liền với bảo vệ môi trường, trồng cây xanh thật nhiều để chạy kịp với những thảm họa thiên nhiên ngày càng nhiều đến với cuộc sống con người chúng ta.

Comments

One response to “Cháy rừng và những hệ lụy”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *