Phân tích kinh tế về giảm lượng phát thải

5/5 – (1 vote)

1- Chi phí giảm thải.

Chi phí giảm chất thải là khoản tiền phải bỏ ra để giảm lượng chất phát thải vào môi trường tự nhiên hoặc hạ thấp mật độ chất thải trong môi trường xung quanh. Thí dụ, có một nhà máy giấy xây dựng ở cạnh một dòng sông, khi nhà máy hoạt động bình thường, nó sinh ra một lượng khá lớn chất thải hữu cơ, cách giải quyết rẻ tiền nhất là bơm chúng xuống sông. Nhưng do quy định của pháp luật, nhà máy phải có các biện pháp công nghệ và quản lý để giảm chất độc hại phát thải vào môi trường nước của con sông. Chi phí để tiến hành các hoạt động này được gọi là “chi phí giảm thải ” vì chúng là chi phí để thanh toán hoặc giảm bớt lượng cặn bã thải xuống dòng sông. Chi phí này khác nhau đối với mỗi loại chất thải, cũng khác nhau ngay cả đối với cùng chất thải nhưng khác nguồn thải và đặc điểm của công nghệ trong sản xuất. Chẳng hạn, chi phí để giảm phát thải SO2 từ các nhà máy điện khác với chi phí để giảm khí độc hại của một nhà máy hoá chất, hoặc chi phí này của một nhà máy có công nghệ hiện đại cũng khác với nhà máy còn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm cao hơn. Đồng thời, cũng phải lưu ý rằng “ chi phí giảm thải ” ở đây còn được dùng với ý nghĩa rộng, bao gồm tất cả các phương pháp đang có để giảm chất phát thải như thay đổi công nghệ sản xuất, chuyển đổi vật tư đầu vào, tái tuần hoàn chất thải, xử lý, di chuyển hay phải bỏ một địa điểm sản xuất, v..v.
Để minh hoạ khái nệm này, thông thường được thể hiện bằng biểu đồ và nghiên cứu với “chi phí giảm thải sát giới hạn ” hơn là với tổng chi phí để giảm thải. Hình 2-3 thể hiện các hàm chi phí giảm thải sát giới hạn đại diện, những đơn vị trên trục hoành là lượng chất ô nhiễm, đơn vị trên trục tung là số tiền chi phí. Hàm chi phí giảm thải sát giới hạn cho biết chi phí cộng thêm để thực hiện giảm một đơn vị của mức độ chất phát thải hoặc chi phí tiết kiệm được nếu mức độ chất phát thải tăng lên một đơn vị. Trên trục hoành, các đường cong chi phí sát giới hạn bắt nguồn ở các mức độ chất phát thải không được kiểm soát, nghĩa là các mức độ chất phát thải trước khi tiến hành bất cứ hoạt động nhằm giảm phát thải vào môi trường. Nói chung chúng dốc lên phía trên, về bên trái, miêu tả chi phí giảm thải sát giới hạn đang tăng lên.

2016-09-23_202558

Hình 1 cho thấy ba mô hình hàm chi phí giảm thải sát giới hạn. Hàm ở hình (a) mô tả chi phí giảm thải sát giới hạn tăng lên rất ít khi chất phát thải bắt đầu được giảm, nhưng sau đú tăng lên rất nhanh khi chất phát thải trở nờn tương đối nhỏ. Hình (b) cho thấy chi phí giảm thải sát giới hạn tăng lên nhanh từ đầu. Hình (c) cho thấy đường cong chi phí giảm thải sát giới hạn có chiều nghiêng xuống ban đầu, tiếp theo có chiều tăng lên mô hình này có thể đặc trưng cho tình huống sự giảm xuống nhỏ chỉ có thể thực hiện được bằng các biện pháp kỹ thuật với đầu tư khá lớn ban đầu.
Tiếp đến giảm xuống lớn hơn một ít, chi phí sát giảm thải giới hạn có độ nghiêng bình thường khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật này hoàn hảo hơn. Sau cùng hàm chi phí giảm thải sát giới hạn lại tăng lên. Điều cần chú ý là mức độ chi phí giảm thải gặp phải phụ thuộc vào công nghệ để tiến hành giảm thải và cả trình độ chuyên môn về quản lý khi tiến hành công việc. Theo đó, cú thể phải chịu đựng những chi phí rất cao nếu sử dụng sai công nghệ hoặc sử dụng khụng chính xác các thiết bị, công nghệ đang có sẵn của cơ sở sản xuất.

2016-09-23_202731

Để nghiên cứu sâu hơn khái niệm hàm chi phí giảm thải sát giới hạn, chúng ta xem xét hình 2 mô tả hai đường cong chi phí giảm thải sát giới hạn.
Trước tiên, hãy tập trung vào đường cong cao hơn có ký hiệu MAC2, nó bắt đầu ở mức chất thải có ký hiệu là e- là mức chất thải không có kiểm soát, ở đó nó dốc lên phía trên về bên trái. Bắt đầu từ mức không có kiểm soát, những đơn vị đầu tiên của chất phát thải có thể đạt được với chi phí giảm thải sát giới hạn tương đối thấp. Chẳng hạn, ở một nhà máy giấy, sự giảm với chi phí thấp này có thể có được bằng cách xây thêm bể đơn giản để chất thải lắng xuống trước khi tháo xả. Nhưng khi mức độ giảm thải được giảm thêm thì chi phí giảm thải sát giới hạn thực hiện lại tăng lên. Ví dụ, để giảm 30 – 40% chất thải, nhà máy giấy phải đầu tư về công nghệ mới có hiệu quả hơn về sử dụng nước. Làm giảm 60 – 70% chất thải đòi hỏi công nghệ xử lý mới cộng với tất cả các bước đã tiến hành trước đấy, còn làm giảm 90 – 95% có thể cần phải có thiết bị rất đắt tiền để tái tuần hoàn hầu như toàn bộ chất thải của sản xuất thải ra trong nhà máy. Vì thế, giảm càng nhiều chất thải thì chi phí giảm thải thêm nữa càng lớn. Do đó, hình thành một hàm chi phí giảm thải sát giới hạn có độ dốc đứng hơn khi chất thải giảm xuống.
Tuy nhiên, có một giới hạn trên cho chi phí giảm thải này, đó là phương án chấm dứt hoạt động của một nhà máy hay nguồn gây ô nhiễm để thực hiện chất phát thải ở mức số “ 0 ”. Chi phí để làm điều này phụ thuộc vào điều kiện hay hoàn cảnh, nếu nguồn thải chỉ là một nhà máy nhỏ trong phạm vi một ngành công nghiệp lớn gồm nhiều nhà máy như thế thì chi phí để đóng cửa nhà máy, có thể là không lớn lắm. Mặt khác, thực tế khi ngừng sản xuất một nhà máy có thể tác động rất nhỏ đến giá cả của mặt hàng đó đến người tiêu thụ (ví dụ, ngừng sản xuất một nhà máy giấy không ảnh hưởng lớn lắm đến giá giấy của toàn ngành giấy), nhưng có tác động đến địa phương về việc làm và phúc lợi xã hội có thể khá lớn. Song, khi nghiên cứu về chi phí giảm thải sát giới hạn toàn ngành công nghiệp hay sản xuất điện của cả một khu vực nào đó thì phương án “đống cửa ” một nhà máy để thực giảm chất phát thải bằng “ 0 ” sẽ là những chi phí khổng lồ.
Như bất kỳ biểu đồ sát giới hạn nào, chúng ta có thể mô tả không chỉ có hàm sát giới hạn mà còn thể hiện tổng chi phí. Nếu chất phát thải hiện thời là e tấn mỗi năm, trị số trên trục tung cho biết chi phí sát giới hạn để thực hiện giảm thêm một đơn vị chất phát thải. Diện tích dưới đường cong chi phí sát giới hạn giữa điểm gốc của nó ở điểm e* và bất cứ mức phát ra riêng biệt nào, sẽ bằng tổng chi phí để giảm chất phát thải ở mức đó. Ví dụ, với đường cong ký hiệu MAC2, tổng chi phí ở mức chất phát thải là e tấn mỗi năm sẽ bằng diện tích dưới đường cong giữa e và e*, là diện tích a + b (chú ý biểu đồ đọc từ phải sang trái).
Tiếp tục xem xét với đường cong chi phí sát giới hạn MAC1. Đặc điểm chính là nó nằm dưới MAC2, nghĩa là nó tương ứng với một tình huống ở đấy chi phí sát giới hạn của bất cứ mức độ chất phát thải nào cũng đều thấp hơn MAC2. Với e tấn chất phát thải mỗi năm chẳng hạn, chi phí giảm thải sát giới hạn thêm 1 tấn chỉ là c2 với MAC1 thấp hơn nhiều so với chi phí sát giới hạn MAC2 ở điểm này. Để giải thích sự sự khác biệt này, giả sử chúng ta đang giải quyết cùng chất ô nhiễm trong từng truờng hợp khác nhau.
Khả năng thứ nhất, áp dụng cho các nguồn khác nhau, đó là một nhà máy được xây dựng nhiều năm trước và một nhà máy được xây dựng mới đây, sử dụng công nghệ sản xuất cũng khác nhau, nhà máy mới có công nghệ thích hơp với sự giảm chất thải ít tốn kém hơn.
Khả năng thứ hai, MAC1 và MAC2 liên quan đến cùng chất ô nhiễm và cùng nguồn nhưng ở thời gian khác nhau. Đường thấp hơn thể hiện tình huống sau khi đã áp dụng một công nghệ mới kiểm soát ô nhiễm, còn đường cao hơn là trường hợp chưa thay đổi công nghệ. Nói cách khác, sự thay đổi công nghệ dẫn đến kết quả hạ thấp đường cong chi phí giảm thải sát giới hạn với cùng một chất ô nhiễm.
Qua đây, chúng ta cũng xác định được chi phí hàng năm mà cơ sở này có thể tiết kiệm được trước và sau khi thay đổi công nghệ. Trường hợp trước khi thay đổi công nghệ, tổng chi phí ở mức chất phát thải e bằng a + b mỗi năm, còn sau khi thay đổi công nghệ thì tổng chi phí là b mỗi năm, chi phí tiết kiệm được là a.
Phân tích này càng quan trọng khi chúng ta xem xét các loại chính sách kiểm soát ô nhiễm khác nhau, vì một trong các tiêu chuẩn đánh giá các chính sách này là khả năng tiết kiệm chi phí bao nhiêu để khuyến khích các cơ sở sản xuất nghiên cứu và áp dụng những công nghệ mới kiểm soát ô nhiễm môi trường.

2- Chi phí giảm thải sát giới hạn gộp chung

Phần trên chúng ta đã xem xét, phân tích về hàm chi phí giảm thải sát giới hạn áp dụng cho một cơ sở sản xuất gây ô nhiễm như một nhà máy giấy xả nước thải vào một con sông. Song, chúng ta lại cần xem xét, nghiên cứu về một nhóm các cơ sở sản xuất của cùng một ngành công nghiệp hay một nhóm cơ sở sản xuất đều ở cùng một vùng, vì đa số các chính sách môi trường của quốc gia hoặc địa phương đều nhằm kiểm soát chất phát thải từ các nhóm nguồn gây ô nhiễm, mà không phải một nguồn gây ô nhiễm riêng lẻ. Thực tế, khi chúng ta cần kiểm soát chất ô nhiễm của một cảng biển hoặc lưu vực của một dòng sông, chúng ta sẽ gặp rất nhiều nguồn thải của các ngành công nghiệp khác nhau, có công nghệ sản xuất khác nhau và do đó sẽ có các hàm chi phí giảm thải sát giới hạn khác nhau. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phải cấu trúc hàm chi phí giảm thải sát giới hạn gộp chung hoặc tổng hợp các hàm chi phí này của các cơ sở sản xuất bằng cách cộng các đường cong chi phí giảm thải sát giới hạn riêng lẻ lại với nhau. Thực hiện công việc này về cơ bản là đơn giản nhưng rất quan trọng vì nó là một hàm số nêu lên phương pháp giảm chất phát thải ít tốn kém nhất của một cơ sớ sản xuất riêng lẻ hoặc một nhóm nguồn ô nhiễm đã có hàm chi phí giảm thải sát giới hạn được gộp chung.
Hình 3 cho thấy, ở bên trái là hai hàm chi phí giảm thải sát giới hạn riêng lẻ mang tên nguồn A và nguồn B, chúng không giống nhau nhưng có tỷ lệ như nhau, nghĩa là chúng thể hiện cùng chất ô nhiễm. MACA bắt đầu ở 20 tấn/tuần và tăng tương đối nhanh khi chất phát thải được giảm xuống. MACB cũng bát đầu ở mức phát thải không có kiểm soát là 20 tấn/tuần nhưng tăng lên không nhanh bằng nguồn A. Lý giải cho sự khác nhau này là có thể nguồn B là một nhà máy mới hơn nguồn A có các phương án công nghệ sản xuất linh hoạt hơn để kiểm soát ô nhiễm, hoặc có thể cả hai nguồn tuy phát thải cùng loại, nhưng đang sản xuất các mặt hàng khác nhau, sử dụng kỹ thuật sản xuất khác nhau. Với bất cứ lý do nào, chúng có các đường cong chi phí giảm thải sát giới hạn khác nhau.
Đường cong chi phí giảm thải sát giới han MAC là sự cộng hoặc gộp chung của hai nguồn thải riêng lẻ A và B. Thực tế, có nhiều đường cong riêng rẽ khác nhau nên khi cộng chúng lại với nhau (dù có hai hoặc bất cứ số đường cong nào lớn hơn một) sẽ có đường cong chi phí giảm thải gộp chung khác nhau, tổng phí tổn sẽ phụ thuộc vào việc phân phối tổng số chất phát thải cho các nguồn khác nhau như thế nào, nguyên tắc chung là cộng hai hàm riêng lẻ sao cho chi phí giảm thải sát giới hạn gộp chung càng nhỏ càng tốt

2016-09-24_093629

Cách làm điều này là cộng chúng theo phương nằm ngang, thí dụ ta chọn mức chi phí giảm thải là w trên hình 3. Mức chi phí giảm thải sát giới hạn này liên quan đến mức chất thải là 10 tấn/tuần từ nguồn A và mức chất thải 7 tấn/tuần từ nguồn B, nên đường cong nhi phí giảm thải sát giới hạn gộp chung của w sẽ là 10 tấn + 7 tấn = 17 tấn/tuần. Tất cả các đểm khác trên trên đường chi phí giảm thải sát giới hạn gộp chung đều tìm ra bằng cách cộng theo phương nằm ngang các đường cong chi phí giảm thải sát giới hạn riêng lẻ theo cách làm này.
Cách làm trên đây là nguyên tắc quan trọng sát giới hạn bằng nhau, khi chúng ta có đường cong chi phí giả thải sát giới hạn gộp chung tối thiểu, mức gộp chung của chất phát thải phải được phân phối cho các nguồn khác nhau sao cho tát cả chúng sẽ có chi phí giảm thải sát giới hạn như nhau. Chẳng hạn, bắt đầu từ điểm 10 tấn/tuần trên đường cong gộp chung có thể phân phối cho hai nguồn với nhiều cách khác nhau như : 5 tân cho mỗi nguồn, 8 tấn cho nguồn này và 2 tấn cho nguồn kia, v.v… Song chỉ có một cách phân phối sẽ cho chi phí giảm thải sát giới hạn gộp chung thấp nhất. Đây là cách phân phối dẫn các nguồn khác nhau đến điểm mà ở đấy chúng có cùng chi phí giảm thải sát giới hạn, đó là mức hữu hiệu của chất phát thải, được trình bầy sau đây.

3- Mức hữu hiệu của chất phát thải

Trên đây, chúng ta đã xem xét riêng rẽ hàm thiệt hại sát giới hạn và hàm chi phí giảm thải sát giới hạn liên quan đến một chất chất ô nhiiễm đang tháo xả vào một nơi và một thời gian nhất định. Bây giờ chúng ta đưa hai mối quan hệ này lại với nhau và được thể hiện trên hình 4 dưới đây:
Hình 4 mô tả đường cong thiệt hại sát giới hạn MD và đường cong chi phí giảm thải sát giới hạn MAC.

2016-09-24_093802

Thiệt hại sát giới hạn có một ngưỡng ở mức phát ra ê còn mức chất phát thải không có kiểm soát là é. Mức phát ra “hữu hiệu” được xác định là mức ở đó thiệt hại sát giới hạn băng chi phí giảm thải sát giới hạn. Điều này chứng minh cho sự trao đổi vốn có trong hiện tượng ô nhiễm: chất độc hại thải ra nhiều hơn bắt xã hội hoặc một vài bộ phận của xã hội phải bỏ ra chi phí lớn hơn do các thiệt hại về môi trường. Mức độ chất phát thải thấp hơn xã hội vẫn phải chịu phí tổn lớn ở dạng các tài nguyên cho việc thanh toán độc hại. Vì thế mức hữu hiệu của chất phát thải là mức ở đó hai dang chi phí đền bù cho nhau một cách chính xác, nghĩa là ở nơi mà chi phí giảm thải sát giới hạn bằng phí tổn thiệt hại sát giới hạn, đó là mức phát thải e* trên hình 4. Thiệt hại sát giới hạn và chi phí sát giới hạn bằng nhau và bằng trị số w ở mức phát thải này.
Chúng ta cũng có thể xem kết quả này như tổng giá trị chi phí giá trị của xã hội vì tổng số các diện tích ở dưới các đường cong sát giới hạn. Diện tích tam giác ký hiệu a (giới hạn bởi các điểm ê, e* và hàm thiệt hại sát giới hạn) mô tả tổng thiệt hại đang có khi chất phát thảỉ mức e*, còn diện tích tam giác b nêu lên tổng chi phí giảm thải ở mức phát thải này. Tổng số của hai diện tích này (a+b) là số đo của tổng chi phí xã hội do e* tấn mỗi năm chất ô nhiễm riêng biệt này. Điểm e* là điểm độc nhất ở đấy được giảm xuống ở mức nhỏ nhất (diện tích a không cần bằng diện tích b ).
Mới đầu, chúng ta có thể cảm nhận rằng, từ cơ sở vị trí của điểm e* trên trục nằm ngang x là mức hữu hiệu của chất phát thải luôn ở mức bao gồm một lượng tương đối lớn chất phát thải và thiệt hại môi trường lớn. Song, trường hợp này không phải như thế, ở đây chúng ta đang tiến hành một phương pháp xem xét sự trao đổi. Trong thực tế, mọi vấn đề ô nhiễm đều khác nhau nên sự phân tích này cho chúng ta một phương pháp tổng quát để trình bầy vấn đề đã xẩy ra và tất nhiên là nó phải phù hợp với các đặc điểm của bất cứ trường hợp riêng biệt nào của ô nhiễm. Trong hình 5 dưới đây đã diễn tả ba tình huống khác nhau đăc trưng cho các chất ô nhiễm môi trường riêng biệt.

2016-09-24_093900

Trong mỗi trường hợp, e* mô tả mức hữu hiệu của chất phát thải; w nêu lên thiệt hại sát giới hạn và chi phí giảm thải sát giới hạn ở lượng chất phát thải ấy. Ở (a) là một chất ô nhiễm mà e* nằm khá xa về bên phải của điểm 0 (do trục nằm ngang không có đơn vị, nên vị trí e* là tương đối). Nhưng thiệt hại sát giới hạn ở điểm này khá nhỏ, cũng như tổng thiệt hại và chi phí giảm thải sát giới hạn đều khá nhỏ, thể hiện bằng kích thước nhỏ của tam giác tương ứng với các ô này. Lý do là chất ô nhiễm có cả chi phí giảm thải sát giới hạn và thiệt hại sát giới hạn tăng lên ban đầu rất chậm. Ở (b) là tình huống hàm chi phí giảm thải sát giới hạn tăng lên vừa phải, sau đó tăng lên nhanh, còn hàm thiệt hại sát giới hạn tăng nhanh ngay từ đầu, trong trường hợp này e* ở bên phải số 0 và w ở trên w của (a) (với trục đứng các biểu đồ này có tỷ lệ như nhau ). Tuy nhiên, e* ở đây là tổng chi phí giảm thải cao hơn nhiều so với tổng thiệt hại trong trường hợp (a), thể hiện ở kích thước các tam giác (a và b) đo tổng giá trị này. Điều này nhấn mạnh rằng không phải sự bằng nhau của tổng chi phí giảm thải và tổng thiệt hại sẽ xác định mức hữu hiệu của chất thải mà chính là sự bằng nhau của tổng chi phí giảm thải sát giới hạn và thiệt hại sát giới hạn. Còn trường hợp (c) mức phát thải hữu hiệu là số 0, vì không có điểm giao nhau của hai hàm và diện tích (a) cũng không xuất hiện trên biểu đồ. Chỉ có một cách cho chúng giao nhau là nếu chúng ta có thể kéo dài chúng sang trái trục thẳng đứng, nhưng như thế sẽ hàm ý là các chất phát thải là âm, một điều không thể có. Tại sao e* = 0 là vì hàm thiệt hại sát giới hạn không bắt đầu ở số 0, mà cao hơn trên trục nằm ngang, điều đó nói lên ngay cả một lượng nhỏ ban đầu của chất ô nhiễm này đi vào môi trường thì đã gây hiệt hại khá lớn (biểu đồ này áp dụng cho một chất rất độc hại). Liên quan đến điều này, chi phí giảm thải sẽ thấp do mức hữu hiệu của chất phát thải là bằng 0.
Thực tế cho thấy đây là các nhân tố có sự thây đổi. Chẳng hạn, mức chất phát thải của năm trước hoặc thập kỷ trước là đã đạt mức hữu hiệu thì không nhất thiết là có hữu hiệu ngay hoặc có thể hữu hiệu trong tương lai. Chúng ta biết các nhân tố nằm phía sau các hàm thiệt hại sát giới hạn và chi phí giảm thải sát giới hạn, vì thế chúng ta nhận thấy rằng khi bất cứ nhân tố nào trong chúng thay đổi thì chính các hàm cũng thay đổi và e* là mức hữu hiệu của các chất phát thải cũng thay đổi.
Từ những phân tích trên cho thấy khái niệm về mức hữu hiệu chất phát thải xuất phát từ khái niệm về kinh tế tiêu chuẩn (tiêu chuẩn về kinh tế cho một loại hàng hoá hay những vấn đề liên quan trong hoạt động kinh tế). Với mức phát thải e* là mức làm cân bằng chi phí giảm thải và chi phí thiệt hại, nó cũng là mục tiêu mong muốn của chính sách công cộng. Vì vậy, không được nhầm lẫn với mức độ chất phát thải hiện nay mà chúng ta đang xem xét. Nếu thực tế mà các hoạt động có được mức độ chất phát thải hiện nay luôn bằng hoặc gần bằng mức độ hữu hiệu thì chúng ta không cần phải sử dụng đến các chính sách môi trường chung hay của địa phương. Tuy nhiên không phải như vậy, do đó chúng ta lại phải chú ý đến vai trò của chính sách công cộng.
Trong hình 6 dưới đây, cho thấy e* có thể thay đổi khi các nhân tố cơ sở thay đổi. Ở (a) nêu lên các kết quả thay đổi lên phía trên của hàm thiệt hại sát giới hạn từ MD1 đến MD2. Điều này có thể áp dụng với sự tăng dân số, MD1 biểu thị cho một đô thị năm 1960 và MD2 cho cùng đô thị ấy vào năm 1999 sau khi dân số đã tăng lên. Thêm người, lượng rác thải tăng lên sẽ gây thêm thiệt hại, đẩy hhàm thiệt hại lên phía trên. Mức độ hữu hiệu của chất phát thải giảm từ e*1 xuống e*2. Với một hàm thiệt hại cao hơn gây nên tính phức tạp của hiệu quả, buộc chúng ta phải dành thêm tàI nguyên cho sự kiểm soát ô nhiễm.

2016-09-24_093956

Ở (b) trong hình 6 nêu lên trường hợp thay đổi về hàm chi phí giảm thải sát giới hạn từ MCA1 đến hàm MCA2, cái gì đã gây nên sự thay đổi này? Điều rõ ràng nhất là sự thay đổi về công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Ở trên, chúng ta đã thấy là chi phí giảm thải phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ giảm dòng chất thải bao gồm: công nghệ xử lý, công nghệ tái tuần hoàn, công nghệ nhiên liệu, v..v. các kỹ thuật mới thường xuất hiện khi tài nguyên, năng lượng và trí tuệ đã được dành cho nghiên cứu và phát triển. Vì thế, sự thay đổi về ở phía dưới của hàm chi phí giảm thải sát giới hạn (hình 2-8) có thể là kết quả của phát triển công nghệ xử lý hoặc tái tuần hoàn làm cho việc giảm dòng chất thải của chất ô nhiễm riêng biệt này ít tốn kém hơn, nó dẫn đến mức độ hữu hiệu chất phát thải giảm xuống, thể hiện bằng sự thay đổi từ e*1 đến e*2. Từ đó cho thấy, nó có thể làm tăng hoặc giảm tổng chi phí giảm thải. Trước khi thay đổi, tổng chi phí giảm thải là một lượng bằng diện tích (a+b) là diện tích ở dưới MCA1 giữa mức e và lượng e*1. Sau khi thay đổi, tổng chi phí giảm thải bằng diện tích (b+c) và tổng chi phí giảm thải ở mức độ hữu hiệu của chất phát thải tăng hay giảm phụ thuộc vào kích thước của hai diện tích a và c, điều này lại phụ thuộc vào dạng của các đường cong và mức độ của đường cong hàm chi phí giảm thải sát giới hạn đã thay đổi, nó thay đổi càng nhiều thì có thể mức độ hữu hiệu của tổng chi phí giảm thải sau khi thay đổi sẽ vượt quá chi phí trước khi thay đổi.

4- Chi phí cưỡng chế

Những phần trên đây, chúng ta mới chỉ xem xét những chi phí dành riêng cho việc giảm chất phát thải. Song, không thể giảm được chất phát thải, nếu không dành tài nguyên để kiểm tra, thanh tra và cưỡng chế (gọi chung là chi phí cưỡng chế) đối với các đối tượng đã phát thải gây ô nhiễm. Để bao gồm tất cả các nguồn chi phí, chúng ta cần thêm chi phí cưỡng chế sát giới hạn vào phân tích. Những chi phí này bao gồm: một số chi phí của doanh nghiệp, tổ chức gây ô nhiễm như sổ sách ghi chép, vận hành thiết bị kiểm tra…; còn phần lớn là chi phí công cộng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của quy trình cưỡng chế. Hình 7 dưới đây thể hiện mô hình đơn giản của kiểm soát ô nhiễm với chi phí cưỡng chế cộng thêm.

2016-09-24_094412

Chi phí cưỡng chế sát giới hạn đã được cộng thêm vào hàm chi phí giảm thải sát giới hạn thông thường, tạo nên một hàm tổng chi phí sát giới hạn MAC + E. Khoảng cách thẳng đứng giữa hai đường cong chi phí giới hạn bằng chi phí cưỡng chế sát giới hạn. Trên hình 7 có giả thiết là chi phí cưỡng chế sát giới hạn, trong đó có chi phí cưỡng chế cộng thêm để giảm chất phát thải đi một đơn vị và nó sẽ tăng lên khi chất phát thải giảm xuống. Nói cách khác, các nhân tố gây ô nhiễm của chất phát thải càng giảm thì chi phí cưỡng chế giảm thêm càng tốn phí nhiều hơn.
Thật vậy, thêm chi phí cưỡng chế sẽ chuyển mức độ hữu hiệu của chất phát thải về bên phải tính từ điểm chất phát thải bằng “0”. Điều này cho thấy sự quan trọng của công nghệ tốt để kiểm tra, thanh tra và cưỡng chế, vì chi phí cưỡng chế sát giới hạn thấp hơn sẽ di chuyển đường MCA + E lại gần với đường MCA hơn và càng làm giảm được mức hữu hiệu của chất phát thải.
Thực tế, sự thay đổi kỹ thuật về về thanh tra, giám sát để cưỡng chế có thể đạt cùng hiệu quả mức hữu hiệu của chất phát thải như khi thay đổi kỹ thuật của chính việc thanh toán chất phát thải.

5- Sự bền vững lâu dài

Mô hình mà chúng ta xem xét trong chương này xoay quanh khái niệm hiệu quả, trong đó các quyết định đưa ra bằng cách so sánh chi phí và lợi ích, trong trường hợp kiểm soát ô nhiễm là so sánh chi phí giảm thải sát giới hạn và thiệt hại sát giới hạn. Một vấn đề xuất hiện ở đây là liệu cách giải quyết này có đạt được vững bền lâu dài không? Khi so sánh chi phí và lợi ích theo cách trên đây phải chăng là chúng ta đã dành ưu tiên cho thế hệ hiện nay mà không quan tâm đúng mức đến các thế hệ tương lai? Điều này có thể dễ nhìn nhận không đúng mức, cho rằng động cơ thúc đẩy để lại cho thế hệ tương lai chưa đủ mạnh.
Điều này sẽ không thành vấn đề nếu tất cả tài nguyên, môi trường có thể phục hồi lại được và các chất ô nhiễm không luỹ tích, nhưng các điều kiện này không được lâu dài, thực tế một số loài bị tuyệt chủng sẽ khó có thể phục hồi lại được và một số chất có tác hại lâu dài có thể tích luỹ trở thành di sản của thế hệ hiện nay để lại cho thế hệ tương lai. Trong lịch sử loài người, nhừng tác động môi trường tiêu cực lâu dài thường có thể phá hoại năng suất của tài nguyên xã hội. Phần lớn thuộc phạm vi ở một vùng, một miền hoặc địa phương. Chẳng hạn như đất ngập mặn ở các vùng đất thấp của sông Tigrơơphrat (1900-1600) trước công nguyên. Ngày nay tình hình ở vùng, miền hoặc địa phương vẫn tiếp tục được quan tâm và chúng ta còn quan tâm đến sự bền vững lâu dài của toàn cầu.
Câu trả lời dễ dàng cho vấn đề trên là hàm chi phí giảm thải sát giới hạn và đặc biệt là các hàm thiệt hại sát giới hạn của mô hình cơ bản mà chúng ta nghiên cứu trên phải được hiểu là đã chứa đựng tất cả mọi tác động của cả thời gian ngắn và thời gian dài mà chúng ta có thể dự đoán được. Xét về khái niệm, điều này là chính xác nhưng về thực tế có thể là khó khăn, vì đánh giá, ước lượng về chi phí và thiệt hại trong thời gian ngắn dễ dàng hơn nhiều so với chi phí và thiệt hại xẩy ra trong tương lai. Sự không chắc chắn sẽ càng lớn về các tác động tương lai khi người ta dựa nhiều vào hiểu biết các tác động trong thời gian ngắn. Đồng thời vấn đề so sánh hiệu quả hiện tại và tương lai như thế nào. Đây là sự nhận thức vì phải chăng chúng ta coi thiệt hại đáng giá một đồng sẽ xẩy ra 100 năm sau tương đương với thiệt hại một đồng xẩy ra ngày nay?
Một số người đã đưa ra giả thuyết là chúng ta có thể nhận diện giới hạn trên của các thiệt hại bằng cơ sở vật chất. Nhưng dù bằng cách nào thì chúng ta đều muốn có hiệu quả, chúng ta có thể phát hiện được mức của chất phát thải nếu quá mức sẽ làm giảm nhiều trạng thái vật chất lâu dài của các tài nguyên môi trường đặc thù. Với một số tài nguyên có thể phục hồi được như các loài động vật và thực vật thì có thể tìm ra điểm mà dưới đó một mức nào đó sẽ gây nên tuyệt chủng. Song, với đa số tài nguyên môi trường là không xác định được giới hạn vật chất. Vì vậy, tất cả mọi quyết định, kể cả khi có liên quan đến các tác động trong thời gian dài phải kết hợp chặt chẽ với những ý kiến đánh giá của con người ở một mức độ nào đó và ở nơi có sự đánh giá đó thì các quyết định trở nên phù hợp hơn.

Nguồn: Trần Thanh Lâm, Quản lý Môi trường địa phương, NXB Xây dựng, 2004

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *