Quy trình vận hành quá trình ủ sinh học xử lý rác thải

3.4/5 – (5 votes)

Vận hành an toàn và bảo đảm sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu. Công nhân phải được trang bị bảo hộ lao động và đồng phục khi làm việc với rác.

Bước 1: Phân loại rác

Chất lượng compost phụ thuộc vào chất lượng rác ban đầu. Vì thế khâu phân loại rác giữ vai trò quan trọng. Các thành phần không phân hủy vi sinh vật phải được loại bỏ. Đặc biệt phải quan tâm đến các thành phần nguy hiểm.

Nếu hộ dân đã phân loại rác sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc làm compost. Hơn nữa sẽ làm tăng giá trị của compost và rác tái chế. Vì thế mục tiêu lâu dài là hướng đến việc phân loại rác tại nguồn.

Xem thêm: MICROBE LIFT: Chế phẩm Vi sinh Vật Xử lý Môi Trường

Microbe-Lift N1
Vi sinh giảm Amonia MICROBE-LIFT N1 là tổ hợp vi sinh dạng lỏng có tính chuyên hóa cao.Tổ hợp vi sinh này được thiết kế đặc biệt để thúc đẩy, thiết lập và duy trì quá trình chuyển hóa nitơ trong các hệ thống xử lý nước thải.

–       Rác thu gom đến xưởng sẽ được phân loại bằng tay thành 3 loại:

+ Dễ phân hủy vi sinh vật;

+ Tái chế;

+ Đổ bỏ.

–       Việc phân loại bằng tay có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Công nhân bắt buộc phải mang bảo hộ lao động: bao tay, giày, khẩu trang khi tiếp xúc với rác.

–       Rác tái chế và đổ bỏ được chứa riêng sau đó bán cho nhựa ve chai và vận chuyển ra bãi rác chung.

–       Rác làm compost sẽ được giữ lại xưởng.

–       Sau khi phân loại phải rửa sạch khu vực phân loại để tránh ký sinh và mùi hôi.

Microbe-Lift IND
Vi sinh xử lý nước thải MICROBE-LIFT IND là sản phẩm côt lõi của dòng sản phẩm vi sinh môi trường, chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Chuyên dùng giảm BOD, COD, TSS cho nước thải đa ngành như: công nghiệp, sinh hoạt, đô thị, ngành cao su, ngành dệt nhuộm…

Bước 2: Trộn rác với các thành phần bổ sung

Tỷ lệ Carbon và Nitrogen (gọi là C/N) rất quan trọng cho quá trình phân hủy rác. Cả C và N đều là thức ăn cho vi sinh vật phân hủy thành phần hữu cơ. Trong đó Carbon quan trọng cho sự tăng trưởng các tế bào, còn Nitrogen là nguồn dưỡng chất.

Nguyên liệu rác ban đầu nên có tỷ lệ C/N từ 25:1 đến 40:1 để giúp quá trình phân hủy nhanh và hiệu quả. Độ dao động C/N của rác gia đình khá cao và có thể làm compost.

Tóm tắt công việc trộn rác:

–       Tỷ lệ C/N từ 25:1 đến 40:1 là hiệu quả nhất cho quá trình Compost.

–       Gỗ vụn hay mùn cưa (C cao) hay phân gia súc (N cao) có thể trộn với rác để có tỷ lệ C/N tối ưu. Gỗ vụn còn giúp tạo lỗ hổng trong rác và như thể giúp tăng sự lưu thông không khí.

–       Phần compost còn lại sau khi sàng lọc lần trước được dùng để bổ sung vào lượng rác ủ mới như một nguồn Carbon. Đồng thời trong đó đã có sẵn các vi sinh vật và như thế sẽ làm tăng nhanh quá trình compost.

Microbe-Lift OC-IND
Vi sinh xử lý mùi hôi MICROBE-LIFT OC-IND là tập hợp các chủng vi sinh có khả năng kiểm soát hầu hết các khí gây mùi ;  đóng vai trò như các tấm màng đa phân tử (giống khối xốp) để cô lập và cố định phản ứng tạo mùi gây ra bởi các phản ứng sinh học => giúp ngăn cản mùi thoát ra.

Bước 3: Đổ rác vào bể ủ

Thành phần rác hữu cơ dễ phân hủy sẽ được rải đổ trên bề mặt của bể ủ với chiều dày từng lớp khoảng 20 cm và cung cấp bằng chế phẩm EM lên bề mặt của rác trong bể ủ (theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm). Trong vài ngày đầu nhiệt độ sẽ tăng lên đến 60 oC, điều này giúp cho sản phẩm compost không còn vi khuẩn gây bệnh. Quá trình compost sẽ diễn ra trong khoảng 40 ngày và sau đó sẽ được đưa qua bể ủ chín 15 ngày nữa. Trong suốt thời gian ủ cần phải theo dõi nhiệt độ thường xuyên. Hàng tuần đào 1 lỗ để kiểm tra độ ẩm, nếu quá khô thì phải bổ sung thêm nước.

Microbe-Lift SA
Vi sinh giảm bùn MICROBE-LIFT SA là một quần thể vi sinh có độ hoạt tính cao, hoạt động như một chất gia tốc được thiết kế đặc biệt để đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất khó phân hủy

Bước 4: Đảo trộn rác

Một trong những khâu quan trọng của quá trình compost là phải đảm bảo cung cấp đầy đủ không khí. Trong vài ngày đầu lượng vi sinh vật hiếu khí tăng trưởng rất nhanh nên cần nhiều ôxy. Việc thiếu ôxy sẽ làm tăng trưởng vi sinh vật kỵ khí và làm xuất hiện mùi hôi, đồng thời làm chậm quá trình compost. Vì thế phải lưu ý để luôn đảm bảo lượng không khí được cung cấp đầy đủ.

Bước 5: Kiểm soát nhiệt độ

Hoạt động của vi sinh vật hiệu quả trong khoảng nhiệt độ từ 60 – 65 oC trong khoảng 1 – 3 ngày. Nhiệt độ trên 65 oC sẽ ức chế hoạt động này. Nhiệt độ trên 70 oC sẽ làm chết hầu hết các vi sinh vật và quá trình compost sẽ dừng lại. Nhiệt độ dưới 65 oC là thích hợp nhất cho quá trình compost và cũng đảm bảo tiêu diệt trứng ấu trùng và các chất hại cho con người. Vì thế cần duy trì nhiệt độ này trong ít nhất là 3 ngày. Sau tuần thứ nhất nhiệt độ sẽ giảm và quá trình compost cũng chậm lại. Quá trình sẽ chuyển qua giai đoạn thực vật với nhiệt độ từ 45 – 50 oC và các vi sinh vật khác sẽ giữ vai trò chuyển hóa cho đến khi rác trở thành compost.

Microbe-Lift DGTT
Vi sinh xử lý dầu mỡ MICROBE-LIFT DGTT là một chủng vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng => có hoạt tính cao . Chủng vi sinh này được thiết kế đặc biệt để phân hủy nhanh chóng các chất béo, dầu, và mỡ trong các hệ thống nước thải, bao gồm tất cả các bể bẫy mỡ, hố chứa chất thải, đường ống chất thải…

Đo nhiệt độ:

–       Dùng một nhiệt kế rượu có cột một sợi dây ở đầu (Không nên dùng nhiệt kế thủy ngân vì nó có thể gây ô nhiễm nếu bị bể. Thủy ngân nằm trong nhóm kim loại nặng và được xác định là chất nguy hại).

–       Nếu sử dụng nhiệt kế rượu, trước hết dùng một cây que cứng tạo một lỗ hổng và sâu, sau đó đưa nhiệt kế vào.

–       Sau khoảng 1 phút lấy nhiệt kế ra và đọc ngay kết quả rồi ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ.

–       Thực hiện việc kiểm tra nhiệt độ 02 lần/ngày tại 3 khu vực: trên mặt, giữa và đáy bể.

–       Ghi nhiệt độ không khí ngoài trời.

Bước 6: Kiểm soát độ ẩm

Vi khuẩn lấy các dưỡng chất chỉ khi nó được phân hủy thành ion trên mặt phân tử nước. Vì thế độ ẩm giữ 1 vai trò quan trọng. Để đảm bảo tốc độ phân hủy cần duy trì độ ẩm trong các bể compost ở mức 40 – 60%.

Một số trường hợp nước rác xuất hiện nhiều trong quá trình ban đầu compost. Nước rác này có thể được thu gom và sử dụng lại cho những bể khác.

Bước 7: Ủ chín

–       Sau khoảng 40 ngày, rác trong các bể sẽ ngả màu như màu đất và nhiệt độ xuống dưới 50 oC. Điều này cho biết đã đến quá trình chín. Các vi sinh vật hữu cơ và các côn trùng nhỏ khác tiếp tục xâm chiếm các compost chưa chín và phân hủy các phần tử hữu cơ có cấu trúc bền hơn như cellulose. Cần thêm hai tuần để đảm bảo compost chín hoàn toàn và có thể sử dụng để bón trực tiếp cho cây trồng. Trong suốt quá trình này compost cần ít ôxy và ít nước. Nhiệt độ sẽ giảm bằng với nhiệt độ không khí bên ngoài.

–       Di chuyển compost sang bể ủ chín. Bể này có thể cao hơn (1,5 m) để tiết kiệm không gian.

–       Không cần phải đảo trộn.

–       Bổ sung thêm ít nước nếu compost quá khô.

–       Vào mùa mưa nên giữ để compost không bị ướt vì nước mưa có thể mang đi các dưỡng chất.

–       Tiếp tục theo dõi nhiệt độ cho đến khi ổn định bằng với nhiệt độ không khí bên ngoài. Nếu nhiệt độ tăng khi thêm nước, quá trình chín sẽ chậm lại và cần thêm vài ngày nữa.

–       Việc xuất hiện màu trắng hay xám là do nấm, đó là các vi sinh vật quan trọng cho quá trình compost. Điều này cũng cho biết rằng giai đoạn “thực vật” chưa kết thúc.

–       Compost chín sẽ có màu nâu xẫm, có mùi đất và có cấu trúc xốp.

Bước 8: Sàng lọc Compost

–       Compost chín có kích thước thô, nó phụ thuộc vào vật liệu ban đầu và số lần đảo trộn. Trong nhiều trường hợp compost cần được sàng, kích thuớc sàng tùy thuộc vào yêu cầu của thị trường địa phương, thông thường khỏang 10 mm.

–       Việc sàng cũng giúp loại bỏ các phần không phải hữu cơ còn sót lại trong quá trình phân loại ban đầu như các mẩu plastic, mẩu kim loại…

–       Phần hữu cơ chưa chín còn lại sau khi sàng sẽ được sử dụng lại để trộn với phần rác mới như một nguồn carbon vì nó có chứa sẵn các vi sinh vật của quá trình compost.

Bước 9: Chứa và đóng bao

Nếu compost còn nóng hơn nhiệt độ bên ngoài sau khi sàng, có nghĩa rằng compost còn chưa chín hoàn toàn. Trong trường hợp này cần phun thêm một ít nước và tiếp tục ủ lại thêm 1 tuần nữa. Kiểm tra lại nhiệt độ trước khi đóng bao. Compost cần phải khô khi đóng bao để giảm trọng lượng vận chuyển (độ ẩm nhỏ hơn 40%). Giữ compost nơi khô ráo tránh nước mưa vì nước mưa sẽ mang đi thành phần dưỡng chất.

Không nên lưu trữ compost quá 2 năm vì thành phần dưỡng chất và thành phần hữu cơ sẽ giảm theo thời gian.

Rác nhà bếp, rác thải nông nghiệp, chăn nuôi là nguồn rác giàu thành phần hữu cơ, chất dinh dưỡng là nguyên liệu để sản xuất phân mùn chất lượng cao.

Nguồn: Giáo trình Xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Trịnh Văn Tuyên, Văn Hữu Tập, Vũ Thị Mai. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2014

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *